Vai trò của giun đất đối với đời sống con người và nông nghiệp

Vai trò của giun đất đối với thực vật thì như thế nào?

Giun đất hay còn gọi là trùn đất, tuy nhỏ bé nhưng lại mang đến nhiều lợi ích hữu hiệu cho đời sống con người. Vậy vai trò của giun đất đối với con người trong cuộc sống là gì? Cùng CCV  tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

> Tham khảo:

Đặc điểm của giun đất trong đời sống tự nhiên 

Giun đất là một loài động vật thường sinh sống trong môi trường ẩm ướt,… Thông thường những nơi có đất ẩm sẽ giúp giun đất tự hình thành và phát triển. Đặc biệt những nơi có nhiều mùn hữu cơ thì số lượng giun đất sinh sống lại càng dồi dào. 

Giun đất là loại động vật không xương sống, thuộc ngành giun đốt, có cấu trúc rất đơn giản. 100% thức ăn của giun là các vi sinh có sẵn trong đất. Nếu giun đất sống trong môi trường có nhiều rong rêu, cơ thể sẽ có màu xanh lá. 

Giun đất có thân hình trụ tròn, đường kính khoảng 5 – 10mm, chiều dài khoảng 10 – 30 cm, có khoang cổ và nhiều vòng đốt sít nhau. Phần đầu to hơn phần đuôi, cả thân có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng. Đây là loài lưỡng tính, có cả bộ phận đực và cái trên cơ thể.

Tại Việt Nam giun đất sống chủ yếu ở vùng đồng bằng… Khi trời mưa giun bò lên mặt đất nhiều. Để bắt được giun đất, người ta đổ nước bồ kết hoặc rau nghề vào những chỗ có nhiều giun. 

Vai trò của giun đất là gì?

Thành phần hóa học trong giun đất

Trong giun đất có chứa các chất với tên gọi sau: lumbrifebrin, lumbritin và terrastro lumbrolysia. Ngoài ra trong giun đất có nhiều thành phần khác như chất béo, hypoxanthin, axit amin cần thiết cho cơ thể như alanin, alanin, tyrosin, cholin, lysin, methionin, valin… và vitamin A, D, E. 

Vai trò của giun đất đối với thực vật thì như thế nào? 

Kiến tạo lớp đất, tăng độ phì nhiêu cho đất

Giun đất thường ăn các mảnh vụn hữu cơ mục nát như xác bã thực vật, cho nên phân của giun đất có hàm lượng dinh dưỡng rất lớn. Những vùng đất có giun đất thường màu mỡ, tơi xốp, chính vì thế giun đất góp phần tăng độ phì nhiêu của đất, cân bằng độ pH trong đất. 

Giun đất điều tiết sự phát triển của sâu hại, nấm mốc

Giun đất có khả năng hỗ trợ, tiêu diệt những vi sinh có hại gây bệnh cho cây trồng, và tiêu hóa những nấm mốc, khuẩn hại. 

Không chỉ vậy phân của giun đất là môi trường tốt nhất có nhiều loại vi sinh vật hữu ích cho sự phát triển. 

Gia tăng hoạt động vi sinh vật 

Giun đất giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của các vi sinh vật có ích cho đất. Trong quá trình đào hang, tìm kiếm và vận chuyển thức ăn, giun đất đã làm đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn. 

Một người bạn thân thiết của nhà nông

Lợi ích của giun đất đối với đời sống con người 

Giun đất được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho con người. Các vị thuốc điều chế từ giun đất có thể điều trị được các bệnh liên quan đến tim mạch, khớp, huyết áp… Cụ thể, thuốc được chế từ giun đất giúp tăng cường chức năng tuần hoàn máu, điều hòa nhiệt độ cơ thể, ổn định huyết áp.

Đối với trẻ nhỏ, thuốc từ giun sẽ làm giảm tình trạng chán ăn, còi xương, lười ăn, suy nhược cơ thể, kén ngủ…. Đối với phụ nữ, thuốc từ giun còn làm giảm sự co bóp tử cung và tình trạng giãn nở khí quản. Các bệnh hen suyễn, xơ vữa động mạch có thể sử dụng thuốc được điều chế từ giun đất. 

Người ta sử dụng bộ phận nào của giun đất?

Theo như dân gian truyền lại và trong đông y, giun đất được sử dụng làm thuốc với tên gọi địa long, thổ long hay khâu dẫn.

Để sử dụng người ta chế biến như sau:

  • Bắt giun bỏ vào tro bếp, dùng rơm xát nhẹ hoặc rửa bằng nước bồ kết hoặc phèn chua để sạch lớp ở bên ngoài. 

  • Cắt bỏ đầu, tuốt hết lớp đất cát trong bụng rồi lộn lớp da phía trong bằng một que nhỏ.

  • Rửa nhiều lần bằng nước ấm cho sạch rồi lần cuối rửa với nước nóng pha ít muối. 

  • Đem phơi hoặc sấy khô. 

Một số bài thuốc có địa long

Địa long được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian như là 

  • Chữa sốt rét: 

Địa long 12g, vỏ thân hoặc rễ cây xoan rừng 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây thần nông 8g. Đem tất cả phơi khô, tán nhỏ rồi rây bột mịn, trộn với hồ làm thành viên và uống hết trong 1 ngày. 

80g giun đất đã chế biến, 40g quả na, phèn phi 20g. Đem tất cả tán mịn, luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 2 lần/ngày, chia liều 10 viên/lần. Uống từ 4 – 5 ngày. 

  • Chữa cấm khẩu

Cho lông nhím, địa long, quả bồ kết với lượng bằng nhau đem phơi khô đốt thành than rồi tán bột, Mỗi lần uống 4 – 8 ngụm với nước ấm, ngày uống 2 lần. 

Giun đất sắc với lá chè tươi là lá chanh uống hàng ngày.

Liều dùng thông thường của dược liệu địa long là bao nhiêu 

Người ta thường dùng khoảng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc, với 200ml nước sắc còn 50ml uống trong ngày. Hoặc dùng 2g đến 4g bột thuốc. Mặc dù chưa có đủ thông tin về việc sử dụng giun đất trong thời kỳ mang thai và cho con bú, thì người sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thảo dược này. 

Những lưu ý khi dùng địa long 

Để thực hiện dược liệu này một cách an toàn và có hiệu quả ta nên tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ, những thầy thuốc chuyên về y học cổ truyền uy tín. Một số thực phẩm chức năng hay thảo dược khác đang sử dụng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. 

Tùy vào trường hợp bệnh lý cụ thể mà chúng ta cần gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Tốt nhất người sử dụng không nên tự ý phối hợp các dược liệu. Trong quá trình sử dụng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy tạm ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ. 

Vai trò của giun đất trong môi trường thiên nhiên

Khi rác thải sinh hoạt của con người càng lớn, thì môi trường càng bị ảnh hưởng dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho đất. Để giải quyết tình trạng trên, cần nuôi giun để cải thiện đất. Điều này giúp tăng năng xuất nuôi trồng của người dân và xử lý rác thải mỗi năm. 

Tác dụng to lớn trong việc cải tạo đất

Vai trò giun đất đối với thực phẩm 

Hiện nay trên thế giới, giun đất dần dần trở thành món ăn xuất hiện trong thực đơn hằng ngày. Tại một số nước Châu Âu, giun được dùng cùng với món trứng ốp la để ăn sáng hàng ngày. Tại Đài Loan, món ăn được sử dụng giun đất làm nguyên liệu lên đến 200 món. 

Vai trò của giun đất với động vật 

Không chỉ là nguồn thực phẩm hữu ích trong đời sống con người, giun đất còn là nguồn thức ăn vô cùng bổ dưỡng đối với một số loại gia cầm, gia súc, như gà, vịt, chim, lợn, ếch, trâu… Trong giun đất có 70% là protein thô, không chứa tạp chất và chất độc hại. Ngoài ra trong giun đất còn chứa nhiều axit amin giúp bổ sung các dinh dưỡng cần thiết để vật nuôi phát triển. 

Có thể nói vai trò của giun đất trong cuộc sống đã đem đến nhiều lợi ích không chỉ cho con người, động vật và cả môi trường tự nhiên. Chính vì vậy chúng ta cần biết bảo vệ và phát triển giun đất hơn nhé!