Nhóm nghiên cứu mạnh ‘Cây dược liệu”

  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu

Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có cây thuốc. Theo kết quả điều tra mới nhất của Viện Dược Liệu năm 2017, Việt Nam có tới 5117 loài cây làm thuốc. Trong đó có nhiều loài đặc hữu vô cùng quý giá như Sâm Việt Nam, Đinh lăng….. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có một nền y học cổ truyền với bề dày lịch sử đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta. Nguồn tài nguyên cây thuốc giàu có là một lợi thế rất lớn để phát triển bền vững nếu biết sử dụng hợp lý. Ngược lại, trở thành yếu điểm khi chỉ chú trọng khai thác sử dụng nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên, tỷ lệ khai thác luôn vượt quá tốc độ tái sinh, chưa quan tâm nhiều phát triển bền vững. Chính điều này đã làm cho nguồn tài nguyên cây thuốc bị cạn kiệt nhanh chóng. Việc sử dụng bừa bãi cây thuốc cũng làm giảm nguồn tài nguyên. Theo số liệu báo cáo năm 2015, Việt Nam có tới 700 loài cây được ghi trong sách đỏ. Đầu thế kỷ 21, Đảng và Nhà nước đã thấy rõ vai trò nguồn tài nguyên cây thuốc đối với Quốc gia và tầm quan trọng cần phải phát triển cây dược liệu, xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh dược liệu Viêt.
Đứng trước yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, cũng như nắm bắt thời cơ và phát huy thế mạnh của các nhà khoa học Học Viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực dược liệu, sau một thời gian dài chuẩn bị, nhóm nghiên cứu mạnh về “Cây dược liệu” được chính thức thành lập theo quyết định số 88/QĐ-HVN, ngày 12/01/2018 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Trưởng nhóm:        PGS.TS. Ninh Thị Phíp
Thư ký:                     ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải

 

TT Họ và tên Đơn vị
  1.  
PGS.TS. Ninh Thị Phíp Khoa Nông học
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải Khoa Nông học
  1.  
ThS.Bùi Thế Khuynh Khoa Nông học
  1.  
 TS. Hoàng Hải Hà Khoa Công nghệ thực phẩm
  1.  
TS. Nguyễn Mai Thơm Khoa Nông học
  1.  
TS. Phùng Thị Thu Hà Khoa Nông học
  1.  
ThS. Phạm Thị Huyền Trang Khoa Nông học
  1.  
TS. Nguyễn Đức Huy Khoa Nông học
  1.  
TS. Chu Anh Tiệp Khoa Nông học
  1.  
TS. Trần Thị Thiêm Khoa Nông học
  1. Mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Nhóm nghiên cứu về cây dược liệu được thành lập với mục tiêu tuyển chọn, bảo tồn và nhân giống các loài cây thuốc có giá trị và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến tạo ra nhiều sản phẩm khoa học đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn sản xuất, đồng thời hình thành nên trường phái nghiên cứu mạnh trong nước và hội nhập với thế giới.

* Mục tiêu chung:

* Mục tiêu đơn cử

  • Tập hợp các nhà khoa học cũng lĩnh vực hợp tác giải quyết các vấn đề khoa học lớn và hoàn chỉnh theo chuỗi từ nghiên cứu đến sản xuất, sơ chế biến tạo sản phẩm khoa học từ dược liệu
  • Đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực cây dược liệu
  • Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đồng ruộng, nhà lưới nhà kính và trang thiết bị nghiên cứu khoa học của Học viện.
  • Tạo thành sức mạnh tham gia đấu thầu các chương trình/dự án trong nước và quốc tế.
  • Xây dựng thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng sản phẩm khoa học công nghệ và các công bố khoa học trong nước và quốc tế.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
  • Thu thập, xây dựng vườn tập đoàn quỹ gen cây dược liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo
  • Nghiên cứu tuyển chon giống dược liệu có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng vùng sinh thái
  • Xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong nhân giống, và canh tác, thu hoạch, sơ chế biến sản phẩm
  • Nghiên cứu tạo sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu phục vụ cộng đồng
  1. c sản phẩm mong đợi
  • Vườn tập đoàn quỹ gen cây dược liệu
  • Các giống dược liệu năng suất, chất lượng cao
  • Quy trình kỹ thuật và bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hái cây dược liệu
  • Sản phẩm từ dược liệu: Trà thảo dược, chế phẩm từ dược liệu….