Mỗi quốc gia có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng như pháp luật nên cách phân chia quy mô của doanh nghiệp vì thế cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp lớn khi đáp ứng những yếu tố nào? Kính mời Quý Độc giả theo dõi nội dung bài viết Doanh nghiệp lớn là gì? của Luật Hoàng Phi.

Doanh nghiệp lớn là gì?

Khái niệm về doanh nghiệp lớn thông thường phải căn cứ trên một loạt các yếu tố định tính và định lượng, trong đó yếu tố định lượng đóng vai trò tối quan trọng. Ba chỉ tiêu định lượng được đặt ra một cách độc lập và kết hợp với nhau để xác định tính chất lớn của doanh nghiệp là: Lượng vốn Doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất; Lực lượng lao động của Doanh nghiệp; và Quy mô sản xuất/ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có vốn điều lệ nhiều hơn 100 tỷ VNĐ hoặc có số lượng người lao động trên 300 người.

Có thể hiểu, thuật ngữ doanh nghiệp lớn sẽ bao hàm một tập hợp các thực thể kinh doanh có quy mô lớn nếu xét trên phương diện vốn và người lao động so với mặt bằng phát triển chung của nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Doanh nghiệp lớn tiếng anh là gì?

Doanh nghiệp lớn tiếng Anh là Big business

Doanh nghiệp lớn ở một số quốc gia trên thế giới?

Tại các quốc gia thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu, doanh nghiệp lớn có quy mô nhiều hơn 250 lao động, doanh thu đạt trên 50 triệu EURO, hoặc tổng giá trị tài sản trên 43 triệu EURO. Tại Philipin, doanh nghiệp lớn có tổng giá trị tài sản trên 60 triệu P. Còn tại Malaysia, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp lớn nếu có trên 75 công nhân làm việc và sở hữu vốn điều lệ là hơn 1 triệu USD.

Cách xác định quy mô doanh nghiệp lớn

 LĨNH VỰC

Doanh nghiệp lớn

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Nông, lâm nghiệp và thủy sảnTrên 20 tỷ VNĐSố lao động từ 200 đến 300 ngườiCông nghiệp và xây dựngTrên 20 tỷ VNĐSố lao động từ 200 đến 300 ngườiThương mại và dịch vụTừ trên 10 tỷ VNĐ đến 50 tỷ VNĐSố lao động từ 50 đến 100 người

Đặc điểm của Doanh nghiệp lớn

Thứ nhất: Hoạt động của doanh nghiệp lớn trên thị trường mang tính ổn định, tăng trưởng đều và ít biến động. Tuy nhiên, đây cũng là một con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp lớn. Nếu như doanh nghiệp vừa và nhỏ có độ linh hoạt cao hơn khi dễ dàng thích nghi với những biến động của thị trường thì doanh nghiệp lớn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn để làm chủ hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai: Với ưu thế về quy mô tài chính và nguồn nhân lực, doanh nghiệp lớn thường tham gia vào hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận. Một số ngành nghề kinh doanh trọng yếu của quốc gia như công nghiệp nặng, khai khoáng, may mặc, bảo hiểm,….

Về dịch vụ, các doanh nghiệp thường tập trung vào các lĩnh vực như điện lực, ngân hàng, vận tải, viễn thông,…. Các ngành nghề trên đều yêu cầu số vôn ban đầu tương đối lớn, đòi hỏi trình độ lao động tay nghề cao, số lượng lớn,.. những lợi thể tập trung hết ở một doanh nghiệp lớn.

Thứ ba: Chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp lớn thường diễn ra đều đặn và có độ ổn định cao, trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ có chu kỳ kinh doanh theo mùa, chớp thời cơ nhanh chóng và không ổn định.

Thứ tư: Các sản phẩm của các doanh nghiệp lớn là các sản phẩm rất quan trọng trong nền kinh tế, do đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn là rất cao.

Thứ 5: Điều hòa, ổn định lại nền kinh tế:

+ Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng thì các doanh nghiệp lớn luôn là người tiên phong và là đầu tàu vững chắc trong nền kinh tế quốc gia.

+ Các công ty và các doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều và lâu dài giúp cho nên kinh tế luôn giữ được mức ổn định và làm giảm bớt các biến động kinh tế.

Các doanh nghiệp lớn thường gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp lớn trải dài từ thành thị đến nông thôn.

Vai trò của Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp lớn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, doanh nghiệp lớn giữ vai trò chủ đạo do nắm giữ những ngành nghề kinh doanh mang tính chất độc quyền, then chốt.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước nên thông qua các doanh nghiệp này, Nhà nước còn tiến hành điều chỉnh một số những khiếm khuyết của nền kinh tế.

Mặc dù quốc hội và chính phủ có nhiều chính sách, quy định khuyến khích phát trển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không thể phủ nhận rằng, doanh nghiệp lớn vẫn không ngừng nâng cao vai trò đối với nền kinh tế.

Theo cách phân loại của Việt Nam, hiện nay thì doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 7% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế, nhưng 7% các doanh nghiệp đó lại nắm giữ những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng cũng như một khối lượng vốn rất lớn của cả nước.

Lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp lớn là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp lớn đem lại rất nhiều của cải cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động và cung cấp mức thu nhập ổn định cho đại bộ phận người lao động của họ. Nếu doanh nghiệp lớn phát triển thì đồng nghĩa với nền kinh tế của đất nước càng lớn mạnh.

Một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam

Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Vingroup – Công ty CP; Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Tập đoàn Vingroup – Công ty CP, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, Công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji….

Phân biệt doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ

– Doanh nghiệp siêu nhỏ;

Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có tổng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá tổng 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như: thương mại, dịch vụ có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá tổng 10 người và tổng doanh thu của năm không quá tổng 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 3 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp nhỏ;

Doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có tổng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 20 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 50 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp vừa.  

Doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 100 tỷ đồng

Trên đây là bài viết của chúng tôi về nội dung Doanh nghiệp lớn là gì?. Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu cần hỗ trợ về vấn đề trên Quý Khách vui lòng liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại đường dây nóng để được chuyên viên giải đáp kịp thời.