Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi đóng BHXH cho người lao động
Có rất nhiều vấn đề mà doanh nghiệp thường thắc mắc về vấn đề tham gia BHXH cho người lao động như thế nào mới đúng quy định của pháp luật. Nhiều quy định mà luật BHXH đã ban hành nhưng khi áp dụng vào thực tế thì nó vẫn khiến các doanh nghiệp phải bối rồi không biết làm thế nào mới đúng.
Hiện nay, khi có các vấn đề thắc mắc về BHXH thì nhiều người đã lựa chọn việc tìm đến dịch vụ bảo hiểm xã hội như một giải pháp tốt nhất để có thể giải quyết các thông tin liên quan theo đúng quy định mà pháp luật ban hành được hiệu quả.
Thực tế cho thấy thì các quy định mới ban hành của luật BHXH đang có rất nhiều vấn đề bất cập khiến không chỉ người lao động mà ngay cả các doanh nghiệp cũng bối rối trong quá trình áp dụng. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp một vài thắc mắc liên quan để giúp các doanh nghiệp có thêm một số thông tin đối với việc tham gia BHXH cho người lao động của doanh nghiệp mình một cách hợp pháp nhất nhé.
1. Thời gian làm việc của người lao động trong tháng như thế nào thì doanh nghiệp mới phải đóng BHXH
Có nhiều trường hợp người lao động làm việc trong các doanh nghiệp không làm hết thời gian của tháng đã chấm dút hợp đồng theo đúng quy định của công ty. Đối với vấn đề này thì nhiều doanh nghiệp thường băn khoăn không biết là việc tham gia BHXH cho người lao động sẽ được tính như thế nào? Doanh nghiệp có phải đóng BHXH cho người lao động trong tháng đó hay không?
Đối với vấn đề này thì luật BHXH quy định trong Quyết Định 595/QĐ-BHXH đã quy định rõ, thời gian người lao động làm việc tại công ty từ 14 ngày trở lên trong tháng thì doanh nghiệp phải thực hiện tham gia các chế độ BHXH cho người lao động, bao gồm BHXH, BHYT, BHTN…theo đúng quy định về các chế độ mà người lao động được hưởng trong quá trình tham gia lao động.
Tuy nhiên, với trường hợp người lao động có thời gian làm việc trong doanh nghiệp ít hơn 14 ngày trong tháng thì doanh nghiệp không phải tham gia BHXH cho người lao động bao gồm: BHXH, BHTN,bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp… nhưng vẫn phải đóng phí BHYT cho người lao động theo quy định. Và thẻ BHYT của người lao động được phép sử dụng đến hết tháng mà doanh nghiệp đã tham gia BHYT.Thời gian doanh nghiệp tham gia BHYT cho người lao động căn cứ vào thời gian doanh nghiệp lập báo cáo lên cơ quan BHXH.
2. Doanh nghiệp có phaỉ đóng BHXH cho khoản tiền tăng ca của người lao động hay không?
Khi quy định về việc tham gia BHXH mới sẽ được áp dụng vào ngày 01/01/2018 thì nhiều doanh nghiệp băn khoăn liệu tiền lương tăng ca của người lao động có được tính vào chung với các khoản thu nhập khác để đóng BHXH hay không?
Đối với vấn đề này thì theo quy định của điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH đã quy định về các khoản thu nhập của người lao động mà doanh nghiệp phải tham gia BHXH bao gồm mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp mang tính chất cố định như phụ cấp chức danh, phụ cấp trách nhiệm. Ngoài ra thì thông tư cũng quy định về một số khoản phụ cấp kèm theo sẽ được tính vào thu nhập đóng BHXH bao gồm: Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động, các khoản phục cấp bù vào các điều kiện lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì tiền lương tăng ca chính là các khoản phụ cấp gắn với quá trình làm việc và kết quả của công việc theo như những gì mà pháp luật quy định. Chính vì vậy, khoản thu nhập cũng tính vào tiền lương để doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động . Căn cứ vào báo cáo cuối tháng của kế toán để doanh nghiệp tính đóng BHXH cho người lao động. Người lao động tháng đó tăng ca nhiều thì doanh nghiệp đóng nhiều, tăng ca ít thì doanh nghiệp đóng ít hơn.
Như vậy, với một vài giải đáp trên đây, chúng tôi hy vọng là cách doanh nghiệp có thể nắm rõ thông tin một cách chính xác nhất để có thể đảm bảo là việc thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động được hiệu quả nhất.