100% thi đỗ cùng cách làm đề thi công chức nhà nước hiệu quả

Công chức | Đề thi tuyển công chức thế nào? Bao gồm những nội dung gì? Ôn thế nào để có thể làm được bài đây? Nội dung nào là trọng tâm?… Để giải đáp được những vướng mắc trên đầu tiên và cũng là nội dung trọng tâm mà thí sinh tham gia thi cần xác định được đó là: “Vị trí việc làm khi đăng ký thi tuyển công chức”. Dưới đây Kế toán Việt Hưng chia sẻ cách thức thi tuyển công chức mới nhất theo quy định của Chính phủ

XEM THÊM

Khoá học Kế toán Hành chính sự nghiệp tại Việt Hưng

Học Kế toán Online 1 kèm 1 duy nhất tại Việt Hưng

Từ ngày 15/01/2019, Nghị định 161/2018/NĐ-CP với những điều chỉnh quan trọng về tuyển dụng công chức, viên chức sẽ chính thức có hiệu lực. Theo Nghị định này và Thông tư 13/2010/TT-BNV được Bộ Nội vụ ban hành trước đó, người có ý định thi tuyển công chức trong năm tới cần chuẩn bị như sau:

1 – Chuẩn bị kiến thức cho 2 vòng thi

Khác với các năm trước, từ năm 2019, việc thi tuyển công chức sẽ được thi theo 02 vòng.

Vòng 1: Thi trắc nghiệm

Thi kiến thức chung

Ở phần này, người dự thi cần ôn luyện các kiến thức sau:

– Kiến thức về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội;

– Kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước;

– Kiến thức về công chức và công vụ;

– Kiến thức về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng;

– Kiến thức về chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.

Nội dung thi sẽ bao hàm các kiến thức nêu trên và thời gian thi trong vòng 60 phút.

Thi Ngoại ngữ

– Phần thi Ngoại ngữ gồm 30 câu hỏi của một trong 05 ngoại ngữ thông dụng là: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.

– Trước đây, môn ngoại ngữ được thi theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp. Việc thi trắc nghiệm từ năm 2019 có thể là lợi thế đối với người thi, tuy nhiên do chỉ có trung bình 01 phút cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm, nên người thi cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng để thực hiện tốt phần thi này.

Thi Tin học

– Người thi công chức phải chuẩn bị cho phần thi tin học theo hình thức trắc nghiệm với 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm và trong thời gian 30 phút.

– Tuy nhiên, cơ quan tuyển dụng cũng có thể tổ chức thi trên máy tính nên người thi cần tìm hiểu rõ trong quy chế thi tuyển.

Lưu ý: Với các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ và tin học ở vòng 1.

Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

– Ở vòng này, người dự thi cần tập trung ôn luyện về các kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

– Người dự thi sẽ phải thi phỏng vấn trong 30 phút và thi viết trong 180 phút. Cả hai hình thức thi đều được chấm trên thang điểm 100.

2 – Chuẩn bị hồ sơ thi tuyển công chức 

Bên cạnh việc chuẩn bị cho các vòng thi nêu trên, người thi tuyển công chức 2019 còn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:

– Đơn đăng ký dự tuyển công chức theo mẫu;

– Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

– Bản sao Giấy khai sinh;

– Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp trong vòng 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

– Giấy chứng nhận thuộc các đối tượng được ưu tiên (nếu có) và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, người dự thi cần theo dõi thông tin của cơ quan tuyển dụng để nắm được lịch nộp hồ sơ cũng như lịch thi, thời điểm biết kết quả thi…

2.1 Cách ôn thi

  1. Kiến thức chung

– Quản lý Nhà nước về Kinh tế – Chuyên đề 16: đọc qua hết

– Quản lý Nhà nước về Tài chính.

Chuyên đề 17: Tập trung học quản lý tài chính công, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý chi tiêu công theo kết quả đầu ra

– Luật cán bộ, công chức (lưu ý là chỉ học những gì liên quan đến công chức thôi, phần cán bộ không cần học; những gì liên quan đến cả hai dĩ nhiên là phải học thuộc lòng)

– Học thuộc lòng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của KBNN TW, tỉnh thành phố và huyện.

  1. Môn chuyên ngành

BAO GỒM:

  1. Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015;

  2. Luật kế toán 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;

  3. Nghị định số 112/2011./ND-CP ngày 05/12/20111 của chính phủ về công chức xã phường thị trấn;

  4. Nghị định số 163/2016/ND-CP ngày 21/12/2016 của chính phủ hướng dẫn luật ngân sách;

  5. Nghị định số 174/2016/ND-CP ngày 30/12/2016 của chính phủ quy định một số điều chi tiết trong luật kế toán;

  6. Quyết định số 94/2005/QD-BTC ngày 12/12/2005 của bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách xã và tài chinh xã;

  7. Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của bộ tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Chế độ kế toán Ngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QD-BTC ngày 12/12/2005 của bộ tài chính;

  8. Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của bộ nội vụ ngày 30/10/2012 hướng dẫn về trách nhiệm, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ tiệu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã phường thị trấn

  9. Thông tư số 344/2016/1-1-BTC ngày 30/12/2016 của bộ tài chính quy định về quy chế tài chính xã

  10. Nghị quyết của thành phố, tỉnh nơi các thí sinh dự thi.

Nội dung các quyết định nghị quyết có thể rất nhiều nhưng chúng ta chia ra

Có 2 yếu tố chính: Văn bản cơ sở và kiến thức mở. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta nên đọc tài liệu theo dạng hình cây, gạch đầu dòng những đề mục, tiếp tục gạch những từ khóa có thể dựa vào nó để phát triển thêm các nội dung khác.

  •  Văn bản cơ sở là gì?

Là những gì gọi là luật hoặc sát Luật nhất. Các bạn cứ đọc trước những cái đó và phải nắm kỹ, thuộc lòng như cháo những cái đó trước khi đọc những cái khác.

  • Thế nào là Kiến thức mở?

Là thông tin thời sự, liên hệ thực tế. Đây có thể là thử thách nhưng cũng là cơ hội cho những ai có khả năng thực sự. Nên từ giờ bên cạnh học các văn bản thì hãy hãy đọc báo kinh tế, nghe thời sự chú ý mấy bài phân tích đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sẽ rất có ích khi làm bài. Nhưng chú ý chỉ những nội dung liên quan tới chuyên ngành mà thí sinh sẽ thi.

Mẹo nhỏ

– Là khi đọc văn bản gì đặc biệt là kiến thức chung thì nên liên hệ luôn với thực tế, vừa dễ nhớ vừa được thêm điểm khi thi.

– Và sau khi học xong chủ đề nào nên hệ thống lại bằng sơ đồ cây, mindmap….

– Khi đọc Luật hay một văn bản nào đó, luôn đặt cho mình những câu hỏi và cố gắng liên hệ thực tế để giải thích vì sao như thế?… làm như vậy các bạn mới nhớ lâu và hiểu nó được.

– Đầu tiên là phải hỏi. Mình đang đọc văn bảo nào? Số mấy? Quy định cái gì? Cho ai? Hiệu lực khi nào?Trong mỗi quy định cụ thể (các điều) hãy tự đặt câu hỏi, tại sao nó như này mà không như kia?

2.2 VÍ DỤ

Luật NSNN có quy định:

Chi ngân sách nhà nước gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, viện trợ, cho vay. Thì sẽ tự hỏi /Chi thường xuyên gồm những cái gì? Tại sao cái này lại chi thường xuyên mà ko phải đầu tư?/, Chi đầu tư gồm những gì (sẽ so sánh và biết được nó khác thường xuyên như nào)?. Làm như thế các bạn sẽ nhớ lâu hơn.

Khi người ta hỏi ngược lại (trắc nghiệm) “Chi lương của các cơ quan nhà nước thuộc loại chi nào?” Các bạn sẽ dễ tìm ra.

– Chứ đọc thuộc lòng mà không hiểu nó đang nói cái gì thì những bạn có trí nhớ siêu phàm mới làm được? chứ học như thế thì mai sẽ quên hết thôi (học hiểu, nắm ý) sau đó trau chuốt cho chính xác từ như quy định. -> Chứ đừng mong thuộc không sót một chữ điều này xong rồi đến điều khác.

– Hãy cứ học, đọc qua tài liệu đã nhé, chưa học qua nên thấy mọi cái đều khó.

– Nhắc lại với các bạn là xem đề chỉ để biết cấu trúc và cách người ta ra đề như nào (dài như thế có làm được không,…)

-> Chú ý không nên tập hợp đề để học tủ theo đề. Mà phải học hết rồi mở đề ra giải dần nhé.

– Cuối cùng nếu đọc đã hiểu rồi mà tự dưng có lúc chẳng nhớ gì hết nữa thì các thí sinh cũng đừng vội hoảng, chúng ta cần bình tĩnh, bộ nhớ có thể lúc đó đã tràn do quá nhiều lo lắng, hãy tập trung đọc thêm lần nữa, nếu không tập trung được thì hãy thư giãn nghỉ ngơi 1 chút sau đó tiếp tục như thế sẽ hiệu quả hơn.

    11. Anh văn (chỉ là môn điều kiện nhưng chúng ta cũng nên tập trung thời gian nhất định cho môn này)

Đề thi thường cho những phần sau đây:

– Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (trắc nghiệm)

– Chọn dạng đúng của từ trong câu (noun, verb, adverb, adjective…)

– Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (viết)

– Cho sẵn một câu, cho từ gợi ý – yêu cầu viết lại dạng khác của câu đó

– Viết câu với những từ gợi ý

– Dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt

– Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh

     12. Tin học

– Word 2003, 2007 và Excel 2003, 2007.

Chú ý kỹ các nút trên thanh công cụ của Word, Excel; cách sử dụng phím tắt, các hàm thống kê, dò tìm, tính toán, chuỗi… trong Excel.

3 – Cách làm bài thi

3.1 Phần TỰ LUÂN

– Cái này khá quan trọng vì có thể kiếm cho bạn thêm 1-2 điểm/10 điểm nhé.

– Trong câu hỏi nêu nội dung bạn nên nêu như sau:

VD: Theo Luật NSNN số ../QH.. Ban hành ngày bao nhiêu đó thì…. Bạn phải nêu đúng thứ tự nhé. Vì trích luật thì phải đúng theo khoản nào, điều nào, luật nào nhé, Còn không phải Luật mà là chuyên đề thì không cần theo thứ tự lắm, chỉ cần gạch ý nội dung rõ là được.

3.2 Phần TRẮC NGHIỆM

– Nên đọc lướt qua từng tờ đề chứ không phải cả bộ đề (VD đề có 5 tờ thì đọc lướt trang 1) thấy câu nào làm ngon, nhớ ngay thì làm luôn câu đó.

– Rồi làm câu tiếp cần suy nghĩ lâu hơn trong trang đó.

– Các trang tiếp làm như vậy.

– Cái này cũng nên áp dụng với môn Anh Văn, Tin học vì đều trắc nghiệm. Cứ tiêu chí : DỄ LÀM TRƯỚC, KHÓ ĐỂ SAU.

XEM THÊM: Học phí khoá học kế toán Online tương tác cao 1 Kèm 1

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

0

0

Bình chọn

Bình chọn