1001 Tình huống nhân sự và cách giải quyết

Doanh nghiệp luôn tồn tại các vấn đề nhân sự khiến nhà quản trị đau đầu. Dưới đây là một số tình huống trong công việc mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong hằng ngày và hướng giải quyết tối ưu nhất.

1. Tình huống trong công việc 

1.1 Nhân sự đình công

Đây là trường hợp thường gặp ở những xí nghiệp, công ty làm ăn thua lỗ. Đây là tình huống khó khăn đối với ban lãnh đạo cấp cao bởi nguyên nhân phát sinh chủ yếu là từ phía người lao động khi họ bị dồn đến đường cùng. 

dinh-cong-nhan-su

Giải pháp cho tình huống này là đàm phán, thấu hiểu lẫn nhau vì bản chất công ty đang rơi vào tình huống khó khăn không thể giữ chân số lượng nguồn lực lớn. Hãy đàm phán và cố gắng giữ lại những nhân viên trụ cột để giữ vững doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bản thân ban lãnh đạo cũng cần phải đưa ra giải pháp cho nhân viên thấy được hy vọng về sự hồi phục của doanh nghiệp. 

1.2 Nhân sự làm việc không tạo hiệu quả

Tình huống này khá hay gặp ở mọi doanh nghiệp, và cũng là nguyên nhân chính gây ra sự thất thoát trong công ty. Tình huống nhân sự và cách giải quyết cụ thể cho trường hợp này như sau: 

  • Về phía nhân viên: Hay tụ tập, nói chuyện và lơ là công việc. Đây là thói quen phổ biến đặc biệt là gặp ở dân văn phòng.

  • Về phía ban lãnh đạo: Kiểm soát chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng nhân viên lơ là trong công việc, cần đẩy thêm các biện pháp quản thúc và kiểm tra chất lượng làm việc thông qua KPI ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương nhân viên. 

Một điểm cần lưu ý là không nên quá khắt khe trong quản lý nhân sự để tạo ra sự chống đối từ nhân viên, hướng giải quyết là nói chuyện trực tiếp trao đổi với nhau và đưa ra thỏa thuận. Đồng thời xây dựng chính sách cụ thể cho sự cần cù, chăm chỉ và hiệu suất công việc của nhân viên. 

1.3 Hội chứng người giám sát mới 

Khi một nhân viên được thăng chức và trở thành sếp của người còn lại thì mối quan hệ giữa các nhân viên còn lại sẽ trở nên lỏng lẻo và có xu hướng tiêu cực. Hướng giải quyết cho vấn đề này là cứng rắn và thiết lập quyền kiểm soát chặt chẽ với những người con lại để họ ý thức được sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự mới. 

Người mới được thăng chức không nên uỷ mị nhún nhường vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền uy, uy tín của người lãnh đạo, thậm chí nhân viên sẽ có xu hướng yêu cầu cao để được thoả mãn. 

2. Tình huống kỷ luật trong hệ thống nhân sự

2.1 Tranh cãi bất hòa giữa nhân viên

Tranh cãi hay bất hoà là tình huống mà nhà quản lý thường hay gặp phải trong bất kì một doanh nghiệp nào. Với tình huống trên, nếu không giải quyết sớm sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 
tranh-cai-nhan-su

Nhà quản trị cần nhanh chóng nhận biết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và đưa ra các phương hướng giải quyết ngay lập tức, tránh ồn ào vừa ảnh hướng đến chất lượng công việc, vừa ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty. 

Lắng nghe ý kiến từ hai phía để đưa ra giải pháp phù hợp nhất, giảm cái tôi cá nhân của 2 bên vì mục tiêu chung là công việc. 

2.2 Nhân sự vi phạm kỉ luật 

Đây là tình huống nhân sự xảy ra ở hầu hết tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ như các trường hợp vi phạm giờ giấc đi làm, không tuân thủ kỷ luật, không tuân theo quy định của công ty,…… Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp. 

Cách giải quyết cho vấn đề này là ban lãnh đạo công ty cần xây dựng nội quy công ty chặt chẽ và nghiêm túc hơn. Công tác triển khai và thực hiện phải được đảm bảo nghiêm túc, đầy đủ. Nếu có người vẫn cố tình hoặc tiếp tục tái phạm sau nhiều lần nhắc nhở, người làm nhân sự có thể thảo luận để đi đến quyết định phạt hay sa thải nhân viên đó. 

2.3 Nhân sự có thái độ không tốt

Không chịu hợp tác, phản kháng lại,….là những tình huống nhân sự không hiếm gặp tại doanh nghiệp. Khi gặp phải vấn đề này, nhà quản trị cần phải nắm bắt được nguyên nhân sâu xa của sự việc dẫn đến thái độ không tốt của nhân viên. 

Thông thường, những sự phản kháng này là đến từ cả hai phía nhân viên và nhà quản trị như quy chế quá áp bức, sự không công bằng trong môi trường công sở. Nhà quản trị khi đối mặt với nhân viên như này không nên đuổi việc họ luôn mà nên thấu hiểu và giúp đỡ họ, nếu bắt buộc phải đi đến quyết định phải kết thúc hợp đồng lao động, cũng nên kết thúc trong sự vui vẻ và đồng thuận của cả 2 bên để tránh gặp những rắc rối về sau. 

Nắm rõ các kiến thức trong quản trị nhân sự đặc biệt là các tình huống nhân sự và cách giải quyết sẽ giúp cho nhà quản lý giải quyết dễ dàng các vấn đề nhân sự. Hy vọng rằng, bạn đã tìm cho mình phương pháp giải quyết phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Con đường lập nghiệp kinh doanh chưa bao giờ là điều dễ dàng, hãy để G-office đồng hành với bạn trên chặng đường khó khăn đó với bộ phải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp nâng cao hiệu suất 5 lần.


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Top 10 phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp 2021

Sơ đồ quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

5 bước quy trình đào tạo nhân sự doanh nghiệp nên áp dụng