Những kiến thức cần biết về xuất khẩu lao động

Ngày nay, hoạt động xuất khẩu lao động không còn xa lạ với người dân Việt Nam nữa, đặc biệt là các bạn trẻ. Một hoạt động vô cùng tốt, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước và góp phần giúp nền kinh tế nước nhà phát triển. Nếu bạn đã và đang có ý định xuất khẩu lao động thì bài viết này là dành cho các bạn. Bạn cần tìm hiểu rõ về hoạt động này để chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho việc xuất khẩu lao động của bản thân không gặp nhiều bỡ ngỡ.

Giới thiệu chung

Hoạt động xuất khẩu lao động bắt đầu diễn ra ngay những năm nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, khoảng năm 1980. Xuất khẩu lao động kể cả lúc đó và bây giờ đều mang lại những hiệu quả tốt thuận lợi, góp phần vào công cuộc phát triển của đất nước. Hơn nữa, nước ta cũng có cơ hội học hỏi, giao lưu và phát triển kinh tế đối ngoại với nước ngoài. Đến nay, nước ta đã xuất khẩu lao động sang rất nhiều nước có cả châu Á và châu Âu. Một số nước nổi bật như: Nhật Bản,  Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức,..

Xuất khẩu lao động không những tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao và cải thiện đời sống cho người lao động và nhiều lợi ích kinh tế – xã hội khác. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà xuất khẩu lao động mang lại cũng có những vấn đề bất cập hay thậm chí là rủi ro khiến cho nhiều người lao động vẫn không biết có nên đi hay không đi xuất khẩu lao động. Một mặt là do chính sách quản lý, cơ chế từ cả hai phía ngoài và trong nước. Hai là do hạn chế về ý thức cũng như trình độ của người lao động. Việc này đã và đang ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta trong nước tương lai cũng nhuư nền kinh tế của đất nước.

Lợi ích của xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là hoạt động không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho nước nhà. Trong đó có những lợi ích nổi bật phải kể đến đó là mức lương cao, chi phí xuất khẩu lao động giảm mạnh, môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, chuyên nghiệp và năng động, kỷ luật, có cơ hội việc làm mở rộng với mức lương hấp dẫn sau khi về nước. Người lao động thỏa thích lựa chọn ngành nghề xuất khẩu, được tiếp xuac với một nền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới, được học hỏi nhiều điều về cuộc sống trưởng thành hơn, có kiến thức và nguồn vốn để tạo dựng sự nghiệp sau khi về nước cho bản thân.

Những bất cập, khó khăn khi đi xuất khẩu lao động

Những ngành nghề xuất khấu lao động Đài Loan 2017

Bên cạnh những lợi ích thì đi xuất khẩu lao động cũng có những khó khăn, bất cập riêng mà người lao động có thể hoặc phải đối mặt khi ở nơi “đất khách quê người” làm ăn sinh sống. Điều đầu tiên phải nhắc đến chính là sự bất đồng ngôn ngữ. Có thể nói đây là khó khăn lớn nhất mà phải người lao động phải khắc phục được. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để bạn có thể hiểu và truyền đtaj ý của mình với người khác. Nếu bạn không thể nói tiếng ở nước bạn làm thì sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc giao tiếp hàng ngày, hòa nhập với cuộc sống, môi trường mới và trong quá trình làm việc. Trước khi đi xuất khẩu thì phần lớn người lao động đều được học tiếng trước khi đi nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng vào thực tế mà giao tiếp thoải mái được, vì vậy, yếu tố ngoại ngữ rất cần thiết. Thứ hai đó là sức khỏe – vấn đề cũng cần được quan tâm. Thời tiết ở các nước ngoài cũng khác với Việt Nam nên nhiều người chưa thể thích ứng được trong khoảng thời gian đầu, hơn nữa chi phí khám chữa bệnh bên nước ngoài cũng cao hơn nên sức khỏe cũng là yếu tố quan trọng mà mỗi người lao động khi đi xuất khẩu cần quan tâm. Chưa kể đến chế độ làm việc cũng khá căng, người lao động phải chịu khá nhiều áp lực từ đó dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc. Bên cạnh những khó khăn trên, không quen với ẩm thục cũng như phong tục đời thường của nước ngoài cũng là vấn đề khó mà người lao động phải cải thiện và khắc phục được.

Trả lời câu hỏi: “Có nên đi xuất khẩu lao động hay không?”

Có nên đi xuất khẩu lao động hay không là câu hỏi mà nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp cấp ba muốn tìm câu trả lời. Việc đi xuất khẩu lao động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như hoàn cảnh gia đình của từng người. Xuất khẩu lao động chính là cơ hội để bạn phát triển bản thân, khám phá những điều thú vị mà bản thân từng mong muốn và hơn nữa cũng là cách để tạo ra nguồn vốn lập nghiệp nếu bạn chưa có công việc ổn định ở trong nước. Tuy nhiên, với nhu cầu xuất khẩu ngày càng nhiều thì các công ty, trung tâm xuất khẩu mọc lên cũng nhiều và không trành khỏi lừa đảo. Vì vậy, bạn cần phải tìm cho mình một công ty xuất khẩu lao động có thương hiệu, tên tuổi và uy tín để giao cả thanh xuân của bạn cho họ. Vì vậy, có nên đi xuất khẩu lao động hay không bạn có thể tự trả lời được dựa vào sở thích và đam mê của bản thân, bên cạnh đó bạn nên xem xét hoàn cảnh của bản thân và gia đình nữa.

Những điều cần lưu ý khi đi xuất khẩu lao động

Trước khi ký hợp đồng, bạn cần đọc hiểu và đọc kỹ các điều khoản được viết trong hợp đồng. Trong đó, bạn cần nắm rõ các thông tin quan trọng  như người sử dụng lao động bên nước ngoài là công ty nào, mức lương, thời gian lao động, phụ cấp và trợ cấp cũng như các chế độ đãi ngộ kèm theo. Sau khi đã nắm rõ những thông tin trên, tự bản thân bạn phải đưa ra sự so sánh rõ ràng với hợp đồng cung ứng lao động mà trước đó bên chủ lao động nước ngoài đã kí với công ty xuất khẩu lao động của bạn. BẠn cũng cần có những bản sao về các hợp đồng cũng như giấy tờ liên quan để phòng các trường hợp tranh chấp hay rủi ro nào thì không bị thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân. Các khoản phí mà bạn phải đóng cho công ty xuất khẩu lao động cần phải có biên lai rõ ràng. Luôn mang theo các giấy tờ tùy thân cần thiết, thông tin liên lạc và địa chỉ của công ty xuất khẩu lao động ở nước ngoài để khi gặp khó khăn, bất cập có thể liên hệ ngay. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới các tổ chức phi chính phủ hay đại sứ quán Việt Nam ở quốc gia đó.

Những thông tin cần biết về xuất khẩu lao động đã được chia sẻ tới các bạn và cuối cùng thì có nên đi xuất khẩu lao động hay không là quyết định của chính bản thân bạn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp của mình!

Nguồn: laodongdongnai.vn