Hiện nay đơn xin việc ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong quá trình xin việc đối với những công việc văn phòng. Qua đơn xin việc mà nhà tuyển dụng cũng sẽ phần nào đánh giá được sự tâm huyết, quyết tâm của bạn khi ứng tuyển vào vị trí trong công ty.

Vậy Đơn xin việc có cần công chứng không? Thủ tục công chứng diễn ra như thế nào? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.

Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc được hiểu là một loại giấy tờ được đưa vào hồ sơ xin việc của các ứng viên. Hiện nay đơn xin việc được sử dụng phổ biến là viết tay hoặc là đánh máy, thường thì đơn xin việc viết tay sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn đối với nhà tuyển dụng.

Trong đơn xin việc thì sẽ trình bày những nguyện vọng mà ứng viên mong muốn đạt được khi ứng tuyển vào công ty. Sau khi đã trình bày xong nguyện vọng của bản thân thì ứng viên cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình thay vì những ứng viên khác.

Đơn xin việc được xác định là một loại giấy tờ không được pháp luật quy định, nó chỉ đơn thuần là một văn bản mang tính cá nhân hơn, qua đó mà người viết được thể hiện tính cách, đặc điểm sử dụng ngôn từ cũng như phát huy được các khả năng của bản thân vào đơn xin việc.

Tuy nhiên, đơn xin việc phải đảm bảo chứa đựng những nội dung cần thiết của ứng viên, trình bày ngắn gọn, tránh dài dòng.

Đơn xin việc có cần công chứng không?

Như đã phân tích ở trên thì đơn xin việc không phải là văn bản pháp lý bắt buộc mà chỉ đơn giản là một loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc của ứng viên, qua đó giúp ứng viên tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.

Trước tiên ta cần tìm hiểu trong hồ sơ xin việc của ứng thường thường gồm những loại giấy tờ nào.

Thứ nhất: Sơ yếu lý lịch

Bạn có thể dễ dàng mua sơ yếu lý lịch tại các cửa hàng tạp hóa hay hiệu sách, tiếp đó là điền đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết vào mẫu cho sẵn. Tuy nhiên lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch thì nên hạn chế viết tắt, tẩy xóa, cuối cùng là dán ảnh 4×6 của bản thân vào sơ yếu lý lịch.

Thứ hai: Đơn xin việc

Đơn này có thể viết tay hoặc là đánh máy, nhưng nếu muốn tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng thì nên sử dụng mẫu đơn xin việc viết tay.

Thứ ba: Giấy khám sức khỏe

Đây là loại giấy bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc của ứng viên, bạn có thể tiến hành đến khám sức khỏe tổng quát tại các trung tâm y tế hoặc bệnh viện rồi sau đó xin giấy khám sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ hồ sơ xin việc mà ứng viên cần chuẩn bị. Để tăng tính xác thực của thông tin ứng viên cung cấp thì một số nhà tuyển dụng có đưa ra yêu cầu riêng là những giấy tờ đó phải được đi công chứng hợp pháp.

Thông thường nếu nhận được yêu cầu của nhà tuyển dụng về việc phải công chứng hồ sơ xin việc vì bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây để tiến hành photo công chứng, gồm: Sơ yếu lý lịch, các loại bằng cấp, chứng chỉ (nếu có), sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, bản sao giấy khai sinh…đây là những văn bản mà ứng viên cần phải đi công chứng.

Còn đối với đơn xin việc thì thực chất trên thực tế nhà tuyển dụng sẽ không bắt buộc bạn phải đi công chứng văn bản này, bởi vì bản chất đây không phải là văn bản có tính chất pháp lý, không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nên không cần phải chứng minh sao y bản gốc.

Thủ tục công chứng hồ sơ xin việc như thế nào?

Khi tiến hành công chứng hồ sơ xin việc thì ứng viên sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, giấy tờ cần thiết như đã nêu ở trên, bao gồm: Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, bản sao giấy khai sinh, bản sao sổ hộ khẩu, bản sao các loại bằng cấp, chứng chỉ theo yêu cầu.

Đi kèm với những loại giấy tờ nêu trên đó là chứng minh thư hoặc căn cước công dân bản gốc, sổ hộ khẩu bản gốc, giấy khai sinh bản gốc, và các loại bằng cấp, chứng chỉ có liên quan nhằm xuất trình để được tiến hành công chứng hoặc chứng thực sao y bản chính.

Lưu ý quan trọng và thời hạn sử dụng, trên thực tế các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, bằng đại học…đều là những loại giấy tờ không xác định thời hạn sử dụng, cho nên đáng lẽ ra bảo sao công chứng của những giấy tờ này cũng sẽ không xác định về thời hạn sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế các nhà tuyển dụng sẽ đều đưa ra yêu cầu rằng những giấy tờ được công chứng hoặc chứng thực phải trong thời hạn 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm ứng viên nộp hồ sơ xin việc. Vì vậy, ứng viên nên để ý đến khoảng thời hạn này để đảm bảo hồ sơ xin việc của mình sẽ được nhà tuyển dụng chấp thuận.

Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?

Sau khi ứng viên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên thì sẽ tiến hành đến một trong các văn phòng công chứng bất kỳ để công chứng giấy tờ. Trước đó, nếu muốn công chứng thì bạn bắt buộc phải đến Ủy ban nhân dân cấp phường, xã hoặc huyện…để thực hiện thủ tục trên. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng đông của người dân đồng thời cũng là giải quyết nhanh chóng những hồ sơ tồn đọng mà trong những năm quá, dịch vụ công chứng tư đã ngày càng phát triển, vừa đảm bảo tính hợp pháp, vừa rút ngắn được thời gian giải quyết hồ sơ mà không cần chờ đợi quá lâu.

Tuy nhiên cần lưu ý điểm sau, đó là việc công chứng giấy tờ phải được xác nhận bằng dấu mộc đỏ, tức là nếu không công chứng bằng dấu mộc đỏ thì giấy tờ đó sẽ không được chấp thuận.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Đơn xin việc có cần công chứng không? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.