Sự khác biệt giữa OLED, QLED, Nano Cell và vì sao TV OLED vẫn ở một đẳng cấp khác

Cấu tạo TV QLED.jpg

Cụ thể thì đối với TV QLED Samsung thì công nghệ chấm lượng tử được tích hợp lên một tấm film mỏng, đóng nhiệm vụ chuyển đổi ánh sáng xanh từ đèn LED sang màu trắng trước khi đi qua lớp tinh thể lỏng và bộ lọc để chuyển thành 1 trong 3 màu cơ bản. Kích thước các chấm lượng tử của Samsung sử dụng là từ 2-10 nm. Về cơ bản thì chấm lượng tử của TV QLED có thể xem là một phần của hệ thống đèn nền.

Trong khi đó TV Nano Cell sử dụng một lớp chấm lượng tử phủ ngay dưới lớp kính, với kích thước các chấm lượng tử là 1 nm. Lớp chấm lượng tử này tách biệt với hệ thống đèn nền, và đóng vai trò cải thiện góc nhìn và chất lượng ánh sáng xuất phát từ hệ thống đèn LED truyền thống. Chính thiết kế này giúp cho chi phí sản xuất của TV Nano Cell mềm hơn so với QLED, mà chất lượng thì vẫn tương đương theo giới thiệu của LG.

Công nghệ chấm lượng tử.jpeg

Trên thực tế thì chất lượng hình ảnh của TV LCD được cải thiện thông qua việc tích hợp chấm lượng tử là điều không thể phủ nhận. Các dòng TV thế hệ mới không chỉ sáng hơn mà còn có khả năng thể hiện màu sắc rộng hơn, hỗ trợ chuẩn hình ảnh HDR sống động. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu rằng chấm lượng tử chỉ đơn thuần là giúp cải thiện thêm những ưu điểm vốn có của TV LCD chứ nó không thể khắc phục được nhược điểm cố hữu của sản phẩm này: các tinh thể lỏng không thể cản hoàn toàn ánh sáng từ đó dẫn đến độ sâu màu đen không cao, độ tương phản tổng thể kém (so với TV OLED).

Vì sao TV OLED lại ở một đẳng cấp khác?


Nếu như TV QLED và Nano Cell về bản chất vẫn là TV LCD và phụ thuộc vào hệ thống đèn nền để thể hiện màu sắc, điểm ảnh của TV OLED là các bóng đi-ốt hữu cơ có khả năng hoạt động độc lập. Điều này cho phép điểm ảnh tắt hoàn toàn khi thể hiện màu đen, giúp đạt độ sâu tuyệt đối và từ đó đưa đến độ tương phản gần như vô cực. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt thật sự giữa TV OLED và TV LCD. Bạn có thể tìm hiểm thêm về công nghệ OLED hiện đang sử dụng trên TV trong bài:

Nếu như TV QLED và Nano Cell về bản chất vẫn là TV LCD và phụ thuộc vào hệ thống đèn nền để thể hiện màu sắc, điểm ảnh của TV OLED là các bóng đi-ốt hữu cơ có khả năng hoạt động độc lập. Điều này cho phép điểm ảnh tắt hoàn toàn khi thể hiện màu đen, giúp đạt độ sâu tuyệt đối và từ đó đưa đến độ tương phản gần như vô cực. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt thật sự giữa TV OLED và TV LCD. Bạn có thể tìm hiểm thêm về công nghệ OLED hiện đang sử dụng trên TV trong bài: Tìm hiểu về công nghệ WRGB OLED trên TV LG

OLED vs QLED vs Nano Cell.jpg

Đó cũng là lý do mà đối với các hãng TV cung cấp cho người dùng cả 2 sự lựa chọn, TV OLED lúc nào cũng được đặt ở phân khúc cao hơn so với TV LCD. Dù vậy chúng ta cũng cần hiểu rằng sự tuyệt vời của thị trường ngày nay đó chính là việc người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn để phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. TV OLED chất lượng vượt trội đồng nghĩa với mức giá bạn phải trả để sở hữu nó cũng cao tương xứng, vì vậy đôi khi TV LCD được tích hợp chấm lượng tử như LG Nano Cell hay Samsung QLED là sự lựa chọn phù hợp hơn với bạn.

Tham khảo thêm: