Setup Hồ Nuôi Tép Căn Bản Cho Người Mới
Tép cảnh hay tép thủy sinh không phải là tên của một loài nhất định. Nhưng nó là một thuật ngữ chung cho nhiều loại tép.
Nó thường sống trong vùng nước dày đặc thực vật. Tép cảnh chỉ có kích thước 3cm và màu sắc cơ thể rất đa dạng.
Nội Dung Chính
Setup Bể Tép
1. Kích thước bể để nuôi tép
1 bể nuôi tép cần phải có tiêu chí đẹp và phù hợp, dễ dàng cho việc ngắm tép. Bể nuôi tép phù hợp nhất thường là những bể cubic 20,30; nếu có điều kiện, ae cứ lên luôn bể chữ nhật 60 để chơi (633,644). Ko nên làm những bể vượt quá 60 vì rất khó để ngắm tép (hoặc bạn có thể rich đến mức mua đc vài trăm con tép thả vào để ngắm, ko thì đợi tép con nó lớn rồi ngắm
Bạn đang xem: Setup Hồ Nuôi Tép Căn Bản Cho Người Mới
2. Đất nền
Nền để nuôi tép chuyên dụng thường là những loại nền có tác dụng để ổn định độ pH là chính, mức dưỡng từ trung bình đến cực kỳ thấp. Nếu có kinh tế, bạn đừng ngại mà đầu tư luôn đất nền ADA, còn ko thì cứ akadama, control soli, gex đỏ mà giã cho rẻ cũng đc, nhớ là gex đỏ chứ ko phải gex xanh (gex xanh thường dùng cho bể trồng cây thuỷ sinh nếu trồng thuỷ sinh nuôi tép thì cũng ok)
3. Cây trồng trong bể tép
Nên chọn những cây dễ sống mà ko cần quá cao yêu cầu về dinh dưỡng như rêu, ráy, sen tiger, rong đuôi chò rong đuôi chốn, hạt mầm thần thánh (hay còn gọi là “hạt mầm trân châu ngọc trai” – that’s cú lừa thần thánh của 1 số chủ cửa tiệm bán đồ thuỷ sinh nhỏ lẻ)
4. Đèn
Không cần chọn loại đèn quá là đắt tiền cho bể tép, với 120k và 220k bạn có thể dễ dàng kiếm cho mình 1 cái đèn máng led chả có cái gọi là thương hiệu ji cho bể 30 và 60 (hình như là còn đắt, vì chỗ mình chả có cửa hàng nào to, nổi tiếng cả nên mấy cửa hàng lẻ bán đắt vãi lợn). Nói chung là cây cối nếu chỉ trồng như trên mục 3 mà bạn đầu tư con đèn 7lit cho cái bể 60 thì chúc mừng, bạn là 1 richman, hoặc là bạn bị hớ 1 khoản nặng vờ lờ khi điều kiện tài chính còn đang hạn chế . Và nếu bạn trồng những cây đắt tiền như bucep hay 1 số loại cây cần ánh sáng để lên màu đẹp thì việc bạn đầu tư 1 cái đèn xịn thì sẽ ko thừa thãi chút nào
5. Lọc
Tuỳ vào kích thước bể và chọn 1 loại phù hợp nhất, bể bé thì chơi lọc thác hoặc bio, bể to thì chơi lọc thùng hay lọc treo hay lọc phụ cũng đc, kèm theo đó là 1 cục sủi oxi hoặc 1 cái lọc bio. Lời khuyên: lọc nào thì lọc, cứ chơi thêm cái lọc bio đi kèm thì càng tốt nếu bạn ko quá quan trọng về layout, và hãy đầu tư 1 máy sủi oxi loại tốt để đỡ phải nghe tiếng è è è của các loại sủi giá 3-40k nhé
6. Đồ trang trí, đồ chơi cho tép
Nên xem cây trồng của bạn trong bể xem đã sướng mắt chưa? thôi làm vài cái hình vuông vuông (như ảnh) về ném bừa vào bể nhìn cũng ra ji phết, cơ mà thề với các bạn tép hi hữu lắm nó mới mò vào nghịch trừ khi các bạn để lâu nó lên rêu nó mới mò vào gặm, ko thì gọi là trang trí thôi, đánh giá tác dụng: 5/10.
Lũa chola các bạn nên múc luôn và ngay 1 cây về thả, tép thích lũa chola lắm, vì nó vừa làm nơi trú ẩn đc, vừa hốc đc mlem mlem, đánh giá tác dụng: 10/10
Đĩa đựng đồ ăn: 60k hay 7k thì nó cũng chỉ là 1 cái đĩa thuỷ tinh thôi, mục đích là để đồ ăn cho tép ăn, nếu thừa thì có thể dễ dàng hút ra tránh tình trạng sán và ko làm xới nền. Đánh giá tác dụng: 9/10
7. Những thứ khác để có 1 bể tép hoàn chỉnh
Tất nhiên là ko thể thiếu đc vi sinh bột chuyên dụng để nuôi tép, vi sinh sống (em1,empro, extrabio, mrbio, psb,… loại nào cũng đc), và ko thể thiếu là khoáng (nước hay bột tuỳ ae), thức ăn cho tép (thức ăn khô như viên tổng hợp, viên rau bina, atermia sấy khô,… thức ăn tươi như lá dâu, cà rốt, dưa hấu, dưa chuột,… tất cả các loại thức ăn tươi nên luộc trc khi thả vào bể), vỏ trứng (có hay ko cũng đc, cái này cung cấp 1 lượng nhỏ canxi giúp tép dễ lột vỏ hơn). Và đừng quên 1 lọ vitamin tổng hợp cho tép nhé (mình vừa quên xong may mà có 1 bác nhắc.
Cycle Bể Tép
1. Lý thuyết về cycle:
Đang hot: 11 Lý Do Khiến Tép Của Bạn Chết
Như ae đã biết, cycle là tạo 1 vòng tuần hoàn cho bể, giúp bể đạt được ngưỡng pH ổn định, lượng vi sinh ổn định để có thể xử lý các chất độc hại và các chất cặn bẩn có trong đất nền và sau này là phân cá tép. Giúp cá tép sống khoẻ đẻ tốt, ko bị chết lai rai, ko bị bệnh. Nhưng cycle thế nào cho đúng cách? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
2. Xử lý đất nền trước khi cycle
Ace chúng ta thường bỏ qua cái bước quan trọng này. Chúng ta thường đặt bể vào 1 góc gọn gàng, đổ nền vào, tạo layout rồi đổ nước vào, châm vi sinh và chạy cycle chờ đến ngày thả cá tép. Và… thế méo nào vẫn toang?! Hmm… đó là lúc chúng ta phải nghĩ ngay đến việc môi trường nước chưa phù hợp, đừng nghĩ tép của mình bị bệnh hay hồ bị nhiễm khuẩn. Tôi có theo dõi và tham khảo các clip của 1 số kênh của nước ngoài (ko nêu tên vì có thể mn sẽ nói tôi PR, nhưng nếu ae nào cần thì cứ inbox), họ ko những dạy chúng ta cách tạo layout mà họ còn biết bản chất của từng loại đất nền, cách xử lý đất nền. Và ngay từ vụ vỡ bể tôi đã phải setup lại, rút kinh nghiệm và thử lại thấy hiệu quả. Xin chia sẻ lại với ae:
– Đất khi mới mua về ko nên vội vàng đổ vào bể tạo layout, nên dùng nước sạch, ngâm 3 ngày dưới ánh nắng, mỗi ngày thay nước 1 lần
– Châm vi sinh mỗi lần ngâm, riêng ngày thứ 3 ko cần châm vi sinh, còn 2 ngày đầu tiên ae đừng tiếc 1-2 hay vài nắp vi sinh, có thể xài vi khuẩn quang hợp psb cho rẻ (dung dịch màu đỏ thẫm), sau đó đổ ra phơi đến khi đất nền khô hẳn. Điều này sẽ làm giảm lượng độc tố có trong đất nền và các chất dưỡng thừa xuống mức tối thiểu VÀ SẼ TRIỆT TIÊU SỐ TRỨNG SÁN SÓT LẠI TRONG ĐẤT NỀN, giúp ae lên bể ko bị ngứa mắt
3. Xử lý nước
Nước tuỳ theo điều kiện của ace có thể dùng nước máy, nước giếng, nước mưa, nước RO. Tuy nhiên khuyến cáo ko sử dụng nước giếng vì trong nước giếng có hàm lượng kim loại nặng ko tốt cho tép, và tds cao khó kiểm soát, và tất nhiên là mỗi vùng nước giếng lại có 1 chỉ số khác nhau nên vụ tư vấn sử dụng nước giếng để nuôi tép gần như bất khả thi.
Nước máy: ở mỗi địa phương chỉ số nước máy cũng khác nhau nhưng ko đáng kể. Thường thì ta sục oxi cho tan clo rồi sử dụng đc bình thường, tuy nhiên tds trong nước máy cao ko đồng nghĩa với đủ lượng khoáng mà có thể tép sẽ ko hấp thụ đc, vấn đề này sẽ nói đến sau, nhưng nói chung là nước máy vẫn sử dụng đc.
Nước mưa: chỉ số tds hoàn hảo (0-1), độ pH thấp (thường là 5.5), tuy nhiên trong nước mưa có rất nhiều bụi bẩn, và nếu bạn gần khu công nghiệp thì khuyến cáo ko nên dùng. Các bạn ở khu vực dân cư có thể hứng nước của những trận mưa lớn. Tận dụng những ngày mưa triền miên để tích trữ nước. Nên lấy nước từ ngày mưa thứ 2 trở đi vì nước khi đó rất sạch, gần như ko có bụi bẩn và chỉ có mùi như mùi ẩm mốc đặc trưng của nước mưa. Cách xử lý: phơi nắng sau đó sục oxi hoặc phơi nắng rồi đổ luôn vào bể chạy cycle cũng dc. Điều này làm trung hoà axit có trong nước mưa.
Nước RO: siêu sạch rồi, tds cũng ở mức hoàn hảo (<10) tuy nhiên thường pH nước RO cũng thấp như nước mưa, cách xử lý thì chỉ việc đổ vào bể và cycle thôi.
4. Chạy cycle
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước chuẩn bị rồi, chúng ta có đất nền và nước đã qua xử lý, giờ là lúc chúng ta tạo layout cho bể thôi.
Cách đơn giản nhất để dễ dàng xử lý mọi thứ trong bể là đất nền đc trải 1 cách gọn gàng, bể nuôi tép nếu ko trồng cây thì nên trải 1 lớp thật mỏng (khoảng 1-1,5cm) hoặc dùng túi lưới, bể kính nhỏ để đặt đất nền vào góc bể, còn lại bể trống và trang trí bằng đồ chơi, rêu,….
Đất nền càng mỏng thì lượng khí độc tích tụ dưới đất nền càng thấp.
Nếu trải đất nền, thì ace nên trải 1 lớp bột vi sinh mỏng bên dưới trước sau đó phủ đất nền lên và để trên mặt đất nền 1/3 thìa sữa chua (giống clip Tím đã làm để hướng dẫn).
Xem thêm: Bệnh Tảo Ký Sinh – Nấm Xanh Trên Tép | Ellobiopsidae hoặc Cladogonium ogishimae
*Lưu ý khi vào nước: để có được nước trong ngay khi vào bể lần đầu, ace chịu khó dùng bình xịt để làm ướt đất nền và số bột vi sinh trải trên mặt. Sau đó sử dụng túi nilon hoặc nilon bọc thức ăn để trải 1 góc lên đất nền rồi vào nước thật nhẹ nhàng tránh xối nền, nước sẽ rất trong.
Sau khi đã vào nước, chúng ta bật hết các loại lọc lên, châm thêm vi sinh sống và bật đèn liên tục 8 tiếng trở lên/ngày, ngày đầu châm lượng vi sinh phù hợp gấp đôi những ngày sau.
SỐ NGÀY CYCLE DO BẢN THÂN BẠN QUYẾT ĐỊNH. Chỉ cần lớp vi sinh trải trên đất nền lên mốc càng nhiều càng tốt.
Mình cycle đúng 1 ngày và từ lúc thả đến nay là 1 tuần chưa có bé nào hẹo.
Châm khoáng: lấy chỉ số tds ban đầu +100 đến 150 (tép ong thì nên châm thêm 100 thôi). Ví dụ: TDS ban đầu khi bạn chạy cycle là 55, bạn hãy châm khoáng lên 155 rồi thả tép vô tư
Thức ăn: không nên cho quá nhiều thức ăn vào bể, để ý nếu thả 1 loại thức ăn nào với số lượng ít mà 3 ngày tép ăn ko hết thì hãy hút hết ra rồi điều chỉnh lại chế độ ăn, cho luôn cái món đó vào danh sách đen. Đồ ăn cho tép nên đa dạng và phong phú, kết hợp giữa đồ ăn khô và đồ ăn tươi sẽ làm tép khoẻ mạnh hơn. Mỗi 1 tuần chỉ nên cho tép ăn đồ giàu đạm 1 lần và nên cho tép nhịn ăn 1 ngày cố định để thay 10% nước và hút đáy.
Chia Sẽ Thêm Kinh Nghiệm Khi Setup Hồ Nuôi Tép OngVề vấn Cycle: Thế nào là cycle chuẩn?
Trong khoảng thời gian Cycle, nên bật đèn một ngày 5h – 6h ( bởi có nhiều vi sinh cần ánh sáng để hấp thụ và để phát triển ) càng nhiều oxy vi sinh sẽ càng phát triển mạnh. Ngoài ra nền sẽ nhả ammonia hay Nitrit ( 2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù là hàm lượng thấp) Vì vậy ta nên bổ sung bèo nhật, các loại cây để chúng hút những tạp chất có hại cho tép, tránh việc khi thả tép bị hội chứng hồ mới tép chết lai rai. Ở đây em thả dxlk, bucep kết hợp sử dụng ống STOP AMMO để triệt để Ammonia và nitrit.
Về vi sinh có rất nhiều loại có thể sử dụng, mỗi loại vi sinh nó đều tốt theo cách riêng của nó. Không nhất thiết phải thấy người này dùng vi sinh này mình cũng phải dùng theo mà hãy dùng khi nó vừa túi tiền của mình. Tiền nào của đấy là đúng, vi sinh đều basic như nhau, chỉ khác nhau phần công thức trộn.
Cycle tiêu chuẩn từ 10 – 14 ngày là hợp lý, chúng ta sẽ phụ thuộc vào phần mốc của vi sinh để từ đấy đánh giá. Tuy nhiên nền càng dày chúng ta nên cycle kĩ để nền có thể nhả cả dưỡng chất ra càng nhiều càng tốt. Nước yêu cầu RO, TDS càng thấp càng kiểm soát nước tốt ( dưới 10 ) là được.
Về các thông số ph, TDS: PH càng thấp, nhiệt độ từ 23 – 24 độ tép rất ít khi bị bệnh ( đa phần tép taiwanbee đều mắc bệnh nhiễm khuẩn ) PH do bộ nền quyết định vì nó bộ đệm bên trong nền rồi nên các bác cycle chuẩn thì nền auto về ph chuẩn như hãng sản xuất đưa ra. TDS càng cao ( 120 – 130 ) thì phần sứ nó trắng nhìn sướng nhưng lột vỏ khó, thích hợp nhất TDS 110 là tép lột vỏ vừa đủ. Nhiệt độ nuôi có thể 27- 28 độ vẫn sống nhưng chúng sẽ không đẻ được trong nhiệt độ này.
Về các sản phẩm hỗ trợ các bác có thể tham khảo mua vi sinh, VKQH để bổ sung cho nguồn nước ổn định hơn. Nhiều bác hay nhầm CYCLE xong là bể ổn định nhưng không phải, bể chỉ đang trong trạng thái hoàn thành chưa ổn định hoàn toàn. Vì vậy hàng ngày ta nên bổ sung 1 chút ít vi sinh, vitamin vào để cải thiện chất lượng nước cũng như bù những vi sinh chết để chất lượng nước ngày càng đi lên ( bể xuất hiện bọ nước, tép bu ăn thức ăn hay cây cối phát triển mạnh báo hiệu nước đã ổn định dần dần)
Về thức ăn thì quá nhiều rồi khỏi cần bàn, loại nào cũng tốt nhưng thường em sẽ để 2 – 3 ngày mới cho ăn để tránh hiện tượng dư thừa thức ăn có sán ( sán xuất hiện do có tép chết và sinh sôi ra khi bể dư thừa thức ăn ) ở đây em dùng V – mix của tím và Color expert để kích base tép.
Về thuốc thang tính em cẩn thận nên em hay chuẩn bị trước để biết bệnh đánh luôn: ở đây em có chuẩn bị thuốc trị nhiễm khuẩn lai rai, bột khử độc nước cấp tốc ( dùng trong trường hợp bị thuốc muỗi ) và STOP AMMO tránh tình trạng Ammonia quá cao.
Một mẹo em xin chia sẻ khi các bác thả tép mới vào bể, nên cho thêm lá trà xanh vào bể cho chúng nó gặp chứ đừng cho ăn thức ăn công nghiệp vội vì trong lá trà xanh có tính axit sẽ sát khuẩn đường ruột tép sẽ tốt cho tép mới về.
Tham Gia Group Chat Hội Nuôi Tép Trên Zalo Để Cùng Trao Đổi Kinh Nghiệm : https://zalo.me/g/hhmnva788
Xem thêm: Nguyên Tắc Cho Tép Ăn