Phòng chống và đẩy lùi bệnh tật với ẩm thực dưỡng sinh
Khám phá ẩm thực – – 2021-01-30T22:57:00+07:00
Ẩm thực là nhu cầu thiết yếu của con người nhằm duy trì sự sống. Từ lâu, chúng ta đã biết ưu tiên các thức ăn bổ dưỡng, có khả năng hỗ trợ khí huyết, bồi bổ sức khỏe. Chế độ ẩm thực dưỡng sinh cũng từ đó ra đời nhằm phục vụ chính nhu cầu thiết yếu trên.
Nội Dung Chính
Nhu cầu dinh dưỡng
Mục tiêu của việc ăn uống chính là nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể để nuôi sống cơ thể. Nhưng việc ăn uống là cả một nghệ thuật, và nhu cầu đối với việc thưởng thức các món ăn ngày càng cao. Ngày nay, đại đa số đã bỏ qua cách sống ăn no mặc ấm mà đã chú ý việc ăn ngon mặc đẹp, tính duy mỹ về hương vị càng được nâng cao, người ta càng chú ý đến chất lượng dinh dưỡng mà món ăn đó mang lại, đó cũng chính là lý do ẩm thực dưỡng sinh bắt đầu được chú ý.
Sự tác động của thành phần hóa học ở thực phẩm đã cho thấy những tác động tiêu cực đến sức khỏe, cũng như sự thiếu cân bằng dinh dưỡng trong lúc chế biến món ăn đã gây ra một số căn bệnh, đây là hai vấn đề lớn nhất trong ẩm thực dưỡng sinh. Một chế độ dinh dưỡng đúng cách, khoa học có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh được bệnh tật. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để bổ sung chất dinh dưỡng mà các loại khác không có.
Duy trì thói quen ăn uống theo ẩm thực dưỡng sinh sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình, bởi chế độ thực dưỡng có mức quy định liên quan đến các dưỡng chất. Cụ thể, mỗi ngày không dùng quá 2200 mg muối, không ăn quá nhiều đường tinh chế, ăn thêm thực phẩm có chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây, hoạt động để tiêu thụ 30% tổng năng lượng mỗi ngày,…
Thực dưỡng không phải là chế độ ăn uống kiêng khem khiến cơ thể thiếu chất. Mà là tập trung vào những thứ cơ thể cần, không phải những thứ cơ thể muốn. Cơ thể cũng vì thế mà không bị kém phát triển, đề kháng kém suy nhược; cũng hạn chế khả năng mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,… do béo phì. Việc duy trì cân nặng ổn định cũng tránh được việc ép cân cho gầy đi, điều đã khiến nhiều người đi theo chế độ ăn uống có hại cho sức khỏe.
Mùa nào thức ấy trong ẩm thực dưỡng sinh
Ăn đúng cách đòi hỏi sự hiểu biết về thức ăn cũng như nhu cầu ẩm thực của cơ thể trong từng giai đoạn khác nhau của đời người. Khi nào ăn, ăn như thế nào, đó là hai điều cơ bản nhất để hình thành thói quen thực dưỡng, và chúng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bao gồm lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, tín ngưỡng, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế,…
Mục đích của thực dưỡng chính là mang lại sự hài hòa về thể xác và tinh thần qua năng lượng mà ẩm thực mang lại, thay vì thỏa mãn nhu cầu về mùi vị, nhưng cũng không được quá nhàm chán. Vì vậy, ẩm thực dưỡng sinh rất chú ý đến ba điều, đó là vừa phải, cân bằng, đa dạng.
Từ ngày xưa, con người đã rất chú ý đến việc ăn thức ăn đúng mùa, mùa nào thức đó mới có thể phát huy tốt những tác dụng của thực phẩm, cũng như giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài việc ăn hợp thời, nghệ thuật thực dưỡng còn chú ý đến cảm giác khi ăn. Trong không gian phù hợp, thoải mái cho việc thưởng thức ẩm thực, cùng trạng thái tinh thần nhẹ nhàng mới mang lại hiệu quả cao trong thực dưỡng.
Tỷ lệ thực phẩm bình quân 1 ngày trong ẩm thực dưỡng sinh
Khoảng 79 – 90% là ngũ cốc nguyên cám.
Sử dụng phần lớn các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, bo bo, kiều mạch, hắc mạch, kê, bắp,… để nạp dinh dưỡng cho cơ thể.
Từ 10 – 30% các loại rau quả tươi hoặc khô.
- Sử dụng các loại rau củ thiên nhiên, được trồng sạch, không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu để chế biến món ăn.
- Sử dụng các thức uống lợi dưỡng như nước suối, nước khoáng, trà, nước gạo lứt,… và thường xuyên uống nước ấm.
- Sử dụng dầu mè, dầu phộng làm chất béo chế biến món ăn, tối đa cho mỗi người là 2 muỗng canh/ ngày.
- Bổ sung trái cây sạch theo mùa.
Những món ăn, thức uống nên hạn chế sử dụng
- Hạn chế sử dụng đường và đồ ngọt, nếu sức khỏe ổn định có thể sử dụng đường thốt nốt, kẹo mạch nha,…
- Các loại rau củ gồm cà, măng, giá, nấm, khoai tây, dưa gang, bắp su đỏ, củ cải đường, rau bá hợp, đậu leo.
- Thực phẩm chế biến có thành phần là bơ, sữa hoặc
- Tránh các gia vị kích thích dạ dày như tiêu, ớt, cà ri.
Lưu ý:
- Đường ruột tốt là mỗi ngày chỉ đi đại tiện một lần vào buổi sáng, phân luôn có màu vàng, không rã nát.
- Nữ giới không tiểu tiện quá 3 lần/ ngày, nam giới không tiểu tiện quá 4 lần/ ngày.
- Không nấu ăn và không ăn khi tâm trạng không vui vẻ thoải mái hoặc sức khỏe không ổn định.
Một số điều cần lưu ý trong ẩm thực dưỡng sinh
Tuân theo chế độ ăn uống trong ẩm thực dưỡng sinh, ngoài những lưu ý trong khẩu phần ăn kể trên, chúng ta cũng cần chú ý một số điều sau:
Không ăn uống một thực phẩm quá lâu
Mỗi loại thực phẩm đều có mỗi đặc tính riêng, ví dụ, thịt lợn thì vị mặn tính lạnh, thịt bò vị ngọt tính mát, thịt gà mái vị chua, thịt gà trống vị ngọt, ngũ cốc gạo tẻ có vị ngọt tính mát, ngũ cốc gạo nếp lại có vị ngọt tính ấm,…
Trong ngũ vị, vị chua đi vào can, vị mặn đi vào thận, vị đắng đi vào tâm, vị cay đi vào phế và vị ngọt đi vào tỳ, đó là lý do việc duy trì một loại thực phẩm quá lâu sẽ gây mất cân bằng trong nội tạng bên trong, dẫn đến việc sinh bệnh. Duy chỉ có gạo tẻ và nước có thể duy trì quanh năm bởi chúng có tính mát, có thể cân bằng các khí, đều rất thanh đạm.
Ăn uống đi đôi với vận động luyện tập
Ăn uống đúng cách thôi chưa đủ mà chúng ta còn cần phải kết hợp với luyện tập thân thể. Bởi vì lượng dinh dưỡng chúng ta nạp vào hằng ngày cần được tiêu thụ. Khi lượng calo nạp vào từ thực phẩm cân bằng với công năng tiêu hóa của nội tạng, cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, phản ứng cũng nhanh nhạy hơn.
Giữ tâm trí sảng khoái
Trong ẩm thực dưỡng sinh, việc dưỡng tâm cũng rất quan trọng, bởi cơ thể là một khối thống nhất giữa thân và tâm. Theo Đông y thì các cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, giận hại can, mừng hại tâm, lo nghĩ hại tỳ, buồn hại phế, kinh sợ hại thận, đây đều là 5 cơ quan nội tạng liên quan đến ngũ vị ẩm thực. Một bữa ăn cung cấp khí huyết thì cần đầy đủ 5 tạng tham gia, nên những cảm xúc dù tích cực hay tiêu cực đều có ảnh hưởng đến bên trong cơ thể dù có biểu hiện ở bên ngoài hay không.
Không ăn theo thói quen, sở thích
Mặc dù cơ thể luôn đưa ra những biểu hiện để cho chúng ta biết điều chúng đang cần, như khi thiếu nước chúng sẽ báo hiệu bằng cơn khát, khi thèm nước lạnh là chúng ta đang nóng,… Tuy nhiên, thói quen và sở thích lại là những tín hiệu cơ thể đánh lừa chúng ta; thói quen và sở thích có thể hình thành từ việc bắt chước, từ ham muốn dẫn đến việc chúng ta rời xa ẩm thực dưỡng sinh.
Ăn uống phù hợp thời tiết để phòng bệnh
Mùa nào thức ấy là câu nói dân gian đề cao tính dưỡng sinh, nếu ăn thực phẩm theo mùa sẽ mang lại sự an toàn trong mùa đó, cũng như phòng bệnh cho mùa tới. Bởi các thức ăn này giúp con người thích nghi và phát triển theo khí hậu của mùa. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với người mắc bệnh.
Đặc biệt, thức ăn trong mùa xuân càng cần chú ý hơn khi thời tiết chuyển dần từ rét lạnh sang ấm áp, cơ thể cũng sẽ thay đổi để ôn hòa nhiệt độ cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ muốn hoạt động nhiều hơn, khiến chức năng tiêu hóa cũng tăng lên.
Ẩm thực dưỡng sinh ngày Tết
Mùa xuân chủ yếu là về phong, có tính di chuyển và khí hậu ấm áp nên rất dễ gây cảm. Món ăn ngày Tết lại thường chứa nhiều chất béo và vị ngọt, giàu calo, vì vậy, khả năng chuyển hóa của tỳ cũng bị ảnh hưởng, thường là bị đình trệ. Biết thay đổi ẩm thực phù hợp theo thời tiết, theo quy luật “xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàn”, chúng ta vừa có cơ thể khỏe mạnh, vừa có thể phòng ngừa bệnh tật.
Một số loại thực phẩm mùa xuân có hàm lượng dinh dưỡng tốt được khuyên sử dụng là thịt gà, đậu nành, hạt bí, hẹ, táo tươi, tảo biển, ngó sen, cà rốt, củ cải, khoai lang, cải thìa,… Bên cạnh đó, các loại rượu ngâm cũng có tác dụng bồi bổ khí huyết phù hợp theo mùa.
Qua những thông tin đã cung cấp về ẩm thực dưỡng sinh, hi vọng quý độc giả đã hiểu hơn về tác dụng và tuân theo chế độ dinh dưỡng này, giúp giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.