10 kiểu đặt tên thương hiệu – ưu và nhược điểm của từng kiểu
Trong lần trước, tôi đã chia sẻ chủ đề 7 cách đặt tên công ty phổ biến nhất, để tiếp tục loạt bài này, hôm nay tôi xin được chia sẻ 10 kiểu đặt tên thương hiệu phổ biến, ví dụ, ưu và nhược điểm của từng kiểu đặt tên. Rất hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn (thảo luận ở phần cuối bài viết).
Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả
1. Đặt tên thương hiệu theo kiểu viết tắt chữ cái đầu tiên
Ví dụ: BMW (Bavarian Motor Works), GM (Genaral Motors), IBM (Internation Business Machine), UPS (United Parcel Service), ICP (Internation Consumer Products), TOEFL (Test Of English as Foreign Langue), KFC (Kentucky Fried Chicken) , ACB (Asia Comercial Bank) …
Ưu điểm:
– Giúp tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ hơn so với tên viết đầy đủ
Nhược điểm:
– Tên chung chung, không có sự khác biệt
– Tuy tên ngắn nhưng vẫn có nhiều âm tiết (ví dụ IBM chỉ có 3 ký tự nhưng tới 3 âm tiết)
– Dễ bị trùng lặp, khó có khả năng bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký tên miền
– Loại tên này chỉ hiệu quả khi đặt tên cho công ty với một chiến lược đặt tên cho sản phẩm phù hợp.
> Không chỉ giúp bạn đặt tên thương hiệu ưng ý, chúng tôi còn giúp bạn đảm bảo khả năng bảo hộ, đạt được mục tiêu truyền thông và triển khai sản xuất. Vì thế, liên hệ ngay với Sao Kim để được hỗ trợ Đặt tên thương hiệu tối ưu nhất.
2. Kiểu đặt tên mô tả / chức năng
Ví dụ: Toys Are Us, Computer Solution, Thế giới di động, Siêu thị Mẹ Bé, Thời trang Made in Vietnam, Nam Dược, Vinamit …
Ưu điểm:
– Giúp mô tả lĩnh vực hoạt động của công ty một cách nhanh chóng
– Tên có tác dụng khi đóng vai trò là tên thương hiệu mở rộng (Ví dụ: Windows Home Edition, Samsung Smart TV…)
Nhược điểm:
– Nếu là tên công ty sẽ bất lợi vì không có sự khác biệt
– Dễ bị trùng lặp, khó có khả năng bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký tên miền
3. Kiểu đặt tên kiểu ghép từ (Copycat)
Ví dụ: Fedex (Federal Express), Microsoft (Micro Software), Vinaconex (Vietnam Constrution & import Export ), TechComBank (Technology Commerce Bank), Vietcombank (Vietnam Commerce Bank) …
Ưu điểm:
– Tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ hơn
– Sử dụng hiệu quả trong một số lĩnh vực ví dụ: ngân hàng, dịch vụ công …
Nhược điểm:
– Dễ bị trùng lặp với các tên thương hiệu khác trong cùng ngành
– Thường dễ rơi vào trạng thái mô tả lĩnh vực kinh doanh chứ ít tạo ra sự khác biệt
– Không phù hợp khi kinh doanh đa ngành nghề
4. Kiểu đặt tên gợi liên tưởng tới kinh nghiệm, cảm xúc
Ví dụ: Microsoft Explorer, Microsoft Windows, Hotmail, Safari, Ford Escape, Six sense spa, Amora Café, Lavie, Joy, Good Day …
Ưu điểm:
– Giúp tạo liên kết giữa kinh nghiệm, cảm xúc của khách hàng với thương hiệu nhanh chóng
– Có thể sử dụng để đặt tên cho công ty cũng như đặt tên cho sản phẩm
Nhược điểm:
– Tên theo kinh nghiệm được sử dụng phù hợp cho nhiều ngành nghề nên không mang tính đặc thù của sản phẩm
– Có nhiều tên mô tả cùng một kinh nghiệm có thể được sử dụng trong cùng ngành hàng (ví dụ: Explorer, Safari, Navigator, Magenllan đều nói nên một ý là khám phá nhưng lại được dùng cho các trình duyệt web khác nhau).
5. Kiểu đặt tên mới hoàn toàn
Ví dụ: Google, Intel, Pentium, Xerox, Mozilla, Alexa, Bing …
Ưu điểm:
– Khác biệt hoàn toàn với tất cả đối thủ cạnh tranh
– Dễ dàng bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký tên miền
Nhược điểm:
– Những tên này thường rất khó tìm thấy
– Tên có thể khó đọc, khó nhớ do là từ mới
– Đôi khi, việc khác biệt hoàn toàn khiến bạn phải đầu tư nhiều hơn cho truyền thông
6. Đặt tên thương hiệu theo vần điệu
Ví dụ:Oreo, BlackBerry, Hảo Hảo, Google, Kleenex, Twitter, Bebo, …
Ưu điểm:
– Dễ đọc, dễ nhớ
– Gợi lên cảm xúc (vui vẻ) khi đọc
– Dễ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký tên miền
– Dễ gán cho tên thương hiệu một ý nghĩa bất kỳ vì thông thường những từ vần điệu được tạo ra không liên tưởng đến từ nào trong từ điển.
Nhược điểm:
– Khó đặt được tên hay theo cách này
– Vì tên là một từ vô nghĩa, không có liên quan gì đến sản phẩm nên rất khó thuyết phục Sếp hoặc công ty chấp nhận
7. Đặt tên gợi tả
Ví dụ: Apple, Blackberry, Yahoo, Virgin
Ưu điểm:
– Tên có sự khác biệt hoàn toàn
– Gợi lên cảm xúc
Nhược điểm:
– Khó đặt được tên theo cách này
– Vì tên là một từ vô nghĩa, không có liên quan gì đến sản phẩm nên rất khó thuyết phục Sếp hoặc công ty chấp nhận
8. Đặt tên theo tên cá nhân
Ví dụ: Dell, HP, Triump, …
Ưu điểm:
– Gắn với hình ảnh người đại diện doanh nghiệp (trong trường hợp đó là một người xuất chúng, thương hiệu sẽ được nhờ vào danh tiếng đó)
– Thích hợp cho các công ty tư vấn, luật, phòng khám …
Nhược điểm:
– Gợi lên cảm giác “công ty gia đình”
– Tên người thường rất dễ bị trùng lặp và không gợi lên ý nghĩa nào cho chúng ta
9. Đặt tên theo ngôn ngữ nước ngoài
(không phải tiếng Anh)
Ví dụ: Kodax, Akamoto, Heineken, Pitterburg, Nagakawa, Chinsu …
Ưu điểm:
– Gợi liên tưởng đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm ( ví dụ Nagakawa gợi đến Nhật Bản, Chinsu gợi đến Hàn Quốc)
– Khả năng đăng ký nhãn hiệu cao
Nhược điểm:
– Tên nước ngoài thường lạ và khó đọc
– Hầu hết người tiêu dùng thường không hiểu rõ ý nghĩa trong tên của bạn
10. Đặt tên theo xu hướng hiện đại
Xu hướng: Facebook, Twitter, Flickr, Friendster, Napper, Technorati, Skype, Wiki ….
Ưu điểm: Mới lạ, độc đáo
Nhược điểm: Khá khó đọc, thường ít gợi liên tưởng đến lĩnh vực kinh doanh
Nhìn lại bảng danh sách chúng ta có tới 10 kiểu đặt tên thương hiệu. Bạn có muốn bổ sung thêm kiểu đặt tên nào khác không? Hãy gửi cùng trao đổi bằng các gửi nhận xét ở phía dưới nhé.
Xem ngay:
5 Mẹo thiết kế logo mà các chủ doanh nghiệp nhỏ cần biết
và Kinh nghiệm thiết kế logo cho công ty bất động sản
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
#SaoKim #SaoKimBranding #Branding