Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ phần thân già của măng tây – Chả lụa hai lúa

Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ phần thân già của măng tây

pdf – 128 trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

*************

HUỲNH THỊ NGỌC LOAN

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRÀ TÚI LỌC

TỪ PHẦN THÂN GIÀ CỦA CÂY MĂNG TÂY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

NHA TRANG – năm trước

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

*************

HUỲNH THỊ NGỌC LOAN

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRÀ TÚI LỌC

TỪ PHẦN THÂN GIÀ CỦA CÂY MĂNG TÂY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Giáo viên hướng dẫn:

TS. VŨ NGỌC BỘI

NHA TRANG – năm trước
i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Đồ án này

Trước hết tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ

nhiệm khoa Công nghệ Thực phẩm, Phòng Đào tạo niềm kính trọng, sự tự hào được

học tập tại Trường trong những năm qua.

Sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được dành cho thầy: TS. Vũ Ngọc Bội – Trưởng

khoa Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang đã tài trợ kinh phí, tận

tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.

Xin cám ơn: ThS. Thái Văn Đức – Trưởng Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và

các thầy cô phản biện đã cho tôi những lời khuyên quí báu để công trình nghiên cứu

được hoàn thành có chất lượng.

Đặc biệt, xin được ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ của: các thầy cô giáo trong Bộ

môn Công nghệ Thực phẩm và tập thể cán bộ trong Các phòng thí nghiệm – Trung

tâm Thực hành Thí nghiệm – Trường Đại học Nha Trang đã giúp đỡ nhiệt tình và

tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đồ án này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và các bạn bè đã tạo điều kiện,

động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập vừa qua.

Nha Trang, tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Huỳnh Thị Ngọc Loan

ii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………. i

MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………… ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………………………………..v

DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………. vi

DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………………. vii

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………3

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÀ TẠI VIỆT NAM……………………………………..3

1.2. TỔNG QUAN VỀ TRÀ TÚI LỌC ………………………………………………………….4

1.2.1. Lịch sử và tình hình phát triển trà túi lọc…………………………………………….4

1.2.2. Những lợi ích của trà túi lọc từ thảo mộc …………………………………………..6

1.2.3. Giới thiệu một số loại trà túi lọc hiện có trên thị trường ……………………….8

1.3. NGUYÊN LIỆU ………………………………………………………………………………..11

1.3.1. Măng tây ……………………………………………………………………………………..11

1.3.2. Cỏ ngọt ……………………………………………………………………………………….20

1.4. KỸ THUẬT SẤY ………………………………………………………………………………23

1.4.1. Lý thuyết về quá trình sấy……………………………………………………………….23

1.4.2. Đặc điểm của quá trình sấy……………………………………………………………..23

1.4.3. Sự khuếch tán nước trong nguyên liệu ……………………………………………..25

1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sấy………………………………………….27

1.4.5. Một số phương pháp sấy…………………………………………………………………30

1.4.6. Những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình sấy…………………………..36

1.5. BAO BÌ GIẤY LỌC ……………………………………………………………………………38

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….39

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………39

2.1.1. Gốc măng tây ………………………………………………………………………………..39

2.1.2. Cỏ ngọt…………………………………………………………………………………………39

iii

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………….40

2.2.1. Phương pháp hóa học……………………………………………………………………..40

2.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm theo

TCVN 3215-79 ……………………………………………………………………………………..40

2.2.3. Phương pháp phân tích vi sinh…………………………………………………………43

2.2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ………………………………………………………..44

2.4. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT SỬ DỤNG…………………………………………………61

2.4.1. Thiết bị chính ………………………………………………………………………………..61

2.4.2. Hóa chất ……………………………………………………………………………………….61

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ………………………………………………………61

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…………………………62

3.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN LIỆU ….62

3.1.1. Xác định hàm lượng của một số thành phần của phần thân già măng tây……..62

3.1.2. Xác định độ ẩm của cỏ ngọt khô………………………………………………………63

3.2. XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ XỬ LÝ PHẦN THÂN GIÀ MĂNG TÂY

TRƯỚC KHI SẤY…………………………………………………………………………………….64

3.2.1. Xác định chế độ rửa phần thân già măng tây……………………………………..64

3.2.2. Xác định nhiệt độ chần thân già măng tây…………………………………………66

3.2.3. Xác định nồng độ MgCl2 trong nước chần thân già măng tây………………69

3.3. XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ VÀ VẬN TỐC GIÓ THÍCH HỢP CHO QUÁ

TRÌNH SẤY THÂN GIÀ MĂNG TÂY……………………………………………………….72

3.3.1. Sự biến đổi độ ẩm của măng tây theo các nhiệt độ sấy và vận tốc gió………….72

3.3.2. Khả năng hydrat hóa của măng tây khô sau sấy …………………………………77

3.3.3. Sự biến đổi điểm chất lượng cảm quan của trà túi lọc măng tây sấy ở

các nhiệt độ và vận tốc gió khác nhau ……………………………………………………….79

3.3.4. Sự biến đổi hoạt tính chống oxy hóa tổng số của trà túi lọc măng tây

sấy ở nhiệt độ và vận tốc gió khác nhau …………………………………………………….81

3.3.5. Sự biến đổi hàm lượng vitamin C của trà túi lọc măng tây theo nhiệt

độ sấy và vận tốc gió……………………………………………………………………………….82

iv

3.4. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH CHẾ

BIẾN TRÀ TÚI LỌC TỪ PHẦN THÂN GIÀ MĂNG TÂY ………………………….84

3.4.1. Xác định nhiệt độ sao rang………………………………………………………………84

3.4.2. Xác định kích thước mắt sàng nghiền măng tây…………………………………87

3.4.3. Xác định tỷ lệ phối trộn cỏ ngọt……………………………………………………….90

3.4.4. Xác định loại vật liệu bao gói ………………………………………………………….93

3.5. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ TÚI LỌC TỪ PHẦN

THÂN GIÀ MĂNG TÂY …………………………………………………………………………..95

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ……………………………………………………………..97

1. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………..97

2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN………………………………………………………………………………..97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

Nxb

: Nhà xuất bản
vi

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Chỉ tiêu vật lý của giấy lọc ……………………………………………………………..38

Bảng 2.1. Hệ số quan trọng của các chỉ tiêu …………………………………………………….41

Bảng 2.2. Cơ sở cho điểm cảm quan trà túi lọc từ phần thân già măng tây ………….42

Bảng 3.1. Độ ẩm của phần thân già măng tây…………………………………………………..62

Bảng 3.2. Hoạt tính chống oxy hóa tổng số có trong phần thân già măng tây ………62

Bảng 3.3. Hàm lượng vitamin C có trong phần thân già măng tây………………………63

Bảng 3.4. Độ ẩm của cỏ ngọt khô …………………………………………………………………..63

Bảng 3.5. Sự biến đổi độ ẩm của măng tây theo các nhiệt độ sấy ở vận tốc gió 1,0m/s …..73

Bảng 3.6. Sự biến đổi độ ẩm của măng tây theo các nhiệt độ sấy ở vận tốc gió 1,5m/s …..74

Bảng 3.7. Sự biến đổi độ ẩm của măng tây theo các nhiệt độ sấy ở vận tốc gió 2,0m/s …..75

vii

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1. Trà Atisô…………………………………………………………………………………………1

Hình 1.2. Trà Linh Chi ……………………………………………………………………………………1

Hình 1.3. Trà Khổ Qua……………………………………………………………………………………1

Hình 1.4. Trà Hà Thủ Ô ………………………………………………………………………………….1

Hình 1.5. Trà Trái Nhàu………………………………………………………………………………….1

Hình 1.6. Trà Trinh Nữ …………………………………………………………………………………..1

Hình 1.7. Trà Gừng ………………………………………………………………………………………..1

Hình 1.8. Trà Hoa Cúc ……………………………………………………………………………………1

Hình 1.9. Trà cỏ ngọt ……………………………………………………………………………………..1

Hình 1.10. Trà Sâm ………………………………………………………………………………………..1

Hình 1.11. Măng tây xanh……………………………………………………………………………..14

Hình 1.12. Măng tây trắng …………………………………………………………………………….15

Hình 1.13. Măng tây tím ……………………………………………………………………………….15

Hình 1.14. Bột măng tây khô …………………………………………………………………………16

Hình 1.15. Măng tây đóng gói ……………………………………………………………………….17

Hình 1.16. Trà măng tây ……………………………………………………………………………….18

Hình 1.17. Cây cỏ ngọt …………………………………………………………………………………21

Hình 2.1. Gốc măng tây xanh…………………………………………………………………………..1

Hình 2.2. Cỏ ngọt khô …………………………………………………………………………………….1

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình dự kiến sản xuất trà túi lọc từ phần thân già măng tây…………44

Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định chế độ rửa phần thân già măng tây…….46

Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ chần thân già măng tây………..48

Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nồng độ MgCl2 trong nước chần

thân già măng tây …………………………………………………………………………………………50

Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ và vận tốc gió thích hợp

cho quá trình sấy thân già măng tây………………………………………………………………..52

Hình 2.8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ sao rang thân già măng tây…..54

viii

Hình 2.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định kích thước mắt sàng nghiền măng tây……….56

Hình 2.10. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ phối trộn cỏ ngọt ……………………58

Hình 2.11. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác loại vật liệu bao gói thích hợp ………………..60

Hình 3.1. Ảnh hưởng của chế độ rửa đến chất lượng cảm quan sản phẩm trà

túi lọc măng tây……………………………………………………………………………………………65

Hình 3.2. Ảnh hưởng của chế độ rửa đến hoạt tính chống oxy hóa tổng số và

hàm lượng vitamin C của sản phẩm trà túi lọc măng tây……………………………………65

Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ chần đến chất lượng cảm quan sản phẩm trà

túi lọc măng tây……………………………………………………………………………………………67

Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ chần đến hoạt tính chống oxy hóa tổng số

và hàm lượng vitamin C của sản phẩm trà túi lọc măng tây……………………………….67

Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ MgCl2 trong nước chần đến chất lượng cảm

quan sản phẩm trà túi lọc măng tây…………………………………………………………………70

Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ MgCl2 trong nước chần đến hoạt tính chống

oxy hóa tổng số và hàm lượng vitamin C của sản phẩm trà túi lọc măng tây ……….70

Hình 3.7. Sự biến đổi độ ẩm của măng tây theo các nhiệt độ sấy ở vận tốc gió 1,0m/s……73

Hình 3.8. Sự biến đổi độ ẩm của măng tây theo các nhiệt độ sấy ở vận tốc gió 1,5m/s……74

Hình 3.9. Sự biến đổi độ ẩm của măng tây theo các nhiệt độ sấy ở vận tốc gió 2,0m/s……75

Hình 3.10. Sự biến đổi tỷ lệ hút nước của măng tây khô sau sấy của các mẫu

sấy ở các nhiệt độ và vận tốc gió khác nhau …………………………………………………….78

Hình 3.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy và vận tốc gió khi sấy măng tây đến

đến chất lượng cảm quan sản phẩm trà túi lọc măng tây ……………………………………79

Hình 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ và vận tốc gió khi sấy măng tây đến sự

thay đổi hoạt tính chống oxy hóa tổng số của trà túi lọc măng tây………………………81

Hình 3.13. Sự biến đổi hàm lượng vitamin C của các mẫu trà túi lọc măng tây

theo nhiệt độ sấy và vận tốc gió khác nhau………………………………………………………83

Hình 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ sao rang đến chất lượng cảm quan sản

phẩm trà túi lọc măng tây………………………………………………………………………………85

ix

Hình 3.15. Ảnh hưởng của nhiệt độ sao rang đến hoạt tính chống oxy hóa tổng

số và hàm lượng vitamin C của sản phẩm trà túi lọc măng tây …………………………..85

Hình 3.16. Ảnh hưởng của kích thước mắt sàng nghiền măng tây đến chất

lượng cảm quan trà túi lọc măng tây……………………………………………………………….88

Hình 3.17. Ảnh hưởng của kích thước mắt sàng nghiền măng tây đến hoạt tính

chống oxy hóa tổng số và hàm lượng vitamin C của trà túi lọc măng tây…………….88

Hình 3.18. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn cỏ ngọt đến chất lượng cảm quan

sản phẩm trà túi lọc măng tây ………………………………………………………………………..91

Hình 3.19. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn cỏ ngọt đến hoạt tính chống oxy hóa

tổng và hàm lượng vitamin C của sản phẩm trà túi lọc măng tây………………………..91

Hình 3.20. Ảnh hưởng của vật liệu bao gói đến chất lượng cảm sản phẩm trà

túi lọc măng tây theo thời gian bảo quản …………………………………………………………93

Hình 3.21. Sơ đồ quy trình sản xuất trà túi lọc từ phần thân già măng tây……………95

Hình 3.22. Sản phẩm trà túi lọc từ phần thân già măng tây………………………………..96

1

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước có tập tục uống trà từ lâu đời. Các sản phẩm trà và các

sản phẩm được chế biến từ trà rất phong phú và đa dạng như trà túi lọc, trà hòa tan,

trà đóng lon…Trong những năm gần đây, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều

đến việc sử dụng các thực phẩm chức năng chữa bệnh có nguồn gốc từ thiên nhiên

như các loại thảo mộc, thảo dược. Trà thảo dược là loại thức uống bắt đầu được sử

dụng nhiều ở nước ta dưới nhiều dạng khác nhau như: khô, hòa tan, túi lọc.

Măng tây là một loại rau giàu vitamin và khoáng chất, cũng như chứa nhiều

chất tự nhiên tốt cho cơ thể như bảo vệ tim mạch, phòng chống bệnh ung thư, tốt

cho tiết niệu và đường ruột, chống lão hóa… Do vậy măng tây đang là đối tượng

được nhiều người quan tâm. Hiện nay, măng tây được sử dụng chủ yếu dưới dạng

tươi để chế biến các món ăn nên thời gian sử dụng ngắn. Tuy nhiên, phần măng tây

được sử dụng là phần ngọn còn phần gốc chứa đựng giá trị dinh dưỡng cũng không

kém phần ngọn nhưng chưa được sử dụng một cách hợp lý.

Được sự đồng ý của Khoa Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Nha Trang

cũng như sự hỗ trợ về tài chính, sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy TS. Vũ Ngọc Bội

em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ phần thân già của cây

măng tây”. Với mục đích hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ phần thân già

măng tây để đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng nguồn phế liệu của măng tây để chế

biến sản phẩm hữu ích.

Nội dung nghiên cứu:

1) Xác định chế độ xử lý phần thân già măng tây trước khi sấy.

2) Xác định nhiệt độ và vận tốc gió thích hợp cho quá trình sấy phần thân già

măng tây.

3) Xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình chế biến trà túi lọc từ phần

thân già măng tây: nhiệt độ sao rang, kích thước hạt, thành phần phối chế, vật liệu

bao gói.

4) Đề xuất quy trình sản xuất trà túi lọc từ phần thân già của cây măng tây.

2

Tuy đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình làm đề tài nhưng do thời gian,

điều kiện nghiên cứu và kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài không thể tránh khỏi

những hạn chế. Em kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án

được hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn!

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÀ TẠI VIỆT NAM

Nước ta là một nước nhiệt đới, có những đặc thù về độ ẩm, có vùng tiểu khí

hậu mà các nước khác không có. Đồng thời là một nước có tập tục uống trà từ lâu

đời, dường như đất nước ta hội tụ nhiều yếu tố để phát triển ngành sản xuất trà.

Chúng ta có diện tích trồng trà rộng lớn hàng trăm nghìn ha, nguồn trái cây phong

phú và nhiều loại cây thuốc quý. Đó là những tiền đề quan trọng để chúng ta phát

triển ngành trà và sản xuất để xuất nhập khẩu các loại mặt hàng trà đen, trà xanh, trà

thảo dược, trà trái cây.

Trà là cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 5 về diện

tích và thứ 6 về sản lượng trà trên thế giới. Trà phân bố trên 34 tỉnh nhưng tập trung

ở 12 tỉnh trọng điểm (chiếm 94% diện tích toàn quốc). Trong khoảng một thập niên

gần đây, sản xuất và xuất khẩu trà của Việt Nam có bước tăng trưởng khá cao cả về

diện tích, năng suất và chất lượng. Trong 5 năm từ 2005-2009, diện tích trà Việt

Nam từ 122,5 nghìn ha đã tăng lên 128,1 nghìn ha, sản xuất tăng từ 570 nghìn tấn

lên 788,7 nghìn tấn trà búp tươi, xuất khẩu từ 87 nghìn tấn lên 133 nghìn tấn, cho

thấy sự tiến bộ vượt bậc [6].

Tuy nhiên sản xuất trà của Việt Nam còn nhiều hạn chế và còn tiềm ẩn nhiều

yếu tố thiếu bền vững. Nguyên nhân là do 95% khối lượng trà nước ta được xuất

khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, chỉ có 5% được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm.

Trong khi chênh lệch giá bán giữa trà nguyên liệu và trà thành phẩm lên tới 5 đến

10 lần. Thứ hai là do chất lượng trà Việt Nam chưa cao so với một số nước khác,

tình trạng nông dân sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng quá nhiều làm giảm chất

lượng và độ an toàn thực phẩm. Một nguyên nhân nữa là Việt Nam còn quá nhiều

cơ sở chế biến trà nhỏ lẻ nên không đủ nguyên liệu chất lượng tốt để sản xuất và cơ

sở vật chất để chế biến dẫn đến tình trạng tranh nhau thu mua nguyên liệu kể cả

nguyên liệu không đạt chất lượng để sản xuất gây lãng phí tiền của nhân dân, đồng

thời tạo ra nhiều vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Đi kèm tình trạng đó là chất

4

lượng trà sản xuất không cao và xảy ra tình trạng rớt giá.

Vấn đề phát triển bền vững và an toàn thực phẩm trong ngành trà là những vấn

đề bức thiết và cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và đóng góp từ tất cả các Cơ

quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan cũng như của các tổ chức quốc tế, tổ

chức phi chính phủ và sự đóng góp đặc biệt tích cực của khối tư nhân. Đã có nhiều

hoạt động, mô hình trồng, kinh doanh trà an toàn và bền vững được triển khai thông

qua các dự án và hoạt động chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các

hoạt động hỗ trợ phát triển này vẫn được các đơn vị tổ chức quốc tế hay khối tư

nhân thực hiện mang tính đơn lẻ chưa có sự điều phối vĩ mô tạo điều kiện hợp tác

và chia sẻ tốt hơn giữa các chương trình dự án. Yêu cầu cần có sự điều phối và tạo

điều kiện hợp tác giữa các hoạt động, chương trình dự án là bức thiết cả về phía

quản lý Nhà nước và cả về phía các đơn vị thực hiện hỗ trợ, triển khai hoạt động sản

xuất an toàn và bền vững. Dựa trên thực tế đó, Cục Trồng trọt – Bộ Nông Nghiệp và

Phát triển nông thôn và Hiệp hội Chè Việt Nam với sự hỗ trợ của tổ chức

Solidaridad quyết định tổ chức Diễn đàn Điều phối Quốc gia về Phát triển chè bền

vững ở Việt Nam. Diễn đàn nhằm thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển theo

hướng an toàn và bền vững, thông qua tăng cường vai trò điều phối, hợp tác sâu

rộng và thực hiện các hoạt động hỗ trợ của các đối tác liên quan trong khuôn khổ

Diễn đàn [6].

Hy vọng với những nỗ lực và biện pháp sáng tạo hơn nước ta sẽ đưa ngành trà

tiến xa hơn nữa.

1.2. TỔNG QUAN VỀ TRÀ TÚI LỌC

1.2.1. Lịch sử và tình hình phát triển trà túi lọc

Với yêu cầu của thời đại công nghiệp đòi hỏi sự tiện lợi, an toàn mà ngoài

những sản phẩm truyền thống như trà xanh, trà đen chúng ta đã và đang sản xuất

thêm nhiều mặt hàng khác trong đó có trà túi lọc. So với nhiều loại sản phẩm khác

thì trà túi lọc có thể được xem là một loại sản phẩm mới và phù hợp với nhu cầu của

cuộc sống hiện đại bởi tính tiện dụng và kinh tế của nó. Người thưởng thức có thể

5

nhanh chóng có những tách trà ngon với chỉ một ít nước nóng và sau khi thưởng

thức họ cũng không bận tâm nhiều về việc xử lý bã trà.

Dòng sản phẩm này nghe có vẻ còn mới nhưng thực sự nó có một lịch sử phát

triển đã hơn một thế kỉ nay. Nó được ra đời từ nổ lực marketting của một nhà kinh

tế học có tên Thomas Sullivan. Tại Châu Âu, người ta sử dụng một khối cầu rỗng

có đục lỗ để chứa trà. Khi pha nhúng khối cầu này vào nước nóng, trà sẽ được pha

ra theo nước nóng nhưng các lá trà vẫn nằm trong khối cầu này, có thể nói, đây

chính là thủy tổ của túi trà lọc ngày nay. Vào đầu thế kỉ XIX, một doanh nghiệp có

tên Thomas Sullivan tại New York đã tìm cách cải thiện khả năng marketing của

doanh nghiệp sản xuất trà của mình. Ông đã gửi cho khách hàng các túi lọc nhỏ có

chứa trà để khách hàng uống thử. Rất nhiều khách hàng đã nhúng thẳng túi trà này

vào nước để pha và sau đó gửi thư lại cảm ơn Sullivan về phát kiến mới này. Tuy

vậy, họ cũng phàn nàn rằng túi lụa quá dày nên khá nhiều hương trà đã không thẩm

thấu qua chất liệu này trong khi pha trà được. Sullivan tiếp tục cải tiến phát kiến của

mình nhưng phải đợi đến khi Joseph Krieger hoàn thiện chúng, trà túi lọc mới được

công chúng chấp nhận rộng rãi, đặc biệt là sau thế chiến thứ II. Ngày nay, trà túi lọc

với các hương vị khác nhau đã được ưa chuộng và thưởng thức ở khắp nơi trên thế

giới và cạnh tranh đáng kể với trà pha ấm theo cách bình thường [11].

Tại Việt Nam, ngày 15 tháng 2 năm 2003, thương hiệu trà túi lọc đầu tiên

mang tên Cozy thuộc công ty Cổ phần sinh thái ECO Vĩnh Phúc đã ra đời. Trà

Cozy được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trà xanh từ Hà Giang, Thái Nguyên, Lai

Châu. Bước đầu dòng sản phẩm này đã đưa ra thị trường 8 sản phẩm bao gồm Cozy

Trà Xanh, Cozy Hồng Trà, Cozy hoa quả… với công nghệ sản xuất hiện đại từ

Italia. Từ đó đến nay nhiều sản phẩm trà túi lọc đã liên tiếp ra đời như: trà gừng, trà

khổ qua, trà hoa cúc,… Những loại trà này đều là các loại thực phẩm chức năng với

nhiều giá trị dược dụng khác nhau.

Theo báo cáo về xu hướng tiêu dùng trong năm 2012, trung tâm nghiên cứu về

sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên (Nature Products Insider) tại Mỹ cho hay: “Chúng

ta đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về văn hóa tiêu dùng, khi mà người tiêu

6

dùng tập trung vào những trải nghiệm tích cực khi sử dụng những sản phẩm có

nguồn gốc thiên nhiên, trong đó có sản phẩm từ thảo mộc”. Không nằm ngoài xu

hướng chung của thế giới, trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam

dành mối quan tâm đặc biệt đối với các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, nhất là sản

phẩm từ thảo mộc để tăng cường sức khỏe. Ở nhiều nước, nhất là những nước châu

Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,Việt Nam… trà thảo mộc được sử dụng

rất phổ biến. Thậm chí tại Hoa Kỳ, người dân đã chi hàng tỉ đô la mỗi năm để mua

thảo mộc và nhu cầu này vẫn còn tăng cao. Điều này cho thấy, tác dụng của thảo

mộc với sức khỏe con người là rất rõ ràng.

1.2.2. Những lợi ích của trà túi lọc từ thảo mộc [7]

Con người đang có xu hướng quay trở lại với những thực phẩm từ thiên nhiên

để bảo vệ sức khỏe của mình sau khi đã dùng quá nhiều loại thực phẩm tẩm ướp

hóa chất và thực phẩm biến đổi gen, hay thức uống cũng vậy. Chính vì thế thời

điểm này, có thể được ghi nhận là thời điểm lên ngôi của các loại thảo mộc và thảo

dược trong đó có thức uống là trà thảo mộc cũng góp phần theo xu hướng phát triển

này. Một số tác dụng chung của trà thảo mộc hay thảo dược mang đến cho con

người là:

– Trà thảo dược phòng chống bệnh ung thư. Trong khi người ta vẫn còn nghiên

cứu tổng thể chưa đưa ra kết luận thì có đủ những nghiên cứu cho thấy những hiệu

quả tiềm năng của việc uống trà khiến chúng ta cần đưa trà vào danh sách những

thức uống cần uống hàng ngày của chúng ta. Trong quá trình nghiên cứu một chất

chống oxi hóa được tìm thấy trong trà (polyphenol), một lần nữa cho thấy trà có thể

chống bệnh ung thư.

– Trà thảo mộc giúp cho quá trình trao đổi chất được tăng cường.Giảm cân là

một vấn đề của rất nhiều người, một trong những nguyên ngân gây nên béo phì là

do các chất trong cơ thể không được chuyển hóa tốt. Trà sẽ giúp cho cơ thể bạn trao

đổi chất tốt hơn, vì vậy bạn chỉ cần uống mỗi ngày 5 tách trà thì có thể đốt cháy 7080 calo. Nếu dùng thường xuyên trong 1 năm bạn có thể giảm được 4kg.

– Trà thảo mộc giúp chống oxi hóa. Khi môi trường sống hiện nay ngày càng ô

7

nhiễm thì cơ thể bạn sẽ bị tàn phá nhiều hơn đặc biệt là người già. Những tinh chất

tuyệt vời có trong trà sẽ giúp ngăn chăn quá trình oxy hóa.

– Caffein trong trà thảo mộc có ít hơn trong cà phê. Trong khi trà chỉ chứa 30 –

40mg mỗi tách thì một tách cà phê chứa khoảng 135mg caffeine. Bên cạnh đó, khi

uống cà phê bạn sẽ có cảm giác đau đầu, bồn chồn, khó tiêu hay khó ngủ thì hãy đổi

sang uống trà thảo dược.

– Uống trà thảo mộc có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, có thể trị viêm

loét dạ dày hành tá tràng, tiêu viêm diệt khuẩn, an thần và dễ ngủ. Một nghiên cứu

trong 6 năm của Hà Lan nhận thấy nếu bạn uống 2-3 tách trà đen mỗi ngày thì bạn ít

có nguy cơ mắc cơn đau tim đột tử hơn người không uống trà 70%. Uống trà có thể

giúp cho các huyết mạch của bạn không bị nghẽn.

– Trà thảo mộc cho bạn một hàm răng chắc khỏe và nụ cười ngọt ngào. Có một

số ý kiến cho rằng uống trà làm cho răng xấu, đó là vì khi bạn uống trà mà bỏ thêm

đường. Còn thật ra khi uống trà không đường bạn sẽ có hàm răng chắc khỏe do

trong trà có chứa tannin và fluoride có thể làm răng sát lại gần nhau.

– Uống trà thảo mộc giúp cơ thể có đủ nước. Trước đây người ta cho rằng

uống trà hay cà phê đều không cung cấp đủ nước cho cơ thể vì có chứa caffeine

(chất caffeine giúp lợi tiểu). Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy caffeine thật

sự không phải là vấn đề – có nghĩa là những thức uống chứa caffeine và trà thật sự

cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nhưng bạn cũng đừng nên uống quá 5

tách thức uống có caffeine cùng một lúc.

– Trà thảo mộc bảo vệ hệ miễn dịch. Một cuộc thử nghiệm trên 21 người tình

nguyện uống 5 tách trà mỗi ngày trong 4 tuần, người ta nhận thấy rằng hoạt động

của hệ miễn dịch trong máu của người uống trà cao hơn.

– Trà thảo mộc giúp cứng xương. Xương vững chắc không chỉ nhờ sữa cho

thêm vào trà. Một nghiên cứu so sánh người không uống trà và người uống trà, nhận

thấy người uống trà hơn 10 năm có xương vững chắc nhất, thậm chí sau khi cân

bằng cân nặng, tuổi tác, tập luyện, hút thuốc và những tác nhân nguy hiểm khác.

8

1.2.3. Giới thiệu một số loại trà túi lọc hiện có trên thị trường

• Trà Atisô

Tên tiếng anh: Artichoke tea

Thành phần: Atisô (thân, rễ,

hoa), cam thảo, hương hoa tự nhiên.

Công dụng: Giúp dễ ngủ, mát

gan,

thông
mật ,
lợi
tiểu ,
hạ

cholesterrol máu và urê huyết, dùng

cho người yếu gan, thận, cao huyết

áp, kích thích tiêu hóa, thích hợp

cho mọi lứa tuổi.

Hình 1.1. Trà Atisô

• Trà Linh Chi

Tên tiếng Anh: Ganoderma tea.

Thành phần: Nấm linh chi, lạc

tiên, đăng sâm, cam thảo, lá vòng, cỏ

ngọt.

Công dụng: Có tác dụng điều

hòa tim mạch, hạ cholesterol máu,

giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện

trí nhớ, an thần.

Hình 1.2. Trà Linh Chi

• Trà Khổ Qua

Tên tiếng Anh: Bitter melon tea.

Thành phần: Khổ qua (mướp

đắng), cam thảo, hương hoa tự nhiên.

Công dụng: Giúp giải nhiệt, lợi

tiểu, lợi mật, giảm đường huyết,

phòng ngừa tiểu đường. Dùng cho

người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu.

Hình 1.3. Trà Khổ Qua
9

• Trà Hà Thủ Ô

Tên tiếng Anh:

Polygonummultiform tea.

Thành phần: Hà Thủ Ô, đương

quy, cam thảo.

Công dụng: Giúp bổ huyết, khỏe

gân cốt, làm đen tóc. Dùng cho người

tóc bạc sớm, đau mỏi lưng gối, khí

huyết kém, thần kinh suy nhược.

Hình 1.4. Trà Hà Thủ Ô

• Trà Trái Nhàu

Tên tiếng Anh: Noni tea

Thành phần: Trái nhàu, rễ nhàu,

cỏ ngọt, cam thảo.

Công dụng: Giúp nhuận tràng,

hạ huyết áp, giảm đau mỏi xương

khớp, đặc biệt tốt cho người bị tiểu

đường.

Hình 1.5. Trà Trái Nhàu

• Trà Trinh Nữ

Tên tiếng Anh: Mimosa tea

Thành phần: Cây trinh nữ, lạc

tiên, lá sen, lá vông, cam thảo.

Công dụng: Giúp dưỡng tâm,

an thần, dễ ngủ, tăng cường trí nhớ,

nhất là những người bị suy nhược

thần kinh.

Hình 1.6. Trà Trinh Nữ