10 điểm nhấn thành tựu khoa học công nghệ nổi bật năm 2022
Nội Dung Chính
10 điểm nhấn thành tựu khoa học công nghệ nổi bật năm 2022
Theo Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam
|
28/12/2022
10 sự kiện Khoa học công nghệ năm 2022 do Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố ghi dấu ấn bởi Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 và nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ nổi bật…
Nhóm nghiên cứu trẻ làm việc tại Co-working space, Trung tâm Phân tích chia sẻ nguy cơ An ninh mạng tại Công ty An ninh mạng Viettel.
Năm 2022, sau hơn 2 năm bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, kinh tế xã hội Việt Nam đã bước đầu thích nghi và dần hồi phục. Các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng sôi động và có nhiều kết quả tích cực; đóng góp chung và sự tạo đà hội phục và tăng trưởng về mọi mặt của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (giữa) trao chứng nhận cho các tác giả giải chính của VinFuture 2022
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/5/2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ riêng với ngành khoa học và công nghệ mà còn với toàn thể hệ thống chính trị bởi vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 10 năm tới là đột phá chiến lược, có ý nghĩa quyết định tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Một triển lãm blockchain vào tháng 5 tại Hà Nội. Ảnh: Mai Phương
Các nội dung của Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở khoa học, có căn cứ thực tiễn và đồng bộ với những nội dung có liên quan trong các văn bản của Đảng và Nhà nước đã ban hành về định hướng phát triển kinh tế, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030.
Trung tâm R&D được đầu tư 220 triệu USD của Samsung tại Hà Nội
Trong năm 2022, khoa học công nghệ ghi dấu ấn bởi việc triển khai thí điểm bộ chỉ số đổi mới sáng tạo. Theo Học viện Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo, bộ chỉ số cần có những thước đo phản ánh chính sách, nhân lực… phù hợp với từng địa phương. Việc triển khai thí điểm xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) là nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thời gian qua, Học viện Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng khung chỉ số và nội dung hướng dẫn địa phương thực hiện thu thập dữ liệu phục vụ triển khai thí điểm đánh giá bộ chỉ số này. Năm 2022 là năm đầu tiên Bộ thực hiện và triển khai thí điểm với 20 địa phương, từ đó rút kinh nghiệm cũng như hoàn thiện phương pháp, cách thức triển khai, đánh giá tác động của bộ chỉ số với các địa phương.
Khung bộ chỉ số PII gồm 51 chỉ số, trong đó có 15 chỉ số sẽ lấy dữ liệu từ các địa phương; 36 chỉ số lấy dữ liệu từ các bộ ngành và các tổ chức khác ở trung ương. Các sở Khoa học và Công nghệ là đầu mối thu thập, tổng hợp dữ liệu của địa phương. Chỉ số PII do địa phương cung cấp gồm các chỉ số về thể chế; giáo dục; cơ sở hạ tầng; tín dụng; liên kết đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; tác động của đổi mới sáng tạo đến phát triển kinh tế xã hội.
Về cơ chế chính sách khoa học công nghệ, tại phiên họp ngày 16/6/2022 kỳ họp thứ 3 của Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Trong bối cảnh khoa học, công, nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa, các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh, sửa đổi bổ sung.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là dự án luật khó, nội dung chuyên môn sâu, đòi hỏi các kiến thức liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thực tiễn áp dụng và sự am hiểu về cam kết quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ; đảm bảo sau khi ban hành đưa Luật tiệm cận thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Cũng trong năm qua, nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ đã được ghi nhận như: INTECH Group nghiên cứu, chế tạo thành công phòng sạch đạt cấp độ cao nhất thế giới (tiêu chuẩn NEBB Hoa Kỳ); Làm chủ công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR/cas9; FPT Semiconductor công bố dòng chíp vi mạch ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật cho lĩnh vực y tế; Ra mắt hệ sinh thái điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam (Viettel Cloud)…
10 sự kiện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2022:
1. Ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
2. Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
3. Triển khai thí điểm bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương
4. Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”
5. Làm chủ công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR/cas9
6. Nghiên cứu, chế tạo thành công phòng sạch đạt cấp độ cao nhất thế giới
7. Ra mắt dòng chíp vi mạch ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật cho lĩnh vực y tế
8. Ra mắt hệ sinh thái điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam
9. Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6
10. Trao Giải thưởng VinFuture năm 2022
Cùng chuyên mục
-
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022, Nghệ An đứng thứ 23/63 tỉnh thành, tăng 7 bậc so với PCI năm 2021
-
Đại tướng Chu Huy Mân – Người cộng sản kiên cường, nhà chính trị, quân sự tài năng
-
Tình cảm và sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với thanh niên
-
Với Võ Đại tướng , những lần tôi được tiếp xúc
-
Bác Hồ căn dặn Đại tướng Chu Huy Mân khi viếng đài Liệt sĩ Thái Lão