Macroeconomics
Chương 1:
KINH TẾ HỌC
GIỚI THIỆU
Mục đích của chương này là nghiên cứu bản chất và mục tiêu
của ngành kinh tế học.
Nghiên cứu phương pháp.
Phân biệt giữa kinh tế thực chứng (positive) (hay miêu tả – descriptive) và kinh tế chuẩn tắc – normative
(hay chính trị). Phân loại các nhánh khác nhau của kinh tế học. Đề cập một số khó khăn trong phân
tích kinh tế.
BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ HỌC
Kinh tế học là một ngành khoa học xã hội, nghiên cứu các động thái của con người trong việc tiêu
thụ, sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Nó nhận ra rằng các tài nguyên sản xuất là có
giới hạn, và rằng các nhu cầu vật chất của con người là không thể thỏa mãn. Nó tìm kiếm cách
tận dụng hiệu quả nhất các tài nguyên sản xuất cho mục đích đạt được sự thỏa mãn tối đa nhu
cầu vật chất của con người. Kinh tế học luôn luôn xem xét các vấn đề từ quan điểm của
một xã hội.
PHƯƠNG PHÁP
Ngành khoa học kinh tế sử dụng các mô hình (models). Mô hình là các cấu trúc trong cuộc sống thực
được đơn giản hóa bằng cách khái quát hóa và giả định. Đầu tiên, các giả thuyết được đưa
ra. Mỗi giả thuyết được kiểm chứng với các dữ liệu thực tế/kinh nghiệm. Nếu được chứng minh,
giả thuyết sẽ trở thành lý thuyết, quy luật, hay quy tắc. Các mô hình cũng được sử dụng để đưa
ra các dự đoán.
Kinh tế học quan tâm đến nguồn của cải vật chất của con người. Nó tìm cách giải thích tại sao
và làm thế
nào để đạt được điều đó.
MÔ HÌNH
Một mô hình là một cấu trúc trong cuộc sống được rút gọn, tùy thuộc vào những khái quát và giả
định khác nhau.
Mô hình được sử dụng trong kinh tế mô tả nhằm xây dựng các quy tắc và trong kinh tế chính trị
để đề xuất các chính sách.
Thông thường, một mô hình của một quốc gia giả định tất cả các nhân công đều như nhau. Tất cả
hàng hóa sản xuất cũng được giả định là như nhau, như thể chỉ có một loại hàng hóa được sản
xuất. Tương tự như vậy, tất cả các thị hiếu cũng được giả định là giống nhau.
GIẢ THIẾT CÁC YẾU TỐ KHÁC KHÔNG ĐỔI
Giả định thông thường cho rằng các yếu tố khác không thay đổi.
Luật cầu xác lập quan hệ giữa số lượng mà một cá nhân
sẵn sàng mua và định giá. Cần phải giả định rằng thu nhập không thay đổi, và giả định là thị
hiếu cũng không thay đổi.
Nếu không, số lượng có thể thay đổi bởi các thay đổi về
thu nhập hoặc sở thích, và không thể nói gì về sự thay đổi
về số lượng do giá cả thay đổi.
KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG
Mục đích của kinh
tế học thực chứng hay kinh tế học mô tả là nghiên cứu cái gì như thế nào.
Các mô hình được sử dụng để chuyển hoá các lý thuyết, quy luật,
và các nguyên tắc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các tác
nhân kinh tế. Thông thường cá mối quan hệ được thể hiện qua các thuật toán và có sử dụng các
hình vẽ. Hai đại lượng cùng thay đổi theo một chiêu hướng được gọi là tỉ lệ thuận với nhau
(và ngược lại, sẽ được gọi là tỉ lệ nghịch nếu chúng thay đổi theo hướng ngược nhau).
Chẳng hạn, nhà kinh tế học sẽ cố gắng xác định ra những yếu thành nào giải thích tại sao các
doanh nghiệp lại muốn thuê lao động. Điều đó có thể do họ cần bán thêm nhiều sản phẩm.
KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC
Mục tiêu của kinh tế học chuẩn tắc là nghiên cứu nên làm gì. Những dự báo được
đưa ra dựa trên việc sử dụng các mô hình. Những dự đoán sau đó được so
sánh tới các mục tiêu chung chủ yếu của xã hội (như đáp ứng đủ
nhân công lao động, tự do kinh doanh, tài sản) dựa trên các
chuẩn mực, giá trị hoặc quy tắc cơ sở (chẳng hạn như mong muốn chất lượng sống tốt hơn). Các
chính sách, hoặc các các kế hoạch sắp xếp những hành động được khuyến nghị được rút ra từ
việc so sánh đó.
Một khi nhà kinh tế học đã xác định rằng việc bán
nhiều sản phẩm hơn sẽ khiến cho doanh nghiệp phải thuê thêm lao
động, anh ta hay cô ta có thể đưa ra khuyến nghị về những hành
động cần thiết mà ban giám đốc phải làm để kích thích hoạt động bán
hàng nếu có nhiều công nhân thất nghiệp.
MỤC TIÊU KINH TẾ
Dưới đây là những mục tiêu của nền kinh tế:
1) Tăng trưởng kinh tế
2) Bình ổn giá cả
3) Hiệu quả của nền kinh tế
4) Người lao động có việc làm
5) Cán cân thương mại được thăng bằng
6) An ninh kinh tế
7) Phân phối thu nhập công bằng, và
8) Tự do kinh doanh.
Nhưng các mục tiêu kinh tế chưa hoàn toàn được nhất trí trên
toàn thế giới, và mức độ quan trọng của các mục tiêu lại phụ thuộc vào
mỗi quốc gia. Thêm vào đó, những mục tiêu của nền kinh tế không
phải lúc nào cũng bổ sung cho nhau.
Trong thực tế, có nhiều mục tiêu thậm chí đối lập và mâu
thuẫn nhau.
KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÂN CHIA
Một trong những điểm khó
khăn trong tư duy kinh tế bắt nguồn từ câu tuyên ngôn rằng cái
gì đó đúng cho một ai đó không hẳn sẽ đúng cho tất cả mọi người.
Mỗi cá nhân có thể cảm thấy đơn độc khi ở trong rừng. Nhưng khi
nhiều cá nhân có cùng sự đơn độc trong cùng một cánh rừng, thì
sẽ không ai còn cảm thấy đơn độc nữa.
THUYẾT CON GÀ VÀ QUẢ TRỨNG
Chuyện con gà và quả trứng là một trong những ví dụ về khó khăn thường gặp phải khi muốn giải
quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế. Thật sai lầm khi cho rằng khi một sự việc xảy ra trước
một sự việc khác là nguyên nhân dẫn đến sự việc kia.
KINH TẾ VĨ MÔ
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu những mối quan hệ và chính sách có ảnh hưởng đến toàn bộ một quốc gia.
Nạn thất nghiệp có thể ảnh hưởng đến bất
kì ai trong một quốc gia ở những mức độ khác nhau. Mối quan tâm chủ
yếu của kinh tế vĩ mô là thứ mỗi cá nhân riêng biệt
của một quốc gia muốn mua là thứ gì. Từ đó có thể xác
định việc công ty nên sản xuất cái gì, và theo đó nên thuê bao nhiêu
nhân công.
KINH TẾ VI MÔ
Kinh tế vi mô lại nghiên
cứu những chính sách kinh tế và mối quan hệ mang tính hành vi khi được áp dụng vào trong từng
trường hợp cụ thể, cá nhân như hộ gia đình hay doanh nghiệp trong một nền kinh tế thị trường.
Kinh tế học vi mô quan tâm đến việc mỗi cá nhân đơn lẻ muốn mua gì và tương tự như thế, thứ mà
doanh nghiệp đơn lẻ muốn bán. Những trường hợp nghiên cứu như vậy có thể làm sáng tỏ cách thức
xác định giá cả của một mặt hàng nhất định.
ĐỒ THỊ
Các đồ thị được sử dụng rộng rãi trong kinh tế học. Chúng
cung cấp một cách nhìn rõ ràng hơn về mối tương quan giữa hai biến
số. Biến độc lập luôn luôn nằm trên trục nằm ngang trong khi biến
phụ thuộc luôn nằm trên trục thẳng đứng.
QUAN HỆ TỈ LỆ THUẬN
Một mối tương quan thuận hay quan hệ tỉ lệ thuận thể hiện việc hai biến biến đổi đồng nhất
theo cùng một chiều hướng. Khi hai biến quan hệ tỉ lệ thuận với nhau, đường cong sẽ hướng lên
trên khi nhìn từ trái qua phải.
QUAN HỆ TỈ LỆ NGHỊCH
Một mối tương quan nghịch hay quan hệ tỉ lệ nghịch thể hiện việc hai biến biến thiên theo những
chiều hướng không giống nhau. Đường cong của một quan hệ tỉ lệ nghịch đi xuống khi nhìn từ trái
sang phải.
Cu hi n tp
Review questions
Assignments
Readings
[Ý kiến của bạn rất quan trọng với chúng tôi. Nếu bạn
có nhận xét, chỉnh sửa hay câu hỏi gì liên quan đến chương
này, hãy gửi câu hỏi về [email protected]
or visit forums for this
course.]