10 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay nhất
Các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mang lại những giờ phút vui chơi thú vị, giúp trẻ phát triển toàn diện ngôn ngữ giao tiếp của mình, trao dồi thêm kiến thức về môi trường xung quanh, tạo tiền đề để kích hoạt toàn bộ não bộ của trẻ: tư duy, quan sát, ghi nhớ….Chính vì vậy, ba mẹ đừng bỏ qua 10 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay nhất ngay sau đây nhé.
Tác dụng của các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mang lại nhiều tác dụng đặc biệt như:
Giúp trẻ mở mang kiến thức xã hội xung quanh trẻ
Các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non không những trao dồi cho trẻ kiến thức về cảnh vật, con người xung quanh mà thông qua các trò này trẻ sẽ rèn luyện được trí tuệ nhạy bén, kỹ năng quan sát sắc bén, hơn nữa trẻ còn dễ dàng xử lí mọi tình huống trong cuộc sống.
Giúp trẻ phát triển tình cảm, đạo đức, ngôn ngữ
Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là cầu nối giúp gắn kết cảm xúc của trẻ với người xung quanh, trẻ sẽ có cảm xúc tốt, tích cực hơn. Bằng các câu ca dao, câu hát trong trò chơi lại có thể khiến cho trẻ cảm giác vui sướng, bình yên. Đặc biệt hơn trong quá trình chơi và giao tiếp, ba mẹ có thể uốn nắn trẻ bằng nụ cười khi trẻ làm đúng, và nét mặt nghiêm túc nếu trẻ làm sai. Bằng cách đó trẻ học được thói quen tốt biết cách cư xử.
Giúp trẻ phát triển nhận thức về môi trường xung quanh
Nếu như ngôn ngữ giúp trẻ đào sâu, khám phá giao tiếp thì trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lại giúp thêm trẻ hiểu rõ về các sự vật xung quanh trẻ mà trẻ tiếp xúc. Trẻ hiểu được nhưng lời giải thích của người lớn, biết ví von và dần dần khái quát được bản chất vấn đề trẻ thấy. Có như vậy ánh mắt nhìn của trẻ về thế giới xung quanh ngày lớn dần. Trí tuệ của trẻ ngày càng phát triển.
Tổng hợp 10 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hay nhất
1. Trò luyện giọng làm ca sĩ
Bé nào ao ước trở thành ca sĩ thì đây chắc hẳn sẽ là một trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà bé đón chờ và yêu thích nhất.
-
Cách chơi: Mẹ phát âm như sau để bé phát âm theo: À a á a à: Ờ ơ ớ ơ ờ : Ồ ô ố ô ồ : ề ê ế ê ề : ù u ú u ù : Ừ ư ứ ư ừ: Bà ba bá ba bà : Đà đa đá đa đà : Nà na ná na nà: Là la lá la là : Cà ca cá ca cà : Chà cha chá cha chà : Thà tha thá tha thà. Khi bé của mẹ đã phát âm tốt với các âm trên, mẹ cho trẻ luyện các âm thay đổi như: Ba bô bê bu bư : Na nô nê nu nư : Ma mô mê mu mư : da dô dê du dư : đa đô đê đu đư : La lô lê lu lư : Ca cô kê cu cư….
-
Tác dụng: Trò chơi luyện giọng làm ca sĩ mang đến sự tự tin cho bé. Giúp các con có thể luyện giọng và luyện phát âm cơ bản. Tạo điều kiện tốt cho các bé có năng khiếu về âm nhạc sau này.
2. Trò chiếc túi thần kỳ
-
Ba mẹ cần chuẩn bị: Một chiếc túi và các đồ chơi như: củ, quả, xoong, chảo, bát, thìa, chó, mèo, ô tô, xe máy…
-
Cách chơi: Ba mẹ cho đồ chơi vào chiếc túi không để trẻ nhìn thấy và gọi trẻ lên, ba mẹ yêu cầu trẻ thò tay vào túi và dùng lời nói miêu tả lại món đồ mà mình nắm được và phải đoán được tên của đồ vật trong túi là gì.
-
Tác dụng: Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non “ chiếc túi thần kỳ” đã kích thích trí tưởng tượng của trẻ, đặc biệt là kích thích khả năng huy động sắp xếp từ tạo câu của trẻ để diễn đạt. Qua đó ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển hơn.
3. Xem ai gọi nhanh
-
Ba mẹ cần chuẩn bị: Tranh động vật hoặc đồ vật để tham gia trò chơi này cùng bé.
-
Cách chơi: Mẹ giơ từng tranh muốn hỏi bé lên cho bé xem và hỏi: “đây là cái gì?”, bé nói nhanh từ chỉ động vật hay đồ vật có trong tranh đó. Mẹ chơi lần lượt các tranh với bé cho đến khi kết thúc.
-
Tác dụng: Trò chơi xem ai gọi nhanh sẽ giúp khả năng quan sát của bé ngày càng phát triển. Tăng khả năng ghi nhớ cho bé, giúp bé ghi nhớ tốt các con vật sau này. Tạo một phản ứng nhanh của bé với các câu hỏi sau này của ba mẹ.
4. Âm thanh của rừng xanh
Một trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non vui nhộn nhất ở lứa tuổi từ 3-4
-
Ba mẹ cần chuẩn bị: Các con vật bằng đồ chơi để chơi với bé.
-
Cách chơi: Khi mẹ giơ con gà và nói: “ Gà mái kêu”, bé làm gà phát ra âm thanh của gà mái( Cục ta, cục tác..). Khi mẹ giơ con khỉ và nói: “Khỉ kêu”, bé làm khỉ sẽ phát ra âm thanh của khỉ (khẹc, khẹc…). Mẹ liên tục thay đổi các hiệu lệnh để bé tiếp tục trò chơi cho đến khi kết thúc.
-
Tác dụng: Trò âm thanh của rừng xanh sẽ giúp bé tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn, phát âm chuẩn hơn, nhớ lâu hơn các kiến thức đã được dạy. Ngoài ra trò chơi này sẽ giúp trẻ có thêm phản xạ nhanh nhạy khi bắt được hiệu lệnh của ba mẹ.
5. Thông minh nhanh trí
-
Ba mẹ cần chuẩn bị: 1 bảng nam châm, lô tô các con vật. Tranh vẽ một khu rừng với đủ các con vật.
-
Cách chơi: Mẹ giơ tranh lên và yêu cầu trẻ chú ý quan sát bức tranh trong vòng 1-2 phút xem trong bức tranh có hình ảnh những con vật gì? Sau đó mẹ sẽ che bức tranh đi. Mẹ yêu cầu trẻ nhớ lại và kể tên các con vật có trong tranh. Trẻ kể đến con vật nào mẹ sẽ gắn hình ảnh của con vật đó lên. Cuối cùng mẹ lật tranh và cho trẻ kiểm tra lại bằng cách gọi tên các con vật trong bức tranh..
-
Tác dụng: Trò chơi thông minh nhanh trí giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn, phát âm chuẩn hơn. Trẻ nhớ lâu hơn các kiến thức đã học về thế giới động vật. Đồng thời trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non này sẽ tạo cho trẻ hứng thú, vui vẻ hơn.
6. Đếm các bộ phận cơ thể
Đây là trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ mầm non thích hợp với các bé từ 3 tuổi. Bé lúc này đã hứng thú với các con số và có thể hợp tác tốt với ba mẹ.
-
Cách chơi: Mẹ hướng dẫn bé đếm số lượng của từng bộ phận cơ thể. Mẹ hỏi: “Có mấy mắt?”. Mẹ và bé cùng đếm: “Một, hai” và nói: “Có hai mắt”. Tương tự như vậy, mẹ đặt các câu hỏi về các bộ phận khác. Lúc đầu, bé đếm theo mẹ. Sau đó, mẹ cho bé tự đếm. Khi bé đếm số lượng ngón tay và ngón chân, mẹ cần hướng dẫn bé đếm lần lượt từ trái sang phải (hoặc từ phải sang trái) để bé không bị nhầm lẫn.
-
Tác dụng: Trò chơi đếm bộ phận cơ thể sẽ giúp bé làm quen với các phép đếm. Rèn được tính kiên nhẫn và sự tập trung của bé, tăng khả năng tính toán anh sau này của bé.
7. Trò chơi hái hoa
-
Ba mẹ cần chuẩn bị: Một chậu hoa nhựa đủ 4 loại hoa: cúc, đồng tiền, hồng, sen
-
Cách chơi: Mẹ sẽ miêu tả đặc điểm của loại hoa muốn bé hái đầy đủ về màu sắc, hình dáng…Bé lắng nghe theo mô tả của mẹ và hái rồ nói tên hoa.
-
Tác dụng: Trò chơi này giúp trẻ phân biệt các loại hoa, phát triển vốn từ, luyện phát âm cho trẻ qua tên các loại hoa.
8. Tập tầm vông
Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non này khá quen thuộc với ba mẹ và trẻ nhưng ba mẹ sẽ biến tấu lên xuống trong khi hát để trẻ hứng thú hơn.
-
Cách chơi: Mẹ hát bài “Tập tầm vông” cho bé nghe. Trong khi vừa hát, mẹ và bé cùng nắm chặt hai bàn tay, giơ về phía trước và xoay tròn theo nhịp bài hát. Đến câu cuối của bài hát “Có có không không”, mẹ và bé cùng xòe hai bàn tay ra. Bé vừa chơi vừa nhẩm lời bài hát theo mẹ.
-
Tác dụng: Trò chơi tập tầm vông sẽ giúp bé nhớ được lời bài hát và vận động vui chơi vô cùng bổ ích.
9. Trò nói theo mẫu câu
-
Ba mẹ cần chuẩn bị: Vài bức tranh vẽ: Bố đang dậy bé ghép hình, bé đang cắm hoa, mẹ đang nấu cơm…
-
Cách chơi: Ba mẹ giơ bức ảnh lên cho bé nhìn, dựa vào nội dung của bức tranh ba mẹ nói 1 mẫu câu đơn giản cần luyện cho trẻ và yêu cầu trẻ nhắc lại câu đó.
Ví dụ: Mẹ giơ bức tranh “bé đang cắm hoa” lên bảng. Mẹ nói “bé đang cắm hoa”. Sau đó mẹ yêu cầu trẻ nhắc lại câu đó.
-
Tác dụng: Trò nói theo mẫu câu sẽ giúp bé củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp. Trẻ tự tin và mạnh dạn hơn khi gặp các cấu trúc tương tự.
10. Trò chơi đôi bàn tay
-
Chuẩn bị: Ba mẹ chuẩn bị một số động tác đơn giản với đôi tay để làm mẫu cho bé. Nên chọn địa điểm chơi là nơi có không gian rộng rãi, thoải mái như phòng khách, sân nhà…
-
Cách chơi: Ba mẹ cho bé ngồi đối diện với mình, sau đó đọc to “Đôi bàn tay có thể nói – Theo cách riêng của mình – Khi gặp người bạn thân – Bàn tay giúp tôi nói”. Đọc đến đây, ba mẹ kết hợp vừa nói vừa thực hiện động tác: “Xin chào” (Ba mẹ giơ tay chào), “Đến đây nào” (Ba mẹ giơ tay vẫy bé về phía mình), “Tôi đồng ý” (Ba mẹ vòng ngón cái và ngón trỏ thành biểu tượng OK)… Sau đó, ba mẹ để bé là người thực hành, vừa nói vừa làm động tác.
-
Tác dụng của trò chơi: Với trò chơi này, ba mẹ sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả, đồng thời rèn bé cách nói cả câu rõ ràng, trọn vẹn và kết hợp với các động tác phù hợp.
Trên đây là các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non mà TGB Preschool gửi đến gia đình mình. Hi vọng với các trò chơi phát triển ngôn ngữ này, ba mẹ sẽ cùng các bé luyện nói, luyện từ để rèn khả năng nói chuẩn, tránh bị ngọng, nói lắp.
Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án – phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Bên cạnh đó, tại TGB còn có các trò chơi giúp trẻ vừa học, vừa chơi, vừa rèn luyện các kỹ năng quan trọng. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể điền form đăng ký cho bé hoặc liên hệ TGB để được tư vấn cụ thể.