Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Vai trò của ngành giao thông vận tải là gì?

Vị trí của ngành giao thông vận tải

Để hiểu được Vai trò của ngành giao thông vận tải trước tiên cần nắm được vị trí của ngành giao thông vận tải.

– Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế và đối với sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường.

– Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.

– Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển.

– Sự phát triển và phân bô ngành giao thông vận tải phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội. Tuy nhiên tùy theo loại hình vận tải (đường sắt, đường bộ, đường sông,…) mà các tác động này có sự khác nhau.

Đặc điểm của ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải có các đặc điểm sau:

– Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

– Chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa…

– Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí :

+ Khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển)

+ Khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) 

+ Cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km).

Vai trò của ngành giao thông vận tải

Vai trò của ngành giao thông vận tải như sau:

– Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường.

– Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt thuận tiện.

– Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất, dịch vụ và dân cư.

– Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở các vùng núi xa xôi.

– Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

– Giao lưu kinh tế với các nước.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất khác nhau tới phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải.

– Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lí: Quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.

+ Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.

+ Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.

+ Sông ngòi ảnh hưởng vận tải đường sông, chi phí cầu đường.

+ Khoáng sản ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.

– Các điều kiện kinh tế – xã hội

+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải.

+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.

+ Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.

+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.

– Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).

Các ngành giao thông vận tải hiện nay

Ngoài Vai trò của ngành giao thông vận tải thì cần hiểu được các ngành giao thông vận tải hiện nay như sau:

 – Đường sắt

+ Ưu điểm: Chở được hàng nặng, đi xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

+ Nhược điểm: Tính cơ động thấp, khả năng vượt dốc nhỏ, đầu tư lớn.

+ Tình hình phát triển: Có tổng chiều dài là 1,2 triệu km, luôn đổi mới về sức kéo, đổi mới về toa xe và đổi mới về đường ray.

+ Phân bố: Châu Âu, Đông Bắc Hoa Kì,…

– Đường ô tô

+ Ưu điểm: Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình và phối hợp được với các phương tiện vận tải khác,…

+ Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, dùng nhiều nguyên, nhiên liệu,…

+ Tình hình phát triển: Trên thế giới có khoảng 700 triệu đầu xe với phương tiện, hệ thống đường ngày càng hiện đại và đang có xu hướng xuất hiện phương tiện vận tải siêu trọng.

+ Phân bố: Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôxtrâylia, Nhật Bản,…

– Đường ống

+ Ưu điểm: Vận chuyển dầu khí, chất lỏng, ổn định, tiết kiệm, giá rẻ,…

+ Nhược điểm: Công tác bảo vệ khó khăn, chi phí xây dựng cao,…

+ Tình hình phát triển: Đây là một ngành trẻ nhưng chiều dài tăng liên tục

+ Phân bố: Khu vực Trung Đông, Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc,…

– Đường sông, hồ

+ Ưu điểm: Vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh, giá rẻ.

+ Nhược điểm: Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tốc độ chậm.

+ Tình hình phát triển: Nhiều sông ngòi được cải tạo, đào nhiều kênh nối các hệ thống sông với nhau, phương tiện được cải tiến,…

+ Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nga, Canada, châu Âu,…

–  Đường biển

+ Ưu điểm: Đảm nhận phần lớn khối lượng hàng hóa quốc tế, khối lượng luân chuyển rất lớn, giá rẻ.

+ Nhược điểm: Ô nhiễm môi trường biển, chi phí xây dựng cảng nhiều.

+ Tình hình phát triển: Phương tiện được cải tiến, phát triển và cải tạo cảng biển, xây dựng các kênh biển cùng với đó là các đội tàu buôn không ngừng tăng.

+ Phân bố: Hai bờ Đại Tây Dương (Bắc Mĩ – Eu),…

– Đường hàng không

+ Ưu điểm: Vận tốc nhanh, không phụ thuộc vào địa hình.

+ Nhược điểm: khối lượng vận chuyển nhỏ, vốn đầu tư lớn, cước phí cao,…

+ Tình hình phát triển: Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay đang hoạt động, khối lượng vận chuyển ngày càng lớn, tốc độ tăng.

+ Phân bố: Hồng Kông, Anh, Pháp, Đức, Nga,…