10 cảnh đẹp nổi tiếng trong phim Trung Quốc
1. Lâm viên quốc gia Khắc Tố Ốc trong Thập diện mai phục
Dù có rất nhiều lời khen chê đối với bộ phim này nhưng không ai có thể phủ nhận được đạo diễn Trương Nghệ Mưu là bậc thầy về hình ảnh. Ngoại cảnh lâm viên quốc gia Khắc Tố Ốc của bộ phim này là một vùng đất bao la với những cảnh đẹp tráng lệ.
Dù có rất nhiều lời khen chê đối với bộ phim này nhưng không ai có thể phủ nhận được đạo diễn Trương Nghệ Mưu là bậc thầy về hình ảnh. Ngoại cảnh lâm viên quốc gia Khắc Tố Ốc của bộ phim này là một vùng đất bao la với những cảnh đẹp tráng lệ.
Lâm viên quốc gia Khắc Tố Ốc nằm ở phía đông của núi Ca Nhĩ Ba Thiên thuộc Ô Khắc Lan. Trong lâm viên này có vô số các loại cây cổ thụ như như: bạch dương, tùng, bách… với lớp mặt đất phủ đầy những lá mục.
2. Huyện Hạ Hà trong Thiên hạ vô tặc
Huyện Hạ Hà ở tỉnh Cam Túc nằm ở phía bắc thảo nguyên Cam Nam mà người ta thường gọi là Tây Tạng thứ hai hoặc Đông Phương Phạn Đế Mạng. Đây là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của ba tỉnh Cam Túc, Thanh Hải và Tứ Xuyên. Huyện có ngôi chùa Lạp Bố nổi tiếng tọa lạc ở phía tây. Nơi đây rất phát triển về du lịch với cảnh đẹp tự nhiên và những nét truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, là nơi du lịch lý tưởng cho những ai kết hợp giữa tham quan cảnh đẹp tự nhiên và tôn giáo.
3. Rừng trúc Thục Nam trong Ngọa hổ tàng long
Ấn tượng khó quên nhất của khán giả khi xem bộ phim này là hình ảnh rừng trúc bạt ngàn mênh mông vô tận. Đạo diễn Lý An đã chọn rừng trúc Thục Nam để quay ngoại cảnh cho bộ phim của mình. Rừng trúc Thục Nam có hơn 50 loại trúc tre sinh trưởng, ngoài những loại trúc mộc cao vút mọc đầy các núi đồi ra còn có trúc Ô thân đen, trúc Móng Gà cao chót vót, trúc Quan Âm mảnh mai… xanh ngắt đua nhau sinh trưởng. Khi bước vào đây ta có cảm giác như mọi bụi trần của cuộc sống phố phường như được gội sạch.
Ấn tượng khó quên nhất của khán giả khi xem bộ phim này là hình ảnh rừng trúc bạt ngàn mênh mông vô tận. Đạo diễn Lý An đã chọn rừng trúc Thục Nam để quay ngoại cảnh cho bộ phim của mình. Rừng trúc Thục Nam có hơn 50 loại trúc tre sinh trưởng, ngoài những loại trúc mộc cao vút mọc đầy các núi đồi ra còn có trúc Ô thân đen, trúc Móng Gà cao chót vót, trúc Quan Âm mảnh mai… xanh ngắt đua nhau sinh trưởng. Khi bước vào đây ta có cảm giác như mọi bụi trần của cuộc sống phố phường như được gội sạch.
4. Khu bảo tồn tự nhiên Ca Ca Tây Lý trong Khả khả Tây lý
Đây là bộ phim có sức thu hút nhất trong những năm gần đây, vừa giành hai giải phim hay nhất và quay phim xuất sắc nhất tại
Đây là bộ phim có sức thu hút nhất trong những năm gần đây, vừa giành hai giải phim hay nhất và quay phim xuất sắc nhất tại LHP Kim Mã . Đạo diễn Lục Xuyên được xem là một trong những đạo diễn giỏi dùng ngôn ngữ điện ảnh.
Bộ phim này được quay tại khu bảo toàn tự nhiên Ca Ca Tây Lý. Khu bảo tồn này nằm được chính quyền tỉnh Thanh Hải phê duyệt thành lập vào năm 1995, rộng 4.500.000 héc ta, nằm ở khu tự trị dân tộc Tạng Thụ Ngọc.
Nằm trong khu bảo tồn này có Núi Ca Ca Tây Lý, là một nhánh núi thuộc phía nam núi Côn Lôn, ở phía nam tỉnh Thanh Hải và phía đông khu tự trị Tây Tạng. Người Mông Cổ có ý gọi nó là “mõm núi màu xanh” với độ cao trung bình cách mặt nước biển từ 5.000- 6.000 mét.
5. Rừng trúc ở Cửu Trại Câu trong Anh hùng
Cũng là cảnh rừng trúc tuyệt đẹp giống như trong phim Ngọa hổ tàng long nhưng đây là ngoại cảnh của rừng trúc ở Cửu Trại Câu (Tứ Xuyên). Nơi đây, trước kia nổi tiếng vì có loài gấu trúc – một động vật được bảo vệ cấp quốc gia của Trung Quốc, nay lại nổi tiếng nhờ chọn làm cảnh cho bộ phim Anh hùng.
Cũng là cảnh rừng trúc tuyệt đẹp giống như trong phim Ngọa hổ tàng long nhưng đây là ngoại cảnh của rừng trúc ở Cửu Trại Câu (Tứ Xuyên). Nơi đây, trước kia nổi tiếng vì có loài gấu trúc – một động vật được bảo vệ cấp quốc gia của Trung Quốc, nay lại nổi tiếng nhờ chọn làm cảnh cho bộ phim Anh hùng.
6. Thái miếu trong Đại vãn
Cảnh đẹp nổi tiếng trong phim này là Thái miếu. Thái Miếu
là miếu tổ hoàng gia của hai đời Minh, Thanh, nằm ở phía đông Thiên An Môn, được xây vào năm 18 Minh Vĩnh Đông (tức năm1420) và trùng tu lại vào năm 24 Minh Gia Tịnh (tức năm 1544).
là miếu tổ hoàng gia của hai đời Minh, Thanh, nằm ở phía đông Thiên An Môn, được xây vào năm 18 Minh Vĩnh Đông (tức năm1420) và trùng tu lại vào năm 24 Minh Gia Tịnh (tức năm 1544).
Đây là kiến trúc thái miếu duy nhất trong lịch sử còn lưu lại đến hôm nay. Đến năm1950, Thái miếu được đổi tên là Cung Văn hóa nhân dân lao động Bắc Kinh. Bên ngoài Thái miếu có tường bao quanh với nhiều cây cổ thụ đến hàng trăm năm tuổi.
7. Pháo đài Tôn Sơn Kháng Anh trong Hồng hà cốc
Thông qua phim này, đạo diễn Phùng Tiểu Ninh muốn diễn tả mối tình thâm của hai dân tộc Hán Tạng, tinh thần anh dũng kiên cường của dân tộc Tạng cũng như cảnh đẹp của pháo đài Tôn Sơn Kháng Anh.
Thông qua phim này, đạo diễn Phùng Tiểu Ninh muốn diễn tả mối tình thâm của hai dân tộc Hán Tạng, tinh thần anh dũng kiên cường của dân tộc Tạng cũng như cảnh đẹp của pháo đài Tôn Sơn Kháng Anh.
Pháo đài này nằm trên một mõm núi cao ở Giang Tư (tên đầy đủ là Giang Khả Nhĩ Tư). Năm 1904, quân viễn chinh Anh đã bị đánh bại tơi bời tại đây nên nó còn có một tên gọi khác là “thành phố anh hùng”. Ngoài pháo đài Tôn Sơn Kháng Anh nổi tiếng, thành phố Giang Tư anh hùng còn có chùa Nãi Ninh, chùa Bạch Cư, viên trang Bạc Lạp, hang đá vôi Kim Ca…
8. Sông Hoàng Hà trong Hoàng Hà tuyệt luyến (Ân tình trên sông Hoàng Hà -bản tiếng Việt)
Đây cũng là bộ phim nói về đề tài chiến tranh tiếp sau phim Hồng hà cốc của đạo diễn Phùng Tiểu Ninh. Ngoại cảnh bộ phim này là sông Hồ Khẩu Bạo Bố (tên lúc trước) nằm ở phía tây huyện Cát của tỉnh Hà Bắc. Đây là con sông lớn thứ hai của Trung Quốc và còn có tên là Sông Hoàng Hà.
Đây cũng là bộ phim nói về đề tài chiến tranh tiếp sau phim Hồng hà cốc của đạo diễn Phùng Tiểu Ninh. Ngoại cảnh bộ phim này là sông Hồ Khẩu Bạo Bố (tên lúc trước) nằm ở phía tây huyện Cát của tỉnh Hà Bắc. Đây là con sông lớn thứ hai của Trung Quốc và còn có tên là Sông Hoàng Hà.
Bởi sông Hoàng Hà có một dòng chảy lớn đến vùng Hồ Khẩu này. Trên con sông luôn có khói mây tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp và kỳ bí, ngừơi của vùng này thường miêu tả cảnh sắc của con sông này là “trong nước có khói”
9. Đại viện Tề gia trong Đèn lồng đỏ treo cao
Ngoại cảnh được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chọn quay trong phim này là đại viện Tề gia ở huyện Kỳ Môn tỉnh Sơn Tây. Đại viện này được xem là một trong những kiến trúc dân cư có qui mô lớn hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc còn lưu lại đến hôm nay.
Tổng diện tích của đại viện này là 3724 m2, tổng cộng có sáu viện lớn với 313 phòng. Chung quanh đại viện là những bức tường cao mười mấy mét, trên tường có những bức phù điều chạm khắc hình các thiếu nữ rất tinh xảo, trong đại viện treo rất nhiều ngọn đèn lồng.
Tất cả đại viện đều thể hiện một phong thái quí tộc của gia tộc họ Tề. Tuy nhiên khung cảnh thực của đại viện này rất âm u tịch mịch chứ không sinh động, rộn ràng và sáng sủa như những cảnh quay trong phim.
10. Tân Cương trong Thiên địa anh hùng
Bối cảnh chủ yếu của bộ phim này quay tại Tân Cương. Từ trước đến nay Tân Cương vẫn nổi tiếng là vùng đất có nhiều phong cảnh đẹp với nhiều di tích cổ, núi non hùng vĩ, là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số của Trung Quốc với nhiều tập tục khác lạ. Ngoài ra, sự kết hợp giữa phong cảnh tự nhiên kỳ vỹ với văn hoá Tây Vực lâu đời đã hình thành nên một cảnh quan nhân văn có sức hấp dẫn độc đáo của miền Tây Trung Quốc.
Bối cảnh chủ yếu của bộ phim này quay tại Tân Cương. Từ trước đến nay Tân Cương vẫn nổi tiếng là vùng đất có nhiều phong cảnh đẹp với nhiều di tích cổ, núi non hùng vĩ, là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số của Trung Quốc với nhiều tập tục khác lạ. Ngoài ra, sự kết hợp giữa phong cảnh tự nhiên kỳ vỹ với văn hoá Tây Vực lâu đời đã hình thành nên một cảnh quan nhân văn có sức hấp dẫn độc đáo của miền Tây Trung Quốc.
Thành cổ Lầu Lan Cao xương nổi tiếng ở đây đã từng là thành đô của Con đường tơ lụa xưa kia. Động nghìn phật cũng chính là điểm sáng rực rỡ nhất của văn hóa Tây Vực. Phong cảnh và những tập tục, tín ngưỡng, tôn giáo của hơn 13 dân tộc của vùng này đã tạo nên một Tân Cương độc đáo kỳ bí không lẫn vào đâu được.