Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đang khuyến khích đa dạng các thành phần kinh tế khác nhau như tư nhân, hộ gia đình, cá nhân….Nhưng bên cạnh đó vị trí của doanh nghiệp nhà nước vẫn hết sức quan trọng.
Trong bài viết Doanh nghiệp nhà nước là gì? Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất tới quý vị về loại hình doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và theo luật doanh nghiệp quy định doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới danh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận kinh tế của nhà nước và luôn được giữ vai trò củ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Với mục tiêu tạo một khung khổ pháp lý áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và đối với có chế quả trị doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường và theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được xem là doanh nghiệp nhà nước:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước?
Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước như sau:
Nội Dung Chính
Thứ nhất: Chủ thể sỡ hữu
Doanh nghiệp nhà nước có chủ sở hữu là Nhà nước, theo đó nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp nhà nước có tất cả các quyền quyết định vấn đề liên quan đế sự tồn tại và hoạt động của Doanh nghiệp.
Để đảm bảo thống nhất sự quản lý của chủ sở hữu nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, với tư cách chủ sở hữu nhà nước phải chịu hoàn toàn trách nhiệm sau:
– Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước bao gồm thành lập mới, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
– Quy định chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện là chủ sở hữu nhà nước và các chức danh khác thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu nhà nước.
Để thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai:Về lĩnh vực hoạt động
Để đảm bảo thực hiện đúng vai trò, mục tiêu và chức năng chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế tế quốc dân, phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được giới hạn trong bốn lĩnh vực sau:
– Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội;
– Hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng an ninh.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp nhà nước chỉ được thành lập và hoạt động ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực nhằm mục tiêu đảm bảo lợi ích của cộng đồng, đản bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ và kinh doanh trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể cung cấp.
Thứ ba: Về hình thức tồn tại
Theo pháp luật hiện hành quy định Doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Phần tiếp theo của bài viết Doanh nghiệp nhà nước là gì? sẽ chuyển sang phân tích các loại hình doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành.
Các loại hình doanh nghiệp nhà nước?
Như đã phân tích phía trên, Doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và bao gồm hai dạng sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước.
Trong tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty nhà nước, các công ty con do công ty mẹ đầu tư 100% vốn sẽ không phải là doanh nghiệp nhà nước, không chịu sự ràng buộc của những quy định pháp luật dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ
Mặc dù tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan về các loại hình công ty này nhưng hiện nay trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại dưới các tên như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam; tập đoàn điện lực Việt Nam; Tổng công ty hàng hải Việt Nam; Tổng công ty hàng không Việt Nam…
Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nên các quy định về tổ chức, tổ chức lại, giải thể, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp dành cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu.
>>>>> Tham khảo: Thành lập doanh nghiệp
Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước có những ưu điểm sau:
– Về vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của doanh nghiệp 100% của nhà nước, chính vì ngân sách nhà nước là nguồn đảm bảo cho nguồn vốn này.Nên có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn.
– Về ngành sản xuất kinh doanh:
Doanh nghiệp nhà nước sẽ tham gia, giải quyết những ngành nghề mà doanh nghiệp tư nhân không thể thực hiện được hoặc không muốn thực hiện
– Về chính sách:
Doanh nghiệp nhà nước được nhà nước tạo điều kiện chính sách, kinh tế, công nghệ, thuế
Doanh nghiệp nhà nước có những nhược điểm sau:
– Còn quá phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước, sự chỉ đạo của nhà nước.
Về tính năng động sáng tạo còn chưa phát huy được đúng với thực lực của mình.
– Thủ tục trình, báo cáo, giải quyết công việc còn rườm rà đôi khi chưa đáp ứng được tiến độ thực tế.
Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Doanh nghiệp nhà nước là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn được chuyên viên tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.