#1 Kiểm Toán Nợ Phải Trả – Quy Định & Thủ Tục Cần Phải Biết
Kiểm toán nợ phải trả là một trong những công việc cực kỳ quan trọng ở mỗi doanh nghiệp. Công việc này giúp cho việc xác định số liệu chính xác hơn. Đồng thời, quy trình này sẽ giúp cho quá trình quyết toán, thanh tra thuế tránh được các rủi ro tốt hơn. Từ đó, hạn chế các loại sai sót, chịu sự áp chế phạt của cơ quan nhà nước.
Nội Dung Chính
1. Nợ phải trả là gì?
Nợ phải trả được hiểu là số tiền mà các đơn vị, cá nhân cung cấp, bán hàng dịch vụ, hàng hóa cho đơn vị mình nhưng chưa được thanh toán hết số công nợ. Đây sẽ là nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thanh toán cho các bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Hiện tại, các doanh nghiệp được phân chia thanh thai loại: nợ phải trả dài hạn và nợ phải trả ngắn hạn. Tùy theo hợp đồng, thỏa thuận về hình thức trả nợ sẽ xác định được nợ ngắn hay dài hạn.
2. Đặc điểm của hành nợ phải trả
Nợ phải trả có những đặc điểm cơ bản, người tiêu dùng có thể hiểu rõ chi tiết nhờ căn cứ vào các đặc điểm đó. Đây là khoản mục rất quan trọng trên báo cáo tài chính. Chúng ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh như thế nào.
Với tầm quan trọng của nợ phải trả, các sai lệch này sẽ gây ra ảnh hưởng đến các yếu tố khác trên bảng báo cáo tài chính. Điều này sẽ làm sai lệch các quyết định trong kinh doanh của đơn vị.
2.1 Mục tiêu của kiểm toán nợ phải trả
Mục tiêu của công tác này sẽ giúp kiểm tra lại các số liệu về nợ phải trả trên có đúng hay không? Thông qua các căn cứ về giấy tờ mua bán, đối chiếu công nợ… Từ đó có được tính chính xác nhất trên sổ sách kế toán.
3. Các hồ sơ tài liệu cần thiết trước khi kiểm soát phần hành nợ phải trả
Hồ sơ và tài liệu cần thiết để có thể kiểm soát được phần hành nợ phải trả bao gồm:
Các loại chứng từ:
Chứng từ về mua bán hàng hóa, các loại phiếu chi tiền, UNC, các loại phiếu nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng, các loại hợp đồng và điều khoản thanh toán trên hợp đồng.
Các kế hoạch
Kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp như đề nghị mua hàng, nhật ký thu mua hàng hóa, kế hoạch sản xuất… sẽ giúp cho các kiểm toán viên căn cứ tính chính xác của số liệu nợ phải trả tốt hơn.
4. Quy trình & thủ tục kiểm toán nợ phải trả
Khi kiểm toán nợ phải trả, các kiểm toán viên cần tuân thủ theo các quy trình và thủ tục nhất đinh. Từ đó mới đảm bảo được xác định số liệu chính xác nhất:
4.1 Kiểm tra thanh toán sau ngày khóa sổ
Sau khi kế toán hoàn tất các nghiệp vụ, cần tiến hành khóa sổ để đảm bảo tránh bị nhầm lẫn, số liệu bị thay đổi. Ngày khóa sổ thường là ngày kết thúc của năm tài chính. Sau khi thực hiện thao tác này, các số liệu sẽ không bị thay đổi để nên việc kiểm tra sẽ tiến hành dễ dàng hơn.
4.2 Tìm ra những khoản nợ chưa được ghi nhận
Trong quá trình nhập liệu chứng từ, đôi khi có thể bị thiếu sót về số liệu chưa được ghi nhận. Các kiểm toán sẽ xem xét các khoản chi phí nào chưa được ghi nhận bằng cách đối chiếu các khoản chi tiền, với các hóa đơn nhập hàng.
4.3 Gửi thư xác nhận
Để đảm bảo tính đúng đắn về công nợ phải trả, khâu xác nhận số liệu công nợ giữa hai bên là rất cần thiết. Thông thường, khi hai bên có cùng số liệu thống nhất nhau thì sẽ có ít sai lệch.
4.4 Kiểm tra tính ghi nhận đúng kỳ
Trong kế toán, có nhiều sai sót mà do người nhập liệu gây ra. Một trong số đó phải kể đến đó là thời điểm ghi nhận. Kế toán có thể mắc phải là rủi ro là ghi nhận giao dịch vào năm sau hoặc có thể trường hợp chứng từ được ghi nhận rồi nhưng hàng chưa về….
4.5 Kiểm tra việc trình bày và công bố đối với các khoản phải trả
Công việc trình bày công nợ phải trả cần phải thực hiện tuân thủ đúng quy chuẩn. Trên biên bản số liệu cần thể hiện số dư đầu kỳ, số phát sinh trong tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Sau khi đã trình bày và thể hiện bằng biên bản, hai bên cần công bố số liệu. Khi thống nhất, hai bên cần phải xác nhận số liệu với nhau.
4.6 Đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ
Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua hàng liên quan đến ngoại tệ thì sẽ có các khoản công nợ. Lĩnh vực này khá phức tạp nên kiểm toán cần lấy số dư bằng USB của các khoản đó nhân với tỷ giá bán. Sau đó, tiến hành so sánh số dư trên sổ sách kế toán để biết được chênh lệch. Các sai sót trọng có trọng yếu hay không?
Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết rõ chi tiết về kiểm toán nợ phải trả. Công việc này đòi hỏi cần thực hiện đúng quy trình và cần lưu ý một số điểm nhất định. Để đảm bảo số liệu được đúng đắn, tốt hơn hết bạn hãy chọn lựa đơn vị kiểm toán uy tín, chất lượng.
Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?
Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/