Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh hậu giang.pdf – Tài liệu text

Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh hậu giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 90 trang )

Cần Thơ, 2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
—–˜&™—–

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
Ở TỈNH HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
LÊ QUANG VIẾT NGUYỄN VĂN CÔNG
MSSV: 4043507
Lớp: QTDL – K30

GVHD: Lê Quang Viết Trang i SVTH: Nguyễn Văn Công

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU ……………………………………………………………………. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….. 1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài: ……………………………………………………………… 1
1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn ……………………………………………….. 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………. 3
1.2.1 Mục tiêu chung ……………………………………………………………………….. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ………………………………………………………………………. 3
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .. 4
1.3.1Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định …………………………………………………. 4
1.3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu ……………………………………………………………….. 4
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CÚU: ……………………………………………………………… 5
1.4.1 Về không gian: tỉnh Hậu Giang …………………………………………………. 5
1.4.2 Về thời gian: …………………………………………………………………………… 5
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………………… 5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU….. 6
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ……………………………………………………………….. 6
2.1.1. Mô Hình Nghiên Cứu ……………………………………………………………… 6
2.1.2 Các Khái Niệm ……………………………………………………………………….. 6
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………. 11
2.2.1. Phương Pháp Thu Thập Số Liệu ……………………………………………… 11
2.2.2. Phương Pháp Phân Tích Số Liệu ……………………………………………… 12
CHƯƠNG 3: DU LỊCH HẬU GIANG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY …………………………………………… 15
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH …………………… 15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………………. 15
3.1.3 Hệ thống dịch vụ xã hội ………………………………………………………….. 21

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI …………………………………………………. 22
3.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội …………………………………………………………. 22
3.2.2 Nguồn nhân lực …………………………………………………………………….. 25
GVHD: Lê Quang Viết Trang ii SVTH: Nguyễn Văn Công

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY (2004 – 2007) …………………………………………………………………………… 26
3.3.1 Khách du lịch ………………………………………………………………………… 26
3.3.2 Doanh thu và GDP du lịch ………………………………………………………. 27
3.3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ……………………………………………… 33
3.4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH…………………………………………………………….. 37
3.4.1. Du lịch sinh thái, miệt vườn ……………………………………………………. 37
3.4.2. Các di tích lịch sử văn hoá …………………………………………………….. 41
3.4.3. Nghề thủ công truyền thống …………………………………………………… 45
3.4.4. Lễ hội ………………………………………………………………………………… 46
CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở HẬU
GIANG ……………………………………………………………………………………………… 47
4.1. CÁC CƠ SỞ CĂN CỨ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở
TỈNH HẬU GIANG. …………………………………………………………………………. 47
4.1.1 Nhu cầu đi du lịch của du khách ………………………………………………. 47
4.1.2 Tình hình đi du lịch của du khách. ……………………………………………. 52
4.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ DU LỊCH
HẬU GIANG. ………………………………………………………………………………….. 54
4.2.1 Đánh giá chung về du lịch Hậu Giang ……………………………………….. 54
4.2.2 Các yếu tố đánh giá về du lịch Hâu Giang………………………………….. 56
4.3 MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở HẬU GIANG ……………………….. 59
4.3.1 Về vận chuyển: ……………………………………………………………………… 59
4.3.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch: ……………………………………………….. 61
4.3.3 Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ cho lưu trú: ………………………………. 64
4.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống: …………………………………… 64

4.3.5 Cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí: ……………………………………………….. 66
4.3.6 Các dịch vụ phục vụ du khách: ………………………………………………… 66
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
Ở TỈNH HẬU GIANG. ……………………………………………………………………….. 68
5.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CĂN CỨ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG.. 68
5.2 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOMESTAY Ở HẬU GIANG
………………………………………………………………………………………………………. 71
GVHD: Lê Quang Viết Trang iii SVTH: Nguyễn Văn Công

5.2.1 Các giải pháp góp phần xây dựng mô hình homestay của các chủ nhà
vườn. …………………………………………………………………………………………… 71
5.2.2 Các giải pháp xây dựng mô hình homestay của ngành du lịch. ………. 72
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….. 75
6.1 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………… 75
6.2 KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………….. 76
GVHD: Lê Quang Viết Trang iv SVTH: Nguyễn Văn Công

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá …………………………… 23
Bảng 2: Các chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh Hậu Giang …………………………………… 24
Bảng 3: Các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh Hậu Giang ……………………………………. 25
Bảng 4: Số lượng du khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007 …………………….. 27
Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu du lịch từ năm 2004 đến 2007 ………………………….. 29
Bảng 6: Chỉ tiêu GDP qua các năm từ 2005 đến 2007 ………………………………… 30
Bảng 7: Tình hình đầu tư và phát triển du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 …………. 32
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007 ……………………….. 33
Bảng 9.1 : Độ tuổi của khách du lịch ………………………………………………………. 47
Bảng 9.2 Nghề nghiệp của khách du lịch …………………………………………………. 48
Bảng 9.3 Thu nhập của khách đến Hậu Giang ………………………………………….. 48

Bảng 10: Thời gian thường đi du lịch của du khách …………………………………… 49
Bảng 11: Đối tượng đi du lịch với du khách ……………………………………………… 50
Bảng 12: Số lượng du khách biết đến du lịch Hậu Giang ……………………………. 50
Bảng 13: Dự định và kỳ vọng của du khách về du lịch Hậu Giang ………………. 52
Bảng 14: Tình hình đi du lịch của du khách ……………………………………………… 53
Bảng 15: Dự định loại hình đi du lịch và loại hình du lịch được thích nhất của du
khách. ………………………………………………………………………………………………… 54
Bảng 17: Mức độ hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí …………………………….. 57
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá …………………………… 23
Bảng 2: Các chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh Hậu Giang …………………………………… 24
Bảng 3: Các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh Hậu Giang ……………………………………. 25
Bảng 4: Số lượng du khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007 …………………….. 27
Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu du lịch từ năm 2004 đến 2007 ………………………….. 29
Bảng 6: Chỉ tiêu GDP qua các năm từ 2005 đến 2007 ………………………………… 30
Bảng 7: Tình hình đầu tư và phát triển du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 …………. 32
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007 ……………………….. 33
Bảng 9.1 : Độ tuổi của khách du lịch ………………………………………………………. 47
Bảng 9.2 Nghề nghiệp của khách du lịch …………………………………………………. 48
Bảng 9.3 Thu nhập của khách đến Hậu Giang ………………………………………….. 48
Bảng 10: Thời gian thường đi du lịch của du khách …………………………………… 49
Bảng 11: Đối tượng đi du lịch với du khách ……………………………………………… 50
Bảng 12: Số lượng du khách biết đến du lịch Hậu Giang ……………………………. 50
Bảng 13: Dự định và kỳ vọng của du khách về du lịch Hậu Giang ………………. 52
Bảng 14: Tình hình đi du lịch của du khách ……………………………………………… 53
Bảng 15: Dự định loại hình đi du lịch và loại hình du lịch được thích nhất của du
khách. ………………………………………………………………………………………………… 54
Bảng 17: Mức độ hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí …………………………….. 57
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang

GVHD: Lê Quang Viết Trang 1 SVTH: Nguyễn Văn Công

CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài:
Du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng vì hoạt động du lịch
không những mang lại lợi ít kinh tế to lớn mà còn đem lại hiệu quả xã hội tích
cực, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo. Điều này lại
càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi Hậu Giang là tỉnh vừa mới chia tách từ tỉnh
Hậu Giang từ tháng 1 năm 2004 đời sống KT-XH còn kém phát triển tuy nhiên
có nhiều tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn, một
loại hình du lịch ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Xuất phát từ những nhận định trên tỉnh Uỷ, Hội Đông Nhân Dân và Uỷ Ban
Nhân Dân tỉnh Hậu Giang đã có chủ trương xây dựng chiến lược phát triển du
lịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại tỉnh vừa đóng góp tích cực vào việc phát
triển kinh tế của tỉnh vừa góp phần gìn giữ cảnh quang môi trường.
Hậu Giang có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm tính chất đặc
trưng của khu vực ĐBSCL có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có hai mùa mưa
nắng rõ rệt trong năm, có địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp, chịu tác động
trực tiếp của các ýếu tố sông với quá trình chính là sự bồi lắng của phù sa từ đó
làm nên một vườn cây cối tươi tốt, vườn cây ăn quả bốn mùa xanh tươi và một hệ
thống sông ngòi chằng chịt. Bên cạnh đó Hậu Giang còn có nhiều tài nguyên du
lịch nhân văn có giá trị đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, cuộc sống ở
đây thanh bình yên ả làm sao! Với những con người chất phát, thật thà, với
những cách đồng vàng rực mùa lúa chín, với những dòng sông tắm mát quanh
năm. Tất cả đã làm nên một bức tranh quê hương tươi đẹp.
Ngày nay khi mà quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh và sâu sắc đã làm
cho đời sống của con người thay đổi nhanh chóng nhưng ở Hậu Giang những nét
đẹp về cuộc sống sinh hoạt của người vẫn nguyên vẹn, đặc trưng của con người
nam bộ.

Hậu Giang có vị trí vệ tinh và chịu ảnh hưởng lớn của Cần Thơ, là một điạ
bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam Bộ đóng vai trò quan trọng đối
với du lịch cả nước.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 2 SVTH: Nguyễn Văn Công
Hậu Giang nằm cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 230km về phía Tây
Nam trên tuyến du lịch quan trọng của khu vực từ trung tâm du lịch Thành Phố
Hồ Chí Minh đến Cà Mau, có sông Hậu là một trong tuyến du lịch Mê Kông của
quốc gia.
Có vị trí thuận lợi, có tài nguyên du lịch phong phú cộng với lượng khách
ngày càng tăng nhưng thực tế du lịch Hậu Giang chưa được phát triển một cách
có bài bản và có chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó các cơ sở vật chất, cơ sở hạ
tầng, kĩ thuật phục vụ cho du khách còn nhiều yếu kém đặc biệt là khách sạn
(Hậu Giang chưa có khách sạn đạt chuẩn sao) mà nếu đầu tư vào lĩnh vực này
trong nhất thời đòi hỏi phải có nguồn ngân sách rất lớn. Chính vì những ly do đó
để thực hiện chiến lược lâu dài và bền vững phù hợp với tình hình kinh tế địa
phương nên em chọn đề tài nghiên cứu “Du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang”
để làm đề tài luận văn tốt nghiệp; nhằm tạo ra hướng du lịch mới lạ làm hài lòng
khách du lịch và tìm ra những tiềm năng du lịch còn ẩn giấu của Hậu Giang. Là
người con của Đồng Bằng Sông Cửu Long em mong muốn được góp sức đưa du
lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển nói chung và Hậu Giang nói riêng đến
đỉnh cao sánh ngang cùng các tỉnh bạn trong khu vực.
1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn
1.1.2.1Căn cứ khoa học:
Tại hội nghị du lịch diễn ra ở Quebec (Canada), tổ chức WTO nhấn mạnh
năm 2007 sẽ là một năm điểm của ngành du lịch sinh thái nhằm tạo điều kiện cho
ngành du lịch phát triển bền vững và tiến đến mục tiêu chống nghèo đói. ĐBSCL
với thế mạnh du lịch sinh thái miệt vườn, trong đó, Tỉnh Hậu Giang với vai trò là
điểm của khu vực, sẽ thu hút được khách du lịch từ nhiều vùng trong cả nước đến
tham quan.

Đồng bằng sông Cửu Long hứa hẹn sẽ là nơi thu hút một lượng khách du
lịch khá lớn trong tương lai. Những yếu tố tự nhiên về khí hậu mát mẻ, trong
lành, các hoạt động trên vùng sông nước, đồng quê… rất đặc trưng cho vùng đất
Nam Bộ trù phú, sẽ là nơi lý tưởng phục vụ du khách, nhất là các dịp nghỉ dưỡng,
mùa hè, du lịch chuyên đề.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 3 SVTH: Nguyễn Văn Công
1.1.2.2Căn cứ thực tiễn
Qua thực tiễn nhận thấy rằng lợi ích kinh tế do du lịch đem về cho quốc
gia khá lớn, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng
hiện nay để duy trì và phát triển lợi ích cao hơn nữa đối với du lịch Việt Nam nói
chung, du lịch Hậu Giang nói riêng là một thách thức lớn vì hiện nay du lịch Việt
Nam đang xảy ra hiện tượng khách du lịch đến Việt Nam một lần không trở lại
lần hai. Nhất là đối với du lịch ĐBSCL vì có nhận định cho rằng đi du lịch sinh
thái ở một tỉnh của đồng bằng sẽ biết được sinh thái ở các tỉnh còn lại. Sở dĩ có
những nhận định như thế là vì cách thức tổ chức du lịch ở các tỉnh đồng bằng
không có nét đặc trưng riêng của mỗi vùng trong khi đó tài nguyên du lịch của
mỗi địa phương là khác nhau. Điều này đã gây nên bất lợi cho du lịch đồng bằng-
nơi mà tài nguyên du lịch có thể là vô tận.
Xét riêng về du lịch Hậu Giang, tuy có đầy đủ điều kiện để phát triển
mạnh du lịch nhưng hiện nay nhìn chung du lịch homestay ở Hậu Giang là yếu
nhất so với các tỉnh đồng bằng khác vì du lịch homestay ở Hậu Giang vẫn còn
mới lạ thiếu tính đặc sắc.
ð Trước thực tiễn đó em tiến hành nghiên cứu đề tài du lịch Homestay ở
Hậu Giang. Với mong muốn tạo ra nhiều sự khác biệt thú vị hấp dẫn mang nét
đặc trưng riêng và có thể giữ chân du khách đến với Hậu Giang lâu hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng du lịch Hậu Giang trong thời gian qua từ đó đánh
giá, xem xét để xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang, tạo thêm

một loại hình du lịch hấp dẫn ở tỉnh Hậu Giang góp phần công cuộc xoá đói giảm
nghèo ở địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
– Đánh giá thực trạng du lịch ở Hậu Giang trong 3 năm qua.
+ Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các loại hình dịch vụ du
lịch ở Hậu Giang.
+ Đánh giá tổng quan về cơ sở vật chất kỹ thuật ở Hậu Giang.
+ Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với tài nguyên du lịch của tỉnh
Hậu Giang.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 4 SVTH: Nguyễn Văn Công
– Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang
+ Các cơ sở căn cứ để phát triển du lịch homestay
+ Đưa ra mô hình du lịch homestay cho tỉnh Hậu Giang.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định
– Giả thuyết 1 : Khách du lịch đến Hậu Giang đều rất hài lòng về các loại hình
dịch vụ du lịch nơi đây.
ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng phương pháp
Willingness To Pay.
– Giả thuyết 2 : Khách du lịch đều rất hài lòng đối với cơ sở vật chất kỹ thuật
khi đi du lịch đến Hậu Giang.
ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng phương pháp tính tần số
– Giả thuyết 3 : Khách du lịch đều rất hài lòng đối với tài nguyên du lịch nơi đây.
ð Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp Phân tích
Cross – Tabulation
1.3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu
– Du khách đến Hậu Giang với mục đích gì và thời điểm họ thường đến ?
– Nơi họ đã đến và muốn đến tham quan ở Hậu Giang là nơi nào ?
– Họ thường lưu trú lại Hậu Giang vài ngày hay về trong ngày ?

– Họ biết đến du lịch Hậu Giang qua nguồn thông tin nào ?
– Loại hình du lịch họ đã tham gia khi đi du lịch ?
– Họ có đánh giá tổng hợp như thế nào về các điểm du lịch ở Hậu Giang ?
– Cho biết mức độ hài lòng của du khách về các yếu tyố khi đi du lịch Hậu
Giang?
– Vui lòng cho biết mức độ hấp dẫn của các hoạt động khi đi du lịch ở tỉnh
Hậu Giang?
– Vui lòng cho biết mức độ hấp dẫn về tài nguyên du lịch của tỉnh Hậu
Giang?
– Những điều khách hài lòng/ không hài lòng về du lịch Hậu Giang ?
– Xin đề xuất ý kiến và góp ý để phát triển du lịch Hậu Giang ?
– Du khách mong muốn tìm kiếm lợi ích gì khi đi du lịch ở Hậu Giang ?
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 5 SVTH: Nguyễn Văn Công
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CÚU:
1.4.1 Về không gian: tỉnh Hậu Giang
1.4.2 Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở, ban, ngành du lịch tỉnh Hậu
Giang trong 3 năm từ 2005-2007
+Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:
+ Các điểm du lịch ở Hậu Giang
+ Du khách đến du lịch ở Hậu Giang
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. TS.Lê Trọng Bình – Viện trưởng, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch, Tổng
cục Du Lịch- Bài phát biểu trong Hội nghị Fesival Mekong tổ chức tại An Giang,
ngày 24/02/2006. Bài viết : “Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch sinh
thái-văn hóa khu vực ĐBSCL” cho cái nhìn về du lịch ĐBSCL, hội tụ nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, đặc biệt là du
lịch sinh thái và du lịch văn hóa

2. Phạm Lê Hồng Nhung (2006). Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch
Home – Stay ở Tiền Giang, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế & Quản trị kinh
doanh trường đại họcTỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở phân tích tình hình du lịch ở
Tiền Giang, các nguồn tài nguyên du lịch, các điều kiện để phục vụ cho loại hình
du lịch homestay ở Tiền Giang, tác giả còn phân tích đặc điểm và mức độ hài
lòng của du khách đối với loại hình du lịch homestay tại Tiền Giang.
3. Phạm Thị Ngọc – TPHCM – Tháng 4.2004 – Góp phần nghiên cứu định
hướng qui hoạch du lịch sinh thái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đề tài
nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên, kiểm kê, đánh giá, xếp hạng và phân loại
tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thành bảy
cụm du lịch sinh thái và một trung tâm là Thành phố Cần Thơ. Từ đó, tác giả đề
xuất qui hoạch các điểm, tuyến, cụm du lịch trên cơ sở xây dựng các sản phẩm
du lịch sinh thái đặc sắc, đa dạng, cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về
du lịch hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững ở địa phương mình.

Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 6 SVTH: Nguyễn Văn Công

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Mô Hình Nghiên Cứu
Với các mục tiêu đề ra đề tài nghiên cứu được thiết kế theo nghiên cứu
mô tả kết hợp với nghiên cứu nhân quả.
+ Nghiên cứu mô tả : là nghiên cứu dùng để mô tả những đặc tính
và chức năng của thị trường, đánh giá hiện trạng, vẽ nên một bức tranh toàn cảnh
về thị trường. Phạm vi nghiên cứu rộng, tốn nhiều thời gian.
+ Nghiên cứu nhân quả : được sử dụng để tìm ra những bằng chứng
của mối quan hệ nhân quả.
Mục đích của nghiên cứu nhân quả là :

• Để hiểu rõ những nhân tố nào là nhân tố nguyên nhân (các biến
độc lập) ảnh hưởng đến nhân tố kết quả (biến phụ thuộc).
• Xác định bản chất mối quan hệ giữa các nhân tố nguyên nhân và
nhân tố kết quả phục vụ mục đích dự báo.
2.1.2 Các Khái Niệm
Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, các khái niệm về du lịch
cũng có sự nhìn nhận sâu sắc hơn, ngoại diện được mở rộng, nội hàm được hiểu
sâu hơn. Đến nay,Tổ chức Du lịch Thế giới đã thống nhất các khái niệm:
2.1.2.1 Du lịch
“Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hoà bình. Nơi
họ đến không phải là nơi làm việc của họ”(theo định nghĩa của Hội nghị Liên
Hợp Quốc về du lịch ở Roma năm 1963)
Bên cạnh đó, theo điều 10 của pháp lệnh du lịch Việt Nam số 11/1999/PL-
UBTVQH: “Du lịch được hiểu là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 7 SVTH: Nguyễn Văn Công
2.1.2.2 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên được thực hiện ở
những nơi thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn với mục đích chính là chiêm
ngưỡng và làm phong phú hơn kiến thức, sự hiểu biết của du khách. Du lịch sinh
thái còn bao hàm trách nhiệm hướng tới nơi đến, tổ chức điều hành du lịch và du
khách để lại cho nền kinh tế địa phương, cuối cùng là giảm thiểu và tránh những
tác động tiêu cực đến khu vực được thăm viếng. Du lịch sinh thái phải góp phần
bảo tồn các nơi thiên nhiên cũng như để lại cho nền kinh tế địa phương và nâng
cao ý thức của du khách và dân cư về sinh thái.
Nói cách khác, du lịch sinh thái là một loại hình của du lịch bền vững, là

một dạng đề cao giá trị của thiên nhiên, là những chuyến đi có ánh nắng mặt trời,
biển và cát và tất cả những hoạt động từ thể thao, tự nhiên, sức khỏe, những ngày
nghĩ cho tới những hoạt động về văn hóa hay có tính chất mạo hiểm như leo núi,
lên rừng, lội suối…Du lịch sinh thái là cầu nối giữa con người với thiên nhiên.
Trên thực tế, loại hình du lịch này đã phát triển từ những năm 1800, nhưng trong
những năm gần đây nó mới thực sự được con người quan tâm và số lượng du
khách dạng này cũng tăng lên nhanh chóng.
2.1.2.3 Khách du lịch (tourist)
Khách du lịch là khách thăm viếng (visitor), lưu trú tại một quốc gia hay
một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó với
mục đích như tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tham dự hội nghị, tôn giáo, công
tác, thể thao, học tập,..
2.1.2.4 Khái niệm sản phẩm du lịch:
Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch
● “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không
đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật
chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.”
– Sản phẩm du lịch hữu hình: phòng ngủ khách sạn và các tiện nghi, các
món đồ ăn đồ uống của nhà hàng,…
-Sản phẩm du lịch vô hình: điều kiện thiên nhiên ở nơi nghỉ mát, chất
lượng phục vụ của các công ty vận chuyển khách (hàng không, tàu hỏa, tàu thủy,
ô tô,…)
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 8 SVTH: Nguyễn Văn Công
Trong nhiều trường hợp, sản phẩm du lịch là sự kết hợp cả yếu tố hữu
hình và yếu tố vô hình.
● Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa – Tiến sĩ sử học, Ủy viên Đoàn Chủ
Tịch Hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu
dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí.”
– Di chuyển tức là nhu cầu cần thiết sử dụng mọi phương tiện giao thông

như máy bay, xe lửa, tàu biển, mô tô và các phương tiện vận chuyển truyền thống
như lạc đà, xe ngựa, voi, thuyền rồng,…
– Lưu trú liên quan đến loại hình và cơ sở lưu trú
– Nghệ thuật ăn uống đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng con người và cũng là
một nghệ thuật, nó tạo nền văn hóa ẩm thực của các quốc gia, các vùng.
– Loại sản phẩm đặc trưng cho giải trí đó là các tuyến du lịch dài ngày hay
ngắn ngày.
● Theo các nhà du lịch Trung Quốc, sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:
– Xuất phát từ điểm đến, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà
kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch cung cấp cho du
khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.
– Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du
khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.
Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn
hơn: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở
khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách
trong hoạt động du lịch.”
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + hàng hóa và dich vụ du lịch
2.1.2.5 Các đặc tính của sản phẩm du lịch
– Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vô hình do đó nó khó bán hơn
các sản phẩm khác. Thực sự nó là một kinh nghiệm hơn là một món hàng vật
chất cụ thể mà khách hàng có thể kiểm tra trước khi mua. Khả năng phi cụ thể
này khiến cho các sản phẩm du lịch rất dễ bị đối thủ cạnh tranh bắt chước, đây
chính là thách thức chủ yếu đối với những nhà cung ứng du lịch.
– Sản phẩm du lịch được bán cho du khách trước khi họ thấy và hưởng thụ
nó. Đối với các sản phẩm khác người tiêu dùng được nhìn thấy sản phẩm và chọn
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 9 SVTH: Nguyễn Văn Công
lựa sản phẩm vừa ý thì họ mới trả tiền. Còn đối với sản phẩm du lịch du khách
phải trả tiền trước mặc dù họ không biết được chất lượng sản phẩm cho tới khi họ

sử dụng nó.
– Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản
xuất ra chúng. Do đó, để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm người mua hàng
được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Đây cũng chính là lí do làm cho
sản phẩm du lịch mang tính độc quyền và không thể so sánh giá của sản phẩm du
lịch này với giá của sản phẩm du lịch kia một cách tùy tiện.
– Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp các ngành kinh doanh khác
(như hàng không, khách sạn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí,…)
– Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng thường trú. Do đó
phải cần đến một hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung
gian (như cơ quan và đại lí du lịch) tức là những đơn vị có khả năng ảnh hưởng
đến du khách tiềm tàng.
– Sản phẩm du lịch không thể tồn kho. Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi
hành khách trên máy bay, phòng khách sạn, chỗ ngồi của khách ăn trong nhà
hàng, vé vào cửa của các tụ điểm vui chơi, vé tàu tốc hành thì không thể tồn kho
được, bởi vì mỗi một ghế trống trên máy bay, một phòng trống trong khách sạn,
một chỗ ngồi trong nhà hàng, một vé vào cửa hay vé tàu tốc hành không bán
được chính là phần doanh thu bị mất đi.
– Trong một thời gian ngắn, không có cách nào gia tăng lượng cung cấp
sản phẩm du lịch. Lượng cung cấp này vốn dĩ cố định, ví dụ một khách sạn chỉ
có bấy nhiêu phòng và một máy bay chỉ có bấy nhiêu chỗ ngồi.
– Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ rệt và có chu kì sống ngắn. Trong
thời gian ngắn, cho dù lượng cung cấp sản phẩm là cố định nhưng nhu cầu khách thì
không, nó thay đổi nhanh chóng (ví dụ nguyên do bởi thời tiết). Đối với các cơ quan
cung ứng cũng có mùa cao điểm đông khách và cũng có mùa không có khách.
– Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành và không trung thành
với một nhãn hiệu, do đó tạo ra sự bất ổn về nhu cầu của khách.
– Nhu cầu của khách hàng dễ bị thay đổi vì sự giao động của tỷ giá tiền tệ,
tình hình kinh tế bất ổn, biến động chính trị tại các nước có chính phủ không ổn
định hay những tình huống tương tự.

Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 10 SVTH: Nguyễn Văn Công
2.1.2.6 Homestay
Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm
và tìm hiểu về phong tục tập quán của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đúng nghĩa
với homestay, có nghĩa là khách sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùng tham gia lao
động với người dân trong một không gian miệt vườn, đơn giản, vui vẻ và thân
thiện. Chính vì thế mà du khách sẽ thấy mình được về với thiên nhiên và cảm
nhận những điều thú vị từ cuộc sống dân dã.
2.1.2.7 Các đặc trưng của du lịch Homestay:
Du lịch dạng homestay ở Việt Nam phát triển ở các vùng Mai Châu, Buôn
Ma Thuột, Sa Pa và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Điểm đến nổi bật
trong các chương trình tour homestay gần đây là đồng bằng sông Cửu Long.
Gần đây, mô hình “homestay” của Việt Nam đang thực sự tạo ấn tượng thân
thiện với bạn bè quốc tế trong những chuyến giao lưu. Riêng đối với du khách
nước ngoài, họ đã tìm thấy nhiều điều thú vị từ tour du lịch này. Phần lớn số
khách này đến từ châu Âu, ở lứa tuổi trung niên và có mức sống khá giả, muốn
thử sức mình ở môi trường du lịch mang tính khám phá. Họ đặc biệt thích thú khi
tham dự những bữa cơm thân mật với gia đình người Việt, thưởng thức các món
ăn Nam Bộ, theo những người trong gia đình đi gặt lúa, giăng câu, bắt cá hoặc
thu hoạch trái cây trong vườn… Phong cảnh và nếp sống đặc trưng của vùng đất
“miệt vườn sông nước” được chính họ khám phá dần trong những dịp sinh hoạt
chung với gia đình người Việt, những buổi ngồi nghe đờn ca tài tử với bà con
trong xóm hoặc được chủ nhà cho đi chợ bằng ghe máy… Người dân miệt vườn
không giỏi tiếng Anh nhưng vốn hiếu khách nên họ nói rất nhiều mặc khách hiểu
hay không, vì vậy xảy ra nhiều chuyện buồn cười giữa họ với khách, nhưng bằng
“ngôn ngữ” cử chỉ và ánh mắt, khoảng cách chủ – khách khác quốc tịch bị xóa bỏ.
Loại hình tour homestay không chỉ thu hút du khách quốc tế mà còn nhận
được nhiều đơn đặt hàng của du khách trong nước.Với nét đặc thù sông nước,
không gian dân dãýên bình miệt vườn, sự tiếp đón thân thiện, cuộc sống thường

ngày của người dân miền Tây… hấp dẫn không chỉ những vị khách phương Tây
quen nếp sống hiện đại, mà cả những vị khách thành phố muốn tìm một không
gian yên ả để xả stress!.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 11 SVTH: Nguyễn Văn Công
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
– Nghiên cứu số liệu sẵn có của các sở, ban ngành có liên quan như tài liệu
thống kê của sở du lịch Tỉnh Hậu Giang, tổng cục thống kê …
– Thu thập thông tin từ cộng đồng địa phương, từ các tổ chức kinh doanh du
lịch trên địa bànTỉnh Hậu Giang, từ các bài viết trên sách báo, tạp chí, Internet …
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Thu thập bằng cách lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp khách du lịch
đến với Tỉnh Hậu Giang, cụ thể :
a) Đối tượng phỏng vấn
Lý do chọn đối tượng phỏng vấn cho đề tài là tất cả du khách đang đi du lịch
ở Tỉnh Hậu Giang không phân biệt du khách đã đi du lịch hay chưa là nhằm đánh
giá mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang và nhằm khảo
sát nhu cầu đi du lịch và ý kiến của du khách về các loại hình du lịch của Hậu
Giang. Đề tài cũng không phân biệt khách mua tour hay khách lẻ vì tiêu chí chọn
đối tượng phỏng vấn của đề tài là “số lượng khách đếnTỉnh Hậu Giang” và trong
những năm gần đây do lượng khách du lịch đến với Hậu Giang là quá ít và đa
phần là khách nội địa nên:
Đề tài được tiến hành phỏng vấn tập trung vào đối tượng là khách nội
địa đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang (bao gồm cả những du khách đã và đang đi du
lịch ở Tỉnh Hậu Giang ). Và đối tượng phỏng vấn đựợc phân theo khu vực địa lý,
có thể chia làm 2 nhóm khách sau :
Nhóm 1 : khách du lịch trong nước (là khách đến từ các tỉnh thành khác
trong lãnh thổ Việt Nam)

Nhóm 2 : khách du lịch địa phương (là khách đến từ các quận, huyện
của Tỉnh Hậu Giang )
b) Phương pháp chọn mẫu
Trong du lịch thường có sự phân định rõ ràng các nhóm đối tượng
khách khác nhau, mỗi nhóm đối tượng khách sẽ có những nhu cầu và sở thích
khác nhau. Do vậy đề tài chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Theo phương pháp này mẫu được chọn ra có tính đại diện cho tổng thể cao hơn;
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 12 SVTH: Nguyễn Văn Công
giảm đáng kể sai số trong nghiên cứu; có thể chọn ít mẫu để tiết kiệm thời gian
và chi phí và ưu điểm nổi bật là đáp ứng tốt mục đích nghiên cứu. Cơ cấu mẫu
được xác định là 60 mẫu theo cơ cấu của các nhóm khách là đi du lịch đến với
Tỉnh Hậu Giang.
c) Cỡ mẫu
Đặc điểm du lịch là khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập
quán của người dân tại địa phương, du khách sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùng
tham gia lao động với người dân trong một không gian miệt vườn, đơn giản, vui
vẻ và thân thiện., cho nên trong phạm vi đề tài nghiên cứu này em chỉ chọn đại
diện một vài điểm du lịch để thực hiện phỏng vấn.
Do thời gian phỏng vấn có hạn, mà cỡ mẫu có ý nghĩa là từ 30 mẫu trở
lên nên em xác định cỡ mẫu cho đề tài là 60 mẫu. Trong đó cơ cấu mẫu theo từng
nhóm khách được xác định dựa vào số lượng du khách đến Tỉnh Hậu Giang qua
3 năm từ năm 2005 đến năm 2007.
2.2.2. Phương Pháp Phân Tích Số Liệu
– Đối với mục tiêu 1 : Sử dụng các thông tin thứ cấp phân tích tình hình
hoạt động du lịch ở Tỉnh Hậu Giang trong 3 năm gần đây. Sử dụng các thông tin
điều tra từ việc phỏng vấn trực tiếp để đánh giá sự hài lòng của du khách thông
qua phương pháp phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation).
Ø Phương pháp phân tích Cross-Tabulation
Ý nghĩa: Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba

biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số
lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Kỹ thuật này được sử
dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại vì: (1) Chuỗi phân tích
này cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp; (2) Cross –
Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) và (3) Phân tích
Cross – Tabulation tiến hành đơn giản. Trong đề tài này chúng ta sẽ sử dụng
phân tích Cross – Tabulation hai biến.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 13 SVTH: Nguyễn Văn Công
Tiến trình phân tích Cross – Tabulation hai biến:
Bảng phân tích Cross – Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên
(Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến.
Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việc
biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi
xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
Trong phân tích Cross – Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị
kiểm định. Ở đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan
hệ giữa các biến.
Giả thuyết H
0
trong kiểm định có nội dung sau:
H
0
: Không có mối quan hệ giữa các biến
H
1
: Có mối quan hệ giữa các biến.
Giá trị kiểm định χ
2
trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa

của kiểm định (P-value). Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng α (mức ý
nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, hay nói cách khác
bác bỏ giả thuyết H
0
, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau. Ngược lại thì các biến
không có liên hệ nhau.
Phương pháp phân tích tần số (frequency distribution)
Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số
liệu thô là lập bảng phân phối tần số.
v Bảng phân phối tần số (frequency table)
+ Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp
thành từng tổ khác nhau
Để lập một bảng phân phối tần số trước hết là phải sắp xếp dữ liệu theo một
thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước sau:
Ÿ Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes)
Số tổ (m) = [(2)x số quan sát x (n)]
0,3333

Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương
Ÿ Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (class interval)
m
K
Xmin-Xmax
=

Trong đó X
max
là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 14 SVTH: Nguyễn Văn Công

X
min
là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối
Ÿ Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (class
boundaries)
Một cách tổng quát: giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất
của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ (k) sẽ
được giá trị của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn
trên của tổ cuối cùng là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Ÿ Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (frequency)
Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của
tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.
MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT
Ô này luôn luôn để
trống
Cơ hội (O)
Liệt kê những cơ hội
Đe dọa (T)
Liệt kê những nguy cơ
Điểm mạnh (S)
Liệt kê những điểm mạnh
Các chiến lược SO
Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Các Chiến lược ST
Vượt qua những nguy
cơ, thách thức bằng cách
tận dụng các điểm mạnh
Điểm yếu (W)
Liệt kê những điểm yếu

Các chiến lược WO
Hạn chế các mặt yếu để
tận dụng các cơ hội
Các chiến lược WT
Tối thiểu hóa những
điểm yếu và tránh khỏi
các mối đe dọa
Việc phân tích sản phẩm kết hợp với ma trận SWOT, được xem như một
công cụ quan trọng giúp chúng ta có chiến lược phát triển tốt nhất. Vì vậy, phân
tích ma trận SWOT sẽ giúp ta rất nhiều trong việc đưa ra các giải pháp đúng đắn
để phát triển du lịch.
-Đối với mục tiêu 2 : Tổng hợp các phương pháp phân tích trên đưa ra mô hình
xây dựng du lịch homstay ở tỉnh Hậu Giang.

Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 15 SVTH: Nguyễn Văn Công
CHƯƠNG 3: DU LỊCH HẬU GIANG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2004, có tọa độ địa
lý 105
o
20’ – 105
o

55’ kinh độ Đông và 9
o
35’ – 10
o
00’ vĩ độ Bắc, diện tích tự nhiên
là 1.607,72 km
2
. Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh, các huyện lỵ bao gồm:
Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy.
Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:
– Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long.
– Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
– Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
– Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện:
Thị xã Vị Thanh
Thị xã Ngã Bảy
Huyện Châu Thành
Huyện Châu Thành A
Huyện Long Mỹ
Huyện Phụng Hiệp
Huyện Vị Thủy

Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 16 SVTH: Nguyễn Văn Công
3.1.1.2. Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng
Về địa hình, đồng bằng châu thổ của Tỉnh chiếm 95% diện tích, bằng phẳng
có xu thế thấp dần theo hướng ra sông Hậu với một số vũng trũng cục bộ (Phương

Ninh). Hậu Giang có dạng địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp dần từ Tây Bắc
sang Đông Nam, chiều cao trung bình khoảng 1,2m, độ dốc thấp, chịu tác động trực
tiếp của các yếu tố sông với quá trình chính là bồi lắng. Sự bồi đắp của phù sa làm
cho cây cối, vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt, phong cảnh hoang sơ, có nhiều
tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái.Trên địa bàng Tỉnh Hậu Giang có ba nhóm
đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất lập liếp.
3.1.1.3. Khí hậu
Kết quả quan trắc nhiều năm tại khu vực cho thấy, đặc điểm khí hậu của
Hậu Giang mang đặc tính của toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khí
hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Trong năm, khí hậu chia thành
2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
* Chế độ nhiệt, giờ nắng
Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực Hậu Giang là 27
o
C. Tháng 4 là tháng
nóng nhất có nhiệt độ trung bình tháng là 28,5
o
C, tháng 1 là tháng có nhiệt độ
trung bình thấp nhất – 25,3
o
C. Biên độ nhiệt chênh lệch của 2 thời điểm nóng
nhất và lạnh nhất khoảng 2
o
C cho thấy chế độ nhiệt của khu vực phù hợp với sức
khỏe của con người và như vậy khá thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động
du lịch ngoài trời. Số giờ nắng trung bình mỗi ngày trong năm là 7,1 giờ. Thời
gian có số giờ nắng trung bình lớn trong năm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5.
* Chế độ mưa, độ ẩm
Mang đặc điểm khí hậu chung của cả khu vực, Hậu Giang có 2 mùa mưa, nắng
trong 1 năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ

tháng 11 đến tháng 5. Tuy nhiên, chênh lệch về lượng mưa giữa 2 mùa và các
tháng trong năm không nhiều. Tháng 10 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm,
lượng mưa trung bình là 276mm, tháng 2 là tháng có mưa ít nhất – 2mm. Tổng
lượng mưa trung bình năm là 1650mm. Lượng mưa toàn năm tập trung vào mùa
mưa chiếm 85% lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình năm của khu vực là
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 17 SVTH: Nguyễn Văn Công
82%. Tháng 2 là tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất – 77%, tháng 9 có độ ẩm
trung bình lớn nhất – 86%.
* Chế độ gió
Chế độ gió của khu vực khá rõ rệt theo 2 hướng Đông – Đông Nam và Tây
– Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chủ yếu là Tây Nam – Tây Tây
Nam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3
gió chuyển sang hướng Đông – Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng sang
hướng Nam để tiếp tục chuyển dần sang hướng Tây – Tây Nam. Tốc độ gió trung
bình 3 – 3,8m/s.
Mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sức khỏe con người và hoạt
động du lịch.
THÁNG
T1 T2 T3
T4 T5
T6 T7 T8
T9 T10
T11 T12
Hậu Giang ü ü ü û û ü ü ü û û ü ü
Nguồn: Qui hoạch tổng thể du lịch Hậu Giang đến năm 2020
Thích hợp nhất đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch.

Tương đối thích hợp đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch.
3.1.1.4. Thuỷ văn

Cũng như hầu hết các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hậu Giang có hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ nội
tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực. Địa bàn tỉnh Hậu Giang chịu ảnh
hưởng của hai hệ thống dòng chảy:
– Hệ thống sông Hậu: chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông; lưu lượng và biên độ triều lớn, mật độ sông rạch phân nhánh dày
và chịu tác động tương tác giữa lũ và triều.
– Hệ thống sông Cái Lớn: chịu ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều của biển
Tây; lưu lượng và biên độ triều thấp, mật độ kênh rạch phân nhánh trung bình,
chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn và cũng là trục tải lũ từ sông Hậu ra biển Tây.
ü
û
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 18 SVTH: Nguyễn Văn Công
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các kênh, rạch chuyển nước từ
sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc và Tây Nam với
các kênh chính là; kênh Xà No, Nàng Mau, Cái Côn – Quản Lộ – Phụng Hiệp.
Tỉnh Hậu Giang đã đầu tư các tuyến kênh trục chính (mặt cắt ngang từ 20-40 m).
Hệ thống kênh cấp 2 (mặt cắt ngang từ 10 – 20 m) dài gần 4.500km, đã nạo vét
hơn 3.000 km, đạt trên 65%.
Hệ thống ngăn mặn: Vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần xã Hoả
Tiến (thị xã Vị Thanh) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo các sông
Ngan Dừa và Nước Trong, nhờ hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phước khá hoàn chỉnh
và tuyến đê ngăn mặn dài 56 km cặp sông Xẻo Chít, Nước Trong, sông Cái Tư, tình
hình nhiễm mặn ở khu vực này được cải thiện rõ rệt, cơ bản giải quyết được việc
chống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha. Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng
được xây dựng khá dày đặc, hiệu quả khá rõ nét trong sản xuất nông nghiệp. Diện
tích canh tác có thuỷ lợi cơ sở đạt trên 75.000 ha, trong đó diện tích có chủ động
tưới tiêu là 66.000 ha, chiếm gần 90% diện tích canh tác nói trên.
3.1.1.5. Sinh vật

Trước đây, Hậu Giang có các hệ sinh thái ngập nước khá phong phú;
riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớn
nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi di trú và tập trung nhiều loại
thuỷ sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau. Hệ động vật
trên cạn chỉ còn các loài chim như gà nước, le le…; nhóm bò sát như trăn, rắn,
rùa…rất phong phú tập trung ở vùng rừng ngập nước. Hệ thuỷ sinh vật tương đối
đa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi,
43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản Thác Lác đã bắt
đầu hình thành thương hiệu của địa phương. Ngoài ra với tính chất nhiễm lợ nhẹ
và lưu lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long
Mỹ có thể hình thành vùng nuôi giống tôm càng xanh quan trọng cho khu vực.
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng
và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hoà An-VH10 (Phụng Hiệp) đang từng
bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũng
nước ngọt.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 19 SVTH: Nguyễn Văn Công
Nhìn chung với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ thuỷ văn dễ điều
tiết, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây trái, các loại
rau quả bốn mùa và các loại đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều
vùng sinh thái đặc trưng ở đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu bảo
tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
3.1.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
3.1.2.1. Giao thông
Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến Quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh(tỉnh
Hậu Giang) đi TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà
Mau,… đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ Thống các tuyến đường liên huyện và
đường đô thị dài 3.253km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đường đang
xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm
Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liền

mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu
và thúc đẩy phát triển kinh tế – xá hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng
và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh
rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong
đó các cấp quản lý bao gồm:
– Trung ương quản lý các tuyến như; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh
Xà No, Cái Côn, kênh Quản lộ – Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 100 km.
– Tỉnh quản lý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km.
– Hệ thống kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới
đường thuỷ chằng chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận chuyển
đường thuỷ thuận lợi.
3.1.2.2. Cấp điện
Nguồn cung cấp điện từ hệ thống điện lưới quốc gia Miền Nam và đường
dây 500KV Bắc – Nam. Lưới 230KV, đường dây 230KV Phú Lâm – Trà Nóc –
Kiên Giang – Hậu Giang. Lưới phân phối điện có cấp điện áp 110KV/22KV.
Mạng lưới trung thế kéo đến trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đã
GVHD : Lê Quang Viết Trang i SVTH : Nguyễn Văn CôngMỤC LỤCTrangCHƯƠNG1 : GIỚI THIỆU ……………………………………………………………………. 11.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….. 11.1.1 Sự thiết yếu của đề tài : ……………………………………………………………… 11.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn ……………………………………………….. 21.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………. 31.2.1 Mục tiêu chung ……………………………………………………………………….. 31.2.2 Mục tiêu đơn cử : ………………………………………………………………………. 31.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .. 41.3.1 Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định …………………………………………………. 41.3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu ……………………………………………………………….. 41.4 PHẠM VI NGHIÊN CÚU : ……………………………………………………………… 51.4.1 Về khoảng trống : tỉnh Hậu Giang …………………………………………………. 51.4.2 Về thời hạn : …………………………………………………………………………… 51.4.3 Đối tượng nghiên cứu : ……………………………………………………………… 5CH ƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ….. 62.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ……………………………………………………………….. 62.1.1. Mô Hình Nghiên Cứu ……………………………………………………………… 62.1.2 Các Khái Niệm ……………………………………………………………………….. 62.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 112.2.1. Phương Pháp Thu Thập Số Liệu ……………………………………………… 112.2.2. Phương Pháp Phân Tích Số Liệu ……………………………………………… 12CH ƯƠNG 3 : DU LỊCH HẬU GIANG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DULỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY …………………………………………… 153.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH …………………… 153.1.1. Điều kiện tự nhiên …………………………………………………………………. 153.1.3 Hệ thống dịch vụ xã hội ………………………………………………………….. 213.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI …………………………………………………. 223.2.1. Điều kiện kinh tế tài chính xã hội …………………………………………………………. 223.2.2 Nguồn nhân lực …………………………………………………………………….. 25GVHD : Lê Quang Viết Trang ii SVTH : Nguyễn Văn Công3. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦNĐÂY ( 2004 – 2007 ) …………………………………………………………………………… 263.3.1 Khách du lịch ………………………………………………………………………… 263.3.2 Doanh thu và GDP du lịch ………………………………………………………. 273.3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ……………………………………………… 333.4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH …………………………………………………………….. 373.4.1. Du lịch sinh thái xanh, miệt vườn ……………………………………………………. 373.4.2. Các di tích lịch sử lịch sử vẻ vang văn hoá …………………………………………………….. 413.4.3. Nghề thủ công truyền thống …………………………………………………… 453.4.4. Lễ hội ………………………………………………………………………………… 46CH ƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở HẬUGIANG ……………………………………………………………………………………………… 474.1. CÁC CƠ SỞ CĂN CỨ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY ỞTỈNH HẬU GIANG. …………………………………………………………………………. 474.1.1 Nhu cầu đi du lịch của hành khách ………………………………………………. 474.1.2 Tình hình đi du lịch của hành khách. ……………………………………………. 524.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ DU LỊCHHẬU GIANG. ………………………………………………………………………………….. 544.2.1 Đánh giá chung về du lịch Hậu Giang ……………………………………….. 544.2.2 Các yếu tố nhìn nhận về du lịch Hâu Giang ………………………………….. 564.3 MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở HẬU GIANG ……………………….. 594.3.1 Về luân chuyển : ……………………………………………………………………… 594.3.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch : ……………………………………………….. 614.3.3 Cơ sở vật chất-kỹ thuật ship hàng cho lưu trú : ………………………………. 644.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật Giao hàng nhà hàng : …………………………………… 644.3.5 Cơ sở ship hàng đi dạo, vui chơi : ……………………………………………….. 664.3.6 Các dịch vụ ship hàng hành khách : ………………………………………………… 66CH ƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAYỞ TỈNH HẬU GIANG. ……………………………………………………………………….. 685.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CĂN CỨ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG.. 685.2 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOMESTAY Ở HẬU GIANG. ……………………………………………………………………………………………………… 71GVHD : Lê Quang Viết Trang iii SVTH : Nguyễn Văn Công5. 2.1 Các giải pháp góp thêm phần xây dựng mô hình homestay của những chủ nhàvườn. …………………………………………………………………………………………… 715.2.2 Các giải pháp xây dựng mô hình homestay của ngành du lịch. ………. 72CH ƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………….. 756.1 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………… 756.2 KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………….. 76GVHD : Lê Quang Viết Trang iv SVTH : Nguyễn Văn CôngDANH MỤC BIỂU BẢNGTrangBảng 1 : Chỉ tiêu về hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá …………………………… 23B ảng 2 : Các chỉ tiêu về kinh tế tài chính của tỉnh Hậu Giang …………………………………… 24B ảng 3 : Các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh Hậu Giang ……………………………………. 25B ảng 4 : Số lượng hành khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007 …………………….. 27B ảng 5 : Chỉ tiêu lệch giá du lịch từ năm 2004 đến 2007 ………………………….. 29B ảng 6 : Chỉ tiêu GDP qua những năm từ 2005 đến 2007 ………………………………… 30B ảng 7 : Tình hình góp vốn đầu tư và tăng trưởng du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 …………. 32B ảng 8 : Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007 ……………………….. 33B ảng 9.1 : Độ tuổi của khách du lịch ………………………………………………………. 47B ảng 9.2 Nghề nghiệp của khách du lịch …………………………………………………. 48B ảng 9.3 Thu nhập của khách đến Hậu Giang ………………………………………….. 48B ảng 10 : Thời gian thường đi du lịch của hành khách …………………………………… 49B ảng 11 : Đối tượng đi du lịch với hành khách ……………………………………………… 50B ảng 12 : Số lượng hành khách biết đến du lịch Hậu Giang ……………………………. 50B ảng 13 : Dự định và kỳ vọng của hành khách về du lịch Hậu Giang ………………. 52B ảng 14 : Tình hình đi du lịch của hành khách ……………………………………………… 53B ảng 15 : Dự định mô hình đi du lịch và mô hình du lịch được thích nhất của dukhách. ………………………………………………………………………………………………… 54B ảng 17 : Mức độ hài lòng về hoạt động giải trí đi dạo vui chơi …………………………….. 57DANH MỤC BIỂU BẢNGTrangBảng 1 : Chỉ tiêu về hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá …………………………… 23B ảng 2 : Các chỉ tiêu về kinh tế tài chính của tỉnh Hậu Giang …………………………………… 24B ảng 3 : Các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh Hậu Giang ……………………………………. 25B ảng 4 : Số lượng hành khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007 …………………….. 27B ảng 5 : Chỉ tiêu lệch giá du lịch từ năm 2004 đến 2007 ………………………….. 29B ảng 6 : Chỉ tiêu GDP qua những năm từ 2005 đến 2007 ………………………………… 30B ảng 7 : Tình hình góp vốn đầu tư và tăng trưởng du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 …………. 32B ảng 8 : Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007 ……………………….. 33B ảng 9.1 : Độ tuổi của khách du lịch ………………………………………………………. 47B ảng 9.2 Nghề nghiệp của khách du lịch …………………………………………………. 48B ảng 9.3 Thu nhập của khách đến Hậu Giang ………………………………………….. 48B ảng 10 : Thời gian thường đi du lịch của hành khách …………………………………… 49B ảng 11 : Đối tượng đi du lịch với hành khách ……………………………………………… 50B ảng 12 : Số lượng hành khách biết đến du lịch Hậu Giang ……………………………. 50B ảng 13 : Dự định và kỳ vọng của hành khách về du lịch Hậu Giang ………………. 52B ảng 14 : Tình hình đi du lịch của hành khách ……………………………………………… 53B ảng 15 : Dự định mô hình đi du lịch và mô hình du lịch được thích nhất của dukhách. ………………………………………………………………………………………………… 54B ảng 17 : Mức độ hài lòng về hoạt động giải trí đi dạo vui chơi …………………………….. 57L uận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 1 SVTH : Nguyễn Văn CôngCHƯƠNG1 : GIỚI THIỆU1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1. 1.1 Sự thiết yếu của đề tài : Du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế tài chính quan trọng vì hoạt động giải trí du lịchkhông những mang lại lợi ít kinh tế tài chính to lớn mà còn đem lại hiệu suất cao xã hội tíchcực, có ý nghĩa quan trọng so với công cuộc xoá đói giảm nghèo. Điều này lạicàng có ý nghĩa quan trọng hơn khi Hậu Giang là tỉnh vừa mới chia tách từ tỉnhHậu Giang từ tháng 1 năm 2004 đời sống KT-XH còn kém tăng trưởng tuy nhiêncó nhiều tiềm năng tăng trưởng du lịch đặc biệt quan trọng là du lịch sinh thái xanh miệt vườn, mộtloại hình du lịch ngày càng lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước. Xuất phát từ những nhận định và đánh giá trên tỉnh Uỷ, Hội Đông Nhân Dân và Uỷ BanNhân Dân tỉnh Hậu Giang đã có chủ trương xây dựng kế hoạch tăng trưởng dulịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại tỉnh vừa góp phần tích cực vào việc pháttriển kinh tế tài chính của tỉnh vừa góp thêm phần gìn giữ cảnh quang thiên nhiên và môi trường. Hậu Giang có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm đặc thù đặctrưng của khu vực ĐBSCL có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có hai mùa mưanắng rõ ràng trong năm, có địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp, chịu tác độngtrực tiếp của những ýếu tố sông với quy trình chính là sự bồi lắng của phù sa từ đólàm nên một vườn cây cối xanh tươi, vườn cây ăn quả bốn mùa xanh tươi và một hệthống sông ngòi chằng chịt. Bên cạnh đó Hậu Giang còn có nhiều tài nguyên dulịch nhân văn có giá trị đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, đời sống ởđây thanh thản yên ả làm thế nào ! Với những con người chất phát, ngay thật, vớinhững cách đồng vàng rực mùa lúa chín, với những dòng sông tắm mát quanhnăm. Tất cả đã làm nên một bức tranh quê nhà tươi đẹp. Ngày nay khi mà quy trình đô thị hoá ngày càng nhanh và thâm thúy đã làmcho đời sống của con người đổi khác nhanh gọn nhưng ở Hậu Giang những nétđẹp về đời sống hoạt động và sinh hoạt của người vẫn nguyên vẹn, đặc trưng của con ngườinam bộ. Hậu Giang có vị trí vệ tinh và chịu ảnh hưởng tác động lớn của Cần Thơ, là một điạbàn trọng điểm tăng trưởng du lịch miền Tây Nam Bộ đóng vai trò quan trọng đốivới du lịch cả nước. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 2 SVTH : Nguyễn Văn CôngHậu Giang nằm cách TP Hồ Chí Minh khoảng chừng 230 km về phía TâyNam trên tuyến du lịch quan trọng của khu vực từ TT du lịch Thành PhốHồ Chí Minh đến Cà Mau, có sông Hậu là một trong tuyến du lịch Mê Kông củaquốc gia. Có vị trí thuận tiện, có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú cộng với lượng kháchngày càng tăng nhưng thực tiễn du lịch Hậu Giang chưa được tăng trưởng một cáchcó chuyên nghiệp và có kế hoạch vĩnh viễn. Bên cạnh đó những cơ sở vật chất, cơ sở hạtầng, kĩ thuật ship hàng cho hành khách còn nhiều yếu kém đặc biệt quan trọng là khách sạn ( Hậu Giang chưa có khách sạn đạt chuẩn sao ) mà nếu góp vốn đầu tư vào nghành nghề dịch vụ nàytrong nhất thời yên cầu phải có nguồn ngân sách rất lớn. Chính vì những ly do đóđể thực thi kế hoạch lâu dài hơn và bền vững và kiên cố tương thích với tình hình kinh tế tài chính địaphương nên em chọn đề tài nghiên cứu “ Du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp ; nhằm mục đích tạo ra hướng du lịch mới lạ làm hài lòngkhách du lịch và tìm ra những tiềm năng du lịch còn ẩn giấu của Hậu Giang. Làngười con của Đồng Bằng Sông Cửu Long em mong ước được góp phần đưa dulịch Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng trưởng nói chung và Hậu Giang nói riêng đếnđỉnh cao sánh ngang cùng những tỉnh bạn trong khu vực. 1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn1. 1.2.1 Căn cứ khoa học : Tại hội nghị du lịch diễn ra ở Quebec ( Canada ), tổ chức triển khai WTO nhấn mạnhnăm 2007 sẽ là một năm điểm của ngành du lịch sinh thái xanh nhằm mục đích tạo điều kiện kèm theo chongành du lịch tăng trưởng vững chắc và tiến đến tiềm năng chống nghèo nàn. ĐBSCLvới thế mạnh du lịch sinh thái xanh miệt vườn, trong đó, Tỉnh Hậu Giang với vai trò làđiểm của khu vực, sẽ lôi cuốn được khách du lịch từ nhiều vùng trong cả nước đếntham quan. Đồng bằng sông Cửu Long hứa hẹn sẽ là nơi lôi cuốn một lượng khách dulịch khá lớn trong tương lai. Những yếu tố tự nhiên về khí hậu thoáng mát, tronglành, những hoạt động giải trí trên vùng sông nước, đồng quê … rất đặc trưng cho vùng đấtNam Bộ phong phú, sẽ là nơi lý tưởng Giao hàng hành khách, nhất là những dịp nghỉ ngơi, mùa hè, du lịch chuyên đề. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 3 SVTH : Nguyễn Văn Công1. 1.2.2 Căn cứ thực tiễnQua thực tiễn nhận thấy rằng quyền lợi kinh tế tài chính do du lịch đem về cho quốcgia khá lớn, nó có vai trò quan trọng so với sự tăng trưởng của quốc gia. Nhưnghiện nay để duy trì và tăng trưởng quyền lợi cao hơn nữa so với du lịch Nước Ta nóichung, du lịch Hậu Giang nói riêng là một thử thách lớn vì lúc bấy giờ du lịch ViệtNam đang xảy ra hiện tượng kỳ lạ khách du lịch đến Nước Ta một lần không trở lạilần hai. Nhất là so với du lịch ĐBSCL vì có nhận định và đánh giá cho rằng đi du lịch sinhthái ở một tỉnh của đồng bằng sẽ biết được sinh thái xanh ở những tỉnh còn lại. Sở dĩ cónhững đánh giá và nhận định như thế là vì phương pháp tổ chức triển khai du lịch ở những tỉnh đồng bằngkhông có nét đặc trưng riêng của mỗi vùng trong khi đó tài nguyên du lịch củamỗi địa phương là khác nhau. Điều này đã gây nên bất lợi cho du lịch đồng bằng-nơi mà tài nguyên du lịch hoàn toàn có thể là vô tận. Xét riêng về du lịch Hậu Giang, tuy có vừa đủ điều kiện kèm theo để phát triểnmạnh du lịch nhưng lúc bấy giờ nhìn chung du lịch homestay ở Hậu Giang là yếunhất so với những tỉnh đồng bằng khác vì du lịch homestay ở Hậu Giang vẫn cònmới lạ thiếu tính rực rỡ. ð Trước thực tiễn đó em thực thi nghiên cứu đề tài du lịch Homestay ởHậu Giang. Với mong ước tạo ra nhiều sự độc lạ mê hoặc mê hoặc mang nétđặc trưng riêng và hoàn toàn có thể giữ chân hành khách đến với Hậu Giang lâu hơn. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1. 2.1 Mục tiêu chungPhân tích tình hình du lịch Hậu Giang trong thời hạn qua từ đó đánhgiá, xem xét để xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang, tạo thêmmột mô hình du lịch mê hoặc ở tỉnh Hậu Giang góp thêm phần công cuộc xoá đói giảmnghèo ở địa phương. 1.2.2 Mục tiêu đơn cử : – Đánh giá tình hình du lịch ở Hậu Giang trong 3 năm qua. + Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách so với những mô hình dịch vụ dulịch ở Hậu Giang. + Đánh giá tổng quan về cơ sở vật chất kỹ thuật ở Hậu Giang. + Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách so với tài nguyên du lịch của tỉnhHậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 4 SVTH : Nguyễn Văn Công – Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang + Các cơ sở địa thế căn cứ để tăng trưởng du lịch homestay + Đưa ra mô hình du lịch homestay cho tỉnh Hậu Giang. 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU1. 3.1 Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định – Giả thuyết 1 : Khách du lịch đến Hậu Giang đều rất hài lòng về những loại hìnhdịch vụ du lịch nơi đây. ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng phương phápWillingness To Pay. – Giả thuyết 2 : Khách du lịch đều rất hài lòng so với cơ sở vật chất kỹ thuậtkhi đi du lịch đến Hậu Giang. ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng chiêu thức tính tần số – Giả thuyết 3 : Khách du lịch đều rất hài lòng so với tài nguyên du lịch nơi đây. ð Giả thuyết này được kiểm định bằng giải pháp Phân tíchCross – Tabulation1. 3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu – Du khách đến Hậu Giang với mục tiêu gì và thời gian họ thường đến ? – Nơi họ đã đến và muốn đến thăm quan ở Hậu Giang là nơi nào ? – Họ thường lưu trú lại Hậu Giang vài ngày hay về trong ngày ? – Họ biết đến du lịch Hậu Giang qua nguồn thông tin nào ? – Loại hình du lịch họ đã tham gia khi đi du lịch ? – Họ có nhìn nhận tổng hợp như thế nào về những điểm du lịch ở Hậu Giang ? – Cho biết mức độ hài lòng của hành khách về những yếu tyố khi đi du lịch HậuGiang ? – Vui lòng cho biết mức độ mê hoặc của những hoạt động giải trí khi đi du lịch ở tỉnhHậu Giang ? – Vui lòng cho biết mức độ mê hoặc về tài nguyên du lịch của tỉnh HậuGiang ? – Những điều khách hài lòng / không hài lòng về du lịch Hậu Giang ? – Xin đề xuất kiến nghị quan điểm và góp ý để tăng trưởng du lịch Hậu Giang ? – Du khách mong ước tìm kiếm quyền lợi gì khi đi du lịch ở Hậu Giang ? Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 5 SVTH : Nguyễn Văn Công1. 4 PHẠM VI NGHIÊN CÚU : 1.4.1 Về khoảng trống : tỉnh Hậu Giang1. 4.2 Về thời hạn : + Số liệu thứ cấp được tích lũy từ những sở, ban, ngành du lịch tỉnh HậuGiang trong 3 năm từ 2005 – 2007 + Số liệu sơ cấp : phỏng vấn trực tiếp từ tháng 3 đến tháng 5 năm 20081.4.3 Đối tượng nghiên cứu : + Các điểm du lịch ở Hậu Giang + Du khách đến du lịch ở Hậu GiangLƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1. TS.Lê Trọng Bình – Viện trưởng, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch, Tổngcục Du Lịch – Bài phát biểu trong Hội nghị Fesival Mekong tổ chức triển khai tại An Giang, ngày 24/02/2006. Bài viết : “ Tiềm năng và triển vọng tăng trưởng du lịch sinhthái-văn hóa khu vực ĐBSCL ” cho cái nhìn về du lịch ĐBSCL, quy tụ nhiều điềukiện thuận tiện để tăng trưởng phong phú những mô hình mẫu sản phẩm du lịch, đặc biệt quan trọng là dulịch sinh thái xanh và du lịch văn hóa2. Phạm Lê Hồng Nhung ( 2006 ). Đánh giá năng lực tăng trưởng mô hình du lịchHome – Stay ở Tiền Giang, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế và Quản trị kinhdoanh trường đại họcTỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tình hình du lịch ởTiền Giang, những nguồn tài nguyên du lịch, những điều kiện kèm theo để Giao hàng cho loại hìnhdu lịch homestay ở Tiền Giang, tác giả còn nghiên cứu và phân tích đặc thù và mức độ hàilòng của hành khách so với mô hình du lịch homestay tại Tiền Giang. 3. Phạm Thị Ngọc – TPHCM – Tháng 4.2004 – Góp phần nghiên cứu địnhhướng qui hoạch du lịch sinh thái xanh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long : Đề tàinghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên, kiểm kê, nhìn nhận, xếp hạng và phân loạitài nguyên du lịch sinh thái xanh tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thành bảycụm du lịch sinh thái xanh và một TT là Thành phố Cần Thơ. Từ đó, tác giả đềxuất qui hoạch những điểm, tuyến, cụm du lịch trên cơ sở xây dựng những sản phẩmdu lịch sinh thái xanh rực rỡ, phong phú, cung ứng cho những cơ quan quản trị Nhà nước vềdu lịch hướng tăng trưởng du lịch sinh thái xanh vững chắc ở địa phương mình. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 6 SVTH : Nguyễn Văn CôngCHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2. 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN2. 1.1. Mô Hình Nghiên CứuVới những tiềm năng đề ra đề tài nghiên cứu được phong cách thiết kế theo nghiên cứumô tả phối hợp với nghiên cứu nhân quả. + Nghiên cứu miêu tả : là nghiên cứu dùng để diễn đạt những đặc tínhvà tính năng của thị trường, nhìn nhận thực trạng, vẽ nên một bức tranh toàn cảnhvề thị trường. Phạm vi nghiên cứu rộng, tốn nhiều thời hạn. + Nghiên cứu nhân quả : được sử dụng để tìm ra những bằng chứngcủa mối quan hệ nhân quả. Mục đích của nghiên cứu nhân quả là : • Để hiểu rõ những tác nhân nào là tác nhân nguyên do ( những biếnđộc lập ) tác động ảnh hưởng đến tác nhân hiệu quả ( biến nhờ vào ). • Xác định thực chất mối quan hệ giữa những tác nhân nguyên do vànhân tố hiệu quả ship hàng mục tiêu dự báo. 2.1.2 Các Khái NiệmCùng với sự tăng trưởng của hoạt động giải trí du lịch, những khái niệm về du lịchcũng có sự nhìn nhận thâm thúy hơn, ngoại diện được lan rộng ra, nội hàm được hiểusâu hơn. Đến nay, Tổ chức Du lịch Thế giới đã thống nhất những khái niệm : 2.1.2. 1 Du lịch “ Du lịch là tổng hoà những mối quan hệ, hiện tượng kỳ lạ và những hoạt độngkinh tế bắt nguồn từ những cuộc hành trình dài và lưu trú của cá thể hay tập thể ởbên ngoài nơi ở tiếp tục của họ hay ngoài nước với mục tiêu hoà bình. Nơihọ đến không phải là nơi thao tác của họ ” ( theo định nghĩa của Hội nghị LiênHợp Quốc về du lịch ở Roma năm 1963 ) Bên cạnh đó, theo điều 10 của pháp lệnh du lịch Nước Ta số 11/1999 / PL-UBTVQH : “ Du lịch được hiểu là hoạt động giải trí của con người ngoài nơi cư trúthường xuyên của mình nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu thăm quan, vui chơi, nghỉ dưỡngtrong một khoảng chừng thời hạn nhất định ”. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 7 SVTH : Nguyễn Văn Công2. 1.2.2 Du lịch sinh tháiDu lịch sinh thái xanh là một mô hình du lịch vạn vật thiên nhiên được thực thi ởnhững nơi vạn vật thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn với mục tiêu chính là chiêmngưỡng và làm đa dạng chủng loại hơn kiến thức và kỹ năng, sự hiểu biết của hành khách. Du lịch sinhthái còn bao hàm nghĩa vụ và trách nhiệm hướng tới nơi đến, tổ chức triển khai quản lý và điều hành du lịch và dukhách để lại cho nền kinh tế tài chính địa phương, sau cuối là giảm thiểu và tránh nhữngtác động xấu đi đến khu vực được thăm viếng. Du lịch sinh thái xanh phải góp phầnbảo tồn những nơi vạn vật thiên nhiên cũng như để lại cho nền kinh tế tài chính địa phương và nângcao ý thức của hành khách và dân cư về sinh thái xanh. Nói cách khác, du lịch sinh thái xanh là một mô hình của du lịch bền vững và kiên cố, làmột dạng đề cao giá trị của vạn vật thiên nhiên, là những chuyến đi có ánh nắng mặt trời, biển và cát và toàn bộ những hoạt động giải trí từ thể thao, tự nhiên, sức khỏe thể chất, những ngàynghĩ cho tới những hoạt động giải trí về văn hóa truyền thống hay có đặc thù mạo hiểm như leo núi, lên rừng, lội suối … Du lịch sinh thái xanh là cầu nối giữa con người với vạn vật thiên nhiên. Trên trong thực tiễn, mô hình du lịch này đã tăng trưởng từ những năm 1800, nhưng trongnhững năm gần đây nó mới thực sự được con người chăm sóc và số lượng dukhách dạng này cũng tăng lên nhanh gọn. 2.1.2. 3 Khách du lịch ( tourist ) Khách du lịch là khách thăm viếng ( visitor ), lưu trú tại một vương quốc haymột vùng khác với nơi ở tiếp tục trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó vớimục đích như thăm quan, vui chơi, nghỉ ngơi, tham gia hội nghị, tôn giáo, côngtác, thể thao, học tập, .. 2.1.2. 4 Khái niệm mẫu sản phẩm du lịch : Có rất nhiều khái niệm tương quan đến loại sản phẩm du lịch ● ” Sản phẩm du lịch là một tổng thể và toàn diện phức tạp gồm có nhiều thành phần khôngđồng nhất cấu trúc thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vậtchất kĩ thuật, hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên cấp dưới du lịch. ” – Sản phẩm du lịch hữu hình : phòng ngủ khách sạn và những tiện lợi, cácmón đồ ăn đồ uống của nhà hàng quán ăn, … – Sản phẩm du lịch vô hình dung : điều kiện kèm theo vạn vật thiên nhiên ở nơi nghỉ mát, chấtlượng ship hàng của những công ty luân chuyển khách ( hàng không, tàu hỏa, tàu thủy, xe hơi, … ) Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 8 SVTH : Nguyễn Văn CôngTrong nhiều trường hợp, loại sản phẩm du lịch là sự tích hợp cả yếu tố hữuhình và yếu tố vô hình dung. ● Theo tiến sỹ Thu Trang Công Thị Nghĩa – Tiến sĩ sử học, Ủy viên Đoàn ChủTịch Hội người Nước Ta tại Pháp : ” Sản phẩm du lịch là một loại mẫu sản phẩm tiêudùng cung ứng cho nhu yếu của hành khách, nó gồm có chuyển dời, ăn ở và vui chơi. ” – Di chuyển tức là nhu yếu thiết yếu sử dụng mọi phương tiện đi lại giao thôngnhư máy bay, xe lửa, tàu biển, mô tô và những phương tiện đi lại luân chuyển truyền thốngnhư lạc đà, xe ngựa, voi, thuyền rồng, … – Lưu trú tương quan đến mô hình và cơ sở lưu trú – Nghệ thuật nhà hàng cung ứng nhu yếu nuôi dưỡng con người và cũng làmột thẩm mỹ và nghệ thuật, nó tạo nền văn hóa truyền thống siêu thị nhà hàng của những vương quốc, những vùng. – Loại mẫu sản phẩm đặc trưng cho vui chơi đó là những tuyến du lịch dài ngày hayngắn ngày. ● Theo những nhà du lịch Trung Quốc, mẫu sản phẩm du lịch gồm có 2 mặt chính : – Xuất phát từ điểm đến, mẫu sản phẩm du lịch là chỉ hàng loạt dịch vụ của nhàkinh doanh du lịch dựa vào vật lôi cuốn du lịch và khởi sự du lịch phân phối cho dukhách để thỏa mãn nhu cầu nhu yếu hoạt động giải trí du lịch. – Xuất phát từ góc nhìn người du lịch là chỉ quy trình du lịch một lần do dukhách bỏ thời hạn, ngân sách và sức lực lao động nhất định để đổi được. Từ những định nghĩa trên hoàn toàn có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọnhơn : ” Sản phẩm du lịch là sự tích hợp những sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ trên cơ sởkhai thác phải chăng tài nguyên du lịch nhằm mục đích phân phối mọi nhu yếu cho du kháchtrong hoạt động giải trí du lịch. ” Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + sản phẩm & hàng hóa và dich vụ du lịch2. 1.2.5 Các đặc tính của loại sản phẩm du lịch – Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vô hình dung do đó nó khó bán hơncác loại sản phẩm khác. Thực sự nó là một kinh nghiệm tay nghề hơn là một món hàng vậtchất đơn cử mà người mua hoàn toàn có thể kiểm tra trước khi mua. Khả năng phi cụ thểnày khiến cho những loại sản phẩm du lịch rất dễ bị đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu bắt chước, đâychính là thử thách hầu hết so với những nhà đáp ứng du lịch. – Sản phẩm du lịch được bán cho hành khách trước khi họ thấy và hưởng thụnó. Đối với những loại sản phẩm khác người tiêu dùng được nhìn thấy mẫu sản phẩm và chọnLuận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 9 SVTH : Nguyễn Văn Cônglựa mẫu sản phẩm vừa lòng thì họ mới trả tiền. Còn so với mẫu sản phẩm du lịch du kháchphải trả tiền trước mặc dầu họ không biết được chất lượng mẫu sản phẩm cho tới khi họsử dụng nó. – Việc tiêu dùng loại sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sảnxuất ra chúng. Do đó, để triển khai quy trình tiêu thụ mẫu sản phẩm người mua hàngđược đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Đây cũng chính là lí do làm chosản phẩm du lịch mang tính độc quyền và không hề so sánh giá của mẫu sản phẩm dulịch này với giá của loại sản phẩm du lịch kia một cách tùy tiện. – Sản phẩm du lịch là loại loại sản phẩm tổng hợp những ngành kinh doanh thương mại khác ( như hàng không, khách sạn, nhà hàng quán ăn, tụ điểm đi dạo vui chơi, … ) – Các mẫu sản phẩm du lịch thường ở xa nơi người mua thường trú. Do đóphải cần đến một mạng lưới hệ thống phân phối trải qua việc sử dụng những đơn vị chức năng trunggian ( như cơ quan và đại lí du lịch ) tức là những đơn vị chức năng có năng lực ảnh hưởngđến hành khách tiềm tàng. – Sản phẩm du lịch không hề tồn dư. Sản phẩm du lịch như chỗ ngồihành khách trên máy bay, phòng khách sạn, chỗ ngồi của khách ăn trong nhàhàng, vé vào cửa của những tụ điểm đi dạo, vé tàu tốc hành thì không hề tồn khođược, do tại mỗi một ghế trống trên máy bay, một phòng trống trong khách sạn, một chỗ ngồi trong nhà hàng quán ăn, một vé vào cửa hay vé tàu tốc hành không bánđược chính là phần lệch giá bị mất đi. – Trong một thời hạn ngắn, không có cách nào ngày càng tăng lượng cung cấpsản phẩm du lịch. Lượng cung ứng này vốn dĩ cố định và thắt chặt, ví dụ một khách sạn chỉcó bấy nhiêu phòng và một máy bay chỉ có bấy nhiêu chỗ ngồi. – Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ ràng và có chu kì sống ngắn. Trongthời gian ngắn, mặc dầu lượng phân phối loại sản phẩm là cố định và thắt chặt nhưng nhu yếu khách thìkhông, nó đổi khác nhanh gọn ( ví dụ nguyên do bởi thời tiết ). Đối với những cơ quancung ứng cũng có mùa cao điểm đông khách và cũng có mùa không có khách. – Khách mua loại sản phẩm du lịch thường ít trung thành với chủ và không trung thànhvới một thương hiệu, do đó tạo ra sự không ổn định về nhu yếu của khách. – Nhu cầu của người mua dễ bị biến hóa vì sự xấp xỉ của tỷ giá tiền tệ, tình hình kinh tế tài chính không ổn định, dịch chuyển chính trị tại những nước có chính phủ nước nhà không ổnđịnh hay những trường hợp tựa như. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 10 SVTH : Nguyễn Văn Công2. 1.2.6 HomestayĐây là mô hình du lịch dành cho những người thích mày mò, trải nghiệmvà tìm hiểu và khám phá về phong tục tập quán của nhiều nền văn hóa truyền thống khác nhau. Đúng nghĩavới homestay, có nghĩa là khách sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùng tham gia laođộng với người dân trong một khoảng trống miệt vườn, đơn thuần, vui tươi và thânthiện. Chính vì vậy mà hành khách sẽ thấy mình được về với vạn vật thiên nhiên và cảmnhận những điều mê hoặc từ đời sống dân dã. 2.1.2. 7 Các đặc trưng của du lịch Homestay : Du lịch dạng homestay ở Nước Ta tăng trưởng ở những vùng Mai Châu, BuônMa Thuột, Sa Pa và một số ít tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Điểm đến nổi bậttrong những chương trình tour homestay gần đây là đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây, mô hình ” homestay ” của Nước Ta đang thực sự tạo ấn tượng thânthiện với bạn hữu quốc tế trong những chuyến giao lưu. Riêng so với du kháchnước ngoài, họ đã tìm thấy nhiều điều mê hoặc từ tour du lịch này. Phần lớn sốkhách này đến từ châu Âu, ở lứa tuổi trung niên và có mức sống khá giả, muốnthử sức mình ở môi trường tự nhiên du lịch mang tính mày mò. Họ đặc biệt quan trọng thú vị khitham dự những bữa cơm thân thương với mái ấm gia đình người Việt, chiêm ngưỡng và thưởng thức những mónăn Nam Bộ, theo những người trong mái ấm gia đình đi gặt lúa, giăng câu, bắt cá hoặcthu hoạch trái cây trong vườn … Phong cảnh và nếp sống đặc trưng của vùng đất ” miệt vườn sông nước ” được chính họ mày mò dần trong những dịp sinh hoạtchung với mái ấm gia đình người Việt, những buổi ngồi nghe đờn ca tài tử với bà controng xóm hoặc được chủ nhà cho đi chợ bằng ghe máy … Người dân miệt vườnkhông giỏi tiếng Anh nhưng vốn hiếu khách nên họ nói rất nhiều mặc khách hiểuhay không, thế cho nên xảy ra nhiều chuyện buồn cười giữa họ với khách, nhưng bằng ” ngôn từ ” cử chỉ và ánh mắt, khoảng cách chủ – khách khác quốc tịch bị xóa bỏ. Loại hình tour homestay không chỉ lôi cuốn hành khách quốc tế mà còn nhậnđược nhiều đơn đặt hàng của hành khách trong nước. Với nét đặc trưng sông nước, khoảng trống dân dãýên bình miệt vườn, sự tiếp đón thân thiện, đời sống thườngngày của người dân miền Tây … mê hoặc không chỉ những vị khách phương Tâyquen nếp sống tân tiến, mà cả những vị khách thành phố muốn tìm một khônggian yên ả để xả stress !. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 11 SVTH : Nguyễn Văn Công2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2. 2.1. Phương Pháp Thu Thập Số Liệu2. 2.1.1 Số liệu thứ cấp – Nghiên cứu số liệu sẵn có của những sở, ban ngành có tương quan như tài liệuthống kê của sở du lịch Tỉnh Hậu Giang, tổng cục thống kê … – Thu thập thông tin từ hội đồng địa phương, từ những tổ chức triển khai kinh doanh thương mại dulịch trên địa bànTỉnh Hậu Giang, từ những bài viết trên sách báo, tạp chí, Internet … 2.2.1. 2 Số liệu sơ cấpThu thập bằng cách lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp khách du lịchđến với Tỉnh Hậu Giang, đơn cử : a ) Đối tượng phỏng vấnLý do chọn đối tượng người dùng phỏng vấn cho đề tài là toàn bộ hành khách đang đi du lịchở Tỉnh Hậu Giang không phân biệt hành khách đã đi du lịch hay chưa là nhằm mục đích đánhgiá mức độ hài lòng của hành khách khi đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang và nhằm mục đích khảosát nhu yếu đi du lịch và quan điểm của hành khách về những mô hình du lịch của HậuGiang. Đề tài cũng không phân biệt khách mua tour hay khách lẻ vì tiêu chuẩn chọnđối tượng phỏng vấn của đề tài là “ số lượng khách đếnTỉnh Hậu Giang ” và trongnhững năm gần đây do lượng khách du lịch đến với Hậu Giang là quá ít và đaphần là khách trong nước nên : Đề tài được thực thi phỏng vấn tập trung chuyên sâu vào đối tượng người dùng là khách nộiđịa đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang ( gồm có cả những hành khách đã và đang đi dulịch ở Tỉnh Hậu Giang ). Và đối tượng người tiêu dùng phỏng vấn đựợc phân theo khu vực địa lý, hoàn toàn có thể chia làm 2 nhóm khách sau : Nhóm 1 : khách du lịch trong nước ( là khách đến từ những tỉnh thành kháctrong chủ quyền lãnh thổ Nước Ta ) Nhóm 2 : khách du lịch địa phương ( là khách đến từ những Q., huyệncủa Tỉnh Hậu Giang ) b ) Phương pháp chọn mẫuTrong du lịch thường có sự phân định rõ ràng những nhóm đối tượngkhách khác nhau, mỗi nhóm đối tượng người tiêu dùng khách sẽ có những nhu yếu và sở thíchkhác nhau. Do vậy đề tài chọn chiêu thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Theo giải pháp này mẫu được chọn ra có tính đại diện thay mặt cho tổng thể và toàn diện cao hơn ; Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 12 SVTH : Nguyễn Văn Cônggiảm đáng kể sai số trong nghiên cứu ; hoàn toàn có thể chọn ít mẫu để tiết kiệm ngân sách và chi phí thời gianvà ngân sách và ưu điểm điển hình nổi bật là phân phối tốt mục tiêu nghiên cứu. Cơ cấu mẫuđược xác lập là 60 mẫu theo cơ cấu tổ chức của những nhóm khách là đi du lịch đến vớiTỉnh Hậu Giang. c ) Cỡ mẫuĐặc điểm du lịch là tò mò, thưởng thức và khám phá về phong tục tậpquán của dân cư tại địa phương, hành khách sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùngtham gia lao động với người dân trong một khoảng trống miệt vườn, đơn thuần, vuivẻ và thân thiện., cho nên vì thế trong khoanh vùng phạm vi đề tài nghiên cứu này em chỉ chọn đạidiện một vài điểm du lịch để triển khai phỏng vấn. Do thời hạn phỏng vấn hạn chế, mà cỡ mẫu có ý nghĩa là từ 30 mẫu trởlên nên em xác lập cỡ mẫu cho đề tài là 60 mẫu. Trong đó cơ cấu tổ chức mẫu theo từngnhóm khách được xác lập dựa vào số lượng hành khách đến Tỉnh Hậu Giang qua3 năm từ năm 2005 đến năm 2007.2.2.2. Phương Pháp Phân Tích Số Liệu – Đối với tiềm năng 1 : Sử dụng những thông tin thứ cấp nghiên cứu và phân tích tình hìnhhoạt động du lịch ở Tỉnh Hậu Giang trong 3 năm gần đây. Sử dụng những thông tinđiều tra từ việc phỏng vấn trực tiếp để nhìn nhận sự hài lòng của hành khách thôngqua chiêu thức nghiên cứu và phân tích bảng chéo ( Cross-Tabulation ). Ø Phương pháp nghiên cứu và phân tích Cross-TabulationÝ nghĩa : Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê miêu tả hai hay babiến cùng lúc và bảng hiệu quả phản ánh sự tích hợp hai hay nhiều biến có sốlượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Kỹ thuật này được sửdụng rất thoáng rộng trong nghiên cứu Marketing thương mại vì : ( 1 ) Chuỗi phân tíchnày cung ứng những Tóm lại sâu hơn trong những trường hợp phức tạp ; ( 2 ) Cross – Tabulation hoàn toàn có thể làm giảm bớt những yếu tố của những ô ( cells ) và ( 3 ) Phân tíchCross – Tabulation thực thi đơn thuần. Trong đề tài này tất cả chúng ta sẽ sử dụngphân tích Cross – Tabulation hai biến. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 13 SVTH : Nguyễn Văn CôngTiến trình nghiên cứu và phân tích Cross – Tabulation hai biến : Bảng nghiên cứu và phân tích Cross – Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên ( Contigency table ), mỗi ô trong bảng tiềm ẩn sự phối hợp phân loại của hai biến. Việc nghiên cứu và phân tích những biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việcbiến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc vào. Thông thường khixử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc vào. Trong nghiên cứu và phân tích Cross – Tabulation, ta cũng cần chăm sóc đến giá trịkiểm định. Ở đây phân phối “ chi bình phương ” được cho phép ta kiểm định mối quanhệ giữa những biến. Giả thuyết Htrong kiểm định có nội dung sau :: Không có mối quan hệ giữa những biến : Có mối quan hệ giữa những biến. Giá trị kiểm định χtrong hiệu quả nghiên cứu và phân tích sẽ cung ứng mức ý nghĩacủa kiểm định ( P-value ). Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng α ( mức ýnghĩa nghiên cứu và phân tích bắt đầu ) thì kiểm định trọn vẹn có ý nghĩa, hay nói cách khácbác bỏ giả thuyết H, nghĩa là những biến có liên hệ với nhau. trái lại thì những biếnkhông có liên hệ nhau. Phương pháp nghiên cứu và phân tích tần số ( frequency distribution ) Bước tiên phong để miêu tả và khám phá về đặc tính phân phối của một mẫu sốliệu thô là lập bảng phân phối tần số. v Bảng phân phối tần số ( frequency table ) + Ý nghĩa : bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt những tài liệu được sắp xếpthành từng tổ khác nhauĐể lập một bảng phân phối tần số trước hết là phải sắp xếp tài liệu theo mộtthứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó triển khai những bước sau : Ÿ Bước 1 : Xác định số tổ của dãy số phân phối ( number of classes ) Số tổ ( m ) = [ ( 2 ) x số quan sát x ( n ) ] 0,3333 Chú ý : số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dươngŸ Bước 2 : Xác định khoảng cách tổ ( k ) ( class interval ) Xmin-XmaxTrong đó Xmaxlà lượng biến lớn nhất của dãy số phân phốiLuận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 14 SVTH : Nguyễn Văn Côngminlà lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phốiŸ Bước 3 : Xác định số lượng giới hạn trên và số lượng giới hạn dưới của mỗi tổ ( classboundaries ) Một cách tổng quát : số lượng giới hạn dưới của tổ tiên phong sẽ là lượng biến nhỏ nhấtcủa dãy số phân phối, sau đó lấy số lượng giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ ( k ) sẽđược giá trị của số lượng giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ ở đầu cuối. Giới hạntrên của tổ sau cuối là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối. Ÿ Bước 4 : Xác định tần số của mỗi tổ ( frequency ) Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào số lượng giới hạn củatổ đó. Cuối cùng, trình diễn tác dụng trên biểu bảng và sơ đồ. MÔ HÌNH MA TRẬN SWOTÔ này luôn luôn đểtrốngCơ hội ( O ) Liệt kê những cơ hộiĐe dọa ( T ) Liệt kê những nguy cơĐiểm mạnh ( S ) Liệt kê những điểm mạnhCác kế hoạch SOSử dụng những điểm mạnhđể tận dụng cơ hộiCác Chiến lược STVượt qua những nguycơ, thử thách bằng cáchtận dụng những điểm mạnhĐiểm yếu ( W ) Liệt kê những điểm yếuCác kế hoạch WOHạn chế những mặt yếu đểtận dụng những cơ hộiCác kế hoạch WTTối thiểu hóa nhữngđiểm yếu và tránh khỏicác mối đe dọaViệc nghiên cứu và phân tích mẫu sản phẩm phối hợp với ma trận SWOT, được xem như mộtcông cụ quan trọng giúp tất cả chúng ta có kế hoạch tăng trưởng tốt nhất. Vì vậy, phântích ma trận SWOT sẽ giúp ta rất nhiều trong việc đưa ra những giải pháp đúng đắnđể tăng trưởng du lịch. – Đối với tiềm năng 2 : Tổng hợp những chiêu thức nghiên cứu và phân tích trên đưa ra mô hìnhxây dựng du lịch homstay ở tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 15 SVTH : Nguyễn Văn CôngCHƯƠNG 3 : DU LỊCH HẬU GIANG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DULỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY3. 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH3. 1.1. Điều kiện tự nhiên3. 1.1.1. Vị trí địa lýTỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2004, có tọa độ địalý 10520 ’ – 10555 ’ kinh độ Đông và 935 ’ – 1000 ’ vĩ độ Bắc, diện tích quy hoạnh tự nhiênlà 1.607,72 km. Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh, những huyện lỵ gồm có : Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác lập như sau : – Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long. – Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng. – Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. – Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Hậu Giang có 7 đơn vị chức năng hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện : Thị xã Vị ThanhThị xã Ngã BảyHuyện Châu ThànhHuyện Châu Thành AHuyện Long MỹHuyện Phụng HiệpHuyện Vị ThủyLuận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 16 SVTH : Nguyễn Văn Công3. 1.1.2. Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡngVề địa hình, đồng bằng châu thổ của Tỉnh chiếm 95 % diện tích quy hoạnh, bằng phẳngcó xu thế thấp dần theo hướng ra sông Hậu với một số ít vũng trũng cục bộ ( PhươngNinh ). Hậu Giang có dạng địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp dần từ Tây Bắcsang Đông Nam, chiều cao trung bình khoảng chừng 1,2 m, độ dốc thấp, chịu ảnh hưởng tác động trựctiếp của những yếu tố sông với quy trình chính là bồi lắng. Sự bồi đắp của phù sa làmcho cây cối, vườn cây ăn trái quanh năm xanh tươi, cảnh sắc hoang sơ, có nhiềutiềm năng cho tăng trưởng du lịch sinh thái xanh. Trên địa bàng Tỉnh Hậu Giang có ba nhómđất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất lập liếp. 3.1.1. 3. Khí hậuKết quả quan trắc nhiều năm tại khu vực cho thấy, đặc thù khí hậu củaHậu Giang mang đặc tính của hàng loạt khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khíhậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng tác động của chính sách gió mùa. Trong năm, khí hậu chia thành2 mùa rõ ràng : mùa mưa và mùa khô. * Chế độ nhiệt, giờ nắngNhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực Hậu Giang là 27C. Tháng 4 là thángnóng nhất có nhiệt độ trung bình tháng là 28,5 C, tháng 1 là tháng có nhiệt độtrung bình thấp nhất – 25,3 C. Biên độ nhiệt chênh lệch của 2 thời gian nóngnhất và lạnh nhất khoảng chừng 2C cho thấy chính sách nhiệt của khu vực tương thích với sứckhỏe của con người và như vậy khá thuận tiện cho việc tiến hành những hoạt độngdu lịch ngoài trời. Số giờ nắng trung bình mỗi ngày trong năm là 7,1 giờ. Thờigian có số giờ nắng trung bình lớn trong năm lê dài từ tháng 1 đến tháng 5. * Chế độ mưa, độ ẩmMang đặc thù khí hậu chung của cả khu vực, Hậu Giang có 2 mùa mưa, nắngtrong 1 năm. Mùa mưa mở màn từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô mở màn từtháng 11 đến tháng 5. Tuy nhiên, chênh lệch về lượng mưa giữa 2 mùa và cáctháng trong năm không nhiều. Tháng 10 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm, lượng mưa trung bình là 276 mm, tháng 2 là tháng có mưa tối thiểu – 2 mm. Tổnglượng mưa trung bình năm là 1650 mm. Lượng mưa toàn năm tập trung chuyên sâu vào mùamưa chiếm 85 % lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình năm của khu vực làLuận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 17 SVTH : Nguyễn Văn Công82 %. Tháng 2 là tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ nhất – 77 %, tháng 9 có độ ẩmtrung bình lớn nhất – 86 %. * Chế độ gióChế độ gió của khu vực khá rõ ràng theo 2 hướng Đông – Đông Nam và Tây – Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió hầu hết là Tây Nam – Tây TâyNam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 gió chuyển sang hướng Đông – Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng sanghướng Nam để liên tục chuyển dần sang hướng Tây – Tây Nam. Tốc độ gió trungbình 3 – 3,8 m / s. Mức độ ảnh hưởng tác động của khí hậu, thời tiết đến sức khỏe thể chất con người và hoạtđộng du lịch. THÁNGT1 T2 T3T4 T5T6 T7 T8T9 T10T11 T12Hậu Giang ü ü ü û û ü ü ü û û ü üNguồn : Qui hoạch tổng thể và toàn diện du lịch Hậu Giang đến năm 2020T hích hợp nhất so với sức khỏe thể chất con người và hoạt động giải trí du lịch. Tương đối thích hợp so với sức khỏe thể chất con người và hoạt động giải trí du lịch. 3.1.1. 4. Thuỷ vănCũng như hầu hết những tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hậu Giang có hệthống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông vận tải thuỷ nộitỉnh và nối tiếp với những tỉnh trong khu vực. Địa bàn tỉnh Hậu Giang chịu ảnhhưởng của hai mạng lưới hệ thống dòng chảy : – Hệ thống sông Hậu : chịu tác động ảnh hưởng bởi chính sách bán nhật triều không đềucủa biển Đông ; lưu lượng và biên độ triều lớn, tỷ lệ sông rạch phân nhánh dàyvà chịu tác động ảnh hưởng tương tác giữa lũ và triều. – Hệ thống sông Cái Lớn : chịu tác động ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều của biểnTây ; lưu lượng và biên độ triều thấp, tỷ lệ kênh rạch phân nhánh trung bình, chịu ảnh hưởng tác động xâm nhập mặn và cũng là trục tải lũ từ sông Hậu ra biển Tây. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 18 SVTH : Nguyễn Văn CôngNgoài ra trên địa phận tỉnh còn có mạng lưới hệ thống những kênh, rạch chuyển nước từsông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc và Tây Nam vớicác kênh chính là ; kênh Xà No, Nàng Mau, Cái Côn – Quản Lộ – Phụng Hiệp. Tỉnh Hậu Giang đã góp vốn đầu tư những tuyến kênh trục chính ( mặt cắt ngang từ 20-40 m ). Hệ thống kênh cấp 2 ( mặt cắt ngang từ 10 – 20 m ) dài gần 4.500 km, đã nạo véthơn 3.000 km, đạt trên 65 %. Hệ thống ngăn mặn : Vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần xã HoảTiến ( thị xã Vị Thanh ) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo những sôngNgan Dừa và Nước Trong, nhờ mạng lưới hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phước khá hoàn chỉnhvà tuyến đê ngăn mặn dài 56 km cặp sông Xẻo Chít, Nước Trong, sông Cái Tư, tìnhhình nhiễm mặn ở khu vực này được cải tổ rõ ràng, cơ bản xử lý được việcchống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha. Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồngđược xây dựng khá rậm rạp, hiệu suất cao khá rõ nét trong sản xuất nông nghiệp. Diệntích canh tác có thuỷ lợi cơ sở đạt trên 75.000 ha, trong đó diện tích quy hoạnh có chủ độngtưới tiêu là 66.000 ha, chiếm gần 90 % diện tích quy hoạnh canh tác nói trên. 3.1.1. 5. Sinh vậtTrước đây, Hậu Giang có những hệ sinh thái ngập nước khá phong phú và đa dạng ; riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớnnhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi di trú và tập trung chuyên sâu nhiều loạithuỷ sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau. Hệ động vậttrên cạn chỉ còn những loài chim như gà nước, le le … ; nhóm bò sát như trăn, rắn, rùa … rất phong phú và đa dạng tập trung chuyên sâu ở vùng rừng ngập nước. Hệ thuỷ sinh vật tương đốiđa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật hoang dã nổi, 43 loài động vật hoang dã đáy ; trong đó đáng chú ý quan tâm nhất là loài cá đặc sản nổi tiếng Thác Lác đã bắtđầu hình thành thương hiệu của địa phương. Ngoài ra với đặc thù nhiễm lợ nhẹvà lưu lượng nguồn nước mùa khô khá không thay đổi của sông Cái Lớn, khu vực LongMỹ hoàn toàn có thể hình thành vùng nuôi giống tôm càng xanh quan trọng cho khu vực. Trên địa phận tỉnh Hậu Giang có Khu bảo tồn sinh thái xanh Lung Ngọc Hoàngvà khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hoà An-VH10 ( Phụng Hiệp ) đang từngbước Phục hồi và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũngnước ngọt. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu GiangGVHD : Lê Quang Viết Trang 19 SVTH : Nguyễn Văn CôngNhìn chung với tài nguyên đất đai khá phong phú, chính sách thuỷ văn dễ điềutiết, địa hình phẳng phiu rất thuận tiện cho tăng trưởng những vườn cây trái, những loạirau quả bốn mùa và những loại đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhiềuvùng sinh thái xanh đặc trưng ở đây có điều kiện kèm theo thuận tiện để xây dựng những khu bảotồn phối hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái xanh. 3.1.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật3. 1.2.1. Giao thôngMạng lưới đường đi bộ : Hiện nay tuyến Quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh ( tỉnhHậu Giang ) đi TP. Cần Thơ và những tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, CàMau, … đã được tăng cấp và lan rộng ra. Hệ Thống những tuyến đường liên huyện vàđường đô thị dài 3.253 km hầu hết đã được rải nhựa, còn một số ít đường đangxây dựng mới và có 1 số ít tái tạo, tăng cấp và lan rộng ra thêmVới mạng lưới hệ thống giao thông vận tải như lúc bấy giờ tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liềnmạch giao thông vận tải giữa những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo năng lực giao lưuvà thôi thúc tăng trưởng kinh tế tài chính – xá hội tại những tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêngvà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Mạng lưới đường thuỷ : Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênhrạch với tổng chiều dài khoảng chừng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trongđó những cấp quản trị gồm có : – Trung ương quản trị những tuyến như ; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênhXà No, Cái Côn, kênh Quản lộ – Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng chừng 100 km. – Tỉnh quản trị gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km. – Hệ thống kênh, rạch do huyện quản trị 470 km đã hình thành mạng lướiđường thuỷ chằng chịt trải đều trên địa phận tỉnh bảo vệ cho việc vận chuyểnđường thuỷ thuận tiện. 3.1.2. 2. Cấp điệnNguồn cung ứng điện từ mạng lưới hệ thống điện lưới vương quốc Miền Nam và đườngdây 500KV Bắc – Nam. Lưới 230KV, đường dây 230KV Phú Lâm – Trà Nóc – Kiên Giang – Hậu Giang. Lưới phân phối điện có cấp điện áp 110KV / 22KV. Mạng lưới trung thế kéo đến TT những xã vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đã