Tên bài dạy: Bài 1: MỞ ĐẦU Môn học: HÓA HỌC – LỚP 10 Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Trình bày được:
-Đối tượng nghiên cứu của hoá học
-Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học.
-Vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,..
2. Về năng lực:
a) Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo trong quá trình hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
b) Năng lực đặc thù:
-Nhận thức hóa học:
+ HS phân biệt được: Đơn chất, hợp chất, sự biến đổi chất, sự biến đổi hoá học
+ HS biết được một số chuyên ngành Hoá học và vai trò của chúng.
+ HS biết phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học.
-Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình ảnh kết hợp những hiểu biết có sẵn để đưa ra vai trò của hoá học.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: để giải thích được tính ứng dụng của các chất hoá học trong 1 lĩnh vực cụ thể..
c) Phẩm chất:
-Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
-Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập.
-Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
-Hình ảnh, video giới thiệu về đối tượng nghiên cứu của hóa học.
-Tranh ảnh/video, tài liệu tham khảo trên sách báo, Internet về vai trò của hóa học với đời sống, sản xuất.
-Bảng khổ A0 sơ đồ hóa về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
-Phiếu học tập.
-Công nghệ: Padlet.
2. Học liệu:
-Kế hoạch bài dạy, giáo án, powerpoint bài học.
-Video, hình ảnh có liên quan đến bài học.
-Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu Thời gian: 10 phút
a) Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học.
-Tạo tâm thế học tập thoải mái, hào hứng cho học sinh, tạo mâu thuẫn nhận thức để học sinh tiếp tục nghiên cứu nội dung tiếp theo.
b) Nôi ̣ dung:
-HS: Huy động kiến thức sẵn có của bản thân.
-Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật công não.
-Câu hỏi: Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến hóa học. Em nêu 01 ví dụ về các hóa chất từ những vật thể trong lớp học và những sự vật xung quanh?
c) Sản phẩm:
-Vật: bàn, bút, thước, chai nước, kính, cửa, khăn bàn, bình hoa, phấn, quần áo, ….
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
-GV đặt câu hỏi.
-Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, suy nghĩ và trả lời, ý sau không trùng ý trước.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân, vận dụng các kiến thức đã biết để giải quyết vấn đề GV đặt ra.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
-Lần lượt học sinh trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-Phương pháp đánh giá: Quan sát, hỏi đáp.
-Công cụ đánh giá: Câu hỏi.
-Vì là hoạt động tình huống nên GV chưa chốt kiến thức, mà đến hoạt động tiếp theo mới chốt kiến thức.
2. Hoạt đông ̣ 2: Hình thành kiến thức (Thời gian: 35 phút)
2. Hoạt đông ̣ 2: Hình thành kiến thức (Thời gian: 35 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của hóa học: 15 PHÚT
a) Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK, kết hợp các kiến thức để biết đối tượng nghiên cứu hóa học là gì?
-Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, hứng thú cho học sinh.
b) Nôi ̣ dung:
-Học sinh hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập 1.
-Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, Kĩ thuật think-pair-share.
-Phiếu học tập:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
a) Quan sát hình sau, hãy chỉ ra đâu là đơn chất, hợp chất?
b) Khi đốt nến (làm bằng paraffin), nến chảy ra ở dạng lỏng, thấm vào bấc, cháy trong không khí, sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Vậy giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lý ? Giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi hóa học?
c) Hình sau minh họa về mối liên hệ giữa hóa học với các lĩnh vực khác, em hãy viết một câu tổng hợp về mối liên hệ đó.
c) Sản phẩm:
a) -Đơn chất: Aluminium (Nhôm), Nitơ (Nitrogen)
-Hợp chất: Nước, NaCl
b) -Hiện tượng vật lý: nến chảy (chuyển thể)
-Hiện tượng hóa học: nến cháy sinh khí carbon dioxide và hơi nước. (vì có hình thành chất mới)
c) Hóa học đóng vai trò “khoa học trung tâm”, và là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác như lý, hóa, sinh, địa chất.
* Kết luận: Đối tượng nghiên cứu của hóa học
-Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các chất và các hiện tượng kèm theo.
-Hóa học có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, địa chất.
-Đối tượng nghiên cứu: chất hữu cơ, chất vô cơ, các loại vật liệu tự nhiên và nhân tạo.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
-Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động cặp đôi.
-Chiếu phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-Think: HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
-Pair: HS hoạt động cặp đôi, trao đổi ý kiến.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-Đại diện cặp đôi báo cáo.
-Các học sinh còn lại còn lại theo dõi, phản biện, bổ sung, nhận xét.
-Học sinh rút ra kết luận.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-Phương pháp đánh giá: Quan sát, viết.
-Công cụ đánh giá: Câu hỏi tự luận.
-GV nhận xét, lưu ý thêm 1 số kiến thức mà HS chưa trình bày được, chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của hóa học với đời sống và sản xuất: 20 PHÚT
a) Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK, kết hợp các kiến thức để tìm hiểu vai trò của hóa học với đời sống và sản xuất.
-Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, hứng thú cho học sinh.
b) Nôi ̣ dung:
-Từ việc quan sát các hình ảnh, học sinh nhận biết được vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất.
-Học sinh hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập 2.
-Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, dạy học trò chơi.
-Phiếu học tập:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Quan sát các hình ảnh sau, hãy liệt kê những lĩnh vực đời sống và sản xuất có liên quan tới hóa học. Nêu vai trò của hóa học trong mỗi ứng dụng đó?
c) Sản phẩm:
1. Trong đời sống:
-Hoá học về lương thực – thực phẩm: tìm hiểu về phản ứng chuyển hoá thức ăn trong cơ thể, các yếu tố tác động. Trả lời câu hỏi về chế độ ăn hợp lí, tăng khả năng hấp thu.
-Hoá học về thuốc: Thuốc là chất hoá học (khối lượng phân tử 100 – 500 amu), gây ra các phản ứng sinh hoá giúp điều trị và phòng ngừa bệnh. Hoá học giúp sản xuất thuốc có hiệu quả, an toàn và ít chi phí.
-Hoá học về mĩ phẩm: Hoá học giúp sản xuất mĩ phẩm (son môi, nước hoa, kem dưỡng da,..) an toàn, màu sắc đẹp, có mùi hương và bền hơn.
-Hoá học về chất tẩy rửa: Chế tạo các chất hoá học có tính năng tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, nước rửa chén, dung dịch vệ sinh nhà tắm,…
2. Trong sản xuất:
-Hoá học về năng lượng: lựa chọn nhiên liệu phù hợp cho quá trình sản xuất, phát triển nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu sạch.
–Hoá học về sản xuất hoá chất: tổng hợp các chất như NH3, , HCl, HNO3,…
-Hoá học về vật liệu: Chế tạo vật liệu thông thường như sắt, thép, xi măng, nhựa đến vật liệu xúc tác, vật liệu chịu nhiệt/áp suất, vật liệu lưu giữ năng lượng,…
-Hoá học về môi trường: phòng chống và xử lí ô nhiễm (nước, khí, đất)
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
-Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi: Cho biết hóa học có ứng dụng trong những lĩnh vực nào đối với đời sống và sản xuất.
-Chiếu phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời, sau đó hoạt động nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-Đại diện nhóm báo cáo, hùng biện theo nhóm với chủ đề: “Vai trò của hóa học trong đỏi sống và sản xuất”.
-Các nhóm học sinh còn lại còn lại theo dõi, phản biện, bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-Phương pháp đánh giá: Quan sát, viết.
-Công cụ đánh giá: Câu hỏi tự luận.
-GV nhận xét, lưu ý thêm 1 số kiến thức mà HS chưa trình bày được, chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học: 30 PHÚT
a) Mục tiêu:
-Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
-Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, hứng thú cho học sinh.
b) Nôi ̣ dung:
-Học sinh hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
-Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp đóng vai.
-Câu hỏi: Hãy tưởng tượng bạn được mời làm một báo cáo viên trong hội thảo “Bàn về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học”, hãy trình bày báo cáo về nội dung sau:
(1) Làm thế nào để học tốt môn Hóa học?
(2) Triển khai nghiên cứu khoa học ở trong nhà trường phổ thông như thế nào?
c) Sản phẩm:
Bài trình bày của HS về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học: bằng poweroint, video, sơ đồ tư duy… được nộp trên padlet.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
-GV đưa ra câu hỏi cho học sinh từ tiết 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoàn thành nhiệm vụ ở nhà, nộp lên padlet.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-GV cho quay tên 02 ngẫu nhiên để lên báo cáo trước lớp.
-Các nhóm học sinh còn lại còn lại theo dõi, phản biện, bổ sung, nhận xét.
-Các bài còn lại học sinh ấn like để bình chọn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-Phương pháp đánh giá: Quan sát, bài báo cáo.
-Công cụ đánh giá: Câu hỏi tự luận.
-GV nhận xét, lưu ý thêm 1 số kiến thức mà HS chưa trình bày được, chốt kiến thức.
3. Hoạt đông ̣ 3: Luyêṇ tâp̣ (Thời gian: 10 phút)
a) Mục tiêu:
-Củng cố lại phần kiến thức đã học về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vai trò của hoá học và các phương pháp học tập nghiên cứu hoá học.
-Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
b) Nội dung:
-HS các nhóm làm việc cá nhân trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm, thông qua phần mềm plicker hoặc quizizz.
-Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học trò chơi, kĩ thuật công não.
-Câu hỏi:
Câu 1: Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa hoc tự nhiên, nghiên cứu về
A. cơ thể con người và động vật.
B. các định luật của tự nhiên.
C. chất và sự biến đổi chất.
D. đời sống xã hội.
Câu 2: Hoá học được chia làm mấy chuyên ngành chính?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3: Để học tốt môn Hóa học cần phải làm gì?
A. Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
B. Tìm hiểu tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn Hóa học.
C. Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Chuyên ngành nào sau đây không thuộc Hoá học?
A. Hoá lí. B. Hoá sinh
C. Hoá hữu cơ. D. Vật lí.
Câu 5: Trường hợp nào chất xảy ra biến đổi hoá học?
A. Vôi sống cho vào nước.
C. Viên nước đá tan chảy thành lỏng.
Câu 6: Đâu là sản phẩm hoá học do con người tạo ra?
B. Đá vôi cho vào nước.
D. Muối ăn tan vào nước.
A. Cây cối. C. Tinh bột. D.Núi đá vôi. Câu 7: Người nông dân sử dụng sản phẩm nào sau đây để tăng năng suất câu trồng?
A. Mỹ phẩm.
C. Phân bón.
B. Máy vi tính.
B. Vaccin.
D. Xi măng.
Câu 8: Vai trò của hoá học trong đời sống gồm
A. lương thực – thực phẩm, môi trường, thuốc, mĩ phẩm.
B. lương thực – thực phẩm, môi trường, chất tẩy rửa, mĩ phẩm.
C. lương thực – thực phẩm, môi trường, thuốc, chất tẩy rửa.
D. lương thực – thực phẩm, thuốc, mĩ phẩm, chất tẩy rửa.
c) Sản phẩm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
D
D
B
B
C
D
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
-Ở hoạt động này giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân trước, sau đó hoạt động cặp đôi để giải quyết các câu hỏi GV đặt ra.
-GV đưa ra các bải tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS các nhóm làm việc cá nhân trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm, thông qua phần mềm plicker.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-HS trả lời bằng cách giơ đáp án.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-Phương pháp đánh giá: Quan sát, bảng thống kê trên plicker.
-Công cụ đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm.
-GV nhận xét, lưu ý thêm 1 câu mà nhiều học sinh chọn sai, chốt kiến thức.
4. Hoạt đông ̣ 4: Vâṇ dụng (Thời gian: 5 phút và ngoài giờ học trên lớp)
a) Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu hỏi, nội dung gắn liền với thực tiễn và mở rộng thêm kiến thức.
-Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
b) Nội dung:
-Ở hoạt động này giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân trước, sau đó hoạt động nhóm để giải quyết các câu hỏi, bài tập GV đặt ra.
-Tùy thời gian còn lại, GV có thể cho hoạt động chung của cả lớp: Giải quyết 1 số vướng mắc nếu HS gặp phải, và ngoài giờ học qua zalo, messenger, zoom, meet…
-Các câu hỏi giáo viên đưa ra cần mang tính định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường các câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm.
-Câu hỏi:
Tìm một số ví dụ về phản ứng hoá học xảy ra xung quanh đời sống của các em, bao gồm cả trong đời sống và trong sản xuất. Cần trình bày:
+ Các chất tham gia phản ứng/ thành phần trong sản phẩm là gì?
+ Quá trình chuyển đổi/ phản ứng như thế nào?
+ Ứng dụng vào điều gì?
c) Sản phẩm:
Ví dụ: phản ứng trong bình chữa cháy, phản ứng lên men giấm/lên men rượu trái cây, phản ứng sản xuất NH3 , phản ứng xử lí nước thải bằng Ca(OH)2 , phản ứng mạ đồng, phản ứng ăn mòn kim loại, phản ứng trong pháo hoa ,…
d) Cách thức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
-Ở hoạt động này giáo viên giao câu hỏi cho nhóm học sinh:
-GV đưa ra câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động theo nhóm.
-Tùy vào thời gian còn lại, GV linh động cho học sinh thực hiện trên lớp hoặc ngoài giờ học trên lớp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-Tùy vào thời gian còn lại, GV có thể cho nhóm học sinh báo cáo sản phẩm của nhóm.
-Hoặc báo cáo vào tiết sau, hoặc nộp qua zalo, facebook, email nhằm tăng cường sử dụng công nghệ truyền thông.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-Phương pháp đánh giá: Viết.
-Công cụ đánh giá: Câu hỏi tự luận.