Tiểu luận môn Công tác xã hội với người nghèo: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông thôn, những nguyên nhân của hiện trạng này.pdf (Tiểu luận Công tác xã hội với ngư

Tiểu luận môn Công tác xã hội với người nghèo: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông thôn, những nguyên nhân của hiện trạng này

pdf

Số trang Tiểu luận môn Công tác xã hội với người nghèo: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông thôn, những nguyên nhân của hiện trạng này
6
Cỡ tệp Tiểu luận môn Công tác xã hội với người nghèo: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông thôn, những nguyên nhân của hiện trạng này
425 KB
Lượt tải Tiểu luận môn Công tác xã hội với người nghèo: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông thôn, những nguyên nhân của hiện trạng này
1
Lượt đọc Tiểu luận môn Công tác xã hội với người nghèo: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông thôn, những nguyên nhân của hiện trạng này
19
Đánh giá Tiểu luận môn Công tác xã hội với người nghèo: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông thôn, những nguyên nhân của hiện trạng này

4 (
3 lượt)

425 KB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem khá đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH – XH & NV TP. HỒ CHÍ
1 MINH
LỚP CAO HỌC – BÔ MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI
HỌC PHẦN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông
thôn. Những nguyên nhân của hiện trạng này.

1. Thực trạng về công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam:
Trong ba thập kỷ qua, công cuộc xoá đói giảm nghèo luôn là lĩnh vực được Chính phủ
quan tâm hàng đầu và đã đạt được nhiều thành công ấn tượng trong quá trình phát triển
kinh tế của Việt Nam. Cùng với nền kinh tế phát triển nhanh chóng là hàng loạt các
chính sách giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp với nguồn kinh phí huy
động từ Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức xã hội quốc tế đã cải thiện đáng kể diện
mạo nghèo đói ở tất cả các vùng miền trong cả nước.
Theo báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc
hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, đến cuối năm
2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,37%. Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả
nước giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước
giảm khoảng 1,43%/năm; đối với tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn 27,85%,
bình quân trong 4 năm giảm 5,65%/năm; ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo bình quân
các huyện nghèo còn khoảng 24%. Đã có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc
biệt khó khăn đạt 12,5% và 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát
khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiến đến cuối năm 2020 khoảng 32 huyện thoát khỏi
huyện nghèo, đạt chỉ tiêu đề ra. Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của khu vực
nông thôn, nhất là khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã có sự thay
đổi rõ rệt; đời sống của người nghèo được cải thiện cả về vật chất và tinh thần; kết quả
giảm nghèo và cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta thời gian qua tiếp
tục được các đối tác phát triển, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch giàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản,
tiếp cận thị trường, thu nhập, việc làm, chi tiêu… giữa các khu vực dân cư, đặc biệt là
giữa thành thị và nông thôn vẫn còn nhiều khoảng cách khá xa. Theo báo cáo năm 2017
của Oxfam, tỷ lệ người nghèo tại các khu vực nông thôn đang chiếm tỷ lệ khá cao so
với người nghèo đô thị, khi có 5,4% dân số thành thị sống dưới chuẩn nghèo trong khi
con số này ở nông thôn là 22,1%. Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các
huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo
vẫn còn trên 50%; tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 58,53% tổng số hộ

2

nghèo trong cả nước. Đặc biệt sự chênh lệch về việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
ở người nghèo nông thôn là tương đối lớn trong các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt.
Người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số, việc
tiếp cận các dịch vụ cơ bản như: giáo dục, y tế là rất hạn chế. Nhất là trong giáo dục,
mặc dù giáo dục được coi là một trong những động lực có tác động tích cực tới dịch
chuyển xã hội, giúp xoá đói giảm nghèo, tuy nhiên trong thời gian qua, nếu như tỷ lệ
nhập học THPT ở nhóm Kinh và Hoa là 65%, tỷ lệ này trong nhóm DTTS chỉ chiếm
13,7%. số hộ nghèo có chủ hộ đạt được trình độ giáo dục tiểu học còn rất thấp so với
người dân nghèo thành thị.
Bên cạnh giáo dục, khả năng tiếp cận với các nhu cầu cơ bản phục vụ đời sống khác
như nước sạch và vệ sinh môi trường của các hộ nghèo tại khu vực nông thôn, vùng
DTTS và miền núi còn nhiều hạn chế. Trong hai thập kỷ qua, Mặc dù Việt Nam đã có
những tiến bộ trong việc tăng độ bao phủ về cấp nước sạch và vệ sinh. Khả năng tiếp
cận nguồn nước đã cải thiện đã tăng lên trên toàn quốc, từ 65% năm 2000 lên 95% năm
2017, khả năng tiếp cận với các dịch vụ có nhà vệ sinh cơ bản được cải thiện từ 52%
lên 84%3 trong cùng kỳ, thì sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, và giữa
người giàu và người nghèo vẫn còn rất đáng kể. Trong năm 2017, 93% dân số nông
thôn và 84% nhóm đối tượng nghèo nhất được tiếp cận với nguồn nước, so với 99% đối
với người dân thành thị và 99% đối với người giàu. Khả năng tiếp cận các công trình vệ
sinh cơ bản phản ánh xu hướng tương tự, với 78% đối với người dân nông thôn và 41%
đối với người nghèo, so với 94% đối với người dân thành thị và 98% đối với người giàu
(Báo cáo của Unicef)
Hiện nay, việc thu hẹp khoảng cách về chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị với nông
thôn, giữa các vùng dân tộc thiểu số và miền núi với đô thị lớn, giữa các nhóm dân tộc
khác nhau ở Việt Nam vẫn rất cần sự quan tâm nhiều hơn của các cơ quan quản lý.
Các phương pháp đánh giá nghèo của Việt Nam
Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua
thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối
thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập từ mức chuẩn nghèo trở xuống thì
được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ
quy định được áp dụng từ năm 2015 trở về trước. Nhận thức được chất lượng cuộc sống
của con người liên quan đến nhiều khía cạnh khác ngoài thu nhập, năm 2015, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020,
đánh dấu bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ đo
lường nghèo theo thu nhập sang đo lường đa chiều. Theo đó nghèo đa chiều được đo
lường bằng mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: y tế; giáo dục;
nhà ở; nước sạch và vệ sinh; và thông tin, và được đo bằng 10 chỉ số: tiếp cận các dịch
vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em;
chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà
tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Hộ

3

được coi là nghèo đa chiều nếu thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt (trên
tổng số 10 chỉ số nói trên) trở lên.
2. Đâu là nguyên nhân?
Điều kiện tự nhiên:
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi người
dân chủ yếu sống bằng trồng trọt và chăn nuôi. Hơn nữa nước ta lại nằm trong vùng
thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt, nên cư dân nông thôn, lao động nông nghiệp
thường xuyên phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro do thiên nhiên gây ra. Cuộc sống, lao
động, thu nhập phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên không có sự ổn định như cư dân
khu vực thành thị. Mặt khác, mỗi khi gặp rủi ro, chẳng hạn, bão lụt, hạn hán, mất mùa ở
một khu vực nào đó, thì không chỉ liên quan đến một số người, mà toàn bộ cư dân đều
thiệt hại và rơi vào nguy cơ nghèo đói, bệnh dịch… Nói cách khác rủi ro xảy ra ở khu
vực nông thôn thường mang tính chất đồng loạt, phạm vi rộng và khó có điều kiện khắc
phục nếu từ góc độ tự thân vận động. Sự trợ giúp tại chỗ của cộng đồng rất hạn chế.
Mặc khác, do trình độ kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên
nhiên có sẵn vì vậy việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên vốn đã hạn hẹp và càng
làm cho nghèo đói trở nên trầm trọng hơn.
Nhân khẩu học:
Các hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn, các vùng nghèo hoặc thuộc nhóm hộ nghèo
thường có đông nhân khẩu hơn, nhưng tỷ lệ lao động lại ít hơn các hộ gia đình khu vực
thành thị, các vùng giàu và các hộ thuộc nhóm giàu.
Tỷ lệ phụ thuộc (15-55 tuổi đối với nữ và 15-60 tuổi đối với nam) của năm 2018 là
0,69%, cao hơn năm 2016 là 0,64%, một phần là do tuổi thọ của người dân ngày càng
tăng lên (cơ cấu nhân khẩu theo nhóm tuổi từ 60 trở lên năm 2006 là 10,4%, năm 2016
là 13,3%, đến năm 2018 tăng lên 14,8%). Tỷ lệ phụ thuộc của nhóm hộ nghèo nhất cao
hơn 1,8 lần so với nhóm hộ giàu nhất. Tỷ lệ phụ thuộc cũng cao hơn ở các hộ dân
cư thuộc khu vực nông thôn so với thành thị.
Chênh lệch trong thu nhập
Trong khi đó, điều kiện, trình độ lao động, tính chất nghề nghiệp giữa hai khu vực này
khác nhau, thu nhập bình quân đầu người của cư dân khu vực nông thôn thấp hơn so với
khu vực thành thị. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn là
762,2 nghìn đồng/tháng, bằng 47,4% so với khu vực thành thị. Đến năm 2010, mức thu
nhập đó đã tăng lên 1.070 nghìn đồng/tháng, bằng 50,27% so với thu nhập khu vực đô
thị. Chênh lệch thu nhập, dẫn đến chênh lệch về chất lượng sống và khả năng chống đỡ
với những hậu quả từ những rủi ro trên sẽ khác nhau. Cư dân nông thôn thường dễ bị
tổn thương và rơi vào nghèo đói, bần cùng hơn so với khu vực thành thị.

4

Y tế
Đối với bảo hiểm y tế, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người dân vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, và gia đình nghèo nông thôn đôi khi, người dân chưa
tận dụng được. Do bệnh viện ở quá xa, hoặc nhà nghèo, bệnh nặng, được miễn viện phí,
thuốc thang, nhưng người dân vẫn không sử dụng được chế độ đãi ngộ này vì không lo
nổi phí tổn đi lại và người chăm nuôi bệnh nhân. Những quy định và thủ tục hành chính
ở chế độ trợ giúp xã hội chưa chặt chẽ, vẫn để lọt đối tượng được hưởng… Mức trợ cấp
cho các đối tượng còn ở mức độ khá khiêm tốn.
Giáo dục
Nguyên nhân về phía người cung cấp giáo dục:
Đội ngũ giáo viên, ngày càng được nâng cao trình độ để đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy
nhiên vẫn còn một số giáo viên dưới chuẩn, nhiều địa phương khó khăn vẫn còn thiếu
giáo viên. Trình độ giáo viên còn yếu, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học của giáo
viên còn yếu nên chưa hướng cho học sinh tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt
động học tập. Ngoài ra điều kiện về cơ sở vật chất lớp học không đáp ứng nên chủ yếu
vẫn là thầy nói, trò nghe. Nhiều giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giảng
dạy.
– Về chương trình giáo dục: Chương trình giáo dục hiện nay chưa được thiết kế mở,
chưa mang tính linh hoạt, tính hành dụng chưa cao, chưa gắn bó nhiều với thực tiễn
Việt Nam. Chương trình giáo dục hiện nay được thiết kế hướng tới đối tượng là học
sinh ở các vùng kinh tế- xã hội tương đối thuận lợi. Chương trình đòi hỏi học sinh phải
phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.
Nguyên nhân về phía người tiếp nhận giáo dục
Đa số người dân nghèo sinh sống ở các vùng sâu, xa đều là người dân tộc, điều kiện sản
xuất còn rất khó khăn, thiếu thốn, sản xuất mang tính tự nhiên, lao động chủ yếu là thủ
công, người dân chưa thấy rõ được lợi ích của việc đi học nên chưa quan tâm nhiều đến
việc học tập của con em. Chi phí trực tiếp mà phụ huynh phải trả cho giáo dục vượt quá
khả năng tài chính của những gia đình nghèo và gây cản trở cho việc đi học. Hơn nữa,
học sinh, đặc biệt là học sinh trung học là lực lượng lao động chính của nhiều gia đình.
Các em phải bỏ học để đi kiếm sống, giúp đỡ gia đình. Bên cạnh đó, do hủ tục lạc hậu,
một số bộ phận không nhỏ các em ở độ tuổi 17-18 đã phải lập gia đình. Bên cạnh các
nguyên nhân trên, điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội là một trong những nguyên
nhân cản trở việc tiếp cận dịch vụ giáo dục của học sinh nghèo.
Nước sạch và vệ sinh
Ước tính 82% dân số nông thôn và 64% người nghèo thực hành vệ sinh cơ bản (rửa tay
bằng xà phòng) so với 93% đối với người dân thành thị và 97% đối với người giàu.
Theo tính toán của Unicef, năm 2019, 10,7 triệu người trên khắp Việt Nam, trong đó
10,15 triệu người ở khu vực nông thôn và 550.000 người ở khu vực thành thị vẫn phóng
uế bừa bãi ra môi trường. Khu vực miền núi phía Bắc đứng đầu với tỷ lệ 28,5% dân số

5

phóng uế bừa bãi ra môi trường. Hơn nữa, 2 trong số 5 hộ gia đình ở đồng bằng sông
Cửu Long sử dụng cầu tiêu ao cá xả thải trực tiếp vào nguồn nước. Chỉ có 13% người
dân ở khu vực nông thôn rửa tay bằng xà phòng vào những thời điểm quan trọng, và tỷ
lệ này thậm chí còn thấp hơn đối với các nhóm dân tộc thiểu số (Báo cáo của Unicef).
Thiếu khả năng tiếp cận với nguồn nước và vệ sinh môi trường đã cải thiện cùng với
thực hành vệ sinh kém làm tăng cao tỷ lệ tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm ký sinh
trùng,… dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, đặc biệt ở nhóm trẻ em dân tộc
thiểu số, ảnh hưởng lớn tới khả năng học tập, phát triển kỹ năng và năng suất lao động
sau này.
Thông tin

Đa số người nghèo ở nông thôn và miền núi ít tiếp cận được thông tin hoặc sử sụng các
dịch vụ viễn thông thông minh như điện thoại sử dụng 3G, 4G hoặc Internet. Nguyên
nhân một phần do địa hình hiểm trở như đồi núi cao, nơi có cây cối rậm rạp, một phần
do cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn…Việc này dẫn tới các kiến thức của xã hội không đến
được người nghèo, đây cũng là một nhân tố làm cho trình độ học vấn của những người
nghèo ở nông thôn thấp hơn rất nhiều so với người nghèo đô thị.
3. Một số giải pháp nhằm giải quyết tình trạng đói nghèo và giảm sự bất bình
đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo ở nông
thôn và miền núi…
Trong dài hạn, Chính phủ cần thực hiện các chính sách kinh tế-văn hóa-xã hội một cách
đồng bộ nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam cũng như chênh lệch tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản của ngươi nghèo nông thôn, người dân tộc thiểu số qua việc
giúp người dân ở các khu vực này tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như sản xuất, giáo
dục và y tế.
Chính sách hỗ trợ sản xuất: Rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
huyện, xã, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên
tai; Hỗ trợ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị
kinh tế cao; hỗ trợ lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để phát triển sản
xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản; chăn nuôi gia
súc, gia cầm hoặc ngư nghiệp; Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu
phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn với lãi suất 0%.
Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến,
kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo. Tạo điều kiện tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực
phẩm cho các huyện nghèo để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch
vụ thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn.

6

Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng văn
hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chi phí làm thủ tục
và cho vay vốn ưu đãi) … để lao động các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động
Chính sách hỗ trợ giáo dục: Chính phủ cần có chính sách ưu tiên, đầu tư cho giáo dục ở
vùng khó khăn, hỗ trợ về tài chính cho hộ gia đình nghèo, giảm bớt các chi phí cho giáo
dục để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho người lao động nghèo, miễn hoặc giảm
học phí cho các khu vực khó khăn, thực hiện cải cách giáo dục nhằm cân bằng cơ hội và
phát triển kỹ năng cho người lao động là vô cùng quan trọng. Bố trí đủ giáo viên cho
các huyện nghèo; nhà ở cho giáo viên ở những vùng nông thôn, bản làng ở vùng cao;
Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề tổng hợp
được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề
tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông
nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp
và xuất khẩu lao động. Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ, đội ngũ cán bộ chuyên môn,
cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở
thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế – xã hội.
Chính sách hỗ trợ y tế: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế
cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo
và học sinh, sinh viên; hỗ trợ cho việc khám, chữa bệnh cho các vùng kinh tế khó khăn.
Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: đầu tư các công trình hạ tầng cơ
sở thiết yếu ở tất cả, bao gồm: trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn, đường giao thông,
đường vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung; thủy lợi phục vụ tưới và tiêu cho sản
xuất nông nghiệp; điện phục vụ sản xuất và dân sinh; công trình nước sinh hoạt; chợ
trung tâm xã; nhà văn hóa; khu vực xử lý chất thải, tạo mặt bằng các cụm công nghiệp,
làng nghề.