– Nghiên cứu kết quả xử trí sản khoa ở sản phụ dưới 18 tuổi

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ XỬ TRÍ SẢN KHOA Ở SẢN PHỤ DƯỚI 18 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2019

          Phạm Thị Kim Hoàn1, TS.BS.Nguyễn Thanh Phong1

CN.Mã Thị Hồng Liên1, Ths. Vũ Minh Hiền1,

Bs.Lương Anh Vũ1, Phạm Thị Thu Thủy2,

Nguyễn Diệu Phương Thanh3, Nguyễn Thị Hiền3

  1. Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (2) BV Bạch Mai, (3)Lớp CĐHS 7A

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét kết quả xử trí sản khoa ở những sản phụ dưới 18 tuổi đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương từ năm 2017 đến hết năm 2019. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 210 bệnh án của sản phụ dưới 18 tuổi và 217 bệnh án trẻ sơ sinh (7 cặp song thai) của mẹ dưới 18 tuổi. Kết quả: Tỷ lệ đẻ thường là 79,5%; 18,6% sản phụ được mổ lấy thai, sự khác biệt giữa các năm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Không có trường hợp nào có biến chứng trong và sau mổ và không có xử trí kèm theo trong phẫu thuật. 100% các sản phụ đều được điều trị ổn định trước khi ra viện. Có 35,5% trẻ sơ sinh có cân nặng < 2500g và 30,9% trẻ có Apgar phút thứ nhất < 7 điểm. Tỷ lệ sơ sinh ổn định ra viện là 77,4%; có 2,8% sơ sinh chuyển viện và 19,8% sơ sinh tử vong. Tỷ lệ sơ sinh tử vong năm 2017 là 29,1%, năm 2018 là 21,7% và năm 2019 là 10,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ sinh đẻ dưới 18 tuổi vẫn còn cao và thai nghén để lại nhiều nguy cơ cho thai nhi. Từ khóa: sản phụ dưới 18 tuổi.

RESEARCH RESULTS OF OBSTETRIC TREATMENT OF WOMEN WHO UNDER 18 YEARS OLD AT NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY IN 2017-2019

SUMMARY

Objectives: research results of obstetric treatment of women who under 18 years old at National hospital of Obstetrics and Gynecology in 2017-2019. Method: The cross-sectional descriptive study design on 210 women who under 18 years old and 217 newborns (7 pairs of twins). Results: The normal delivery rate was 79.5%; 18.6% of women had cesarean section, the difference was not statistically significant with p > 0.05. There were no complications during and after surgery and there was no accompanying management during surgery. The rate of adolescent mothers was healthy and leaved the hospital were 100%. 35.5% of newborns had a weight of <2500g and 30.9% of infants had the first minute Apgar <7 points. The stable neonatal discharge rate was 77.4%; 2.8% of newborns were transferred and 19.8% of newborns died. The infant mortality rate in 2017 was 29.1%, in 2018 it was 21.7% and in 2019 it was 10.9%. The difference was statistically significant with p <0.05. Conclusion: Birth rate of women who under 18 years old was still high and pregnancies leaved many risks for newborns. Keywords: obstetric treatment of women who under 18 years.

1. Đặt vấn đề

          Số liệu của Ngân hàng Thế giới (2017) cho thấy, tỷ lệ sinh con tuổi 15-19 trên toàn Thế giới là 43,91/1000 [1]. Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc năm 2017, tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam là 27/1000 nghĩa là cứ 1.000 phụ nữ trong độ tuổi 15-19 thì có đến 27 người sinh con [2]. Việc mang thai sớm có thể để lại những hậu quả cho các bà mẹ và con của họ. Tỷ lệ thai nghén nguy cơ cao, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục… ở lứa tuổi này cao hơn so với những bà mẹ lớn tuổi. Những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ VTN có tỷ lệ chết trước 1 tuổi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bệnh tật cao hơn so với con của các mẹ ở tuổi trưởng thành [3], [4].

Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện đầu ngành tại phía Bắc về sản phụ khoa, bệnh viện tiếp nhận người bệnh từ nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có đối tượng VTN. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu:

1. Mô tả một số đặc điểm của sản phụ dưới 18 tuổi đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.

2. Nhận xét kết quả xử trí sản khoa ở những sản phụ trên.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

          Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh án của các sản phụ sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 với các tiêu chuẩn sau:

          – Tuổi từ 10 đến dưới 18 tuổi.

          – Có đủ thông tin nghiên cứu trong bệnh án.

2.2. Phương pháp

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

          Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu.

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

          – Cỡ mẫu: chọn mẫu toàn bộ (cỡ mẫu thuận tiện).

          – Cách chọn mẫu: chọn toàn bộ bệnh án của sản phụ đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2019.

          –  Nghiên cứu thu thập được: + 210 mẫu bệnh án của sản phụ dưới 18 tuổi

                                      + 217 mẫu bệnh án của trẻ sơ sinh (Có 7 cặp song thai)

2.3. Quản lý và phân tích số liệu

          Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được làm sạch, mã hoá, nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.

3. Kết quả và bàn luận

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Tỷ lệ sản phụ dưới 18 tuổi theo từng năm

Bảng 3.1. Tỷ lệ sản phụ dưới 18 tuổi theo từng năm

Năm

Tổng số đẻ

n

Tổng số sản phụ dưới 18 tuổi

n

%

2017

21.722

76

0,35

2018

22.346

44

0,20

2019

25.926

90

0,35

Tổng số

69.994

210

0,30

 Tỷ lệ sản phụ dưới 18 tuổi đẻ tại viện Phụ sản Trung Ương trong 3 năm 2017- 2019 là 0,3% tổng số các sản phụ đẻ tại viện. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng và cộng sự tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2011- 2013[6], tỷ lệ vị thành niên từ 1,35-1,93%; nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy và cộng sự tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, tỷ lệ này là 2,75%[5].

Sự khác biệt này là do khác nhau về địa điểm, thời gian và độ tuổi nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên đối tượng trẻ hơn là những sản phụ dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ vị thành niên đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có xu hướng giảm xuống qua từng năm. Đây là một tín hiệu tốt cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại nước ta hiện nay. Kết quả cũng phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới.

3.1.2. Tuổi của sản phụ

Bảng 3.2. Tuổi của sản phụ

                   Năm

 

Nhóm tuổi

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10-<14

1

1,3

0

0

0

0

1

0,4

14-<17

22

28,9

13

29,5

29

32,2

64

30,5

17-<18

53

69,8

31

70,5

61

67,8

145

69,1

Tuổi trung bình

16,57 ± 0,81

16,66 ± 0,57

16,59 ± 0,67

16,59 ±0,70

 

Trong tổng số 210 sản phụ dưới 18 tuổi đẻ tại bệnh viện, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 17 đến dưới 18 tuổi (chiếm 69,1%). Tuy nhiên, vẫn còn có đến 30,5% sản phụ từ 14 đến dưới 17 tuổi và 0,4% sản phụ 13 tuổi. Độ tuổi trung bình của 210 đối tượng nghiên cứu là 16,59 ± 0,70 tuổi. Sinh đẻ ở độ tuổi càng thấp càng làm tăng các nguy cơ cho mẹ và thai nhi như làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non và các biến chứng khác trong thai kỳ, chuyển dạ và sau sinh với mẹ và thai. Việc có những em gái 13 đến 14 tuổi- lứa tuổi học phổ thông cơ sở có thai và sinh đẻ là một thông tin quan trọng để các ban ngành, trường học đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục giới tính sớm, đặc biệt giáo dục về tình dục, quá trình mang thai và phòng tránh thai cho học sinh để giúp các bạn trẻ có đầy đủ các kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính để phòng tránh có thai ngoài ý muốn.

3.1.3. Nghề nghiệp của sản phụ

                                   Bảng 3.3. Nghề nghiệp của sản phụ

                  Năm

 

Nghề

nghiệp

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Công nhân

3

3,9

1

2,2

1

1,1

5

2,3

Nông dân

20

26,3

6

13,6

18

20

44

20,9

HS-SV

16

21,0

4

9,1

17

18,8

37

17,6

Tự do

37

48,8

33

75,1

54

39,9

124

59,2

Nhóm sản phụ làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,2%; 20,9% sản phụ là nông dân và có đến 17,6% sản phụ là học sinh, sinh viên.Dựa vào đặc điểm về tuổi của sản phụ cho thấy nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 17 đến dưới 18 tuổi (chiếm 69,1%). Đây là nhóm chưa đến độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, vì vậy sau khi rời ghế nhà trường, các em chỉ có thể ở nhà làm việc nhà, không nghề nghiệp hoặc làm những việc tự do, một số còn lại là học sinh sinh viên (17,6%). Việc mang thai và sinh đẻ ở độ tuổi này thường khiến các em bỏ học, mặc dù có nhiều chương trình đưa các em quay lại trường sau sinh nhưng dường như không có hiệu quả nhiều, nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới cơ hội học tập và nghề nghiệp của đối tượng này trong tương lai.

3.1.4. Tình trạng hôn nhân của sản phụ

Bảng 3.4. Tình trạng hôn nhân của sản phụ

           Năm

 

Hôn

nhân

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Có chồng

41

54,0

30

68,2

59

65,6

130

61,9

Chưa có chồng

35

46,0

14

31,8

31

34,4

80

38,1

Theo luật hôn nhân và gia đình của Việt nam, tuổi kết hôn đối với nữ đủ từ 18 tuổi trở lên. Trong nghiên cứu này, có đến 61,9% sản phụ đã kết hôn, như vậy toàn bộ đều là hôn nhân không hợp pháp (tảo hôn). Số lượng chưa có chồng là 38,1%. Tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự: 78,4% sản phụ tuổi vị thành niên có chồng và 21,6% chưa chồng[8]. Sự khác biệt này có thể do độ tuổi đối tượng trong nghiên cứunày rộng hơn (nữ vị thành niên từ 10-19 tuổi) và số lượng sản phụ từ từ 18-19 tuổi hầu hết đã kết hôn.

3.1.5. Khu vực sinh sống của sản phụ

Bảng 3.5. Khu vực sinh sống của sản phụ

                    Năm

Khu

vực sinh sống

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hà Nội

35

46,0

17

38,6

39

43,3

91

43,3

Tỉnh khác

41

54,0

27

61,3

51

56,6

119

56,7

          Kết quả nghiên cứu cho thấy có 43,3% sản phụ sinh sống tại Hà Nội và 56,7% sản phụ đến từ tỉnh khác.Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự[8] có 40,1% sản phụ ở Hà nội và 59,9% từ các khu vực khác.Phân bố sản phụ theo khu vực không có sự khác biệt giữa 3 năm nghiên cứu với p > 0,05. Điều này không hoàn toàn phù hợp với cơ cấu phân bố dân cư tại các khu vực (tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi mang thai và sinh con ở nông thôn cao gấp đôi thành thị). Lý giải về điều này là do Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là một viện chuyên khoa đầu ngành về sản phụ khoa của miền Bắc nên số lượng sản phụ tới khám trong nội thành cũng như từ các tỉnh khác, đặc biệt là các tỉnh thành xung quanh Hà Nội.

3.1.6. Tiền sử phụ khoa

Bảng 3.6. Tiền sử phụ khoa

                          Năm

Tiền sử

phụ khoa

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

(n = 210)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Viêm âm đạo- Cổ tử cung

1

1,3

0

0

1

1,1

2

0,95

Sùi mào gà

1

1,3

1

2,2

0

0

2

0,95

U nang buồng trứng

0

0

1

2,2

0

0

1

0,5

Lậu

0

0

1

2,2

0

0

1

0,5

Không

74

97,4

41

93,2

89

98,9

204

97,1

Số liệu nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các sản phụ trẻ tuổi đều không có tiền sử mắc bệnh phụ khoa, tỷ lệ mắc bệnh cũng không thay đổi nhiều qua 3 năm. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng và cộng sự[6]có 3,66% trường hợp mắc bệnh phụ khoa từ 2011-2013 thì tỷ lệ mắc bệnh thời gian gần đây có giảm (2,9%). Đây là tín hiệu tốt cho thấy các em đã có thêm những kiến thức về vệ sinh phụ khoa và tình dục an toàn.Các trường hợp mắc bệnh đều nằm trong nhóm tuổi trên (16-17 tuổi), điều này cũng khá phù hợp với tiền sử thai sản của họ.

Tuy nhiên, trong 210 sản phụ có 3 trường hợp mắc bệnh sùi mào gà và lậu, là những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của sản phụ. Tỷ lệ này cũng cho thấy việc quan hệ tình dục sớm không an toàn của các bạn trẻ khi vừa để có thai và vừa mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên cần chú trọng giáo dục về giới tính, tình dục, tránh thai và cả phòng tránh lây truyền qua đường tình dục.

3.1.7. Tiền sử sản khoa

Bảng 3.7. Tiền sử sản khoa

              Năm

Tiền

sử sản khoa

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

(n = 210)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Số lần mang thai

0

73

96,0

40

90,1

82

91,1

195

92,8

≥ 1

3

4,0

4

9,9

8

8,9

15

7,2

Số lần

nạo hút thai

3

4,0

4

9,9

8

8,9

15

7,2

 

          Có 7,2% sản phụ có thai lần hai và 92,8% sản phụ mang thai lần đầu.Trong đó, 100% các sản phụ≤15 tuổi sinh con lần đầu, có 4 sản phụ 16 tuổi sinh con lần 2 (con đầu đều đẻ non hoặc đủ tháng nhưng đã mất). Số liệu này tương tự như trong nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hằng và cộng sự trong gian đoạn 2011-2013[6]: 100% nhóm tuổi 10-14 tuổi mang thai lần đầu; nhóm 15-17 tuổi có 94,26% mang thai lần đầu, 5,74% mang thai lần 2 trở lên.

 Việc mang thai trong độ tuổi này còn khá nhỏ, sự phát triển về thể chất chưa đầy đủ, rất thiếu hiểu biết về giới tính. Làm mẹ sớm cũng có nguy cơ bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý. Đây là vấn đề cần được xã hội quan tâm.

          Trong 210 sản phụ <18 tuổi có 15 trường hợp đã từng nạo, hút thai chiếm 7,2%. Nạo hút thai để lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt những phụ nữ trẻ tuổi như: tăng nguy cơ viêm nhiễm, tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung và nguy cơ vô sinh. Vì vậy, cần tư vấn cho các bạn trẻ vị thành niên phòng tránh thai an toàn để tránh việc có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn.

3.1.8. Tiền sử nội, ngoại khoa

Bảng 3.8. Tiền sử nội, ngoại khoa

             Năm

 

Tiền sử

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

(n = 210)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Khỏe mạnh

67

88,2

39

88,6

85

94,5

191

90,9

Mắc bệnh

9

11,8

5

11,4

5

5,5

23

9,1

+ Tim mạch

2

2,6

2

4,5

1

1,1

5

2,4

+ Hô hấp

1

1,3

0

0

0

0

1

0,7

+ Viêm gan, tăng men gan

2

2,6

2

4,5

2

2,2

6

2,9

+ Thiếu máu

1

1,3

0

0

1

1,1

1

0,7

+ Bệnh khác

(Giảm tiểu cầu, dị ứng, Basedow)

3

4,0

1

2,4

1

1,1

5

2,4

Có 90,9% sản phụ dưới 18 tuổi có tiền sử khỏe mạnh. Tuy nhiên, có đến 9,1% sản phụ có tiền sử mắc bệnh nội, ngoại khoa, chủ yếu là viêm gan, tăng men gan(2,9%), tim mạch (2,4%). Tỷ lệ các sản phụ mắc các bệnh khác (giảm tiểu cầu, dị ứng, Basedow…) chiếm 2,4%. Việc một sản phụ vị thành niên mang thai đã nhiều nguy cơ nhưng nếu mắc thêm các bệnh toàn thân kèm theo càng làm tăng các nguy cơ đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Những phụ nữ có bệnh lý toàn thân cần được khám và quản lý thai nghén cẩn thận trước và trong khi mang thai để đảm bảo an toàn nhất cho sản phụ và thai nhi.

3.1.9. Quá trình mang thai

Bảng 3.9. Quá trình mang thai

         Năm

Quá

trình

mang thai

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

(n = 210)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Khám thai tại bệnh viện

21

27,6

19

43,2

41

45,5

81

38,5

Không

55

72,3

25

56,8

49

54,5

129

61,5

Thời gian mang thai

+ <37 tuần

40

52,6

19

43,2

30

33,3

89

42,4

+ 37-41 tuần

35

46

25

56,8

60

66,7

120

57,1

+ > 41 tuần

1

1,4

0

0

0

0

1

0,5

Trung bình (tuần)

34,69 ± 5,62

35,36 ± 5,67

36,74 ± 5,06

35,71 ± 5,45

Tỷ lệ sản phụ có quản lý thai nghén tại viện tăng dần từ năm 2017 đến 2019 với các tỷ lệ lần lượt là 27,6%; 43,2% và 45,5%. Sự khác biệt về tỷ lệ sản phụ có quản lý thai nghén tại viện có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Việc các sản phụ đi khám thường xuyên nhất là những đối tượng có nguy cơ cao về thai sản như vị thành niên là một tín hiệu đáng mừng cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ngày càng hiệu quả. Việc quản lý thai nghén tốt sẽ giúp phát hiện sớm những trường hợp thai nghén nguy cơ và đảm bảo các em việc sinh nở an toàn. Điều này cũng thể hiện rõ trong kết quả của nghiên cứu là 100% sản phụ ổn định ra viện trong vòng 3 năm từ 2017-2019.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 42,2% sản phụ có tuổi thai dưới 37 tuần. Tỷ lệ này giảm dần từ năm 2017 đến năm 2019 (52,6%; 43,2% và 33,3%).  Tỷ lệ thai non tháng của chúng tôi so với các nghiên cứu khác như sau:

 

Nghiên cứu

Tỷ lệ

tuổi thai < 37 tuần

Nghiên cứu của chúng tôi

42,4%

Nguyễn Thị Thúy Hằng và cộng sự(2011-2013)[6]

30,78%

Đỗ Thu Thủy(2015)[5]

14,5%

          Kết quả so sánh tại bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ sản phụ dưới 18 tuổi sinh thai non tháng tại Việt Nam nói chung cao hơn so với nghiên cứu tại các nước, tỷ lệ đẻ non trong nghiên cứu của chúng tôi còn cao hơn so với các nghiên cứu tại Việt Nam, sự khác biệt này có thể do chúng tôi nghiên cứu trên nhóm sản phụ dưới 18 tuổi trong khi các nghiên cứu khác thực hiện trên nhóm vị thành niên là từ 10 đến 19 tuổi.

3.1.10. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ trong thai kỳ

Bảng 3.10. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ trong thai kỳ

                   Năm

Tình

trạng

SK của mẹ

2017

(n=76)

2018

(n=44)

2019

(n=90)

Tổng

(n = 210)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Khỏe mạnh

68

89,5

39

88,6

80

89

187

89,1

Mắc bệnh

8

10,5

5

11,4

10

7,2

23

10,9

+ Tim mạch

2

2,6

2

4,5

1

1,1

5

2,3

+ Viêm gan, tăng men gan

2

2,6

2

4,5

2

2,2

6

2,9

+ Thiếu máu

2

2,6

0

0

1

1,1

3

1,4

+ Viêm sinh dục

2

2,6

1

2,3

2

2,2

5

2,4

+ Tiền sản giật, sản giật

0

0

0

0

4

4,4

4

1,9

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 10,9% sản phụ dưới 18 tuổi có bệnh lý trong quá trình mang thai. Tỷ lệ mắc bệnh của sản phụ khi mang thai năm 2017 là 10,5 đến năm 2019 là 6,7%, tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong các sản phụ mắc bệnh có 2,9% sản phụ viêm gan, tăng men gan; 2,3% sản phụ có bệnh lý tim mạch- đây là các bệnh lý có từ trước khi mang thai. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 2,4% sản phụ bị viêm nhiễm sinh dục khi mang thai và 1,4% sản phụ bị thiếu máu. Đây là hai bệnh lý thường gặp khi mang thai do sự tăng nhu cầu sắt cho mẹ và thai trong thai kỳ và sự thay đổi nội tiết và pH âm đạo khi mang thai.

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy có 4/210 sản phụ (1,9%) bị tiền sản giật khi mang thai và đều thuộc năm 2019- đây là một trong năm tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và thai. Các kết quả này cho thấy cần khám thai và quản lý thai nghén sớm cho phụ nữ nói chung và các sản phụ dưới 18 tuổi nói riêng để phát hiện sớm các bệnh lý của sản phụ giúp cho quá trình mang thai an toàn hơn cho mẹ và con.

3.2. Nhận xét kết quả xử trí sản khoa

3.2.1. Cách chuyển dạ

Bảng 3.11. Cách chuyển dạ

Năm

Cách

chuyển dạ

2017

(n = 76)

2018

(n = 44)

2019

(n = 90)

Tổng

(n = 210)

p

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Đẻ thường + đẻ chỉ huy

64

84,2

33

75,0

70

77,7

167

79,5

> 0,05

Đẻ thủ thuật

1

1,3

1

2,2

2

2,2

4

1,9

> 0,05

Mổ đẻ

11

14,5

10

22,8

18

20,1

39

18,6

> 0,05

Tỷ lệ sản phụ dưới 18 tuổi chuyển dạ đẻ thường là 79,5%; 1,9% sản phụ đẻ thủ thuật và 18,6% sản phụ được mổ lấy thai. Tỷ lệ mổ lấy thai thấp nhất vào năm 2017 là 14,5%; tăng lên vào các năm 2018 (22,8%) và 2019 (20,1%). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 năm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy và cộng sự, có 78,5% vị thành niên đẻ thường; 3,4% đẻ Forceps và 18,1% mổ lấy thai [5] và Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự, có 13% vị thành niên mổ lấy thai năm 2017 và 17,8% vị thành niên được mổ lấy thai năm 2018 [8].

Kết quả này cho thấy hiện nay tỷ lệ mổ lấy thai đang có xu hướng tăng lên tại các bệnh viện. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy quá trình chuyển dạ ở những sản phụ dưới 18 tuổi cũng thường có nguy cơ đẻ khó hơn như chuyển dạ kéo dài, đầu không lọt, suy thai, rối loạn cơn co tử cung…Các yếu tố nguy cơ này làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm sản phụ dưới 18 tuổi.

3.2.2. Đặc điểm của chuyển dạ đẻ thường

Bảng 3.12. Đặc điểm của chuyển dạ đẻ thường

Năm

 

Đặc điểm

2017

(n = 64)

2018

(n = 33)

2019

(n = 70)

Tổng

(n = 167)

p

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Kiểm soát tử cung

38

59,4

20

60,6

38

54,3

96

57,5

> 0,05

Cắt khâu TSM

54

84,4

28

84,8

57

81,4

139

83,2

> 0,05

Giảm đau trong đẻ

22

34,4

12

36,4

25

35,7

59

35,3

> 0,05

Trong nhóm sản phụ dưới 18 tuổi đẻ đường âm đạo, tỷ lệ sản phụ có kiểm soát tử cung là 57,5%; cắt khâu tầng sinh môn là 83,2% và giảm đau trong đẻ là 35,3%. Sự khác biệt về tỷ lệ kiểm soát tử cung, cắt khâu tầng sinh môn và giảm đau trong đẻ của các năm 2017, 2018, 2019 không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ sản phụ dưới 18 tuổi đẻ thường có kiểm soát tử cung và cắt khâu tầng sinh môn trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự, tỷ lệ kiểm soát tử cung và cắt khâu tầng sinh môn của các sản phụ vị thành niên lần lượt là 63,4% và 87,6% [8]. Kết quả này cũng cho thấy chuyển dạ đẻ thường của sản phụ dưới 18 tuổi cũng có nhiều khó khăn như rặn đẻ khó; khả năng giãn nở âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn không tốt; tăng nguy cơ sót rau, đờ tử cung sau đẻ, vì vậy, làm tăng tỷ lệ cắt khâu tầng sinh môn và kiểm soát tử cung.

Về tỷ lệ giảm đau trong đẻ, kết quả của chúng tôi cao hơn nhiều nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy và cộng sự, có 0,11% vị thành niên được giảm đau [5]. Kết quả này là phù hợp do hiện nay phương pháp giảm đau trong đẻ được thực hiện nhiều hơn tại bệnh viện vì biện pháp giúp các sản phụ giảm được các cơn đau do tử cung co bóp; giúp sản phụ đỡ mệt mỏi, căng thẳng hơn, từ đó, làm rút ngắn quá trình chuyển dạ [4]. Tuy nhiên, cũng cần có thêm các nghiên cứu về biến chứng gần và xa của phương pháp này để trên lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định đúng và chặt chẽ cho các sản phụ an toàn.

3.2.3. Đặc điểm của chuyển dạ mổ lấy thai

Bảng 3.13. Chỉ định mổ lấy thai

Năm

 

Đặc điểm

2017

(n = 11)

2018

(n = 10)

2019

(n = 18)

Tổng

(n = 39)

p

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Chủ động

4

36,4

9

90,0

5

27,8

18

46,2

< 0,05

Cấp cứu

7

63,6

1

10,0

13

72,2

21

53,8

< 0,05

Trong nhóm sản phụ dưới 18 tuổi mổ lấy thai, tỷ lệ mổ lấy thai cấp cứu là 53,8% cao hơn nhóm chỉ định mổ lấy thai chủ động (46,2%). Năm 2018, tỷ lệ sản phụ mổ lấy thai chủ động là 90% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với chỉ định mổ lấy thai chủ động năm 2017 và 2019, với p < 0,05. Tỷ lệ mổ lấy thai do thai là cao nhất 64,1% với chỉ định chủ yếu là suy thai, thai to, đầu không lọt; 46,2% nguyên nhân mổ do mẹ như bất tương xứng thai nhi và khung chậu, cổ tử cung không tiến triển, rối loạn cơn co tử cung và 10,3% mổ lấy thai do phần phụ như ối vỡ non/ối vỡ sớm. Tỷ lệ mổ lấy thai do thai cao nhất năm 2017 (81,8%); tỷ lệ mổ lấy thai do mẹ cao nhất vào năm 2019 (55,6%). Kết quả tương tự nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy và cộng sự, có 30,4% do bất tương xứng đầu chậu; 24,7% bệnh lý mẹ và 22,1% ngôi thai bất thường [5].

Bảng 3.15. Đặc điểm của mổ lấy thai

Năm

 

Đặc điểm

2017

(n = 11)

2018

(n = 10)

2019

(n = 18)

Tổng

(n = 39)

p

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Biến chứng

0

 

0

 

0

 

0

 

 

Xử trí kèm theo

0

 

0

 

0

 

0

 

 

Kết quả của chúng tôi cho thấy không có sản phụ dưới 18 nào có biến chứng trong mổ và xử trí kèm theo trong mổ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự, không có sản phụ vị thành niên nào có biến chứng trong mổ lấy thai [8]. Giải thích điều này là do phương pháp và kỹ thuật mổ lấy thai của các bác sĩ tại các bệnh viện tuyến huyện trở lên hiện nay ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, các biến chứng trong và sau phẫu thuật cho các sản phụ giảm xuống so với các nghiên cứu trước đây.

3.2.4. Đặc điểm của sơ sinh

Bảng 3.16. Đặc điểm của sơ sinh

* Có 7 trường hợp song thai, vậy tổng số trẻ sơ sinh là 217 trẻ.

Năm

Đặc

điểm sơ sinh

2017

(n = 79)

2018

(n = 46)

2019

(n = 92)

Tổng

(n = 217)

p

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Cân nặng khi sinh

≥2500g

45

57,0

29

63,0

66

71,7

140

64,5

< 0,05

<2500g

34

43,0

17

37,0

26

28,3

77

35,5

Điểm Apgar

≥7 điểm

49

62,0

31

67,4

70

76,1

150

69,1

> 0,05

<7 điểm

30

38,0

15

32,6

22

23,9

67

30,9

 

Có 64,5% trẻ sơ sinh có cân nặng ≥ 2500g và 69,1% trẻ có Apgar phút thứ nhất ≥ 7 điểm. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng < 2500g và Apgar phút thứ nhất <7 điểm giảm dần từ năm 2017 đến năm 2019, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có 42,2% sản phụ có tuổi thai dưới 37 tuần. Tỷ lệ này giảm dần từ năm 2017 đến năm 2019 (52,6%; 43,2% và 33,3%).  Các kết quả trên cho thấy việc khám thai và quản lý thai nghén của sản phụ dưới 18 tuổi tốt dần lên qua từng năm.

Tuy nhiên, vẫn còn đến 35,5% sơ sinh nhẹ cân (có trọng lượng < 2500 gam);42,4% sơ sinh đẻ non (dưới 37 tuần thai) và  30,0% sơ sinh đẻ ra có dấu hiệu suy hô hấp (Apgar < 7 điểm). Mặc dù tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, suy hô hấp giảm xuống qua từng năm từ 2017 đến 2019 nhưng các tỷ lệ này vẫn còn cao. Điều đó cho thấy thai nghén của sản phụ dưới 18 tuổi có rất nhiều nguy cơ cho thai nhi như đẻ non, nhẹ cân và suy hô hấp… Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của các tác giả: Njim T., Agbor V.N. tại Cameroon, trẻ sơ sinh của bà mẹ vị thành niên bị nhẹ cân cao hơn (OR: 2,4; 95% CI: 1,3-4,4; p <0,01) [3]. Njim T. và cộng sự, mang thai ở tuổi vị thành niên có nguy cơ sinh non cao hơn ((OR: 1,7; 95%CI: 1,3-2,2; p <0,01), cân nặng khi sinh thấp (OR, 1,8; 95% CI: 1,4-2,3; p < 0,01) [4].

4.2.5. Kết quả điều trị về phía mẹ và con

Bảng 3.17. Kết quả điều trị về phía mẹ

Đặc điểm

2017

(n = 76)

2018

(n = 44)

2019

(n = 90)

Tổng

(n = 210)

p

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Ổn định, ra viện

76

100

44

100

90

100

210

100

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

­­Tỷ lệ sản phụ dưới 18 tuổi ổn định, ra viện là 100%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 năm 2017- 2019.Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương và cộng sự, có 95,6% sản phụ vị thành niên đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương ổn định ra viện và 4,4% sản phụ vị thành niên phải chuyển viện là do bệnh lý mãn tính của mẹ [8]. Kết quả này cho thấy hiệu quả của điều trị cho sản phụ dưới 18 tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương có kết quả tốt, không để lại những biến chứng và nguy cơ cho mẹ.

Bảng 3.17. Kết quả điều trị về phía con

Đặc điểm

2017

(n = 79)

2018

(n = 46)

2019

(n = 92)

Tổng

(n = 217)

p

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Ổn định, ra viện

56

70,9

33

71,7

79

85,9

168

77,4

<0,05

Chuyển viện (thoát vị rốn, khe hở thành bụng, tắc ruột…)

0

0

3

6,5

3

3,3

6

2,8

 

Tử vong

23

29,1

10

21,7

10

10,9

43

19,8

< 0,05

Tuy nhiên, chỉ có 77,4% trẻ sơ sinh ổn định ra viện; có 2,8% sơ sinh chuyển viện và đặc biệt còn đến 19,8% sơ sinh tử vong. Tỷ lệ sơ sinh tử vong năm 2017 là 29,1%, năm 2018 là 21,7% và năm 2019 là 10,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả trên cho thấy tỷ lệ sơ sinh của các sản phụ dưới 18 tuổi giảm nhiều từ năm 2017 đến 2019. Kết quả này cho thấy việc quản lý và chăm sóc cho các sản phụ dưới 18 tuổi ngày càng được các gia đình sản phụ và xã hội quan tâm và chú trọng hơn. Giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh ở nhóm sản phụ dưới 18 tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ 29,1% (năm 2017) xuống 10,9% (năm 2019) cũng cho thấy sự chú trọng của ban lãnh đạo bệnh viện Phụ sản Trung Ương cũng như sự phát triển về kỹ thuật điều trị, đặc biệt là kỹ thuật hồi sức và chăm sóc sơ sinh tại bệnh viện.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thu Thủy và cộng sự[5](3,4%), nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng và cộng sự[6](3,34%). Giải thích sự khác biệt này có thể đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là các sản phụ còn rất trẻ, chưa tròn 18 tuổi, trong khi các nghiên cứu khác chọn đối tượng nghiên cứu là vị thành niên (10- 19 tuổi).Như vậy, tỷ lệ chết thai và chết sơ sinh trong nhóm bà mẹ càng trẻ càng cao hơn so với nhóm bà mẹ trưởng thành. Đây vẫn là nhóm đối tượng đặc biệt cần được chú ý của các gia đình, nhà trường, bệnh viện và xã hội. Các chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cần tập trung hơn nữa vào nhóm đối tượng dưới 18 tuổi để giúp họ có thêm các kiến thức, kỹ năng về tình dục, mang thai; phòng tránh thai; nếu có thai ngoài ý muốn biết đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn; nếu quyết định giữ thai sẽ được khám, quản lý thai nghén và theo dõi chuyển dạ tốt hơn nữa, làm giảm các nguy cơ cho mẹ và thai nhi.

5. Kết luận

          – Tỷ lệ sản phụ đẻ thường, đẻ thủ thuật và mổ lấy thai lần lượt là 79,5%; 1,9% và 18,6%. Sự khác biệt giữa các năm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

          – Tỷ lệ sản phụ đẻ thường có kiểm soát tử cung, cắt khâu tầng sinh môn và giảm đau trong đẻ lần lượt là 57,5%; 83,2% và 35,3%.

          – Tỷ lệ mổ lấy thai do thai là cao nhất 64,1%; 46,2% nguyên nhân mổ do mẹ và 10,3% mổ lấy thai do phần phụ. Không có trường hợp nào có biến chứng trong và sau mổ và không có xử trí kèm theo trong phẫu thuật. 100% các sản phụ đều được điều trị ổn định trước khi ra viện.

          – Có 64,5% trẻ sơ sinh có cân nặng ≥ 2500g và 69,1% trẻ có Apgar phút thứ nhất ≥ 7 điểm. Tỷ lệ sơ sinh ổn định ra viện là 77,4%; có 2,8% sơ sinh chuyển viện và 19,8% sơ sinh tử vong. Tỷ lệ sơ sinh tử vong năm 2017 là 29,1%, năm 2018 là 21,7% và năm 2019 là 10,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

6. Kiến nghị

1. Các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cần tập trung hơn nữa vào đối tượng các bạn trẻ dưới 18 tuổi, cần nâng cao cho họ các kiến thức về sức khỏe sinh sản, đặc biệt là việc phòng tránh thai để hạn chế các trường hợp mang thai ngoài ý muốn cũng như mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2. Các bệnh viện cần tiếp tục đẩy mạnh việc khám, quản lý thai nghén và chăm sóc chuyển dạ và sau đẻ cho nhóm sản phụ dưới 18 tuổi để hạn chế các biến chứng cho sản phụ và thai nhi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Bank (2019), Adolescent fertility rate (births per 1,000 women ages 15-19), truy cập ngày 03/05/2019, tại trang web

https://data.worldbank.org/indicator/SP.ADO.TFRT?end=2017&start=1960&type=shaded&view=chart&year=2017&year_high_desc=true.

2. United Nations Statistics Division (2009), Millennium Development Goals Indicators, truy cập ngày 23/4/2019, tại trang web

http://mdgs.un.org/unsd/mdg/data.aspx.

3. Njim T., Agbor V.N. (2017). Adolescent deliveries in semi-urban Cameroon: prevalence and adverse neonatal outcomes, BMC Res Notes. 2017 Jun 26;10(1):227

4. Njim T., Agbor V.N. (2018). Adolescent deliveries in rural Cameroon: comparison of delivery outcomes between primipara and multipara adolescents, BMC Res Notes. 2018 Jul 3;11(1):427

5. Đỗ Thu Thủy, Nguyễn Hoàng Trang, Đào Thiên Hương, Trần Tú Anh (2015). Nghiên cứu thực trạng sinh đẻ tuổi vị thành niên tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, năm 2015, Tạp chí Phụ sản, tập 15 (02), 05- 2017, tr. 107-111.

6. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015). Nghiên cứu về xử trí chuyển dạ đẻ ở sản phụ dưới 20 tuổi tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2011 đến năm 2013, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

7. Njim T., Choukem S.P., Atashili J. et al (2016). Adolescent Deliveries in a Secondary-Level Care Hospital of Cameroon: A Retrospective Analysis of the Prevalence, 6-Year Trend, and Adverse Outcomes, J Pediatr Adolesc Gynecol. 2016 Dec; 29(6): 632-634.

8. Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Thị Hoàn, (2019), “Nhận xét tình hình sinh đẻ của sản phụ tuổi vị thành niên tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, năm 2017-2018”, Kỷ yếu hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp-2019, tr. 30-38.