#1 Cách Làm Chuồng Heo Nái Đẻ, Nuôi Lợn Nái Chửa Tiêu Chuẩn

Kỹ thuật làm chuồng nuôi heo nái đẻ là một trong những điều rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của heo. Vậy bạn đã biết cách để làm chuồng heo nái chưa? Tham khảo ngay bài viết bên dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin nhé!

Cách làm chuồng heo nái để

Một số nguyên tắc bố trí chuồng heo nái

Để làm được chuồng lợn nái bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc bên dưới đây như:

Nguyên tắc chung khi thiết kế chuồng trại cho vật nuôi

  • Chuồng trại cần ấm về mùa đông và mát về mùa hè và cần tránh được nước mưa hắt vào chuồng. Quan trọng nhất là chuồng nên được làm phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo.

  • Chuồng cần thiết kế thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và thêm nước uống cho vật nuôi.

  • Cần tính toán hiệu quả kinh tế nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu khi xây dựng.

  • Nên có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam mà vẫn tận dụng được nguồn các nguyên liệu sẵn có từ địa phương.

  • Quan trọng nhất đó là chuồng lợn nái sinh sản phải được đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh cho cả người và cả vật nuôi.

Nguyên tắc xây dựng mặt bằng của mô hình chuồng lợn nái chửa

Tiêu chuẩn về mặt bằng

Một số nguyên tắc bố trí chuồng heo nái

Diện tích chuồng heo nái tổng thể sẽ gồm có chỗ ở cho vật nuôi, sân chơi, máng ăn máng uống cùng với công trình phục vụ. Khi quy hoạch mặt bằng cần phải sắp xếp tổng thể các dãy chuồng, và công trình phục vụ trên một mặt bằng. Như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu về dễ chăm sóc và phù hợp được với từng đặc điểm sinh lý của mỗi loại heo.

Cần tiến hành thực hiện các biện pháp kỹ thuật, phòng trừ dịch các loại bệnh được đồng loạt và nhanh chóng. Nên làm máng ăn có chiều cao phù hợp với từng lứa tuổi của heo và từng loại heo. Thông thường máng cho heo ăn sẽ làm thành cao từ 15 – 30 cm tùy loại.

Phương pháp tính toán mặt bằng của cách làm chuồng nuôi heo nái

Nguyên tắc tính toán

Cách tính và cách làm chuồng nuôi lợn nái, dựa vào theo quy mô đàn heo, chu kỳ nuôi ngắn hạn hay là nuôi dài hạn để xác định mặt bằng chính và phụ sao cho phù hợp được với đặc điểm sinh lý của từng loại heo cũng như thuận tiện nhất trong công tác chăm sóc và phòng chống dịch.

Phương pháp tính

Khi tính toàn mặt bằng làm chuồng nái đẻ cần căn cứ vào các vấn đề:

  • Quy mô và cơ cấu đàn heo.

  • Diện tích chuồng cho từng con và từng ô từng dãy chuồng. Tiếp đó chính là tính diện tích cả trại theo đúng tiêu chuẩn của từng loại heo.

Tính toán nhu cầu của chuồng heo đẻ cần dựa vào:

  • Quy mô đàn heo là bao nhiêu?

  • 1 năm bán ra được số lượng bao nhiêu heo con cai sữa và bao nhiêu thịt lợn?

  • Tỷ lệ heo nái thải loại là bao nhiêu?

  • Số lứa đẻ, số lứa heo nái trên năm sẽ là bao nhiêu con?

  • Số lượng và trọng lượng của heo con cai sữa đạt vào khoảng bao nhiêu?

  • Cần có thời gian nghỉ để vệ sinh chuồng trại sau mỗi một chu kỳ sản xuất heo.

  • Trọng lượng của heo thịt khi xuất chuồng.

Diện của tích chuồng sắp xếp

  • Heo nái đẻ là 1 con/ ô.

  • Heo nái chửa là 1 con/ ô.

  • Heo nái hậu bị là 4 đến 6 con/ ô.

  • Heo đực giống là 1 con/ ô.

  • Heo nái chờ phối là 4 đến 6 con/ ô.

  • Heo thịt nhỏ là 10 là 15 con/ ô.

  • Heo thịt lớn là 8 con/ ô.

Nguyên tắc khi bố trí mặt bằng của việc thiết kế chuồng nuôi heo nái

  • Hướng chuồng nên lựa chọn theo hướng Đông Nam là tốt nhất.

  • Thiết kế các dãy chuồng cần phù hợp với đặc điểm sinh lý của mỗi loại heo.

  • Các chuồng nên cách nhau từ 1,5 – 2H.

  • Khoảng cách giữa 2 hồi nhà sẽ cách nhau từ 8 cho đến 10m.

Nguyên tắc xây dựng mặt bằng của chuồng heo nái chửa

Đặt chuồng heo nái đẻ ở vị trí như thế nào thích hợp

Nên đặt chuồng nuôi heo nái ở vị trí như thế nào sẽ được coi là thích hợp nhất trong chăn nuôi? Bạn có thể tham khảo qua một số thông tin về làm chuồng lợn nái bên dưới đây như sau:

Hướng của kỹ thuật làm chuồng lợn nái

Để đảm bảo cho heo có thể được phát triển một cách toàn diện chúng ta cần phải chọn hướng chuồng là đông hoặc là đông nam. Có như vậy thì không gian chuồng heo nái đẻ mới có thể hứng trọn được hết ánh sáng mặt trời buổi sáng như vậy sẽ rất tốt cho sự sinh trưởng và tạo được điều kiện tốt nhất cho heo được phát triển khoẻ mạnh.

Tuy nhiên thì khi thiết kế chuồng nuôi heo nái cần phải  tránh xa ánh sáng chiều bởi vì nó gây hại rất nhiều cho heo.

Vị trí

Bạn nên chọn nền đất cao, tránh bị ngập và ẩm ướt vào mùa mưa để làm chuồng nuôi heo, bởi vì đây sẽ là một trong những điều khiến cho heo rất dễ bị mắc bệnh. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý khi thiết kế chuồng lợn nái đó là nên tránh những nơi đông người hoặc những khu vực chung cư nhằm hạn chế các mùi hôi thối gây khó chịu cho những người dân ở xung quanh.

Các bước thiết kế và làm chuồng nuôi heo nái

Nguyên liệu xây dựng

Trong cách làm chuồng lợn nái khâu lựa chọn nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng. Để lựa chọn được chất liệu phù hợp và tiết kiệm chi phí tối đa, bạn cần phải xác định rõ các vấn đề sau đây:

  • Quy mô của đàn lợn: nhiều, ít, số lượng là bao nhiêu con cho một chuồng heo nái?

  • Thời gian nuôi tính là ngắn hạn hay là dài hạn

Nếu như bạn chăn nuôi quy mô nhỏ trong thời gian ngắn thì tốt nhất bạn nên lựa chọn tre nứa hoặc gỗ ván để làm chuồng heo nái. Vừa chắc chắn trong thời gian tạm thời lại vừa có thể tiết kiệm được chi phí.

Nếu bạn như chăn nuôi với quy mô vừa và lớn trong thời gian lâu dài thì nên cẩn thận lựa chọn nguyên liệu để làm chuồng lợn đẻ. Nguyên liệu xây chuồng heo nái nên lựa chọn đó là gạch, bê tông, xi măng và ngói,… Những loại nguyên liệu này có thể chống chịu lại được với thời tiết.

Nên lựa chọn nguyên vật liệu chắc chắn làm chuồng nuôi heo trong thời gian dài

Mái chuồng

Những chuồng heo nái chất lượng cần phải được lợp mái bằng tôn lạnh hoặc bằng ngói. Độ dốc của mái cần được thiết kế nghiêng và vừa đủ để tránh được tình trạng: dột, ẩm ướt.

Khi làm chuồng nái hậu bị thì phần mái tốt nhất nên có độ cao từ 3m trở lên. Sẽ giúp tạo sự thông thoáng và mát mẻ cho chuồng trại. Sự nóng bức và ngột ngạt có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn lợn.

Vách chuồng

Phần vách nên được xây bằng gạch và được quét xi măng. Khi xây vách chuồng thì cũng nên xem xét kỹ về khí hậu. Người nuôi có thể xây cao lên tận mái để ngăn ngừa được gió lạnh hoặc xây lưng chừng để thoáng mát hơn. Mức chiều cao tiêu chuẩn của vách ngăn chuồng nên thiết kế từ 1m đến 1,2m

Nền chuồng

Nền chuồng heo nái cũng cần được tráng xi măng hoặc đổ bê tông để dễ dàng hơn khi vệ sinh. Cần lưu ý làm nền móng để chịu được đủ lực của đàn lợn khi nuôi. Tránh được tình trạng lún sụt sàn lợn nái đẻ trong chăn nuôi.

Vệ sinh chuồng nuôi heo sạch sẽ để phòng tránh bệnh tật

Vệ sinh chuồng nuôi heo sạch sẽ để phòng tránh bệnh tật

Lựa chọn cách bài trí chuồng heo nái đẻ

Đối với những hộ gia đình chăn nuôi, chuồng lợn nái hậu bị ít có thể lựa chọn xây dựng 1 dãy gồm từ 1-3 chuồng nhỏ có vách ngăn. Còn đối với những hộ chăn nuôi công nghiệp, số lượng nhiều cần xây nhiều dãy dọc. Điều này sẽ thuận lợi để dễ dàng cho heo ăn và kiểm soát so sánh được chất lượng lơn. Diện tích chuồng nên để từ 0.8 – 1.2m/ con lợn. Từ đó sẽ nhân lên để tính diện tích và kỹ thuật làm chuồng nuôi lợn nái phù hợp. Và có thể áp dụng cách thức xây chuồng ép heo nái để tối ưu được diện tích.

Trên đây là những thông tin về cách làm chuồng heo nái đạt tiêu chuẩn và đảo bảo được khoa học mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua những kiến thức vừa chia sẻ, sẽ giúp chuồng heo nái hậu bị của bạn được hoàn thành một cách, nhanh chóng và bạn có thể áp dụng vào mô hình chăn nuôi của mình để đạt được năng suất cao.