03 xu hướng công nghệ giúp số hóa doanh nghiệp thành công – Công nghệ IONE


Thị trường doanh nghiệp đang có những sự thay đổi vô cùng to lớn, tới nỗi ngay cả những CIO và CTO giỏi nhất cũng có thể bỏ lỡ những xu hướng sắp tới sẽ ảnh hưởng đến quá trình số hóa doanh nghiệp nói riêng và nền công nghiệp, dịch vụ toàn cầu nói chúng.

Có thể bạn chưa biết: Số hóa doanh nghiệp là gì? 

Số hóa doanh nghiệp là xu hướng tất yếu trong tương lai.

Số hóa doanh nghiệp là xu hướng tất yếu trong tương lai.

Số hóa quản trị doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa, tiếp cận nhân tài toàn cầu

Các doanh nghiệp đang dần tận dụng phương thức làm việc từ xa.

Các doanh nghiệp đang dần tận dụng phương thức làm việc từ xa.

Steve Jobs – người đồng sáng lập Tập đoàn Apple từng nói: “Công nghệ không là gì cả. Điều quan trọng là bạn có niềm tin vào con người”. Nhận định này của ông ngày càng xác đáng khi nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang hướng tới hình thức làm việc từ xa như một trong những cải tiến cần thiết để số hóa quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Năm 1994, thành phần làm việc từ xa chưa có một chỗ đứng nào trong lực lượng lao động toàn cầu, vậy mà theo tổ chức Strategy Analytics, giờ đây họ đã chiếm tỷ lệ 40% và đến năm 2028, phân nửa lực lượng lao động thế giới sẽ làm việc lưu động! Bên cạnh sự phát triển về công nghệ, hình thức làm việc lưu động được nhiều doanh nghiệp hiện nay đưa vào chương trình cải tiến hoạt động, tạo lập doanh nghiệp số

Theo những kết quả khảo sát mới nhất, có 51% công nhân viên toàn cầu muốn công việc họ đang làm được linh động hơn và 71% những người đạt được thành tích cao xuất phát từ hình thức làm việc linh hoạt. Việc chuyển đổi sang hình thức lao động từ xa sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhiều tài năng hơn không chỉ trong nước mà cả các chuyên gia nước ngoài. Kết quả nghiên cứu của Công ty Cloverpop cũng chỉ ra rằng: hình thức làm việc từ xa có thể đưa ra quyết định nhanh gấp đôi cách là việc thông thường, giảm 50% các cuộc họp và ra quyết định tốt hơn 60%. 

Về mặt điều hành, các đơn vị sẽ tiến đến số hóa quản trị doanh nghiệp bằng cách phân công lao động không dưới hình thức tổ chức các phòng, ban như hiện nay mà theo từng nhóm công việc do từng nhóm lao động đảm trách.

Xem thêm: Các giải pháp cho quá trình làm việc từ xa hiệu quả

Chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh kỹ thuật số để xây dựng doanh nghiệp số thành công.

Kinh doanh kỹ thuật số đã mang tới nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Kinh doanh kỹ thuật số đã mang tới nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

PGS Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị tại RMIT Việt Nam cho biết: ” Khái niệm kinh doanh kỹ thuật số còn khá mới ở Việt Nam, tuy nhiên đang trên đà tăng trưởng tốt với tổng thu nhập 5 tỷ USD vào năm 2016. Con số này dự kiến tăng lên gấp đôi vào năm 2021 theo số liệu từ Bộ Công Thương”.

Những gương mặt nổi bật trong lĩnh vực này tại Việt Nam là Lazada, Shopee, Tiki, Thegioididong,…; các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ như Grab, Luxstay; các công ty tài chính công nghệ như Timo, Momo, Airpay,… hay các công ty công nghệ như FPT, FSI, Viettel,…

Trong khi Thương mại điện tử dùng công nghệ như một nền tảng hỗ trợ kinh doanh hiệu quả hơn hoặc loại bỏ phần thừa trên mô hình hiện đại thì kinh doanh số lại dùng công nghệ làm cốt lõi tạo nên giá trị và trải nghiệm. Công nghệ đã làm ngắn lại mọi khoảng cách và làm cho cuộc sống dễ thở hơn rất nhiều.

Các mô hình kinh doanh mới và đột phá sẽ biến doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số. Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều công ty có những bước chuyển mình đáng nể;  phát triển với lượng doanh thu khổng lồ. Nền tảng của kinh doanh kỹ thuật số là tạo ra giá trị mới trong các mô hình kinh doanh, trải nghiệm khách hàng và năng lực của nội bộ nhờ các ứng dụng công nghệ. Số hóa doanh nghiệp, vì vậy, cũng trở thành xu hướng chung với hầu hết các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tận dụng blockchain cho các quy trình, hoạt động và giao dịch đáp ứng nhu cầu số hóa doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo đã tận dụng những tính năng nổi bật của blockchain trong quá trình số hóa doanh nghiệp mình.

Các nhà lãnh đạo đã tận dụng những tính năng nổi bật của blockchain trong quá trình số hóa doanh nghiệp mình.

Blockchain cho phép người dùng chia sẻ thông tin và hoàn thành các giao dịch ẩn danh. Công nghệ này cung cấp một lớp dữ liệu mở, được chia sẻ với quyền truy cập dữ liệu cho tất cả các bên liên quan. 

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch (tài chính hoặc phi tài chính) giữa các cá nhân (hoặc công ty) không biết hoặc không tin tưởng nhau. Các quy trình, thủ tục giao dịch đều được doanh nghiệp số hóa thông qua việc ứng dụng blockchain. Hầu như không thể gian lận, vì mọi giao dịch đều được ghi lại ở nhiều nơi và chi tiết của các giao dịch đó được hiển thị rõ ràng cho mọi người. 

Các doanh nghiệp số hiện đang sử dụng blockchain để theo dõi cá ngừ đánh bắt tươi sống từ khi rời khỏi lưỡi câu ở Nam Thái Bình Dương cho đến khi lên kệ hàng, để tăng tốc xử lý yêu cầu bảo hiểm và quản lý hồ sơ y tế;… Tổng số tiền đầu tư vào blockchain của các doanh nghiệp và chính phủ trong năm 2019 có thể đạt mức 2,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 89% so với năm ngoái, và sẽ đạt mức 12,4 tỉ đô la Mỹ vào năm 2022, theo International Data Corp. Có thể nói, blockchain là một công cụ vô cùng quan trọng và là xu thế không thể chối bỏ nếu muốn số hóa doanh nghiệp của bạn.

Số hóa doanh nghiệp là một bước đi tất yếu  trong tương lai nếu công ty của bạn không muốn tụt lại phía sau. Để làm được điều đó, những nhà lãnh đạo cần hơn hết sự tư duy nhạy bén, nắm bắt kịp các xu thế và áp dụng chúng một cách linh hoạt trong quá trình số hóa quản trị doanh nghiệp!

Xem thêm: