10 đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng – chẳng sợ ngán
Mẹ bầu thèm ăn vặt, đang tìm hiểu đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ chưa biết nên chọn đồ ăn vặt nào tốt, ăn bao nhiêu là đủ, sợ ăn sai món, sai cách sẽ kéo theo vô vàn hệ lụy như tiểu đường thai kỳ, hạ huyết áp, béo phì và ảnh hưởng đến thai nhi. Đừng lo lắng mẹ ơi, bài viết dưới đây sẽ “mách” mẹ 10 đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối dinh dưỡng và lành mạnh, mẹ tham khảo nhé!
1. 5 đồ ăn vặt không qua chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối
Mẹ bầu 3 tháng cuối đi lại nặng nhọc hơn so với giai đoạn trước nhưng lại thèm đồ ăn vặt, giải pháp tối ưu nhất cho mẹ lúc này là bổ sung thực phẩm không qua chế biến để tiết kiệm thời gian và công sức. Để mẹ không phải lăn tăn tìm kiếm xa xôi, Góc của mẹ gợi ý ngay 5 đồ ăn vặt không qua chế biến cho bà bầu 3 tháng cuối, vừa ngon miệng, dinh dưỡng lại siêu tiện lợi:
1.1. Hạnh nhân – giúp hệ xương mẹ bầu thêm chắc khỏe
Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu khó tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp, xương mu và đi lại cũng khó khăn hơn. Nguyên nhân do em bé của mẹ mỗi ngày một lớn hơn, điều này vô tình chèn ép xương chậu, gây áp lực lên cột sống, khiến xương khớp của mẹ có xu hướng yếu đi, dễ bị đau, nhức mỏi.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể bổ sung hạnh nhân vào chế độ dinh dưỡng như một món ăn vặt tốt cho sức khỏe. Trong hạnh nhân có chứa nhiều chất xơ, canxi, riboflavin và niacin,… giúp ổn định mật độ xương, chống loãng xương hiệu quả. Chưa kể, hạnh nhân được biết đến với khả năng dưỡng ẩm da (nhờ thành phần vitamin E) và chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim, giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại), bảo vệ trái tim mẹ luôn khỏe mạnh.
Hạt hạnh nhân rang, sấy khô tự nhiên có thể ăn liền, hạt có hình thoi, màu nâu vàng, vị ngọt nhẹ, thơm, bùi và béo ngậy. Loại hạt này rất tốt cho sức khỏe, mẹ bầu có thể trạng tốt hay cơ địa nhạy cảm đều yên tâm chọn hạnh nhân để ăn vặt. Mặc dù đây là món ăn vặt ngon và dinh dưỡng nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng đâu ạ, mỗi ngày mẹ nên ăn khoảng 28gr hạnh nhân/ngày (tương đương 23 hạt), hạn chế thừa chất mẹ nhé.
1.2. Granola ổn định huyết áp
Granola là loại ngũ cốc chứa lượng lớn các loại hạt như yến mạch cán mỏng, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, macca và trái cây sấy khô. Tất cả các loại hạt được sấy thủ công tự nhiên, có màu vàng óng, giòn, thơm kết hợp với vị mật ong ngọt nhẹ siêu ngon miệng đó mẹ.
Theo đó, yến mạch chứa nhiều chất xơ giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tăng hàm lượng sắt trong cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu và điều hòa huyết áp cực tốt. Chưa dừng lại ở đó đâu ạ, các loại hạt trong Granola còn chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, folate, vitamin E, magie, axit béo omega-3 và omega-6 tham gia vào quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh của thai nhi.
Mẹ bầu 3 tháng cuối dùng Granola như món ăn vặt hoặc hoặc thay thế bữa phụ vừa no lâu lại dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Thành phần chính của Granola là các loại hạt hữu cơ, được chọn lọc kỹ lưỡng, mẹ bầu gặp vấn đề về tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối hoàn toàn có thể sử dụng được nhé. Tuy nhiên, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn từ 45 – 50g (cỡ 2 – 3 thìa cà phê) thôi bởi Granola cũng chứa nhiều calo, mẹ ăn quá nhiều gây đầy bụng, thừa cân, không tốt tí nào cả!
1.3. Rong biển sấy khô nhuận tràng – đánh bay táo bón
Mẹ bầu tăng cân đột ngột, tiểu đường thai kỳ, mất cân bằng dinh dưỡng… trong 3 tháng cuối dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, tiêu hóa kém, táo bón. Do vậy mẹ cứ băn khoăn mãi, hèm ăn vặt nhưng chưa biết chọn loại nào ăn ngon để không bị nóng bụng lại hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Những lúc này, mẹ tham khảo rong biển sấy khô nha, từng miếng rong biển mỏng tang thơm phức quyện cùng vị bùi bùi, mặn mặn cực kỳ bắt miệng mẹ ơi.
Nhờ thành phần giàu chất xơ nên rong biển giúp mẹ tiêu hóa thức ăn dễ dàng, hỗ trợ lợi tiểu và nhuận tràng. Ăn vặt với rong biển sấy khô đúng cách, đúng lượng giúp mẹ bầu “đánh bay” các triệu đầy hơi, khó tiêu, táo bón và hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa làm việc khỏe mạnh.
Rong biển thực chất là tảo tự nhiên, loại thực phẩm này được xếp vào nhóm “siêu dinh dưỡng”, rất an toàn nên mẹ bầu yên tâm nhé. Mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn từ 20 – 30g rong biển sấy khô, cỡ 10 – 15 lá ghim loại nhỏ. Ngoài ra, mẹ nên chọn rong biển sấy khô tự nhiên, không dầu mỡ, không tẩm gia vị nhé.
1.4. Sữa chua không đường thúc đẩy lợi khuẩn
Có thể mẹ chưa biết, sữa chua không đường chứa rất nhiều lợi khuẩn (Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium) tốt cho đường ruột, kích thích mẹ bầu ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng. Chưa kể, vitamin C có trong sữa chua không đường còn hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, giúp da dẻ căng mịn, hồng hào hơn.
Sữa chua không đường có chất kem sánh sệt, mềm mịn, vị hơi chua nhưng dễ ăn, rất thơm ngon và ngậy béo. Món ăn này dễ biến tấu, mẹ có thể ăn không, ăn cùng hoa quả tươi hoặc Granola đều rất ngon, đưa miệng. Mẹ có thể ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua không đường nhỏ mỗi ngày, lưu ý không ăn khi bụng đói vì khi đó dịch vị dạ dày dễ làm hại lợi khuẩn, khiến mẹ cảm thấy cồn cào khó chịu.
Ngoài ra, mẹ nào có hệ tiêu hóa tốt, bụng khỏe mới nên ăn sữa chua không đường, mẹ hay chọt bụng, tiêu hóa kém tốt nhất nên hạn chế. Mặc dù sữa chua là thực phẩm giàu lợi khuẩn và tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên mẹ bầu 3 tháng cuối cơ địa thường nhạy cảm hơn, việc ăn sữa chua không đường sai cách, sai lượng sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
1.5. Bánh quy Organic giúp mẹ duy trì cân nặng ổn định
Ngoài hạnh nhân, Granola, rong biển sấy khô hay sữa chua không đường, mẹ bầu có thể chọn ăn vặt với bánh quy Organic để đổi vị nhé. Bánh quy ăn vặt cho mẹ bầu thường có thành phần bột mì Organic nguyên cám giàu chất xơ, các loại hạt dinh dưỡng và có vị ngọt tự nhiên từ mật ong, trái cây sấy khô. Với công thức này, món bánh quy vừa có vị thơm, ngọt ngào, rất ngon mà còn giàu dinh dưỡng.
Như đã chia sẻ, với thành phần chính là bột mì và ngũ cốc, bánh quy có rất nhiều chất xơ giúp mẹ “đánh bay” chứng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, bánh quy ăn vặt cho mẹ bầu thường có lượng calo khá thấp, khẩu phần dinh dưỡng được tính toán chi tiết trong từng miếng bánh giúp mẹ dễ dàng định lượng, mẹ ăn vừa đủ (khoảng 2 – 3 lát bánh mỗi ngày) để kiểm soát và duy trì cân nặng ổn định.
Sản phẩm bánh quy Organic có vị ngọt thanh tự nhiên từ hoa quả và mật ong nguyên chất nên mẹ bầu dư cân hay đang gặp các vấn đề về tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối hoàn toàn có thể ăn vặt được nha. Gợi ý đến mẹ một số hãng bánh quy Organic dành riêng cho bà bầu nổi tiếng có hương vị thơm ngon và chất lượng tốt như Morinaga Marie Biscuit, AFC, Cracker Arandanos…
2. 5 đồ ăn vặt cần chế biến cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Ở giai đoạn “nước rút” này, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng nhóm chất, cẩn trọng với thực phẩm nạp vào cơ thể, bao gồm cả đồ ăn vặt nữa ạ. Gợi ý ngay 5 đồ ăn vặt cần chế biến cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ ngon tuyệt và dinh dưỡng, thực hiện siêu nhanh, mẹ lưu lại nhé!
2.1. Bắp luộc ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Làm mẹ ai cũng mong muốn con yêu chào đời lành lặn, thông minh và lanh lợi. Mỗi ngày mẹ đều tìm hiểu những món ăn vặt ngon, dinh dưỡng để mẹ đỡ thèm, ăn ngon mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Nếu vậy, mẹ đừng bỏ qua món bắp luộc nhé, đây là thực phẩm gần gũi, hương vị quen thuộc nhưng bảng thành phần siêu giàu dinh dưỡng mẹ ơi.
Trong bắp có chứa hoạt chất carotenoid hay gọi là zeaxanthin có tính chất oxy hóa. Nhờ vậy Zeaxanthin giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở mắt, một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bắp còn chứa hàm lượng axit folic cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng cuối, giảm nguy cơ nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác ở thai nhi.
Những trái bắp vàng óng khi luộc chín tới có vị ngọt thanh, thơm phức chắc chắn sẽ là món ăn vặt cực “ghiền” cho mẹ bầu. Thi thoảng mẹ đổi vị với bắp luộc vừa đơn giản, rất ngon lại tốt cho sức khỏe.
Mách nhỏ mẹ cách chọn bắp tươi, đạt độ ngon, dẻo mềm mà không sượng nhé: mẹ kiểm tra độ tươi bằng cách dùng móng tay bấm nhẹ vào hạt, nếu hạt mềm và tiết ra một chút nước là bắp mới, ngon. Bên cạnh đó, để món bắp luộc có vị ngọt và thơm ngon hơn, mẹ luộc cùng 1 – 2 đốt mía nhỏ nữa nhé.
2.2. Bánh mì bơ lạc giúp mẹ ăn ngon miệng hơn
Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, mẹ đã chuẩn bị cán đích rồi, lúc này bụng to hơn giai đoạn trước làm mẹ đi lại, làm gì cũng khó khăn, chật vật. Đôi khi mẹ thèm ăn vặt mà ngại nấu nướng cầu kỳ, đồ ăn sẵn lại lo không đảm bảo an toàn. Những lúc thế này, một lát bánh mì bơ lạc thơm ngon tự làm sẽ là lựa chọn lý tưởng!
Cụ thể, mẹ chỉ cần trữ sẵn 1 ít bánh mì Organic trong nhà, quết thêm một lớp bơ lạc sánh mịn, béo ngậy lên trên. Sau đó mẹ cho vào lò vi sóng, nướng giòn tầm 1 – 2 phút là có ngay một lát bánh mì bơ lạc thơm nức, ngon khó cưỡng rồi.
Bơ lạc là một loại bơ thực vật, được làm từ hạt đậu phộng xay nhuyễn mịn. Do vậy loại bơ này có hàm lượng calo tương đối cao nhưng lại ít carbs, đặc biệt nó cung cấp một lượng lớn chất béo không bão hòa lành mạnh tốt cho tim mạch. Mẹ bầu ăn bánh mì bơ lạc giúp bổ sung protein chất lượng cùng hàm lượng chất xơ dồi dào, ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Mặc dù bơ lạc rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn vặt quá nhiều, chỉ nên ăn từ 1 – 2 lát nhỏ mỗi ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tránh dư thừa calo nhé.
2.3. Trái cây củng cố hệ miễn dịch của hai mẹ con
Một nhóm thực phẩm ăn vặt siêu tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối, rất nhiều vitamin, khoáng chất chính là trái cây tươi. Trong trái cây thường có nhiều vitamin C, hàm lượng chất xơ dồi dào hỗ trợ mẹ bầu năng cao sức đề kháng, củng cố hệ hệ miễn dịch của hai mẹ con.
Mẹ bầu 3 tháng cuối ưu tiên ăn vặt với các loại quả mọng, cái loại trái cây ít ngọt, lượng đường không cao để hạn chế dư đường gây thừa cân, tiểu đường thai kỳ nha. Ngoài ra, mẹ nhớ chọn mua quả tươi, ăn quả chín tới, không ăn trái cây bị hỏng, chín quá hay còn xanh, không tốt cho sức khỏe đâu ạ. Một số loại quả thuộc nhóm trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối như cam, quýt, chuối, mận, bưởi, táo, lê, ổi, quả đào, kiwi, dâu tây…
2.4. Salad rau củ cung cấp năng lượng
Ở giai đoạn 3 tháng cuối này, mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau củ để tăng cường chất xơ, các loại vitamin A, K, B, C, kali, magie, sắt giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn. Gợi ý cho mẹ món ăn vặt dễ chế biến, công thức siêu nhiều rau, vừa thanh mát lại ngon miệng là salad rau củ.
Mẹ ăn salad rau củ rất có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa đầy hơi, táo bón khi mang thai, “đỡ đần” hoạt động của nhu động ruột, đào thải độc tố và làm mềm phân hiệu quả. Ngoài ra hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái cây còn giúp mẹ ổn định đường huyết, kích thích enzym tiêu hóa hoạt động trơn tru, vừa nhẹ bụng lại dinh dưỡng. Đặc biệt ăn rau củ nhiều sẽ trả lại mẹ làn da hồng hào, mịn màng.
Nhóm rau củ tươi trộn salad ngon, dễ ăn và tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối như rau cải xoăn, xà lách, rau dền, cà chua, dưa leo, cà rốt … Ngoài ra, các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, măng tây hay bông cải xanh… có chứa nhiều axit folic và vitamin B6 hỗ trợ thai nhi phát triển trí não. Mẹ có thể kết hợp nhiều loại rau củ để món salad có màu sắc đẹp, hương vị tươi ngon hơn.
Nếu mẹ là một “fan” của món salad rau củ và muốn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm rau củ tốt cho bà bầu, dinh dưỡng của từng loại như thế nào, mẹ xem ngay bài viết: Các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối.
2.5. Khoai lang ngăn chặn tiểu đường thai kỳ
Giữa muôn vàn món đồ ăn vặt dinh dưỡng, khoai lang luôn được “điểm mặt đặt tên” là thực phẩm lành mạnh, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mẹ bầu. Do vậy mẹ bầu 3 tháng cuối cơ thể nặng nhọc, tiêu hóa khó khăn, cơ địa nhạy cảm có thể bổ sung món khoai lang vào danh sách đồ ăn vặt “healthy”.
Mặc dù có vị ngọt nhưng khoai lang vẫn là thực phẩm an toàn cho mẹ bầu 3 tháng cuối, bởi khoai lang rất giàu chất xơ có tác dụng ngăn chặn đường chuyển hóa trực tiếp trong máu, từ đó ổn định chỉ số đường huyết của mẹ.
Bên cạnh đó, hàm lượng đường có trong khoai lang rất thấp và calo gần như bằng không nên mẹ hoàn toàn an tâm thực phẩm này sẽ cân bằng insulin hiệu quả, đánh bay chứng tiểu đường thai kỳ. Có nhiều cách chế biến khoai lang siêu dễ và tiện, mẹ chỉ cần cho khoai vào luộc, hấp hoặc nướng trong nồi chiên không dầu đến khi chín mềm, khoai bở tơi là ăn được liền.
3. 5 món ăn vặt mẹ bầu nên hạn chế ăn trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ngoài 10 món ăn vặt tốt cho sức khỏe, mẹ cần hạn chế ăn thức ăn nhanh, bánh kẹo có chứa nhiều đường, rau củ muối chua hay thức uống có cồn để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ. Góc của mẹ giải đáp chi tiết ngay dưới đây:
1 – Thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên,…)
Thực ăn nhanh được hiểu nôm na là thực phẩm chiên, rán có hàm lượng calo, muối và đường rất cao. Thông thường, chúng rất giàu carbohydrate và chất béo bão hòa khiến lượng cholesterol “xấu” tăng cao,dẫn đến những vấn đề liên quan đến tim mạch. Do đó, mẹ bầu thường xuyên ăn thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên… dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh béo phì, đau tim,…
Ngoài ra, các món ăn nhanh còn có chứa hương liệu nhân tạo và chất bảo quản thực phẩm để có hương vị thơm ngon và thời hạn sử dụng lâu hơn. Mẹ bầu 3 tháng cuối đã chuẩn bị cán đích rồi, lúc này cơ thể cũng nhạy cảm hơn, việc ăn các loại thức ăn nhanh có thể gây ngộ độc thực phẩm và có nguy cơ nhiễm trùng cao, nguy hiểm lắm ạ.
2 – Bánh kẹo có hàm lượng đường cao
Trong suốt thai kỳ, có lẽ mẹ đã phải đối mặt với cảm giác thèm ăn món nọ món kia. Đôi khi, mẹ rất thèm ăn một chiếc bánh kem hay những viên kẹo đường ngọt ngào. Tuy nhiên bánh kẹo có chứa hàm lượng đường cao không tốt chút nào mẹ ạ, nhất là với mẹ bầu 3 tháng cuối vì có nguy cơ cao gây chứng tiểu đường thai kỳ.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ ghi nhận trong số 100 phụ nữ mang thai, có khoảng 10 mẹ gặp phải chứng tiểu đường thai kỳ. Mặc dù tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau sinh, tuy nhiên, đây là “tiền đề” khiến mẹ bị tiểu đường loại 2 sau khi sinh bé cưng. Bên cạnh đó, bánh kẹo có chứa lượng đường cao cũng không tốt cho sức khỏe răng miệng, mẹ bầu thường đối mặt với loạt vấn đề như sâu răng, ê buốt chân răng,…
3 – Đồ muối chua
Nhiều mẹ băn khoăn, không biết bầu 3 tháng cuối ăn đồ muối chua, dưa chua được không? Tuy đồ muối chua thường có hương vị mặn ngọt hài hòa, giòn tan rất hấp dẫn nhưng mẹ bầu 3 tháng cuối nên “tránh càng xa càng tốt”.
Đồ muối chua như dưa muối, cà muối, sung muối… thường chứa nhiều natri (muối), việc dư thừa muối có thể gây tình trạng giữ nước, phù nề và tăng huyết áp trong thai kỳ. Hơn nữa, ăn đồ muối chua còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại như listeria phát triển (do quá trình lên men) làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, táo bón,…
4 – Thức uống có cồn
Trà, cà phê, rượu, bia hay bất cứ thức uống có cồn nào cũng đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé như dị tật bẩm sinh, sinh non, dọa sảy, sảy thai và băng huyết sau sinh. Chưa kể, mẹ uống bất cứ thức uống có cồn nào trong thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối cũng khiến thai nhi mắc hội chứng FAS (Rượu bào thai).
Em bé của mẹ vẫn còn non nớt, không có khả năng chuyển hóa và bài tiết lượng cồn trong bia rượu và cà phê như mẹ được, bởi vậy dư lượng cồn sẽ xâm nhập vào cơ thể con thông qua bánh nhau. Nguy hiểm hơn, Hội chứng rượu bào thai còn gây ra những khiếm khuyết về cơ thể, ảnh hưởng đến mắt, thận, tim, hệ hô hấp, bài tiết và tiêu hóa của thai nhi.
Để hiểu rõ ràng, chi tiết hơn về những ảnh hưởng của thức uống có cồn với mẹ bầu 3 tháng cuối, mẹ đọc ngay bài viết 3 tháng cuối uống cafe được không, uống bia khi mang thai 3 tháng cuối để có thêm nhiều kiến thức bổ ích, chuẩn khoa học nhé!
5 – Thịt xông khói
Có thể mẹ chưa biết, các loại thịt nguội, thịt xông khói có nguy cơ chứa listeria, một dạng vi khuẩn gây nhiễm độc. Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối nếu nhiễm phải vi khuẩn này rất dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Ngoài gia, thịt xông khói còn chứa các chất phụ gia, nhiều gia vị, ám khói than do quá trình chế biến và hàm lượng cholesterol cao. Mẹ bầu dư thừa cholesterol sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan bên trong cơ thể, làm tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa.
4. Mách mẹ bầu 3 tháng cuối 5 lưu ý khi bổ sung đồ ăn vặt
Để ăn vặt đúng cách và lành mạnh, mẹ đừng qua qua 5 lưu ý “vàng”: tự tay chế biến để nắm rõ khẩu phần, kết hợp nhiều thực phẩm khác, ăn đúng cách đúng lượng, mẹ vệ sinh tay sạch sẽ và chỉ mua tại nơi uy tín. Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết ngay đây ạ:
1- Kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng
Như đã chia sẻ, ăn vặt lành mạnh với các loại hạt, rau củ, trái cây… là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, đẹp da giữ dáng. Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ “chăm chăm” ăn ngũ cốc rau củ mà “bỏ quên” các nhóm thực phẩm khác sẽ gây ra tình trạng lệch tháp dinh dưỡng, thiếu chất này hụt chất kia.
Do vậy, mẹ bầu cần bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm, xây dựng thực đơn ăn bữa phụ, ăn vặt lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn “lệch”, chỉ tập trung vào một vài món yêu thích. Chẳng hạn, mẹ kết hợp ăn sữa chua không đường cùng granola, ăn salad rau củ cùng một chút bánh quy Organic hoặc thay đổi linh hoạt trong tuần, bữa ăn ngô luộc, bữa ăn bánh mỳ bơ lạc hoặc một vài hạt hạnh nhân rang, macca, óc chó…
2 – Tự tay chế biến để nắm rõ khẩu phần
Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối, cơ thể mẹ nhạy cảm hơn, đôi khi chỉ một xíu tác động nhỏ từ đồ ăn, thức uống không phù hợp, ăn nhiều hơn một chút cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé rồi.
Tốt nhất, mẹ nên tự tay chuẩn bị đồ ăn vặt để đảm bảo vệ sinh tối đa. Bên cạnh đó, việc tự tay chế biến giúp mẹ yên tâm từ khâu chọn nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ làm bếp đến việc cân đối hàm lượng dinh dưỡng và nắm rõ khẩu phần ăn nữa ạ. Từ đó giúp mẹ điều chỉnh và xây dựng chế độ ăn lành mạnh, mẹ ăn ngon, bé khỏe re.
3 – Không ăn quá nhiều đồ ăn vặt mẹ nhé
Mặc dù ăn vặt lành mạnh giúp mẹ bổ sung thêm nhiều năng lượng, protein và dinh dưỡng thiết yếu, rất tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ tránh lạm dụng, ăn quá nhiều đồ ăn vặt có thể gây đầy bụng, kéo theo vô vàn hệ lụy như tiểu đường thai kỳ, hạ huyết áp, béo phì và ảnh hưởng đến em bé trong bụng đó ạ.
Do vậy, mẹ bầu nên ăn vặt vừa đủ khi thèm, tránh ăn quá no là được. Chẳng hạn, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn từ 20 – 30g rong biển sấy khô, cỡ 10 – 15 lá ghim loại nhỏ, 1 bắp ngô luộc, 1 – 2 lát bánh mì bơ lạt hoặc 1 dĩa salad rau củ trộn, khoảng 23 – 30 hạt hạnh nhân… Ngoài ra, mẹ nên chia thời gian ăn phù hợp và cách đều, bữa chính, bữa phụ và bữa ăn vặt nên cách nhau 2 tiếng.
4 – Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ
Những lúc ăn đồ ăn vặt đã chế biến sẵn như hạnh nhân, rong biển,… mẹ thường dính ra tay, lúc này mẹ cần lau thật sạch để loại bỏ cặn thức ăn bám đọng trên tay và miệng, giúp đảm bảo vệ sinh hơn. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng những sản khăn ướt kháng khuẩn để tiện vệ sinh hơn, mẹ với tay là có ngay, lau chùi vài lần là sạch bong, cực tiện luôn.
Góc của mẹ gợi ý mẹ chọn sản phẩm khăn ướt Mamamy với bảng thành phần được cấp bằng sáng chế Mỹ giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm siêu tốt. Sản phẩm sẽ giúp mẹ lau sạch tay và miệng, mẹ chẳng lo hương liệu hóa học nồng gắt vì sản phẩm hoàn toàn không có mùi hay chứa cồn, dịu nhẹ và mềm mại với da lắm mẹ ơi!
Tin HOT ở đây ạ, Mamamy hiện đang có deal ưu đãi giảm đến 60% nữa nè, mẹ ghé ngay để tậu về tích trữ dùng dần, cực hời luôn!
5 – Chỉ mua đồ ăn vặt ở những nơi uy tín
Khi mua đồ ăn vặt, mẹ nên chọn thực phẩm chất lượng, tươi ngon, có kiểm định an toàn, thời hạn sử dụng được in rõ ràng. Bởi mẹ bầu 3 tháng cuối rất nhạy cảm, mẹ phải thật kỹ lưỡng khi chọn mua và ăn bất cứ thực phẩm nào nhé. Tốt nhất, mẹ nên mua đồ ăn vặt tại những địa chỉ bán hàng uy tín và có xuất xứ rõ ràng, cụ thể như sau:
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn:
Hạt dinh dưỡng (Hạnh nhân, Granola,…)
Nut Garden
,
Hồng Lam
; rong biển sấy khô
O’Food
; bánh quy organic
Hipp
; bánh mì tươi
Sapo Bakery
,
Anh Hòa Bakery
;…bơ lạc Nutella tại
Abby
, bơ lạc
Golden Farm
…
- Các loại thực phẩm tươi:
bắp, rau củ, khoai lang mẹ mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi lớn như CoopMart, WinMart, Bách Hóa Xanh,…
Vậy là bài viết trên đã “mách” mẹ 10 đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối dinh dưỡng, lành mạnh và ngon miệng rồi. Bên cạnh đó, mẹ nhớ “tránh càng xa càng tốt” món đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe và đừng quên 5 lưu ý quan trọng mẹ giúp ăn vặt đúng cách và chuẩn khoa học. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào mẹ đừng quên để lại bình luận để được giải đáp tất tần tật!