Văn khấn tại đền cô Tám Đồi Chè chuẩn nhất
Trong hàng Tứ phủ thánh cô có một vị tiên cô giáng thế cùng thời với cô Bơ Thác hàn. Cô giáng sinh vào thời vua Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa. Cô chính là người thiếu nữ trồng, hái búp chè trên vùng Phong Mục năm nào. Cùng phongthuysinh.net tìm hiểu kỹ hơn về cô và bài văn khấn tại đền qua bài viết sau đây nhé.
Nội Dung Chính
Sơ lược về Tứ Phủ trong tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam
Tứ phủ và Tam Phủ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tam phủ chỉ bao gồm Tam tòa Thánh Mẫu. Còn tứ phủ thì thêm một vị mẫu nữa tên là Mẫu Địa Phủ hay còn được gọi là mẫu Đệ Tứ.
Trong Tứ Phủ có hệ thống thần linh Tứ Phủ hay còn được gọi là Tứ Phủ Công Đồng. Hệ thống thần linh trong Tứ Phủ bao gồm:
- Tứ Tòa Thánh Mẫu
- Ngũ vị Tôn Ông
- Thập Nhị Chầu Bà
- Thập vị ông Hoàng
- Tứ phủ thánh cô
- Tứ phủ thánh cậu
Căn tứ phủ được hiểu là một người có duyên, được xác định kiếp số phải ra hầu thành, làm đồng bốn phủ. Tất nhiên, việc này cũng do quan niệm nhân quả mà thành, gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Điều này cũng giống như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc. Hạt giống đc chọn để gieo tuy ko phải giống tốt nhưng ngày nay bạn chăm sóc tốt cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.
Thần tích cô Tám Đồi Chè trong hàng Tứ Phủ
Theo nhiều tích truyền lại, Cô Tám là tiên cô giáng thế cùng thời với Cô Bơ Thác Hàn. Cô có huyền tích lịch sử riêng, không hề gắn liền với chầu Bát như nhiều người vẫn nghĩ. Cô thuộc Nhạc Phủ chứ cũng không phải thuộc Địa Phủ như mọi người vẫn lầm tưởng.
Nhiều tích đều lưu truyền lại giống nhau rằng cô giáng thế thời vua Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa. Cô là người thiếu nữ trồng hái búp chè tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá. Thuở ấy, cô có công giúp đỡ vua chống giặc ngoại xâm. Do vậy, sau khi thác hóa về trời, cô được phong công lập đền thờ, trấn giữ một bên bến song Đò Lèn, Phong Mục. Thuở sinh thời, cô xinh đẹp, đảm đang. Cô tỉ mẩn hái búp chè xanh trên đồi và dùng chúng làm thuốc chữa bệnh. Do vậy, mọi người thường tôn hiệu là Cô Tám Đồi Chè. Khi thanh nhàn, cô thường đủng đỉnh dạo chơi khắp vùng Hà Trung, Thanh Hoá, cũng có khi cô hiện hình bẻ lái con thuyền độc mộc trên dòng sông Mã.
Giá hầu cô Tám Đồi Chè
Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Tám rất hiếm khi giá ngự về đồng. Chỉ có những người nào sát về Cô Tám hoặc khi hầu đón tiệc tháng 6 tại các đền ở vùng Thanh Hoá. Khi cô về đồng thường mặc áo màu xanh, nơi vạt áo có màu tím hoa cà. Cô Tám cũng khai quang sau đó múa mồi, sau đó thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non.
Điện của cô được thờ riêng tại đền cô thuộc vùng đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, nếu đi từ đền Cô Bơ sang thì qua đò Lèn, đền cô rất khang trang nhưng ít người biết tới.
Văn khấn tại đền cô Tám Đồi Chè chuẩn nhất
“Xứ Thanh Hoa Đồi Chè Phong Mục
Dòng họ Mường sinh thánh cô tiên
Hình dung duyên dáng thảo hiền
Lưng ong má phấn tóc dài sở vân
Dận hải sảo đầu gài châm dắt
Vai đeo gùi dảo gót lên non
Tiếng thơm y đạo trời ban
Hái chè làm thuốc linh đan cứu người
Bầu tiên dược cứu người dương thế
Khắp bản làng ơn đức tiên cô
Dân thôn lập miếu lên thờ
Nhờ ơn cô Tam cho nhà nhà bình an
Đền thờ cô trăng thanh gió mát
Buổi sớm chiều chướng phủ màn che
Canh khuya cô mới đi về
Hóa cô sơn nữ trên non hái chè
Đêm trăng thanh chiếc thoi độc mộc
Tay thuận chèo sông Mã dạo chơi
Véo von tiếng hát đầy vơi
Nghe mà xao xuyến lòng người hành hương
Muôn dân con lầm rầm khấn nguyện
Cung thình mới cô Tám giáng lâm
Hát mừng một chiện văn ca
Người mường sánh với nước non muôn đời”.