10 Quy tắc quản lý tài chính cá nhân – Tại sao bạn cần phải biết?
Có rất nhiều người sở hữu một khoản tiền lớn nhưng không biết cách chi tiêu dẫn đến thất thoát khá nhiều. Quy tắc quản lý tài chính cá nhân là một trong những kĩ năng mà bất kì ai cũng cần học hỏi. Biết sắp xếp và phân bổ tài chính sẽ giúp bạn ổn định hơn trong cuộc sống, tránh các rủi ro bất ngờ. Trong bài viết này, Yuanta sẽ cung cấp từ A-Z cách quản lý tài chính mà chúng ta cần biết.
Nội Dung Chính
Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Ở cấp độ rất cơ bản, quản lý tài chính cá nhân chỉ đơn giản là hiểu được tình hình tài chính của bạn để tận dụng tối đa tài sản của bạn trong cuộc sống hàng ngày và trong việc lập kế hoạch cho tương lai của bạn.
Một cách dễ hiểu hơn, quản lý tài chính cá nhân đơn giản nghĩa là bạn nên xem những gì bạn chi tiêu và tiết kiệm phù hợp với tài chính hiện tại hay chưa. Biết cách quản lý tài chính cá nhân bạn sẽ biết cách sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Nó vừa giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.
Vì sao cần có những quy tắc quản lý tài chính cá nhân?
-
Có những quy tắc quản lý tài chính sẽ giúp bạn biết nên chi các loại phí nào và có thể tiết kiệm được bao nhiêu?
-
Quản lý chi tiêu và lập kế hoạch trước giúp bạn tận dụng tối đa thu nhập của bạn.
-
Trong bất cứ trường hợp nào, việc có sẵn một số tiền sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn khi gặp các khó khăn bất ngờ như bệnh tật hay rủi ro nào đó.
- Lập kế hoạch đầu tư để giúp vốn của bạn tăng lên theo thời gian.
-
Luôn an tâm trong cuộc sống vì đã có kế hoạch tài chính thận trọng.
-
Có hiểu biết về tài chính để đầu tư hoặc trang trải trong cuộc sống phù hợp.
Những sai lầm trong quy tắc quản lý tài chính cá nhân ai cũng từng mắc phải?
Không theo dõi tình hình thu chi:
Việc theo dõi tình hình thu chi của bản thân là rất quan trọng bởi vì nó giúp ta có một bức tranh tổng quát để xác định mức thu nhập hiện tại, mức chi tiêu tối thiểu cần thiết của bản thân, số tiền có thể tiết kiệm trong khả năng của mình là bao nhiêu? Biết được những con số này thì chúng ta mới có một cái nền tảng để mà bắt tay vào những hoạt động tiếp theo.
Nợ xấu, mua sắm bằng thẻ tín dụng:
Có rất nhiều bạn trẻ lâm vào cảnh nợ thẻ tín dụng dẫn đến có nhiều nợ xấu. Lý do là bởi tính tiện lợi của thẻ tín dụng. Chỉ việc lấy thẻ ra quẹt cái là xong, tiền thì vẫn bị trừ ở trong hệ thống nhưng mà cái cảm giác khi mà chúng ta mua hàng là tiền nó không có rời khỏi túi của mình. Vì vậy, dẫn đến tình trạng mua sắm “quá tay” gây ra những món nợ xấu mà chúng ta không hề hay biết. Một trong những quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là bạn cần lập một bảng sao kê hàng tuần, hàng tháng. Để chúng ta biết rằng nên cân nhắc chi tiêu những nguồn nào và nên hạn chế ở hạng mục nào.
Chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất
Việc chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất sẽ đem lại rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp có sự cố xảy ra trong cuộc sống sẽ làm cho nguồn thu nhập chính của bạn không còn nữa. Ví dụ điển hình nhất chính là cái giai đoạn dịch bệnh vừa qua. Khi đó chúng ta không còn một cái nguồn thu nhập nào để dự phòng nữa và lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Vì vậy quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà ai cũng nên biết đó chính là nên tạo ra nhiều nguồn thu nhập.
>>> Xem thêm: 9 Cách quản lý tiền bạc hiệu quả giúp bạn tiết kiệm tiền tốt
Tiêu xài có không có kế hoạch
Có rất nhiều người khi có nhiều tiền họ không biết cách quản lý tiền bạc của chính mình. Đôi khi chi tiêu rất nhiều nhưng lại không biết những khoản chi đó ở đâu. Chính vì những thói quen chi tiêu không có kế hoạch, có là dùng, khiến ngân sách cá nhân ngày càng thâm hụt. Vì vậy để quản lý tài chính cá nhân tốt, bạn cần lên những danh mục chi tiêu trong tháng, những khoản bắt buộc và các khoản còn lại chỉ nên nằm trong một khoảng nhất định.
Chỉ cần có chút hiểu biết và kỹ năng về quản lý tài chính, cuộc sống của bạn sẽ khác đi và đem lại rất nhiều lợi ích, mà trước hết là bạn sẽ tích lũy được nhiều hơn. Một khi an tâm về tài chính, tinh thần của bạn cũng sẽ thoải mái, phấn chấn hơn. Đặc biệt, nguồn vốn dư dả sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội phát triển và lựa chọn cuộc sống.
10 Quy tắc quản lý tài chính bất kì ai cũng nên biết
-
Có một quỹ khẩn cấp
Một thống kê tại Mỹ cho biết có đến 44% người Mỹ không có tiền sẵn sàng để trang trải khoản chi phí 400 đô la bất ngờ và sẽ phải vay tiền hoặc bán thứ gì đó, theo một báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang. Tất cả chúng ta đều cần phải có một kế hoạch để làm thế nào vượt qua những sự biến đổi đột ngột của môi trường, rủi ro bất ngờ nào đến làm bạn mất đi nguồn thu nhập chính. Vì vậy, quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà bất kì ai cũng cần đó là có một quỹ khẩn cấp cho những tình huống bất ngờ.
Quỹ khẩn cấp này có thể tính bằng ít 3 tháng lương hiện tại của bạn, bạn cũng có thể dự trữ từ 3-6 tháng lương tùy vào mức thu nhập của bạn. Có nghĩa là nếu như mức thu nhập hằng tháng của bạn hiện tại ở mức 7-8 triệu. Thì bạn nên có một quỹ tiết kiệm dành cho những trường hợp khẩn cấp ít nhất khoảng 21-24 triệu. Số tiền trong quỹ khẩn cấp này bạn không nên dùng cho các trường hợp không cần thiết, chỉ để sử dụng cho các trường hợp bất khả kháng mà thôi .
-
Quản lý tài chính cá nhân với quy tắc 50-30-20
50-30-20 là quy tắc quản lý tài chính được nhiều người áp dụng trong cuộc sống bởi tính thực tế và sâu sát. Bạn cũng có thể áp dụng quy tắc này vào cuộc sống của mình để quản lý tài chính tốt hơn. Hiểu đơn giản quy tắc này như sau:
Bạn hãy chia thu nhập hằng tháng ra 3 phần, mỗi phần chiếm tỉ trọng lần lượt là 50%, 30% và 20%
-
50% thu nhập dành cho các chi phí cố định: Thường là chi phí nhà cửa, ăn uống, đi lại. Những chi phí này là chi phí cố định hằng tháng, bạn có thể ghi lại để tiết kiệm tối đa các loại chi phí xuống còn 50%
-
30% thu nhập dành cho chi phí sinh hoạt:
Bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác. Đây là những chi phí không cố định hằng tháng, vì vậy bạn nên có thể cân nhắc giảm các chi phí này xuống mức thấp nhất có thể.
-
20% thu nhập để tiết kiệm: Khoản tiết kiệm này có thể giúp bạn tránh các rủi ro bất ngờ. Trong những tháng đầu học cách quản lý tài chính cá nhân bạn có thể tiết kiệm từ 10-15%, sau đó tăng dần mức tiết kiệm cho các tháng sau.
Nên bạn cảm thấy quy tắc 50-30-20 không phù hợp với thu nhập của mình, và còn nhiều khoản chi tiêu hơn thì bạn có thể tham khảo quy tắc quản lý tài chính 6 cái lọ dưới đây.
-
Quản lý tài chính cá nhân với quy tắc 6 cái lọ
-
Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập)
Đây là lọ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của bạn và gia đình, như chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học… Vì vậy, đây là lọ chiếm phần trăm cao nhất. Tác dụng của tài khoản này là để bạn biết được giới hạn chi tiêu, từ đó thay đổi lối sống cho phù hợp.
-
Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
Đây là khoản tiền bạn sẽ tiết kiệm cho tương lai, dành cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà, mua xe,…
-
Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập)
Đây là quỹ để bạn dành cho việc học hành của bạn hoặc con cái. Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình, vì càng đầu tư vào kiến thức thì bạn sẽ càng sinh lời, chẳng bao giờ sợ lỗ
-
Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập)
Khoản tiền này bạn sẽ dành để chăm sóc bản thân cho bản thân sau những ngày làm việc và học tập vất vả. Bạn có thể sử dụng tùy thích với mục tiêu làm bản thân thoải mái
-
Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập)
Đây sẽ là khoản để bạn tham vào các hoạt động như mua cổ phiếu, đầu tư vào chứng khoán, hùn vốn để làm ăn với bạn bè hoặc thậm chí là mở công ty riêng của mình. Tuy chiếm chỉ 10% thu nhập nhưng nếu biết cách đầu tư hợp lí bạn sẽ đem lại lợi nhuận đến 10-15%
-
Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập)
Đây là tài khoản mà bạn sử dụng để làm từ thiện giúp đỡ người khác hay đóng góp cho lợi ích cộng đồng. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu như bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn nhưng phải nhớ luôn dành ra một khoản để giúp đỡ người khác.
-
Không chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn nhận được
Có một quy tắc quản lý tài chính mà bạn có để áp dụng trong cuộc sống của mình đó chính là: Không mua những sản phẩm tiêu sản lớn hơn 10% tổng tài sản đang có. Ví dụ nếu bạn có thu nhập 10 triệu, bạn không nên mua 1 chiếc túi có giá hơn 1 triệu. Bởi vì các sản phẩm tiêu sản là những thứ không mang lại giá trị về lâu dài, mà chỉ có thể giảm đi theo thời gian. Vì vậy chúng ta chỉ nên dùng dưới 10% tổng tài sản đang có, bạn nên để chi phí đó dành chi tiêu cho tài sản có giá trị và mang lại lợi ích lâu dài như: nhà, xe,…
Nếu thu nhập bạn đang còn ở mức trung bình, bạn hãy cố gắng không chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, để không phải lâm vào hoàn cảnh nợ nần. Chúng ta đừng cố gắng trở nên thật giàu có, mà hãy giàu có thật sự bạn nhé!
-
Lấy 100 trừ số tuổi để xác định tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn
Đây là một trong những gợi ý quản lý tài chính mà bạn có thể tham khảo. Nếu còn phân vân không biết nên bỏ ra bao nhiêu để đầu tư là hợp lý thì bạn có thể dùng phương pháp này. Ví dụ, năm bạn 30 tuổi, bạn có thể có phân bổ 70% số tiền trong danh mục đầu tư của mình vào đầu tư cổ phiếu phần còn lại thì vào trái phiếu hoặc gửi tiết kiệm.
Đầu tư cổ phiếu là phương pháp sinh lời khá cao, thích hợp cho những nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh tuy nhiên cũng có những rủi ro nhất định. Vì vậy, tuổi càng trẻ, bạn còn nhiều thời gian để học tập và tìm hiểu thì nên dành số tiền lớn để đầu tư sinh thêm lợi nhuận. Còn khi về già nên giảm khoản đầu tư xuống và dành tiền cho các khoản tiết kiệm sinh lời an toàn hơn.
-
Thoát khỏi vòng xoáy nợ nần
Trả tất cả khoản nợ là một quy tắc quản lý tài chính mà bất kì ai cũng nên làm để có một cuộc sống tự do về tài chính. Việc nợ nần khiến bạn áp lực để xoay sở trả tiền. Bởi vậy, nếu muốn tự do, ta phải thoát được nợ thì mới có thể ngẩng cao đầu. Đối với những người không có tâm lý này và coi nợ nần là chuyện bình thường, đương nhiên phải có để làm giàu thì càng đáng ngại hơn. Bởi vì đối với những người này, họ có thể sẵn sàng nhảy vào rủi ro lớn mà không có suy nghĩ, không cẩn trọng tính toán. Có thể bất cứ ai trong chúng ta, đặc biệt là những người làm kinh doanh, đều phải có lúc nợ tiền học, tiền hàng hóa, tiền người thân, tiền khách hàng… nhưng điều khác biệt là tư tưởng, tâm lý, cái nhìn của ta về nợ nần; nếu không cảm thấy sợ nợ nần, rất khó có thể tập trung trả được dứt nợ.
-
Đầu tư 15% thu nhập vào tài khoản lương hưu tiết kiệm
Phương pháp tiết kiệm 15% thu nhập mỗi tháng hoặc mỗi năm để tiết kiệm cho quỹ lương hưu là phương pháp an toàn giúp bạn tránh được các rủi ro khi về già. Thậm chí còn giúp bạn có một cuộc sống tự do tài chính, có thể nghỉ hưu sớm bất kỳ lúc nào mà không phải lo lắng. Khi về già khoản tiền này sẽ giúp bạn tự do, không phải dựa vào bất kỳ ai, không cần chu cấp từ con cháu,…
Cũng áp dụng quy luật đầu tư như trên, số tiền đầu tư này là ổn định, lâu dài; ta cũng cần tự tạo áp lực cho mình để không rút tiền ra trước khi về hưu dù kẹt tiền đến đâu chăng nữa vì đây là khoản “để dành” cho tương lai.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán
-
Lập kế hoạch và theo dõi ngân sách rõ ràng
Luôn lập kế hoạch tài chính rõ ràng là một quy tắc quản lý tài chính mà ai cũng nên có, bởi có một kế hoạch theo dõi ngân sách rõ ràng sẽ giúp bạn có kiểm soát được dòng tiền. Hầu hết, những người có tài chính khá giả họ sẽ tự do tài chính bằng cách dành thời gian để theo dõi chính xác cách họ tiêu tiền và đưa ra một kế hoạch chi tiêu tiết kiệm tiền được cải thiện.
Dành một vài tháng để theo dõi tất cả chi tiêu của bạn, để xem tiền của bạn đi đâu. Giữ một cuốn sổ ghi chép trên người để ghi lại các khoản thanh toán bằng tiền mặt, và xem lại bảng sao kê ngân hàng và bảng sao kê thẻ tín dụng cho các chi phí khác. Liệt kê tất cả các mục tiêu của bạn (chẳng hạn như tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu mỗi tháng) và ưu tiên tất cả các khoản chi tiêu của bạn. Các danh mục như nhà ở, thực phẩm, tiện ích và tiền tiết kiệm nên được tính trước khi đi du lịch và các chi tiêu tùy ý khác. Bạn hãy lên kế hoạch sau đó dự thảo ngân sách và bám sát nó.
-
Trả trước ít nhất 20% khi vay mua nhà, mua xe
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều ngân hàng đang đưa ra mức cho vay khá ưu đãi lên đến 70-80% giá trị. Nghĩa là bạn chỉ cần trả 20-30% giá trị tài sản, còn lại sẽ được trả góp hằng tháng. Tuy nhiên một quy tắc quản lý tài chính cá nhân dành cho bạn đó là nên trả ít nhất 20% giá trị tài sản khi vay. 20% chỉ là con số ít nhất trong trường hợp bạn không có nhiều tiền, nhưng khi thế chấp để vay bạn nên trả được từ 40-50% giá trị tài sản để không bị áp lực tài chính đè nặng. Phương pháp này đảm bảo cho bạn nếu giá trị căn nhà, chiếc xe sụt giảm bạn cũng không phải mắc vào số nợ quá lớn. Ngoài ra, khi mua nhà góp hoặc có lãi vay thì bạn cần xác định được dòng tiền hằng tháng để không xảy ra tình trạng nợ nần do thiếu hụt ngân sách chi trả
-
Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn
Một nguồn thu nhập sẽ giúp bạn tồn tại. Nhưng để sống khỏe và tự do tài chính tốt nhất bạn nên có nguồn thu nhập thứ 2, thứ 3. Có rất nhiều người tự tin suy nghĩ rằng chỉ cần có một công việc với mức lương ổn định là có thể an tâm trong cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ có những biến cố xảy đến bất ngờ không thể lường trước được. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào một nguồn thu nhập sẽ đem đến rất nhiều rủi ro.
Bạn nên học cách kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, làm nhiều công việc có nghĩa là bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp kiếm tiền lời nhanh mà không tốn nhiều thời gian. Bạn có thể học cách đầu tư để gia tăng thu nhập mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Lời khuyên cho các bạn muốn có quy tắc quản lý tài chính cá nhân tốt:
Bài viết trên Yuanta đã mang đến cho bạn những quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống của mình. Bên cạnh đó cũng có những lời khuyên để kiểm soát tài chính hiệu quả hơn:
-
Nên chọn một phương pháp phù hợp với bản thân nhất, sau đó lần lượt các phương pháp khác nếu bạn thấy hiệu quả
-
Luôn kỷ luật trong chi tiêu, muốn quản lý tài chính tốt bạn phải cố gắng thực hiện theo những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.
-
Luôn tìm hiểu thông tin đầy đủ và kỹ càng để đầu tư hợp lý
Trên đây là một vài thông tin Yuanta Việt Nam mang đến cho bạn, mong rằng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về cách quản lý tài chính cá nhân phù hợp.
Mở tài khoản chứng khoán miễn phí tại Yuanta, với mức phí giao dịch thấp nhất thị trường ngay tại đây:
ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN
Dành cho khách hàng cá nhân
Chọn loại tài khoản đăng ký
Tài khoản thường
Tài khoản ký quỹ
Tài khoản phái sinh
CMND/CCCD *
Số điện thoại *
Địa chỉ Email *
Địa chỉ liên hệ *
Nhân viên quản lý tài khoản
Không Có
Nhập mã nhân viên
Tên nhân viên quản lý