108 Vị Thuốc Bắc hay dùng Trong Y Học Cổ truyền
Thuốc Bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo Y học Cổ truyền Việt Nam.
Hầu hết các vị thuốc bắc thường được bào chế dưới dạng các thảo dược đã qua xử lý phần thừa, làm sạch và sấy khô. Một số vị thuốc có thể thích hợp dùng ở dạng tươi như nhân sâm. Hoặc tùy thuộc vào bài thuốc, có thể bổ sung các thành phần từ động vật như vây cá mập, cá ngựa ngâm rượu, rượu tắc kè, các loại cao…
Người ta hay nói có 108 vị thuốc Bắc, nhưng con số này không chính xác. Trung Hoa dược điển của Trung Quốc cho biết có tới vài trăm vị. Các vị thuốc bắc được nghiên cứu từ các thảo dược, ứng dụng trong điều trị bệnh với rất nhiều công dụng. Nắm được ý nghĩa của tên gọi sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong tra cứu thông tin và trong điều trị bệnh.
Cách phân loại 108 vị thuốc bắc
Thuốc Bắc có rất nhiều vị. Để thuận tiện cho việc sử dụng và bào chế, dựa trên các đặc điểm khác nhau trong thành phần hóa học, dược tính, công dụng, người ta chia các vị thuốc bắc làm các nhóm như:
Theo vị: Thông thường, trong Đông y, có 5 nhóm thuốc tương ứng với các vị khác nhau như cay – mặn – ngọt – đắng – chua.
Theo tính: Thuốc bắc có 5 tính cơ bản là tính Hàn (lạnh), tính lương (mát), tính ôn (ấm), tính bình (ổn định), nhiệt (nóng).
Theo công dụng:
- Thuốc an thần
- Thuốc bổ
- Thuốc chỉ huyết
- Thuốc cố sáp
- Thuốc thanh nhiệt
- Thuốc giải biểu
- Thuốc trừ hàn
- Thuốc phát tán phong thấp
- Thuốc lợi thủy thẩm thấp
- Thuốc hóa đàm, chỉ khái, bình suyễn
- Thuốc hành huyết
- Thuốc hành khí
- Thuốc trọng trấn an thần
- Thuốc hồi dương cứu nghịch
- Thuốc ôn trung trừ hàn
- Thuốc kiện tỳ chỉ huyết
- Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết
- Thuốc khứ ứ chỉ huyết
- Thuốc phá huyết
- Thuốc hoạt huyết
Phân theo nguyên liệu có ba loại: thực vật, động vật, khoáng vật. Người làm thuốc Bắc có thể khai thác các phần khác nhau của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, vỏ (vỏ rễ, vỏ thân, vỏ quả, vỏ củ…), lá, hoa, quả, hạt), các bộ phận cơ thể động vật như: xương, da, thịt, mỡ, nội tạng, (thậm chí cả sừng, vây, móng, lông… của chúng), một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến,… làm thuốc Bắc.
Cách đặt tên các vị thuốc bắc phổ biến
Thông qua các cách đặt tên thuốc, bạn có thể nắm bắt được phần nào công dụng và đặc điểm của các vị thuốc đó:
Dựa theo công dụng của thuốc:
Một số vị thuốc có tên Hán – Việt thường đại diện cho tác dụng của chính nó như Phòng phong (tránh gió, trừ ngoại tà), Ích mẫu (điều trị các bệnh phụ nữ), Tục đoạn (nối các đoạn đứt gãy, dùng trong chữa bệnh gân cốt, xương khớp).
Dựa theo hình dạng:
Các vị thuốc được đặt tên theo hình dạng có thể kể đến như Nhân sâm (loại củ có rễ gần giống hình người), Thái tử sâm (loại sâm nhỏ, củ mập mạp trông giống trẻ nhỏ), Ô đầu (loại thuốc giống đầu con quạ), Ngưu tất (loại thuốc có hình dạng giống đầu gối con trâu)…
Dựa theo màu sắc:
Hồng hoa (loại hoa màu hồng), Tử thảo (cỏ tím), Bạch truật (củ màu trắng…)
Dựa theo tính vị:
Vị thuốc đông y có 5 vị khác nhau nên dựa theo đó có thể kết hợp để đặt tên cho thuốc như Cam thảo (cỏ vị ngọt), Khổ sâm (củ sâm có vị đắng), Đinh hương (loại cỏ thơm)…
Dựa theo đặc điểm sinh học: Đông trùng hạ thảo (mùa đông giống ấu trùng, mùa hạ giống cây), Hạ khô thảo (loại cổ khô héo vào mùa hạ), Kim ngân (chỉ thảo dược có thể sống giữa sự khắc nghiệt của mùa đông)…
Khi sử dụng các vị thuốc bắc nên kiêng gì?
Nếu muốn các vị thuốc bắc phát huy tác dụng cao, người bệnh cần kiêng những điều sau đây:
Khi sử dụng các loại thuốc bắc giải cảm, cần kiêng ăn các thực phẩm mặn, chua vì có thể gây phản tác dụng. Nếu trong thuốc có chứa mật ong thì cầm kiêng ăn hành để tránh làm giảm tác dụng và vị thơm, ngọt của thuốc.
Nếu uống thuốc giải độc, thanh nhiệt, điều trị các chứng bệnh dị ứng, mề đay thì cần kiêng ăn hải sản (cua, sò, cá biển, tôm…), không ăn lòng trắng trứng, nhộng… Vì chúng có thể làm triệu chứng tăng nặng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
108 vị thuốc bắc
Dùng thuốc bắc an thần thì cần tránh xa các thực phẩm, chất có vị cay, nóng (hạt tiêu, ớt, mù tạt), chất kích thích, đồ uống có cồn, thịt chó…
Sử dụng thuốc tân ôn giải biểu, trừ hàn, thuốc điều hòa khí huyết cần kiêng ăn các thực phẩm tanh, lanh như ốc, cua, ba ba, mùng tơi, rau dền, thịt trâu… Vì có thể làm cản trở việc giải hàn tà.
Thuốc trị dạ dày, kích thích tiêu hoá, tiêu thực, kiện tỳ cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, tràng vị hấp thụ kém.
Thuốc trừ đàm, bổ phế, thanh phế khi uống cần kiêng ăn chuối tiêu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Các loại thuốc bổ khi sử dụng không nên ăn hoa quả, rau có tính lợi tiểu (đậu xanh, giá đỗ, cải bẹ…). Những thực phẩm này có thể thải trừ thuốc, giảm hiệu quả.
Khi dùng thuốc bắc chống nôn, người bệnh không nên ăn các thực phẩm lạnh, tanh hoặc tươi sống. Nếu uống thuốc xong nhưng vẫn có triệu chứng nôn, có thể lấy mấy nhánh gừng sống, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt và đun sôi. Uống khi còn ấm để giảm nôn.
Ngoài ra, khi uống thuốc bắc cũng không nên uống nước trà, sữa, trừ những bài thuốc dùng trà làm vị. Bởi chúng có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc.
Lưu ý trong sử dụng các vị thuốc bắc
Nhiều người cho rằng thuốc Bắc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, nên không có tác dụng phụ. Điều này dẫn đến các cách sử dụng thuốc Bắc sai lầm như dùng quá liều quá lâu, phối hợp các vị thuốc không theo tỷ lệ hợp lý. Thực tế mỗi vị thuốc đều có thể tác động tới nhiều cơ quan. Trong quá trình điều trị bệnh phát sinh ở một cơ quan này, thuốc đồng thời gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở cơ quan khác.
Do đố, khi sử dụng các vị thuốc trong phương thuốc Đông y không phải kết với nhau một cách tùy tiện theo kiểu chất đống. Mà sự phối hợp này luôn tuân theo quy tắc, trật tự nghiêm ngặt có chủ, có thứ, có chính, có phụ. Tương ứng với đó là quân, thần, tá, sứ, tá dược (Là vị thuốc bổ trợ cho quân dược và thần dược, có tác dụng điều trị các triệu chứng phụ của bệnh). Nhờ đó mà tiêu trừ được các tác dụng phụ không mong muốn.
Đặc biệt, để hạn chế tác dụng phụ, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất trong sử dụng thuốc Bắc (thuốc Đông y). Đòi hỏi người thầy thuốc hoặc người sử dụng cần nắm rõ tính chất, dược lý, tác dụng của từng vị thuốc (dược liệu) một cách cẩn thận, tỷ mỷ.
Dưới đây là danh sách các vị thuốc bắc các bạn có thể tham khảo. Nếu có sử dụng, các bạn sẽ biết được công dụng, tác dụng của chúng.
Danh sách 108 vị thuốc Bắc hay dùng trong Y Học Cổ Truyền
Mua thuốc bắc ở đâu?
Thuốc bắc nói riêng, thuốc Đông y nói chung muốn đạt hiệu quả cần hội tụ 3 yếu tố sau:
- Thầy thuốc giỏi.
- Thuốc (dược liệu) phải tốt.
- Bài thuốc hay (hiệu quả được kiểm nghiệm trên nhiều người)
Do đó, nếu bạn đọc muốn sử dụng thuốc bắc trong điều trị bệnh mang lại hiệu quả, an toàn. Tốt nhất nên tìm đến các phòng khám, bác sĩ Đông y uy tín để được tư vấn cụ thể (thông qua tứ chẩn). Sau đó có thể bốc thuốc dựa trên sự tư vấn từ bác sĩ Đông y. Hoặc có thể lựa chọn mua theo đơn thuốc dựa trên các tiêu chí:
- Cơ sở bán thuốc bắc có giấy phép
- Thuốc bắc (nhập khẩu) có hóa đơn chứng từ đầy đủ
- Có phiếu kiểm nghiệm thành phần, chất lượng cả Trung Quốc và Việt Nam.
Trên đây là 1 số thông tin về các vị thuốc bắc thường dùng, cách phân loại và cách dùng thuốc Bắc. Rất mong bài viết mang lại thông tin bổ ích cho bạn.
Đông y Gia Khương kính chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Nếu cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi bất kỳ khi nào bạn cần
5/5 – (1 bình chọn)