10+ mẫu portfolio xin việc cực ấn tượng cho mọi ngành nghề | CakeResume

Ai cũng có thể tự thiết kế cho mình một bản CV xin việc. Nhưng làm sao nhà tuyển dụng có thể dám chắc được những thông tin được trình bày trong CV có thực sự phản ảnh đúng trình độ và năng lực của bạn? Đó là lý do vì sao portfolio xin việc – đóng vai trò như một “bài test thực lực” nhỏ cho ứng viên, đã xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến trong quá trình tuyển dụng. 

Tuy nhiên, một số bạn thường bị nhầm lẫn giữa portfolio và CV bởi 2 lý do sau:

  • Bạn là sinh viên mới ra trường và bắt đầu quá trình xin việc nên chưa hiểu kỹ cách sử dụng của 2 loại văn bản này.
  • Bản chất của 2 loại tài liệu này nhằm mục đích là đều cung cấp cái nhìn tổng quan về bản thân và gửi tới nhà tuyển dụng, dẫn đến việc nhầm tưởng chúng là một và hoàn toàn có thể thay thế cho nhau.

Bài viết dưới đây của CakeResume sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về định nghĩa, nội dung cần có trong portfolio xin việc và giới thiệu đến bạn 10 mẫu portfolio xin việc ấn tượng cho các ngành nghề khác nhau. 

Giới thiệu chung về portfolio

Portfolio nghĩa là gì và gồm các loại nào?

Portfolio là một bộ tài liệu tổng hợp tất cả các dự án, thành tựu, tác phẩm và sản phẩm của chính bạn đã thực hiện trước đó. Mục đích của portfolio xin việc là giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực thật sự của ứng viên; ngược lại, nó cũng là một minh chứng giúp ứng viên thuyết phục nhà tuyển dụng tin tưởng vào chuyên môn và kỹ năng của mình.

Về cơ bản, portfolio cá nhân gồm 2 loại: 

  • Portfolio in ấn: In ra giấy và trực tiếp gửi đến nhà tuyển dụng.
  • E-portfolio: Hồ sơ năng lực dạng điện tử (file PDF, slide, video, website/blog cá nhân…)

Phân biệt CV và portfolio 

Nếu CV trình bày tổng quát về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng & điểm mạnh, v.v. của ứng viên theo vị trí ứng tuyển; thì portfolio xin việc sẽ đi sâu hơn về cách thức bạn làm nên một sản phẩm/dự án đó. Cụ thể như sau: 

Được tạo bởi CakeResume

Vai trò của portfolio

Vai trò chính của portfolio là giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp “xây dựng thương hiệu” và “tạo dựng niềm tin” bằng những dẫn chứng cụ thể, trực quan.

Portfolio cá nhân” thường được dùng khi đi xin việc hoặc apply học bổng, nhằm chứng minh năng lực và kinh nghiệm tích luỹ được thông qua các thành tích, sản phẩm, dự án mà cá nhân đó đã hoàn thành. 

Trong khi đó, “portfolio doanh nghiệp” sẽ được gửi đến khách hàng hoặc đối tác để “phô bày” năng lực doanh nghiệp, cam kết sự uy tín thông qua danh sách các sản phẩm, dự án, hoặc các đối tác mà doanh nghiệp đã từng hợp tác trước đây.  

Nội dung chính của một portfolio mẫu

1. Thông tin cá nhân

Do thông tin cá nhân đã được trình bày chi tiết trong CV, cho nên bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn thông tin cá nhân như sau trong portfolio xin việc:

  • Họ tên + Hình ảnh – Có thể thiết kế sao cho thật nổi bật kèm theo một tấm ảnh bạn thích.
  • Công việc hiện tại – Giới thiệu sơ hiện bạn đang đi học hay đi làm, tên công ty/trường học, công việc cụ thể, v.v.
  • Website / Blog cá nhân Cung cấp thêm các địa chỉ website/blogs cá nhân như: LinkedIn, Facebook, Instagram, WordPress, v.v.

Portfolio mẫu xin việc Graphic Designer của Stevie Lokajaya

2. Giới thiệu bản thân

Để giới thiệu bản thân hay và gây được sự ấn tượng cho nhà tuyển dụng trong porfolio xin việc, bạn hãy tập vào 3 yếu tố sau:

  • Tính cách – Sử dụng các tính từ mang nghĩa tích cực để miêu tả bản thân
  • Sở thích / Đam mê – Chia sẻ một vài sở thích hoặc đam mê có liên quan đến ngành nghề bạn yêu thích.
  • Chuyên môn – Trình bày những nét chính về năng lực và kinh nghiệm làm việc để thu hút khách hàng và nhà tuyển dụng. 



3. Sản phẩm / Dự án

Không có con số chính xác về số lượng các mẫu mà bạn phải trình bày trong portfolio. Tuy nhiên, không nên “show” tất cả các dự án bạn đã hoàn thành, mà hãy chọn ra 5-10 sản phẩm tốt nhất. 

✨ Tip: Với mỗi một sản phẩm/dự án, bạn nên trình bày sơ qua để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hình dung, và đừng quên làm rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong đó nhé!

4. CV

Đây là một tài liệu cơ bản không thể thiếu portfolio xin việc (cho dù bạn đã nộp riêng một bản cho nhà tuyển dụng). CV sẽ tóm tắt toàn bộ kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng, v.v., từ đó giúp nhà tuyển dụng nắm rõ thông tin của ứng viên một cách dễ dàng hơn.

5. Khác

  • Kỹ năng – Lập một danh sách và phân loại các kỹ năng mềm/cứng hoặc hoặc các kỹ năng mà bạn cho là có liên quan đến công việc.
  • Chứng chỉ, giấy phép, bằng cấp – Liệt kê hoặc cung cấp ảnh các chứng chỉ tiếng anh, tin học, bảng điểm, v.v.
  • Giải thưởng, thành tích – Show các giải thưởng nổi bật từ một cuộc thi nào đó mà bạn đã tham gia hoặc các thành tích/thành tựu mà bạn gặt hái được trong quá trình làm việc và học tập.
  • Thư giới thiệu / Đánh giá từ khách hàng – Đính kèm thư giới thiệu (tốt nhất là người có cấp bậc cao, ví dụ: sếp cũ, quản lý, giáo sư, v.v.) hoặc các đánh giá từ khách hàng. 

Các mẫu portfolio đẹp “mê mẩn”










🔑 Kết luận

Trong quá trình tuyển dụng, không phải tất cả áp lực chỉ dồn lên các ứng viên mà thực tế nó còn là một thách thức lớn đối với nhà tuyển dụng. Các nhà xét duyệt phải bỏ ra nhiều thời gian, đầu tư vào rất nhiều tiền bạc và công sức để có thể tìm ra được ứng viên phù hợp nhất. Do đó, portfolio là một “thước đo” tuyệt vời giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ, năng lực của ứng viên cũng như tiết kiệm thời gian ngay tại bước đầu tiên.

Cũng giống như CV hay Resume, để sở hữu một portfolio xin việc “chất lượng” không hề khó. CakeResume là một công cụ giúp bạn thiết kế portfolio online tuyệt vời với nhiều lợi ích như: miến phí, đa dạng các mẫu cho nhiều ngành nghề, link được đến CV, v.v. 

Hãy tham khảo ngay: 

  • Các mẫu portfolio xin việc thành công được cộng đồng người CakeResume chia sẻ
  • Các bài viết hướng dẫn cách làm portfolio xin việc cho từng ngành nghề

Với CakeResume, bạn có thể tham khảo nhiều mẫu portfolio đẹp và tạo portfolio online miễn phí. Hãy thu hút nhà tuyển dụng/khách hàng và chinh phục công việc mơ ước với bản portfolio xin việc ấn tượng ngay hôm nay!

Tạo Portfolio

— Tác giả bài viết: Casy Dang —