07 chi phí thành lập doanh nghiệp quan trọng nhất
Với một doanh nghiệp chuẩn bị thành lập, việc xác định chi phí là điều mà mọi chủ doanh nghiệp quan tâm. Vậy các khoản chi phí chuẩn bị cho giai đoạn khởi nghiệp là gì và tổng bao nhiêu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được các loại chi phí trong giai đoạn mới thành lập nhé.
>>> Xem thêm nội dung hữu ích:
Nội Dung Chính
1. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 32 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cần phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
Mức lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 200.000 đồng và được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC. Nhưng nếu chủ doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử thì sẽ được miễn hoàn toàn khoản lệ phí này.
Nếu doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp không thành công thì doanh nghiệp sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được hoàn trả lệ phí đăng ký đó.
2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia giúp doanh nghiệp công khai minh bạch các thông tin như tên, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật.
Theo đó, tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần và có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển khoản qua tài khoản của Sở kho bạc nhà nước;
3. Chi phí khắc con dấu
Con dấu là thứ không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp bởi nó được coi là báu vật đại diện cho doanh nghiệp, dùng để xác nhận danh tính và khẳng định giá trị pháp lý văn bản, hợp đồng.
Chi phí khắc dấu doanh nghiệp trên thị trường hiện nay rất đa dạng, dao động từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng/con dấu.
Tại Hà Nội, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được UBND thành phố ưu tiên hỗ trợ chi phí khắc con dấu. Chính vì vậy, doanh nghiệp hãy tận dụng lợi thế này để tiết kiệm chi phí cho mình nhé.
4. Chi phí mua chữ ký số cho doanh nghiệp
Chữ ký số dùng để định danh và xác thực văn bản, kê khai thuế, BHXH, hải quan điện tử,… trực tuyến qua mạng Internet. Đồng thời, chữ ký số được dùng để thay thế cho chữ ký và con dấu của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Chi phí để mua chữ ký số phụ thuộc vào số năm mà doanh nghiệp muốn đăng ký. Thông thường, chi phí khoảng 1.200.000 đồng/năm và thêm 550.000 đồng nữa để mua thêm USB token
>>> Xem báo giá chữ ký sô EasyCA
5. Chi phí mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và nộp thuế cho nhà nước. Thông thường, ngân hàng không thu phí mở tài khoản. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đóng phí duy trì tài khoản thường niên trung bình khoảng 1.000.000 đồng/tài khoản.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo thông tin tài khoản tại phòng đăng ký kinh doanh như một thủ tục để thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục này không mất phí nhưng nếu doanh nghiệp thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ thì sẽ mất phí khoảng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
6. Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là một trong những phí quan trọng và bắt buộc mà doanh nghiệp phải nộp khi thành lập. Nếu doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì mức lệ phí phải đóng là 2.000.000 đồng/năm. Còn lại nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức đóng sẽ là 3.000.000 đồng/năm.
* Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ cần đóng phí môn bài duy nhất 1 lần khi mới thành lập công ty.
>>> Doanh nghiệp mới thành lập phải đóng thuế môn bài như thế nào?
7. Chi phí phát hành hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là chứng từ kế toán ghi nhận khi bán hàng và cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán. Vì vậy, đây cũng là danh mục bắt buộc mà doanh nghiệp mới thành lập cần trang bị.
Tùy thuộc vào quy mô cũng như nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mà sẽ có các gói hóa đơn với mức chi phí khác nhau. Thông thường, hóa đơn điện tử sẽ dao động từ 390.000 đồng / 300 hóa đơn đến 30.000.000 đồng / 100.000 hóa đơn.
Trên đây là 7 chi phí bắt buộc mà doanh nghiệp mới thành lập cần trang bị. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu mua chữ ký số uy tín vui lòng liên hệ EasyCA nhé.
Liên hệ EasyCA ngay để được tư vấn phần mềm chữ ký số mới nhất
EasyCA là một trong những nhà cung cấp sản phẩm chữ ký số HSM và USB Token hàng đầu thị trường. Quý chủ doanh nghiệp và anh chị kế toán có nhu cầu nhận tư vấn thêm về các sản phẩm chữ ký số của EasyCA có thể liên hệ trực tiếp:
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Email: [email protected]
Website: https://easyca.vn
Facebook: Chữ ký số EasyCA