10 Chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả, đột phá

Mỗi một doanh nghiệp đều có những cách khác nhau để tồn tại và phát triển. Vào những thời điểm khác nhau, doanh nghiệp cũng cần những phương pháp vận hành khác nhau. Bài viết dưới đây của Mona Media10 chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả mà bạn có thể xem xét và áp dụng với chính doanh nghiệp của mình.

Những lưu ý khi lập chiến lược phát triển doanh nghiệp

Tuy nhiên, trước khi hoạch định bất kỳ chiến thuật nào cho doanh nghiệp, bạn cần phải lưu ý một số trọng điểm sau đây:

Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là quá trình phân tích điểm mạnh – Strengths, điểm yếu – Weaknesses, cơ hội – Opportunities và thách thức – Threats. Mô hình phân tích SWOT giúp bạn đưa ra những đánh giá khách quan về bản thân và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ kết quả phân tích SWOT bạn có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để phát huy thế mạnh của chính mình, để tận dụng những cơ hội sắp đến trên thị trường, hoặc để giảm thiểu những rủi ro khách quan như luật pháp hay quy định kinh doanh của chính phủ.

Phân tích SWOT là bước đầu tiên và không thể thiếu trước khi hoạch định chiến lược kinh doanh hay chiến lược quảng bá,… của tất cả doanh nghiệp.

Unique Selling Proposition – USP

USP là điểm bán hàng độc nhất, tức là đặc điểm nổi bật nhất. Việc xác định USP và làm nổi bật nó, lan tỏa nó sẽ khiến bạn có một dấu ấn và trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. USP là con át chủ bài, là đặc điểm chỉ có bạn mới có và là điều bạn làm tốt nhất, là át chủ bài để cạnh tranh với những thương hiệu khác. Do đó, mọi chiến lược, kế hoạch và nội dung cần xoay quanh USP.

Mục tiêu rõ ràng

Bên cạnh đó, trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược nào bạn cũng cần đặt ra một mục tiêu rõ ràng. Mục đích chung thì vẫn là phát triển doanh nghiệp nhưng bạn cần chia nhỏ quá trình ra để xác định được mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn. Có 2 loại mục tiêu là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Mục tiêu dài hạn có thể kéo dài 1-2 năm, ví dụ như từ lúc thành lập doanh nghiệp cho tới lúc hoàn vốn hoặc chiếm lĩnh thị phần một phân khúc nào đó. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn khá chung chung và mất nhiều thời gian thực hiện. Do đó, nó không giúp bạn đánh giá hướng đi của công ty và khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nó cũng không giúp bạn theo dõi quá trình phát triển và thay đổi linh hoạt theo biến động của thị trường.

Vì vậy, bạn cần các mục tiêu ngắn hạn, chi tiết hơn và thường chỉ kéo dài khoảng 6-12 tháng. Tuy ngắn nhưng loại mục tiêu này quan trọng bởi nó xác định cụ thể bạn muốn đạt được những thành tựu nào trước mắt và cách để đạt được chúng.

Hãy nghĩ về 2 loại mục tiêu này như một bậc thang. Đích đến cuối cùng vẫn là đi lên tầng trên, nhưng bạn cần phải bước từng bậc thang để đạt được điều đó.

Sự sáng tạo, đột phá

Thực sự thì sự sáng tạo cần thiết trong mọi tình huống chứ không riêng gì việc lập chiến lược kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì sự sáng tạo lại càng đóng vai trò quan trọng, then chốt đem lại thành công.

Khi hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, bạn cần sáng tạo ra một lối đi riêng.

Khi muốn cạnh tranh với các đối thủ đã có chỗ đứng, bạn cần tìm ra phân khúc thị trường mà họ chưa chạm tới, những sản phẩm mà họ chưa phát triển hay những chính sách mà họ không áp dụng.

Quy mô kinh doanh

Quy mô kinh doanh cũng ảnh hưởng đến chiến lược bạn đề ra. Liệu công ty của bạn đang nhắm tới chiếm lĩnh thị trường một địa phương hay toàn quốc? Bạn đang nhắm tới phân khúc thị trường tầm trung hay các khách hàng giàu có, xa xỉ?

Quy mô kinh doanh, trong nhiều trường hợp, cũng tương đồng với ngân sách khả dụng. Doanh nghiệp càng lớn ngân sách càng phải dồi dào, và các chiến lược, con đường phát triển cũng sẽ khác với những trường hợp ít ngân sách.

Có thể bạn quan tâm: 10 Bước xây dựng doanh nghiệp nhỏ thành công

Mức độ cạnh tranh

Một yếu tố khác cần phải suy xét chính là mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực của doanh nghiệp như thế nào.

Tất nhiên nếu có nhiều đối thủ đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, bạn cần phải có kinh nghiệm và bản lĩnh để tìm được những chiến lược cạnh tranh.

Xem thêm:

Kiểm tra và đánh giá

Điều quan trọng cuối cùng giúp các kế hoạch của bạn phát huy hiệu quả chính là việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại chúng. Doanh nghiệp nên theo dõi sát sao tiến trình thực hiện những mục tiêu của mình và đánh giá lại tính khả thi và tính đúng đắn của chúng một cách đều đặn theo chu kỳ.

Môi trường, sở thích người dùng luôn luôn thay đổi, các chiến lược của bạn vì vậy cũng cần linh hoạt ứng biến.

Nếu để đến các giai đoạn cuối mới phát hiện mục tiêu hoặc hướng đi không đúng đắn, sẽ rất có để quay lại và có nguy cơ mất trắng tất cả những gì đã đầu tư vào.

10 chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả

1. Thu hút đối tượng tiềm năng

Thay vì nhắm vào tất cả mọi người hoặc bất cứ ai, doanh nghiệp chỉ cần tập trung tiếp cận và phục vụ đối tượng tiềm năng của mình.

Tập trung vào một nhóm nhỏ những khách hàng có cùng những đặc điểm và động cơ mua hàng sẽ giúp bạn có xác suất thành công cao hơn. Bạn sẽ có một phương pháp tiếp cận nhất quán hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và nhất là, có thể xây dựng được một cộng đồng người dùng trung thành.

Người dùng trung thành là bệ đỡ cho sự thành công của một thương hiệu, bởi vì họ sẽ sẵn sàng quay lại mua hàng của bạn, tạo nên một nguồn thu nhập, doanh số ổn định.

Ngoài ra, họ cũng sẵn sàng làm cầu nối giữa bạn với những khách hàng khác, giúp bạn lôi kéo những người thân, người quen của họ đến với thương hiệu của bạn.

Hãy thực hiện những nghiên cứu Customer insights để tìm ra điểm chung về tâm lý, hành vi tiêu dùng và điểm đau (pain points) của nhóm khách hàng tiềm năng để có được hướng tiếp cận đúng đắn nhất.

2. Thu hút khách hàng của đối thủ

Khách hàng mà đối thủ không thể phục vụ cũng chính là khách hàng tiềm năng của bạn. Chiến lược phát triển doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc lấp đầy chỗ trống giữa các đối thủ trên thị trường với bạn.

Nói cách khác, bạn cần tìm hiểu opportunity gap để tìm ra những ngóc ngách mà thị trường chưa chạm tới, những người dùng chưa thỏa mãn với những thương hiệu đang tồn tại. Chỉ cần bạn cho họ thấy bạn có những gì họ cần, họ sẽ sẵn lòng tìm hiểu bạn, từ đó mở ra cơ hội thu hút và biến họ thành khách hàng tiềm năng của bạn.

3. Đa dạng sản phẩm

Khách hàng luôn luôn thích có nhiều sự lựa chọn khi mua sắm, giúp họ tìm được món hàng ưng ý nhất, xứng đáng nhất với số tiền bỏ ra.

Do đó, đa dạng sản phẩm là chiến lược mà rất nhiều doanh nghiệp theo đuổi. Những ngành hàng sẽ hưởng lợi khi có nhiều mặt hàng, sản phẩm khác nhau bao gồm: thời trang, giày dép, trang sức, phụ kiện, hay công nghệ… Những lĩnh vực khác có thể không cần gấp rút cho ra những mẫu mã mới, tuy nhiên cũng phải làm mới mình thì mới giữ được sự tò mò, hứng thú của người tiêu dùng.

4. Áp dụng công nghệ hiện đại

Với đà phát triển của công nghệ, có rất nhiều công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành và phát triển doanh nghiệp. Trong quản lý, thương hiệu có thể sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý để sắp xếp, phân chia và theo dõi công việc. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý lòng trung thành, CRM (customer relationship management), giúp theo dõi và xây dựng sợi dây liên hệ chặt chẽ với khách hàng thân thiết.

Ngoài ra, các ứng dụng di động và website cho phép đặt hàng trực tuyến giúp người dùng tiếp cận doanh nghiệp và dịch vụ một cách tiện lợi, mọi lúc mọi nơi. Các tiện ích như livechat giúp bạn chủ động tiếp cận để nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và trải nghiệm người dùng của họ.

5. Khai thác nền tảng trực tuyến

Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, rất nhiều tương tác của con người đã dần chuyển dịch lên trên các nền tảng số.

Có thể nói có một chiến lược phát triển doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến là một yếu tố sống còn cho mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Theo số liệu thống kê, mỗi khách hàng Việt Nam mua hàng trực tuyến trên 100 lần/năm. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp giờ đây cần chú trọng phát triển những chiến lược kinh doanh online, bán hàng trực tuyến.

Bán hàng online cung cấp khả năng tiếp cận những khách hàng không có điều kiện đi đến cửa hàng vật lý, cũng như có thể bán hàng xuyên suốt 24/7 mà không bị gián đoạn.

Bạn có thể bán hàng trên website của công ty, trên Facebook chính chủ hay trên nhiều nền tảng khác.

Khi bán hàng trực tuyến, bạn cần chú trọng các chính sách giao hàng, phương thức thanh toán và quan trọng nhất, là chính sách ưu đãi, voucher/coupon hay tích điểm…

6. Bán hàng đa kênh

Kết hợp với bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp cũng nên thực hiện bán hàng đa kênh. Đa kênh tức là bạn có thể tiếp cận người dùng bằng nhiều con đường khác nhau, không chỉ bằng website hay page Facebook, mà còn có thể thông qua Zalo, Instagram

Đó còn có thể là telesale, chốt đơn qua điện thoại. Kênh bán hàng trực tiếp bằng nhân viên sale cũng không được bỏ qua, bởi vì nó cũng đem lại nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Chưa kể, nhân viên sale giỏi có thể kiếm cho bạn những khách hàng trung thành đáng quý.

Xem thêm:

7. Marketing nội dung

Marketing nội dung, hay còn gọi là content marketing, là một trong những chiến lược phát triển doanh nghiệp rất bền vững. Content marketing tập trung tạo ra những nội dung, bao gồm bài viết, video hay infographic, thật sự hữu ích và có giá trị.

Ưu điểm của việc chăm chút cho nội dung là nó, tuy tỷ lệ chuyển đổi ngay lập tức sẽ không cao, sẽ giúp bạn tạo dựng được sự tin tưởng của khách hàng. Bởi vì khi bạn giúp người đọc giải quyết vấn đề của họ, họ sẽ dần đặt trọn lòng tin vào bạn.

Lúc này, họ sẽ có khả năng cao trở thành khách hàng trung thành của bạn. Họ sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và mang lại ra nhiều lợi ích về lâu về dài. Một mạng lưới khách hàng thân thiết là chìa khóa để dẫn đến thành công của một doanh nghiệp.

8. Tận dụng sản phẩm cộng đồng

Cộng đồng có một sức mạnh sáng tạo vượt trội mà không cá nhân nào có thể bì được. Bạn có thể sử dụng một vài chiến lược nhằm tận dụng nguồn lực sẵn có từ cộng đồng, từ người dùng của bạn để phát triển doanh nghiệp.

Ví dụ điển hình nhất chính là các cuộc thi thiết kế ý tưởng logo, slogan từ cộng đồng. Một vài trò chơi điện tử thường xuyên mở những sự kiện cho cộng đồng tự tay thiết kế trang phục, ngoại hình vật phẩm. Những thiết kế đạt giải sẽ được chính thức đưa vào sử dụng và tặng một bản sao cho chủ nhân của nó.

Doanh nghiệp tận dụng sự sáng tạo từ người dùng để bổ sung cho bản thân mình và đổi lại, người dùng cũng được hưởng những quyền lợi tương xứng như một phần thưởng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn kêu gọi người dùng cộng tác, dấn thân vào hoạt động của doanh nghiệp, tạo cảm giác mình là một phần của doanh nghiệp.

Từ đó, khách hàng sẽ có thể phát sinh thiện cảm dành cho bạn, gắn bó với bạn lâu và bền hơn nữa. Tuy nhiên, cũng cần lưu rằng không phải mọi khía cạnh đều có thể nhờ đến cộng đồng nếu không sẽ phản tác dụng, tạo cho họ cảm giác đang bị lợi dụng.

Chưa kể, sản phẩm từ cộng đồng sẽ không thể hoàn toàn phù hợp với phong cách, đường lối định vị thương hiệu (branding guidelines) của bạn.

9. Tiếp thị liên kết

Với tiếp thị liên kết (affiliate marketing), bạn sẽ thuê các cộng tác viên sáng tạo nội dung liên quan và để lại một liên kết dẫn đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Về cơ bản, nó là một cách khai thác sức mạnh cộng đồng, sử dụng sức lan tỏa tập thể để tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.

Cộng tác viên của bạn càng đông và càng có uy tín, danh tiếng, thì bạn càng có cơ hội mở rộng tệp khách hàng, thu hút được nhiều người dùng hơn nữa. Tiếp thị liên kết là một chiến lược kinh doanh win-win khi mà cả bạn và những cộng tác viên đều được hưởng lợi. Bạn sẽ có được nhiều khách hàng hơn trong khi CTV thì được hoa hồng và những phần thưởng khác.

10. Sử dụng influencer, KOL marketing

Cuối cùng, một chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược tiếp thị vô cùng hiệu quả và được tận dụng triệt để hiện nay chính sử dụng các influencer. Influencer là những người có ảnh hưởng trong xã hội, có nhiều người theo dõi, nhiều fan hâm mộ.

Kế hoạch là bạn sẽ tìm những người được quan tâm: ca sĩ, diễn viên, người mẫu, streamer hoặc những người có ảnh hưởng, nhất là trên mạng xã hội với nhiều lượt follow, tương tác… Sau đó, đơn giản là ký hợp đồng làm người đại diện cho thương hiệu và thường xuyên chia sẻ hoặc nhắc đến bạn. Những khán giả, độc giả theo dõi các influencer này sẽ dễ dàng bị thuyết phục khi thấy thần tượng của mình quảng bá một sản phẩm, thương hiệu.

Hiện nay, influencer hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội là phổ biến. Ngoài ra, cũng có những streamer thường xuyên livestream những trò chơi hay hoạt động giải trí. Dù là nền tảng gì đi nữa thì những influencer càng đông fan thì hiệu quả lan tỏa càng lớn mạnh.

Nói đi cũng phải nói lại, chiến lược sử dụng influencer quảng bá và phát triển doanh nghiệp khá đắt đỏ. Nó chỉ thực sự phù hợp với những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và muốn đẩy mạnh việc tiếp cận với nhiều người dùng hơn thông qua các influencer.

Trên đây là 10 chiến lược phát triển doanh nghiệp ổn định và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều phương pháp khác mà doanh nghiệp có thể sáng tạo dựa trên những điều kiện cụ thể của mình. Điều quan trọng là phải đảm bảo những thỏa mãn những yêu cầu khi hoạch định chiến lược và không quên theo dõi và điều chỉnh kế hoạch một cách thường xuyên.