Tâm sự: Đã đi làm nghề khác, giờ học code có muộn không | Tinh tế

Có rất nhiều vai trò như vậy, cũng có nghĩa là yêu cầu về khả năng “code” cũng khác nhau. Có những thứ cần code rất nặng, có những thứ chỉ cần biết và hiểu nguyên lý. Tùy theo cái mà bạn đang theo đuổi mà bạn sẽ xác định xem mình cần học nhiều đến đâu, nên cũng đừng quá áp lực hay căng thẳng khi mới bắt đầu. Có khi bạn vừa học vừa làm, bạn sẽ biết được mình thích cái gì và đôi khi bạn thậm chí còn không cần code nữa luôn á.

hoc_code_2.jpg

Học code không khó

Thực ra việc lập trình nó không khó như bạn nghĩ đâu. Bạn học được công thức Excel, thì chắc chắn bạn sẽ học lập trình được, thậm chí với mình thì cái công thức Excel nó còn khó hơn mấy đoạn code của mình nữa kìa

?

Tất cả đều đi chung logic, có những điều kiện này thì làm gì, gặp điều kiện kia thì làm gì, có một chuỗi này thì xử lý ra sao, có nhiều số trong một mảng thì xử lý như thế nào…

Có nhiều ngôn ngữ để bạn có thể bắt đầu học code. Mình thấy trường mình (RMIT) ngày xưa dạy Python cho các bạn ngành kinh doanh vì ngôn ngữ này dễ, sát với tiếng Anh mà khả năng vận dụng lại rất lớn. Nếu hỏi mình, mình cũng khuyên các bạn đã đi làm mà muốn tìm hiểu code thì nên học Python. Học xong bạn có thể làm được rất nhiều thứ, từ phân tích dữ liệu, xây các hệ thống vận hành cho đến các thuật toán về AI, machine learning.

Một ngôn ngữ khác có thể bắt đầu là JavaScript, tuy hơi phức tạp chút nhưng nó là cái tạo ra những trang web mà bạn dùng mỗi ngày, việc hiểu biết về JavaScript giúp bạn xây dựng được các website từ những bước cơ bản nhất. Nhưng nếu bạn chỉ đơn giản là muốn học code thì mình vẫn khuyên Python.

hoc_code.jpg

Kinh nghiệm đi làm của bạn chắc chắn sẽ giúp cho bạn khi bạn chuyển ngành

Giả sử bạn học code để bắt đầu chuyển sang làm nghề về tech, thì những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn đã có không hề phí đâu. Ví dụ, bạn là marketing nhưng đi làm lập trình viên cho một hệ thống thương mại điện tử, khi đó kiến thức về thị trường, về các tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate), sự hiểu biết về hành vi người dùng sẽ giúp bạn code hiệu quả và nhanh hơn. Hoặc bạn đang làm vận hành nhưng đi code cho một công ty bán lẻ, bạn sẽ biết được nhân viên dưới cửa hàng thường phải làm các thao tác nào, họ có thể sắp phải làm thêm việc gì, và quy trình này khi đưa lên hệ thống thì có lỗ hổng nào thường xảy ra…

Có rất nhiều vai trò như vậy, cũng có nghĩa là nhu yếu về năng lực “ code ” cũng khác nhau. Có những thứ cần code rất nặng, có những thứ chỉ cần biết và hiểu nguyên tắc. Tùy theo cái mà bạn đang theo đuổi mà bạn sẽ xác lập xem mình cần học nhiều đến đâu, nên cũng đừng quá áp lực đè nén hay căng thẳng mệt mỏi khi mới khởi đầu. Có khi bạn vừa học vừa làm, bạn sẽ biết được mình thích cái gì và nhiều lúc bạn thậm chí còn còn không cần code nữa luôn á .