10 cách chế biến ăn dặm – Đổi món mỗi ngày – Imunoglukan Việt Nam

Việc chọn các món ăn dặm luôn là vấn đề “đau đầu” của nhiều mẹ. Hãy cùng gấu Kan tham khảo các công thức nấu ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng, đổi món mỗi ngày cho con yêu mẹ nhé. Đảm bảo bé nào cũng thích mê cho xem.

cac-mon-sup-ngon-danh-cho-be-an-dam

4 MÓN ĂN DẶM TỪ CARROT

1. CHÁO CÀ RỐT & PHÔ MAI (trẻ dưới 10 tháng dùng bột gạo để nấu)
Cháo (Bột) cà rốt với phômai – Trẻ 7 tháng tuổi trở lên
Bột gạo đem nấu cùng carrot, súp lơ trắng và phômai. Carrot, súp lơ trắng nghiền nhuyễn (cho vào máy xay sinh tố), phomai (1/2 miếng) tán nhuyễn, cho tất cả vào nồi bột đang sôi. Khuấy đều cho cả carrot, phômai cho sánh lại. Múc cháo ra bát, phômai có vị hơi mặn nên kg cần thêm hạt nêm. Lưu ý: Cháo có phômai đã có chất béo nên không cho thêm dầu ăn.

2. CHÁO CARROT – THỊT BÒ
Trẻ 8 tháng tuổi trở lên
Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Carrot cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (Tùy vào tháng tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau. Khi bé ăn quen dần mẹ nên giảm độ nhuyễn từ từ để giúp bé thích ứng dần sau này sẽ tập bé ăn cơm dễ hơn). Khi bột gạo nấu chính nhừ, cho hỗn hợp thịt bò và cà rốt vào cháo, nấu cho chín trở lại. Bắc bột cháo xuống, thêm 1 ít dầu mè hoặc dầu oliu, dầu ăn, 1 ít hạt nêm.

3. CHÁO CÀRROT & CÁ QUẢ (cá lóc) – Trẻ 9 tháng tuổi trở lên
Cá quả lóc kỹ lấy phần thịt. Cho dầu ăn vào chảo, phi với hành hoặc tỏi cho thơm rồi cho thịt cá vào, nêm gia vị vừa miệng. Kiểm tra lại xem còn xương cá hay không. Gạo bỏ vào nồi nấu thành cháo. Chờ cháo sôi, cho carrot, cá đã xào chín vào, đun sôi lại thì tắt bếp. Cho ½ thìa nhỏ dầu ăn vào trộn đều. Tùy theo tháng tuổi của bé, carrot có thể dùng máy sinh tố để xay nhuyễn hay thái hạt lựu cho vào cháo.

4. CHÁO CARROT NẤU VỚI LƯƠN – Trẻ 9 tháng tuổi trở lên
Cho gạo và carrot băm vào ninh thành cháo. Lươn làm sạch, hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ. Cháo sôi thì cho lươn vào, đun sôi trở lại thì tắt bếp. Cho ½ thìa nhỏ dầu ăn vào trộn đều, 1 ít hạt nêm.
Món cháo lươn kết hợp cà rốt cung cấp rất nhiều nhiều dinh dưỡng, trẻ chậm tăng cân 1 tuần ăn 3-4 lần sẽ rất hiệu quả.
Mách nhỏ: Với các bé dưới 8 tháng tuổi, Mẹ nên mua bột gạo để nấu cho bé. Các loại thịt và rau củ nên cho vào máy xay với chế độ nhuyễn nhất.
Từ 8 tháng tuổi trở đi, mẹ nên tập cho bé ăn với hạt cháo lớn hơn, có thể rang gạo (rang cho gạo có mùi thơm là được), sau đó dùng chày giã nhuyễn theo độ tuổi cho vào lọ để dùng dần trong tuần.
Cách ấy sẽ giúp bé sau này từ cháo chuyển sang tập ăn cơm dễ hơn.

7 MÓN ĂN DẶM TỪ ĐẬU HÀ LAN
Các món ăn dặm từ đậu hà lan luôn là những món ăn bổ dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên nấu cho bé mỗi tuần ít nhất 1,2 bữa. Đậu Hà Lan rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và có tác dụng tuyệt vời chữa các chứng khó tiêu ở trẻ và giúp bé bổ sung thêm năng lượng. Đậu Hà Lan giàu chất xơ và chất sắt, cùng lượng lớn vitamin C làm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ.

1. SÚP ĐẬU HÀ LAN & LÒNG TRẮNG TRỨNG
(thích hợp cho bé trên 10 tháng tuổi, vì tròng trắng trứng khó tiêu)
Nguyên liệu
– Đậu Hà Lan: 100g
– Lòng trắng trứng gà: 2 cái
– Gia vị: hạt nêm, 1 thìa café dầu oliu (hoặc dầu gấc), nước dùng, bột năng (hoặc bột bắp)
Cách làm
Rửa sạch đậu Hà Lan, đánh trứng cho nổi bọt.
Cho nước dùng vào nồi, bắc lên bếp.
Nước sôi cho đậu Hà Lan vào, nấu đến khi hạt đậu mềm.
Cho hạt nêm, bột năng hòa ít nước vào (cho sánh nước).
Cho lòng trắng trứng vào khuấy đều từ 2 đến 3 phút là được. Tắt bếp cho dầu ăn vào
Múc ra bát cho bé dùng khi còn ấm.

2. SÚP ĐẬU HÀ LAN & đậu hũ, bí ngô, tôm tươi
(thích hợp cho bé trên 9 tháng tuổi)
Nguyên liệu: đậu Hà Lan, Bí ngô (bí đỏ), tôm tươi (có thể thay thế tôm bằng cá, cua, …), đậu hũ non, bơ, hạt nêm, rượu trắng để khử mùi tanh của tôm.
Cách chế biến: Tôm rửa sạch, bóc vỏ, ướp tôm với một chút rượu trắng. Bí ngô gọt vỏ, xắt hạt lựu thật nhỏ, đậu Hà Lan tách vỏ lấy hạt (hoặc mua loại đã tách hạt sẵn), đậu hũ non cắt miếng vuông thật nhỏ (hoặc đánh tan tùy theo độ tuổi của bé).
Đun chảy bơ (nếu bé kg thích mùi bơ có thể thay bằng dầu ăn, nhưng như vậy súp sẽ không có mùi thơm ngon bằng), cho bí ngô vào xào, để lửa trung bình cho bí ngô ngấm bơ và mềm, thêm 1 bát nước, đun sôi khoảng 3 – 5 phút cho bí nhừ, cho đậu hũ, đậu Hà Lan và tôm vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đun khoảng 5 phút cho tôm chín, đậu Hà Lan mềm là được.
Các bé dưới 1 tuổi có thể cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn và cho bé ăn

ăn-dặm

3. SÚP ĐẬU HÀ LAN & NGÔ NON
(thích hợp cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên)
Nguyên liệu: Ngô nếp non, đậu Hà Lan, cà rốt cắt miếng nhỏ, nước dùng, hạt nêm.
Cách chế biến: Đun sôi nước dùng, cho bắp nếp, cà rốt, đậu Hà Lan vào hầm nhỏ lửa chừng 20 phút, nêm vừa ăn, để sôi thêm 5 phút là được, múc ra bát cho vào 1 thìa dầu ăn.

4. SÚP ĐẬU HÀ LAN & RAU CHÂN VỊT
(thích hợp cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên)
Nguyên liệu: Dầu ô liu, hành tây, tỏi băm, đậu Hà Lan, rau chân vịt, nước dùng, hạt nêm. Rau chân vịt (còn gọi là cải bó xôi hoặc rau bina)
Cách chế biến: Đun nóng dầu, phi tỏi, cho đậu, rau chân vịt, nước dùng vào đun sôi, giảm nhỏ lửa, đun đến khi đậu mềm, nêm vừa ăn và xay nhuyễn, múc ra bát cho vào 1 thìa dầu oliu.

5. SÚP ĐẬU HÀ LAN & KHOAI TÂY – LÒNG ĐỎ TRỨNG
(thích hợp cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên)
Nguyên liệu: đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, dầu ô liu, tỏi băm nhỏ, khoai tây xắt hạt lựu thật nhỏ, sốt cà chua, nước dùng, hạt nêm.
Cách chế biến: Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho khoai tây và hạt nêm vào xào mềm, cho sốt cà chua và nước vào rồi nấu đến khi khoai nhừ, thêm tiêu, đậu nấu chừng 30 phút. Đập trứng, lọc lấy phần lòng đỏ trứng ra bát, khuấy đều, cho vào và khuấy đều lần nữa, nấu thêm 3 -5 phút cho trứng chín. Múc ra bát cho vào 1 thìa dầu oliu.

6. CHÁO THỊT HEO & ĐẬU HÀ LAN
Nguyên liệu: ½ chén cháo, thịt heo nạc 30g (2 muỗng cơm), đậu Hà Lan tươi 10g (tương đương 1 muỗng canh đầy), dầu ăn 1 muỗng cà phê.
Cách chế biến:
Thịt heo băm miếng nhỏ hay xay nhuyễn, đậu Hà Lan ngâm nước rửa sạch. Đậu Hà Lan cho vào nồi với 250ml nước đun cho đến khi chín mềm (đậu hà lan rất may chín chỉ đun khoảng 5- 7 p). Cho thịt heo vào đun cùng nước luộc đậu, sau đó lấy ra xay nhuyễn cùng đậu hà lan theo độ tuổi của bé. Bắc nồi khác lên, cho cháo, đậu và thịt đã nghiền vào quấy đều và nêm 1 ít hạt nêm. Tắt bếp, cho 1-2 thìa dầu oliu vào. Tắt bếp bắc xuống rồi cho thêm một thìa dầu ăn hoặc dầu oliu. Múc ra bát và để bé ăn nóng.

7. CHÁO THỊT BÒ, LÒNG ĐỎ TRỨNG & ĐẬU HÀ LAN
Trẻ 9 tháng tuổi trở lên
Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đậu hà lan không cần nấu chính cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (Tùy vào tháng tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau. Khi bé ăn quen dần mẹ nên giảm độ nhuyễn từ từ để giúp bé thích ứng dần sau này sẽ tập bé ăn cơm dễ hơn). Khi bột gạo nấu chính nhừ, cho hỗn hợp thịt bò và đậu vào cháo, lòng đỏ trứng gà đánh thật tan bên ngoài rồi mới cho vào cháo sau khi đã cho thịt bò và đậu vào. Nấu cho sôi trở lại 3-5p, nêm vừa ăn. Bắc bột cháo xuống, thêm 1 ít dầu mè hoặc dầu oliu.

6 MÓN DẶM TỪ KHOAI LANG – GIÚP BÉ HẾT TÁO BÓN
Các bé bị táo bón kéo dài, đó là do hệ tiêu hóa của bé thiếu chất xơ. Khoai lang là món ăn ưu tiên hàng đầu khi cho bé bị táo bón.

1. KHOAI LANG VÀ BỘT ĂN DẶM
Nguyên liệu
½ củ khoai lang nhỏ, bột ăn dặm loại ngọt.
Cách làm
Khoai lang nấu chín kỹ, nhừ. Có thể luộc hoặc hấp khoai lang, sau đó nghiền thật mịn khoai lang với 1 ít nước luộc hoặc ít sữa công thức đã pha. Dùng loại bột ăn bán sẵn khoáy đều với nước ấm (lượng bột và nước cho bé theo công thức hướng dẫn của từng loại bột ăn dặm). Sau đó thêm vào bát bột của bé hỗn hợp khoai lang đã tán nhuyễn rồi trộn thật đều.
Lượng bột ăn dặm cho vào khoai tùy theo khuẩu phần ăn của từng bé. Nên tính theo tỉ lệ 1:1, sau khi hoàn thành chia hỗn hợp thành 2 phần ăn cho bé dùng trong 1 ngày hoặc dùng trong 2 ngày, mỗi ngày 1 lần sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Để tăng cường dinh dưỡng hơn cho bé, có thể trộn thêm vào 1 -2 vài thìa sữa bột tùy ý.
Mách nhỏ: Bột bán sẵn có nhiều hương vị khác nhau, nếu muốn thêm khoai lang vào bột cho bé nên chọn loại bột ít hương vị như bột gạo sữa, bột ngũ cốc sẽ có mùi vị dễ ăn hơn. Ban đầu, chỉ nên khuấy 2 thìa cafe hỗn hợp khoai lang vào bát bột để bé làm quen.

2. KHOAI LANG HẦM BÍ ĐỎ
Nguyên liệu:
1/2 chén khoai lang, 1/2 chén bí đỏ
Cách làm:
Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng, bí đỏ cũng gọt vỏ cắt miêng nhỏ. Cho bí và khoai vào một cái nồi thêm chút nước xâm xấp, đun sôi. Sau khi sôi thì nhỏ lửa và hầm âm ỉ đến khi khoai và bí chín nhừ, khoảng 10 phút.
Khoai và bí cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, hoặc dùng muỗng to tán nhuyễn, cho thêm một chút nước hoặc sữa bột đã pha vào, có thể cho thêm 1 tí bơ hay 1 thìa dầu gấc vào sẽ thơm ngon hơn.
Có thể làm nhiều hơn và chia hỗn hợp khoai với bí làm nhiều phần nhỏ rồi cho vào tủ lạnh. Có thể cho bé ăn dần trong 3 – 5 ngày. Mỗi lần ăn lại lấy riêng từng phần nhỏ ra hâm nóng lại bằng cách cho vào nồi cơm hoặc cho vào lò vi sóng quay 1 phút.
Mách nhỏ: Khoai bí có thể cho vào vỉ nhựa dùng để làm đông nước đá, mỗi lần cho bé ăn từ 1 đến 2 ô nhỏ.

3. KHOAI LANG & BỘT SỮA
Nguyên liệu
1/3 chén khoai lang đỏ hấp hoặc luộc chín, 2 thìa bột gạo, 1 thìa cafe bơ nhạt, 1 thìa nhỏ đường (tùy chọn), 2 thìa sữa bột.
Cách làm
Khoai lang hấp chín nghiền nhỏ. Hòa bột gạo vào nước lạnh, khoai lang, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín. Tiếp đến cho 1 thìa bơ nhạt vào trộn đều, sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào, khuấy đều một lần nữa rồi cho ra đĩa. Có thể thay bơ bằng dầu ăn hoặc dầu oliu, nếu thay bơ bằng dầu, sau khi cho sữa bột vào khuấy đều, tắt lửa rồi mới cho dầu vào.

4. SÚP GÀ – KHOAI LANG & ĐẬU XANH
Nguyên liệu
Một miếng thịt ức gà, một nắm nhỏ đậu xanh, 2-3 thìa bột gạo, 1/2 củ khoai lang đỏ gọt vỏ thái nhỏ.
Cách làm: Rửa sạch miếng thịt gà, cho vào nồi nước đun sôi, luộc kỹ trong 15 – 20 phút. Đến khi gà chín mềm thì vớt ra gỡ lấy phần thịt – cắt hạt lựu, bỏ xương đi, bạn nên cẩn thận lọc lại phần nước dùng vừa đun, chắt nước sang nồi khác và bỏ phần cặn đi.
Cho thịt gà, khoai lang, đậu xanh và bột gạo vào đun. Ninh nhừ các nguyên liệu trong 30 phút. Nêm một chút xíu gia vị. Sau đó tắt bếp. Cho bé dùng từ 2 -3 lần, để trong ngăn mát tủ lạnh. Khi nào bé ăn thì múc một phần ra hâm nóng lại. Với các bé nhỏ có thể cho vào máy xay nhuyễn.

5. CHÁO CÁ KHOAI LANG
Nguyên liệu:
– 100g fillet cá quả (cá lóc) hoặc cá diêu hồng, cá basa
– 50g khoai lang
– 1 củ hành tím
– 1 bát cháo trắng
– hạt nêm, 2 thìa cafê dầu ăn.
Cách nấu cháo cá khoai lang
– Fillet cá quả đem rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn
– Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn
– Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
– Phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước và cháo vào nấu sôi. Cho tiếp cá và khoai lang vào, nêm ít hạt nêm, nấu sôi lại là được. Múc cháo ra tô, cho dầu ăn.

6. SÚP KHOAI LANG
Nguyên liệu:
1 Củ khoai lang đỏ, 1/3 củ hành tây, nước dùng gà 2 chén, gia vị, dầu ăn hoặc bơ.
Cách làm:
Hành tây xắt hạt lựu. Khoai lang chọn loại ngọt khoai vàng và bở (khoai lang đà lạt), gọt vỏ thái miếng thật nhỏ và mỏng.
Đun chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn, cho hành tây vào xào cho tới khi hành mềm rồi cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm. Cho nước (hoặc nước hầm xương cho có thêm dinh dưỡng) vào nồi khoai, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ bớt lửa xuống mức thấp để nồi soup sôi lăn tăn khoảng 30 – 40 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt bếp, dùng máy xay nhuyễn.

LƯU Ý:
Tùy theo tháng tuổi của con mà các mẹ xay nhuyễn gạo để nấu hay nấu nguyên hoạt, gọi là cháo, nhưng bé nào dưới 10 tháng mẹ cần phải giã gạo nấu cháo thì con mới tiêu hóa tốt được.
Các loại rau củ hay thịt cá cũng vậy, tùy tháng tuổi và tùy tình trạng ăn uống thực tế của con mình mà nấu hạt to hay xay nhỏ thế nào.
Các mẹ nên linh động cho phù hợp với từng bé.
Nếu không nước tiện nấu nước dùng (nước xương hầm), có thể thay bằng nước lạnh bình thường.
Trong các món ăn dặm bất kỳ của trẻ, dù không được ghi trong cách chế biến, mẹ cũng cần cho thêm 1 thìa dầu ăn vào thức ăn dặm của bé (bột, cháo, soup).
Để không làm hỏng tác dụng của dầu ăn, cho dầu ăn vào khi đã tắt bếp, hoặc cho dầu vào bát thức ăn của bé lúc còn ấm.
Nên cho bé ăn xen kẽ từ 2-3 loại dầu ăn để thay đổi mùi vị.

>> KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)

KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)

➡ 1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

➡ 2. Gửi câu hỏi cho chuyên gia 

➡ 3. Cách chăm sóc giúp bé mau khỏi ốm

➡ 4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ

➡ 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”