Những đều cần biết khi nuôi tép cảnh tại nhà – Wiki Cá Cảnh

Nuôi tép cảnh (tép kiểng) sẽ vô cùng đơn giản với những người chuyên nghiệp. Nhưng nếu bạn là một người không chuyên. Và bạn muốn nuôi tép tại nhà thì sẽ phải làm sao ?

Bài viết hôm nay, WIKICACANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu “Những đều cần biết khi nuôi tép cảnh tại nhà” dành cho người mới bắt đầu. Mời bạn cùng theo dõi nhé !

Đặc điểm sinh học của tép cảnh

Tép cảnh – tép kiểng có kích thước nhỏ 1 – 1.2cm. Môi trường sống của chúng là các đầm lầy, ao nước ngọt. Với nhiều cây thủy sinh, rong tảo rậm rạp.

Tên tiếng AnhShrimpTên tiếng ViệtTép cảnh, tép kiểngChiều dài cơ thể1 – 1.2cmMàu sắcĐa dạng màu sắc: đỏ, vàng, cam, xanh, trắng, đen … Và các dòng pha trộn màu đặc biệt khácĐiều kiện sống lý tưởngNhiệt độ nước trung bình 22 – 28oC
Độ pH nước từ 6.0 – 7.5
Độ cứng nước từ 1 – 6Thức ăn cho tép cảnhChúng là loài ăn tạp, thức ăn có thể là rong tảo, lá cây, thực vật, rau củ. Có thể nuôi bằng thức ăn công nghiệp dạng viên chuyên dành cho tép.những dòng tép cảnh dễ nuôi tại Việt Nam

Những dòng tép cảnh đẹp tại Việt Nam: Tép đỏ, Tép cam, Tép Blue Dream, Tép mũi đỏ, Tép ong huế, Tép ong đỏ, Tép Rili, Tép ong đen, Tép Yamato, Tép Thanh Mai ….

Cách nuôi tép cảnh tại nhà

Tép là loại rất nhại cảm với sự thay đổi của môi trường sung quanh. Để có thể nuôi được hồ tép đẹp và khỏe mạnh tại nhà. Bạn cần phải lưu ý những đều sau đây:

1/ Hồ nuôi tép & phụ kiện

Tép cảnh thường rất bẻ, bạn cần phải chọn những hồ nuôi có thích thước hợp lí. Thông thường sẽ chọn hồ có hình dạng cubic với kích thước 20×20 hoặc 30×30. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát đàn tép của bạn hơn.

Cách bố trí hồ nuôi tép cơ bản tại nhà  Cách bố trí hồ nuôi tép cơ bản tại nhà -Ảnh : Internet

Những phụ kiện kèm theo khi chuẩn bị 1 hồ nuôi tép tại nhà gồm:

Nên chọn đất nền nào để làm hồ nuôi tép ?

Bạn nên chọn những loại đất nền có khả năng cân bằng độ pH và chuyên sử dụng cho tép cảnh. Những người nuôi tép chuyên nghiệp khuyên bạn sử dụng các loại đất như ADA hoặc GEX. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng một số loại khác như: Akadama hoặc control soli với giá rẻ hơn.

Lọc cho hồ tép cảnh

Theo giới chuyên môn về tép cảnh, bạn cần trang bị cho hồ nuôi của mình 1 bộ lọc. Có thể là lọc treo, hoặc lọc thùng bên đưới. Tùy theo kích thước hồ mà bạn có thể chọn công suất lọc phù hợp nhé.

hồ nuôi tép sử dụng lọc bio

Mẹo: Bạn có thể bổ sung thêm 1 lọc BIO và một máy oxy vào hồ tép của bạn nhé. Nó sẽ giúp hồ bạn luôn trong sạch, vi sinh phá triển ổn định và đàn tép luôn khỏe mạnh.

Nhu cầu ánh sáng của tép cảnh như thế nào ?

Nhu cầu ánh sáng khi nuôi tép cảnh tại nhà là không quá cao. Chúng là loài ưa bóng tối, tuy nhiên đèn sẽ giúp cho những loại cây thủy sinh bạn đang trồng trong bể sống tốt hơn.

Chính vì đều đó bạn không nên quá chú trọng đến đèn và công suất đâu nhé. Chỉ cần chọn những mẫu đèn cơ bản dành cho thủy sinh là được.

Nên trồng cây gì trong hồ nuôi tép ?

Tép cảnh là loài ưa môi trường sống rậm rạm với nhiều cây thủy sinh trong nước. Nó sẽ giúp chúng tìm thấy thức ăn và trú ẩn. Bạn nên chọn trồng những loại cây thủy sinh đơn giản, và nhu cầu dinh dưỡng thấp như: rái, rêu … và không cần có kích thước quá lớn.

Có thể trồng những cây thủy sinh như: rong đuôi chồn, ráy, lan nước... Có thể trồng những cây thủy sinh như: rong đuôi chồn, ráy, lan nước… hoặc những cây cần dinh dưỡng thấp trong hồ nuôi tép

Đồ trang trí nào phù hợp với hồ tép cảnh

Bạn có thể sử dụng những cây lũa nhỏ, lũa ống với kích thước phù hơp để trang trí – setup cho hồ tép cảnh của bạn. Có thể sử dungn thêm các loại đá chuyên cho thủy sinh. Hoặc đơn giản là các vật dụng trang trí hồ cá bằng sành – sứ được ban ngoài tiệm cá cảnh.

Đồ trang trí phổ biến trong các hồ nuôi tép cảnhĐồ trang trí phổ biến trong các hồ nuôi tép cảnh

2/ Nguồn nước nuôi tép cảnh

Tép cảnh rất nhạy cảm với sự thay đổi của nước. Bạn cần chuẩn bị nước nuôi tép thật kỹ tại nhà nhé. Đối với những bạn nuôi tép bằng nước máy thủy cục. Cần phải xử lí Clo trong nước trước từ 2 – 3 ngày trước khi nuôi tép nhé.

Bạn cần duy trì nước nuôi tép có độ pH từ 6.2 đến 6.8 và độ cứng trung bình 1-5.

Lưu ý: Đối với nguồn nước có độ pH cao trên 7.5 sẽ rất nguy hiểm cho tép cảnh.

3/ Thức ăn cho tép cảnh

Tép cảnh là loại ăn tạp, chúng có thể ăn được rất nhiều dạng thức ăn. Từ rong rêu hại trong hồ, các lọa lá cây như lá bàng, lá dâu tằm. Và chúng thích nghi khá tốt với các loại thức ăn công nghiệp dành riêng cho tép cảnh.

Xem thêm: Thức ăn cho tép cảnh

4/ Chăm sóc tép lột xác

Lột xác trong quá trình nuôi tép sẽ giúp chúng trưởng thành. Đây là thời đểm vô cùng nhạy cảm ở tép, nên bạn cần quan tâm đặc biệt đến chúng.

Tép cảnh lột xác ( thay vỏ) trong hồTép cảnh lột xác ( thay vỏ) trong hồ

Cách nhận biết tép cảnh lột xác

Trong quá trình chăm sóc, bạn sẽ tháy xuất hiện những chiếc vỏ tép màu trong suốt trong hồ. Màu sắc tép sẽ trở nên nhạt hơn. Chúng ít vận động hơn thì đây là lúc chúng vừa mới lột xác thành công .

Cách chăm sóc tép sau khi lột xác (lột vỏ)

Duy trì hoạt bổ sung nguồn nước khoán thiên nhiên , nước RO hoặc các nguồn nước có độ cứng khoản 8kH để chúng nhanh chóng có lại màu sắc rực rỡ.

Cho ăn đầy đủ chất và với tầng suất cao hơn để giúp chúng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho quá trình hồi phục lớp vỏ mới.

5/ Điều trị bệnh cho tép cảnh tại nhà

Sau đây là cách đều trị một số bệnh thường gặp khi bạn nuôi tép cảnh tại nhà

Benh thuong gap tren tep canhBệnh tép cảnhCách nhận dạngCách đều trịBệnh đốm trắng do nấmMàu sắc cơ thể nhợt nhạt, ngực và bàng quan bị bong tróc ra.
Hoạt động chậm, bơi trên mặt hoặc lặn sâu dưới đáy. Ăn ít hoặc ngừng ăn trong thời gian dài.Sử dụng muối  API Aquarium Salt để đều trị tép bị bệnh đốm trắng do nấm.
Hoặc có thể sử dụng JBL Fungol để đều trị các bệnh về nấm.
Bệnh nhiễm khuẩnQuan sát phần nội tạng của tép sẽ có màu hồng hoặc đỏ. Trên tép khỏe mạnh sẽ có màu đen.Sử dụng Hydrogen Peroxide H2O2 hoặc chiếu Đèn UV thời gian 5 ngày để đều trị.Tép bị kí sinh trùngĐây thường sẽ không gây hại, nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ khi ngắm. Và làm chậm quá trình sinh trưởng của tépCó thể sử dụng: API Aquarium salt / Genchem “No Planaria” / Benibachi Planaria Zero để đều trị.Hoại tử ở tépTép bệnh thì thịt dưới vỏ sẽ có màu trắng hoặc trắng đục. Phân đuôi có màu trắng hoặc trắng sữa.Cách ly tép bệnh và sử dụng thuốc Baytril để điều trị

Những câu hỏi thường gặp khi nuôi tép cảnh tại nhà

Hồ cubic 30×30 có thể nuôi bao nhiêu con tép ?

Bạn có thể nuôi từ 10 – 15 con tép trong hồ cubic 30×30 nhé . Tuy nhiên số lượng còn tùy thuộc vào loại tép của bạn nuôi nữa.

Có dùng nước mưa để nuôi tép cảnh được không ?

Được ! Tuy nhiên bạn cần sử lí bụi bẩn và các chất axit có trong nước mưa trước khi sử dụng. Bạn nên dùng nước mưa từ các trận mua to thứ 2 trở đi. Có thể dự trữ nước mưa trong các lu, hồ để sử dụng lâu dài.

Có cần dùng sưởi trong hồ nuôi tép không ?

Tùy theo khu vực bạn đang sống mà có thể bổ sung thêm dụng cụ sưởi cho chồ tép. Vì dụ nếu bạn đang số ở khu vực miền nam thì rất ít khi sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn sống ở nơi có mua đông rét đậm thì bạn cần trang bị thêm sưởi cho hồ tép nhé.

Cycle hồ tép là gì ?

Đây là thuật ngữ được anh em chơi tép cảnh hây nói, nó thật ra là 1 quá trì sử lí hồ tép cảnh hoàn chỉnh trước khi nuôi. Hiểu nôm na là quá trình xử lí hồ nuôi tép gồm: độ pH trong nước, vi sinh trong hồ, cặn bẩn, đất nền… để tối ưu môi trường sống trước khi thả tép vào.

Trên đây là “Những đều cần biết khi nuôi tép cảnh tại nhà” dành cho người mới nhé. Bài viết được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ biết được cách chăm sóc tốt nhất cho hồ tép cảnh ở nhà mình nhé !

5/5 – (1 bình chọn)