Bài giảng môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học

BÀI GIẢNG  PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CƯU KHOA HỌC I. KHOA HỌC 1. Khái niệm về khoa học Thuật ngữ  khoa học là một khái niệm rất phức tạp ở nhiều mức độ khác nhau của quá trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trừu tượng.       Download Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM  H À LAN B ÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Người biê n soạn: PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu Huế, 08/2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM – HÀ LAN *************** B ÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGƯỜI BIÊN SOẠN: TS. Nguyễn Minh Hiếu Huế, 2008 1
  3. CHƯƠNG I KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CƯU KHOA H ỌC I. KHOA H ỌC 1. Khái ni ệm về khoa học Thuật ngữ  khoa học là một khái niệm rất phức tạp ở nhiều mức độ khác nhau của quá trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trừu tượng. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khoa học, có thể khái quát lại như sau: khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của tự nhi ên, xã h ội và tư duy, v ề những biện pháp tác động đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức v à làm biến đổi thế giới đó phục vụ lợi ích của con người. Như vậy khái niệm khoa học bao gồm những vấn đề sau: – Khoa h ọc là hệ thống tri thức về các quy luật của tự nhi ên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong lịch sử. Khoa học có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động s ản xuất, những hiểu biết (tri thức) ban đầu thường tồn tại dưới dạng kinh nghiệm. – Tri thức kinh nghiệm l à những hiểu biết đ ược tích luỹ một cách ngẫu nhiên trong đ ời sống hàng ngày, nhờ đó con người hình dung đư ợc sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong quan hệ x ã hội. Tuy chưa đi sâu vào b ản chất sự vật, song những tri thức kinh nghiệm làm cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. – Tri th ức khoa học là những hiểu biết đ ược tích luỹ một cách hệ thống và được khái quát hoá nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó không phải là sự kế tục giản đ ơn các tri thức kinh nghiệm m à là sự khái quát hoá thực tiễn sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc th ành hệ thống các tri thức bản chất về các sự vật và hiện tư ợng. Các tri thức được tổ chức trong trong khuôn khổ các bộ môn khoa học. Như vậy khoa học đ ược ra đời từ thực tiễn và vận động, phát triển c ùng với sự vận động, phát triển của thực tiễn. Ng ày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thậm chí nó vư ợt lên trước hiện thực hiện có. Vai trò của khoa học ngày càng gia tăng và trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế- xã hội. – Khoa học là một quá trình nhận thức: Tìm tòi, phát hiện các quy luật của sự vật, hiện tượng và vận dụng các quy luật đó để sáng tạo ra nguyên lý các giải ph áp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Khoa học chỉ tìm thấy chân lý khi áp dụng các lý thuyết của mình vào thực tiễn một cách có hiệu quả. – Khoa h ọc là một hình thái ý thức xã h ội : Một bộ phận hợp th ành của ý thức xã hội. Nó tồn tại mang tính độc lập tương đối và phân biệt các hình thái ý thức xã hội khác ở đối tượng, hình thức phản ánh và mang một chức năng x ã hội riêng biệt. 2
  4. Nhưng nó có mối quan hệ đa dạng và phức tạp với các hình thái ý thức xã hội khác, tác đ ộng m ạnh mẽ đến chúng. Ng ược lại, các hình thái ý th ức xã hội khác cũng có ảnh hư ởng đến sự phát triển của khoa học, đặc biệt đối với sự truyền bá, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào s ản xuất và đời sống. – Khoa h ọc là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp xã hội đặc thù: là ho ạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó ng ày càng tham gia m ạnh mẽ và đ ầy đủ vào mọi mặt của đời sống x ã hội, đặc biệt là s ản xuất vật chất thông qua sự đổi mới hình th ức, nội dung, trình độ kỹ thuật, công nghệ và làm thay đ ổi chính bản thân con người trong sản xuất. Xuất phát từ đó xã hội yêu cầu phải tạo ra cho khoa học một đội ngũ những ng ười hoạt động chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn nhất định, có phương pháp làm việc theo yêu c ầu của từng lĩnh vực khoa học. 2. Sự phát tri ển của khoa học Quá trình phát triển của khoa học có hai xu hướng ngược chiều nhau nh ưng không loại trừ nhau m à thống nhất với nhau: – Xu hướng thứ nhất là sự tích hợp những tri thức khoa học thành hệ thống chung. – Xu hướng thứ hai là s ự phân lập các tri th ức khoa học th ành những ng ành khoa học khác nhau. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, tuỳ theo những yêu cầu phát triển của xã hội m à xu hướng này hay khác nổi lên chiếm ưu thế. + Thời cổ đại: xã hội loài người còn sơ khai, lao động sản xuất còn đơn gi ản, những tri thức mà con người tích luỹ đ ược chủ yếu là tri thức kinh nghiệm. Thời kỳ n ày, triết học là khoa học duy nhất chứa đựng tích hợp những tri thức của các khoa học khác nhau như: hình học, cơ học, thiên văn học. + Thờì kỳ Trung cổ: kéo dài hàng nghìn năm, là thời kỳ thống trị của quan hệ sản xuất phong kiến và cùng với nó là sự thống trị của giáo hội và nhà thờ…(chủ nghĩa duy tâm thống trị xã hội) ở thời kỳ n ày khoa học bị giáo hội bóp nghẹt mọi tư tưởng khoa học nên khoa học chậm phát triển, vai trò của khoa học đối với x ã hội rất hạn chế, khoa học trở thành tôi tớ của thần học. + Thời kỳ tiền tư bản chủ nghiã ( thế kỷ XV- XVIII) là th ời kỳ tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và cũng là th ời kỳ m à giai cấp tư sản từng bư ớc xác l ập vị trí của mình trên vũ đ ài lịch sử. Sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa đ ã thúc đẩy sự phát triển của khoa học: khoa học từng bư ớc thoát ly khỏi thần học, sự phân lập các tri thức khoa học càng rõ ràng, nhiều ngành khoa học xuất hiện. Phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu đ ược sử dụng trong thời kỳ n ày là phương pháp tư duy siêu hình; cơ sở triết học để giải thích các hiện t ượng x ã hội. + Thời kỳ cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất (từ giữa thế kỷ XVIII – X IX- thời kỳ phát triển tư bản công nghiệp). Đây l à thời kỳ có nhiều phát minh khoa học lớn và xuất hiện nhiều phương tiện nghiên cứu khoa học. Sự phát triển của khoa học 3
  5. đã phá vỡ tư duy siêu hình và thay vào đó là tư duy biện chứng; khoa học có sự thâm nh ập lẫn nhau để hình thành những môn khoa học mới : toán -lý; hoá sinh; sinh – địa; hoá – l ý; toán kinh tế… + Thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại – lần thứ 2 (đ ầu thế kỷ XX đến nay). Thời kỳ này cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển theo hai hướng: – Tiếp tục ho àn thiện và nâng cao nh ận thức của con ngư ời trong nghiên cứu các kết cấu khác nhau của vật chất, khoa học đi sâu t ìm hiểu thế giới vi mô, ho àn thiện các lý thuyết về nguyên tử, về điện, sóng, trường…và nghiên cứu sự tiến hoá của vũ trụ. – Chuyển kết quả nghiên cứ u vào sản xuất một cách nhanh chóng đồng thời ứng dụng chúng một cách có hiệu quả vào đời sống xã hội. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ n ày là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành tiền đề, điểm xuất phát cho nhiều ngành s ản xuất vật chất mới. Song cũng chính sự phát triển nhanh chóng của khoa học lại l àm nảy sinh những vấn đề mới nh ư: môi sinh, môi trường, bảo vệ và khai thác tài nguyên…Vì vậy, lại cần có sự quan tâm đầy đủ mối quan hệ giữa khai thác và tái tạo tự nhiên làm cho sự phát triển của khoa học gắn bó h ài hoà với môi trường sinh sống của con ng ười. 3. Phân bi ệt khoa học, kỹ thuật, công nghệ 3.1. Khoa h ọc: khoa học l à hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, về những biện pháp tác động đến thế giới xung quanh, đ ến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đó phục vụ lợi ích của con ng ười. Các tiêu chí để nhận biết khoa học: – Có đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tư ợng được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa họ c. – Có h ệ thống lý thuyết: lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học bao gồm những khái niệm, phạm tr ù, quy luật, định luật, định lý, quy tắc… Hệ thống lý thuyết của một bộ môn khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận riêng có đ ặc trưng cho bộ môn khoa học đó và bộ phân kế thừa từ các khoa học khác. – Có h ệ thống ph ương pháp lu ận: phương pháp lu ận của một bộ môn khoa học bao gồm hai bộ phận: phương pháp luận riêng và phương pháp luận xâm nhập từ các bộ môn khoa học khác. – Có mục đích ứng dụng: đây là mục tiêu của nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nghiên cứu chưa biết trước đ ược mục đích ứng dụng( nghiên cứu cơ bản thuần tuý) vì vậy không nên ứ ng dụng máy móc tiêu chí này. 3.2. Kỹ thuật: Là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào các quá trình sản xuất, quản lý hoặc thương mại… và trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống xã hội. 4
  6. 3.3. Công nghệ: Công nghệ mang một ý nghĩa tổng hợp bao gồm tri thức, tổ chức, quản lý…Vì vậy nói đến công nghệ l à nói đ ến một phạm trù xã hội, nói đến những gì liên quan đến biến đổi đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất bao gồm: – P hần kỹ thuật (technoloware): hệ thống máy móc thiết bị – P hần thông tin (infoware): các bí quyết công nghệ, quy trình, tài liệu – P hần con người (humanware) – P hần tổ chức (orgaware) So sánh các đ ặc điểm của khoa học và công nghệ (bảng 1) Cần nhấn mạnh rằng: Khoa học luôn h ướng tới tìm tòi tri thức mới còn công ngh ệ hướng tới tìm tòi quy luật tối ưu. B ảng1. Bảng so sánh các đặc điểm của khoa học và công nghệ Khoa học                                  Công nghệ TT Lao động linh hoạt và tính sáng Lao động bị định khuôn theo quy định 1 tạo cao Hoạt động khoa học luôn đổi mới Hoạt động công nghệ đ ược lặp lại theo 2 không lặp lại                   chu kỳ Nghiên cứu khoa học mang tính Điều hành công nghệ mang tính xác định 3 xác suất Có thể mang mục đích tự thân             Có thể không mang tính tự thân 4 P hát minh khoa học tồn tại m ãi Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và 5 mãi với thời gian                bị tiêu vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật Sản phẩm không định hình trước           Sản phẩm được định hình theo thiết kế 6 Sản phẩm mang đặc trưng thông Đặc trưng của sản phẩm tuỳ thuộc đầu 7 tin                           vào ( Vũ Cao Đ àm 2005) 4. Phân loại khoa học 4.1.Nguyên tắc phân loại khoa học – Nguyên tắc khách quan quy định việc phân loại khoa học phải dựa vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu cuả từng bộ môn khoa học và quá trình vận động, phát triển của từng bộ môn đó gắn với những yêu cầu của thực tiễn, không đ ược tách rời giữa khoa học và đời sống. 5
  7. – Nguyên tắc phối thuộc đ òi hỏi phân loại khoa học phải theo tiến trình phát triển của đối tượng nhận thức của khoa học và mối liên hệ biện chứng, chuyển tiếp lẫn nhau giữa chúng. Tuỳ theo mục đích nhận thức hoặc mục đích sử dụ ng mà có nhiều cách phân lọai khoa học. Mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có ý nghĩa ứng dụng nhất định. 4.2.Một số cách phân loại tiêu biểu + Phân lo ại của Aristốt (384 -382-thời Hy lạp cổ đại) theo mục đích ứng dụng của khoa học, có 3 loại: – Khoa học lý thuyết: siêu hình, vật lý, toán học…tìm hiểu thực tại – Khoa học sáng tạo gồm: tu từ, thư pháp, biện chứng… để sáng tạo – Khoa học thực hành: đ ạo đức, kinh tế, chính trị học, sử học…để hướng dẫn đời sống + Cách phân loại của C. Mác có hai lo ại: – Khoa học tự nhiên: có đối tượng là dạng vật chất và hình thức vận động các dạng vật chất đó c ùng những mối quan hệ và quy lu ật giữa chúng nh ư cơ học, toán học, sinh vật học,… – Khoa học x ã hội hay khoa học về con ng ười: có đối tượng là những sinh hoạt của con ngư ời, những quan hệ x ã hội của con ng ười cũng như những quy luật, những động lực phát triển của xã hội như: sử học, kinh tế học, triết học, đạo đực học… + Cách phân loại của B.M.Kêdrôv(1964)có các lo ại: – Khoa học triết học – Khoa học toán học – Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật – Khoa học xã hội – Khoa học về thượng tầng cơ sở và h ạ tầng kiến trúc + UNESCO phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học, có 5 nhóm – Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác – Nhóm các khoa học kỹ t huật và công nghệ – Nhóm các khoa học về sức khỏe – Nhóm các khoa học nông nghiệp – Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn + Phân lọai theo theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc ch ương trình đào tạo: 6
  8. – Khoa học cơ bản – Khoa học cơ sở của chuyên ngành – Khoa học chuyên ngành (chuyên môn). Ngoài các cách phân lo ại trên, còn có những cách tiếp cận phân loại khoa học khác nhau nh ư: phân lo ại theo nguồn gốc hình thành khoa học; Phân loại theo mức độ khái quát của khoa học… Như vậy mỗi cách phân loại khoa học dựa trên một tiêu thức riêng có ý nghĩa ứng dụng nhất định, nhưng đều chỉ ra đ ược mối liên hệ giữa các khoa học, là cơ sở để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức khoa học. Tuy nhiên mọi cách phân loại cần đư ợc xem như là một hệ thống mở phải luôn được bổ sung và phát triển. II. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Khái ni ệm Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học. Là ho ạt động nhận thức của con người nhằm khám phá bản chất của sự vật, hiện t ượng và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới. Mục đích của nghiên cứu khoa học là nhận thức và cải tạo thế giới 2. Chức năng của nghi ên cứu khoa học Để đạt đ ược hai mục đích trên, nghiên cứu khoa học có một số chức năng sau: + Mô tả: Mô tả định tính và mô t ả định lư ợng sự vật – Mô tả định tính nhằm chỉ rõ các đặc trưng về tính chất, đặc điểm của đối tượng – Mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đ ặc trưng về lượng của đối tượng Kết quả của sự mô tả là khái niệm được phát biểu lên dưới dạng kinh nghiệm + Giải thích: – L àm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiên tượng – Sự t ương tác giữa chúng với nhau và với môi trường xung quanh – P hân tích những mâu thuẩn nảy sinh bên trong s ự vật, các động lực và quy luật phát triển… Kết quả của sự giải thích là tri thức đạt đến trình độ tư duy lý luận. + Dự báo: Khi nghiên cứu một sự vật hiện tư ợng nào đó, bao giờ củng đ ưa đến sự tiên đoán dự kiến sự phát triển tương lai của nó. Điều đó hết sức cần thiết cho việc đề xuất các kiến nghị, các đề án, kế hoạch. Tuy nhiên trong nghiên cứu khoa học mọi phép ngoại suy và dự báo đều phải chấp nhận độ sai lệch nhất định. Sự sai lệch này có thể là do nh ận thức ban đầu của 7
  9. người nghiên cứu chưa chu ẩn xác, sai lệch do quan sát, do những luận cứ bị biến dạng, do môi trường biến động… + Giải pháp: Nghiên cứ u khoa học luôn hướng tới cái mới đ òi hỏi sự sáng tạo và nhạy bén của tư duy. Sáng tạo các giải pháp để cải tạo thế giới là mục đích của NCKH. 3. Mục ti êu của NCKH – Mục tiêu nh ận thức: nhằm phát triển kho tàng tri th ức của nhân loại – Mục tiêu sáng tạo: tạo ra công nghệ mới, nâng cao trình độ văn minh, năng suất lao động.. – Mục tiêu kinh tế: góp phần làm tăng trưởng kinh tế x ã hội – Mục tiêu văn hoá, văn minh: Mở mang dân trí, nâng cao trình độ, hoàn thiện con người ở mức cao hơn. 4. Đ ặc điểm của nghi ên cứu khoa học + Tính mới: là đặc tính quan trọng nhất của NCKH vì NCKH luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. + Tính chính xác: đây là thuộc tính cơ bản của sản phẩm khoa học + Tính kế thừa: Bất kỳ một sáng tạo khoa học nào củng có tính kế thừa và phát tiển kết quả nghiên cứu trước đó + Tính mạo hiểm, phức tạp : đòi hỏi lòng kiên trì dũng cảm của người nghiên cứu + Tính cá nhân : Sáng tạo khoa học gắn liền với bản sắc cá nhân như kiến thức, kinh nghiệm, tình c ảm, ý chí… của nhà khoa học + Tính kinh tế: khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong sản xuất + Tính thông tin + Tính khách quan 5. B ản chất logic của nghi ên cứu khoa học 5.1. Khái niệm Khái niệm là một phạm trù của logic học, là hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh những thuộc tính chung, bản chất vốn có của một lớp sự vật, hiện tượng. Khái niệm gồm hai bộ phận hợp th ành: nội hàm và ngo ại diên. Nội hàm là tất cả các thuộc tính bản chất vốn có của sự vật. Ngoại diên là tất cả các cá thể có chứa thuộc tính đ ược chỉ trong nội h àm. Ví d ụ, khái niệm “khoa học” có nội h àm là “hệ thống tri thức về bản chất sự vật”, c òn ngo ại diên là các lo ại khoa học, như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, v.v… 8
  10. Một khái niệm đ ược biểu đạt bởi định nghiã. Định nghĩa một khái niệm là tách ngoại diên của khái niệm đó ra khỏi khái niệm gần nó và chỉ rõ nội hàm. Ví dụ, trong đ ịnh nghĩa “đ ường tròn là một đ ư ờng cong khép kín, có khoảng cách từ mọi điểm tới tâm bằng nhau”, thì “đường tròn” là sự vật cần định nghĩa; “đ ường cong” l à sự vật g ần nó; “khép kín” l à nội hàm; “có kho ảng cách từ mọi điểm tới tâm bằng nhau” cũng l à nội hàm. 5.2. Phán đoán P hán đoán là một thao tác logic luôn đ ược thực hiện trong nghiên cứu khoa học. Theo logic học, phán đoán đ ược định nghĩa là một hình th ức tư duy nhằm nối liền các khái niệm lại với nhau để khẳng định rằng khái niệm n ày là ho ặc không là khái niệm kia. Phán đoán có cấu trúc chung l à “S là P”, trong đó, S được gọi là ch ủ từ của phán đoán; còn P là vị từ của phán đoán. P hán đoán được sử dụng trong trường hợp cần nhận định về bản chất một sự vật, trình bày giả thuyết khoa học, trình bày lu ận cứ khoa học, v.v… Một số phán đoán thông dụng được trình bày trong b ảng 2. Bảng 2. Phân loại các phán đoán P hán đoán theo chất    P hán đoán khẳng đinh       S là P P hán đoán phủ định         S không là P P hán đoán xác su ất        S c ó lẽ là P P hán đoán hiện thực        S đang là P P hán đoán t ất nhiên       S chắc chắn l à P P hán đoán theo lượng P hán đoán chung               Mọi S l à P P hán đoán riêng            Một số S là P P hán đoán đơn nhất         Duy có S là P P hán đoán phức hợp     P hán đoán liên kết         S vừa l à P 1 vừa là P 2 P hán đoán lựa chọn         S hoặc l à P 1 ho ặc là P 2 P hán đoán có điều kiện     Nếu S thì P P hán đoán tương đương      S khi và chỉ khi P 5.3. Suy luận Theo logic học, suy luận là một hình thức tư duy, từ một hay một số phán đoán đ ã biết (tiền đề) đ ưa ra một phán đoán mới (kết đề). Phán đoán mới chính l à giả thuyết khoa học. Có ba hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và lo ại suy. 9
  11. Suy lu ận diễn dịch là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng. Ví dụ, mọi người đều chết, ông T là người, vậy ông T rồi cũng sẽ chết. Suy lu ận quy nạp là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung. Ví dụ, hàng lo ạt nghiên cứu về môi trường ở châu Á – Thái Bình Dương cho th ấy: đất đai thoái hóa, rừng giảm mạnh, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đô thị tăng nhanh, v.v… Tất cả những cái riêng đó dẫn đến kết luận về cái chung: Thảm họa môi tr ường đang đe dọa khu vực châu Á – Thái Bình D ương. Loại suy là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng. Ví dụ, độc tố này gây hại cho chuột thì độc tố này hoàn toàn có thể gây hại cho ng ười 6. C ấu trúc logic của một chuyên kh ảo khoa học Bất kỳ một chuyên kh ảo khoa học nào dù ngắn một vài trang đ ến tác phẩm khoa học h àng trăm trang, xét về cấu trúc logic, cũng đều có ba bộ phận hợp th ành: luận đề, luận cứ, luận chứng. N ắm vững cấu trúc n ày sẽ giúp ng ười nghiên cứu đi sâu bản chất logic không chỉ của ph ương pháp luận nghiên cứu khoa học, m à còn có ý nghĩa đối với h àng lo ạt hoạt động khác, như giảng bài, thuyết trình, tranh lu ận, điều tra, luận tội, bào chữa hoặc đàm phán với các đối tác khác nhau. 6.1. Luận đề Luận đề là điều cần chứng minh trong một chuyên kh ảo khoa học. Luận đề trả lời câu hỏi: “Cần chứng minh điều gì?”. Về mặt logic học, luận đề l à một phán đoán mà tính chân xác của nó cần đ ược chứng minh. Ví dụ, khi phát hiện tia lạ (tia phóng x ạ) trong một thí nghiệm hóa học, Marie Curie đ ã phán đoán r ằng: “Có lẽ nguyên tố phát ra tia lạ là một nguyên tố chưa được biết đến trong bảng tuần ho àn Menđeleev”. Đó là một luận đề m à sau này Marie Curie ph ải chứng minh. 6.2. Luận cứ Luận cứ là bằng chứng đ ược đ ưa ra đ ể chứng minh luận đề. Luận cứ đ ược xây dựng từ những thông tin thu đ ược nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đ ã được công nhận và được sử dụng l àm tiền đề để chứng minh luận đề. Trong nghiên cứu khoa học có hai loại luận cứ: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn. Luận cứ lý thuyết là các cơ sở lý thuyết khoa học, luận điểm khoa học, các tiên đ ề, định lý, định luật, quy luật đ ã được khoa học xác nhận l à đúng. Có thể gọi luận cứ lý thuyết l à luận cứ logic hoặc cơ sở lý luận. Luận cứ thực tiễn là các phán đoán đ ã được xác nhận, đ ược hình thành bởi các số liệu, sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học. 6.3. Luận chứng Luận chứng l à cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng 10
  12. minh, nhằm vạch rõ mối liên hệ logic giữa các luận cứ và toàn bộ luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cách nào”. Trong chuyên khảo khoa học có thể tồn tại hai loại luận chứng: Luận chứng logic và luận chứng ngo ài logic. Luận chứng logic, bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy luận đ ược liên kết theo một trật tự xác định (diễn dịch, quy nạp, loại suy). Luận cứ ngo ài logic, bao gồm phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập thông tin. Phương pháp tiếp cận là cách thức xem xét sự kiện. Tùy thuộc phương pháp tiếp cận được chọn mà sự kiện có thể đ ược xem xét một cách toàn diện hoặc phiến diện. Chẳng hạn, tiếp cận lịch sử, tiếp cận logic, tiếp cận hệ thống, v.v… Phương pháp thu th ập thông tin là cách thức thiết lập luận cứ khoa học. P hương pháp thu thập thông tin có vai trò quyết định đến độ tin cậy của luận cứ. Chẳng hạn, số liệu thống kê của cơ quan thống kê có đ ộ tin cậy cao hơn số liệu báo cáo thành tích của các ngành, dư luận ngẫu nhiên trên đường phố có độ tin cậy thấp hơn kết quả thăm dò d ư luận thông qua một cuộc điều tra. 7. Trình t ự logic của nghi ên cứu khoa học Trình tự logic của nghiên cứu khoa học, bao gồm các bước cơ bản như sau: Bước 1: Phát hiện vấn đề nghiên cứu. Đây là giai đo ạn khởi đầu của nghiên cứu. Khi phát hiện được vấn đề, ng ười nghiên cứu sẽ đ ưa ra được câu trả lời, nghĩa là có thể xác định đ ược ph ương hướng nghiên cứu. Bước 2: Xây d ựng giả thuyết khoa học, tức là xây dựng luận đề nghiên cứu, nêu ra những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật. Quá trình nghiên cứu chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ luận đề. Bước 3: Lập ph ương án thu thập thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát, dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp. Đây chính là quá trình xác định luận chứng của nghiên cứu. Bước 4 : Xây d ựng cơ sở lý luận, tức luận cứ lý thuyết của nghiên cứu. Khi xác đ ịnh đ ược luận cứ lý thuyết, ng ười nghiên cứu biết đ ược những bộ môn khoa học nào cần được vận dụng để làm chỗ dựa cho công trình nghiên cứu. Bước 5: Thu th ập dữ liệu nhằm hình thành các lu ận cứ thực tiễn của nghiên cứu. Dữ liệu cần thu thập bao gồm các thông tin định tính và định lượng. Bước 6: Phân tích và bàn lu ận kết quả xử lý thông tin, tức kết quả nghiên cứu; đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong kết quả thu thập và xử lý thông tin; chỉ ra những sai lệch trong quan sát và th ực nghiệm, đánh giá ảnh hư ởng của những sai lệch ấy, mức độ có thể chấp nhận trong kết quả nghiên cứu. Bước 7: Tổng hợp kết quả (kết luận) và khuyến nghị. Phần này là kết quả 11
  13. cuối cùng c ủa nghiên cứu, bao gồm bốn nội dung: – Tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát nhất về kết qủa nghiên cứu. – Kết luận mặt mạnh và mặt yếu, những việc làm được và những việc chưa làm đư ợc. – Khuyến nghị về khả năng áp dụng. – K huyến nghị về việc tiếp tục nghiên cứu hoặc kết thúc sự quan tâm tới vấn đề này. III. VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ G IẢ THUYẾT KHO A H ỌC 1. Vấn đề khoa học 1.1. Khái niệm: Vấn đề khoa học, cũng là vấn đề nghiên cứu, là câu hỏi đ ược đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu c ầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. P hát hiện được vấn đề khoa học là một bước rất quan trọng trên bước đ ường phát triển nhận thức. Tuy nhiên nêu vấn đề lại chính l à công việc khó nhất đối với các nhà nghiên c ứu trẻ tuổi, c òn ít kinh nghiệm. Nghiên cứu một đề tài khoa học nên bắt đầu từ cái gì? Câu trả lời trong trường hợp này luôn là “Hãy b ắt đầu từ phát hiện vấn đề khoa học “, nghĩa là đặt câu hỏi. Chính vì vậy, một điều cần lưu ý là : vấn đề nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng một câu nghi vấn. 1.2. Các tình hu ống của vấn đề khoa học Nghiên cứu khoa học, trong mọi trường hợp đều nhằm vào những điều chưa biết (quy luật chưa được khám phá, giải pháp chưa được sáng tạo, hình mẫu chưa được kiểm chứng), nghĩa l à tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Như vậy, khi nhận đ ược một nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu trước hết phải xem xét có những vấn đề nghiên c ứu nào c ần được đặt ra. Có thể có ba tình huống được đặt ra: Tình huống thứ nhất: Có vấn đề nghiên cứu. Như vậy sẽ có nhu cầu trả lời vào vấn đề nghiên cứu, nghĩa l à sẽ tồn tại hoạt động nghiên cứu. Tình hu ống thứ hai: Không có vấn đề hoặc không c òn vấn đề. Trường hợp này không xuất hiện nhu cầu trả lời, nghĩa l à không có nghiên cứu. Tình hu ống thứ ba: Tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem xét thì lại không có vấn đề hoặc có vấ n đề khác. Gọi đó là “gi ả vấn đề “. Phát hiện “giả vấn đề” vừa dẫn đến tiết kiệm chi phí, vừa tránh đ ược những hậu quả bất ưng cho ho ạt động thực tiễn. Có thể tóm tắt các tình huống trên sơ đồ hình 1. 1.3. P hương pháp phát hiện vấn đề khoa học P hát hiện vấn đề khoa học chính l à đặt câu hỏi nghiên cứu: “Cần chứng minh 12
  14. điều gì?”. Như vậy, thực chất việc phát hiện vấn đề khoa học chính là đưa ra được những câu hỏi để làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời nhờ những hoạt động nghiên cứu tiếp sau đó. Có thể sử dụng những phương pháp sau đây đ ể phát hiện vấn đề khoa học. Có vấn đề                Có nghiên cứu Không có nghiên Không có cứu vấn đề Không có Không có vấn đề nghiên cứu Giả vấn đề Nghiên cứu theo Có vấn đề khác một hư ớng khác Hình 1: Các tình hu ống của vấn đề khoa học + Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của đồng nghiệp P hương pháp phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong công trình nghiên cứu của đồng nghiệp l à phân tích theo c ấu trúc logic. Kết quả phân tích đ ược sử dụng như sau: M ặt mạnh trong luận đề, luận cứ, luận chứng của đồng nghiệp sẽ đ ược sử dụng làm luận cứ hoặc luận chứng để chứng minh luận đề; c òn m ặt yếu đư ợc sử dụng để phát hiện vấn đề, từ đó xây dựng luận đề cho nghiên cứu của mình. + Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đ ã nhận ra những mặt yếu của nhau. Đây là cơ hội thuận lợi để ngư ời nghiên cứu nhận dạng những vấn đ ề mà các đồng nghiệp đã phát hiện. + S uy nghĩ ngư ợc lại quan niệm thông thường Về mặt logic học, đây chính l à s ự tìm kiếm một khái niệm đối lập với khái niệm đang tồn tại. Ví dụ, trong khi nhiều ng ười cho rằng trẻ em suy dinh d ưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh d ưỡng trẻ em, thì có người đ ã nêu câu hỏi ngược lại: “Các bà mẹ l à trí thức chắc chắn sẽ hiểu biết về dinh dư ỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông dân. Vậy tại sao tỉ lệ trẻ suy dinh dư ỡng trong nhóm các b à mẹ là trí thức lại cao hơn trong nhóm các bà mẹ l à nông dân?”. + Nhận dạng những vư ớng mắc trong hoạt động thực tế 13
  15. N hiều khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, không thể sử dụng những biện pháp thông th ường để xử lý. Thực tế này đ ặt trước người nghiên cứu những câu hỏi ph ải trả lời, tức xuất hiện vấn đề, đ òi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới. + Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu Đôi khi vấn đề khoa học xuất hiện nhờ lời ph àn nàn của ng ười ho àn toàn không am hiểu lĩnh vực mà ngư ời nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính l à kết quả bất ngờ sau khi nghe đ ược lời phàn nàn của một bà già trong đêm khánh thành m ạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngoại ô thành phố New York: “Cái ông Edison l àm ra được đ èn điện mà không làm được cái xe điện cho người già đi đây đi đó”. + Nh ững vấn đề xuất hiện bất chợt không phụ thuộc lý do nào Đ ây là những vấn đề xuất hiện trong đầu ng ười nghiên cứu do bất chợt quan sát được một sự kiện n ào đó, ho ặc cũng có thể xuất hiệ n một cách ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất kỳ lý do, thời gian hoặc không gian nào. 2. Gi ả thuyết khoa học 2.1. Khái niệm: Gi ả thuyết khoa học ( scientific hypothesis ), c òn gọi là gi ả thuyết nghiên cứu ( research hypothesis ) là một kết luận giả định, do người nghiên cứu đặt ra, ho àn toàn tuỳ thuộc vào nhận thức chủ quan của người nghiên cứu. Thực chất đó là một sự phỏng đoán, một sự khẳng định tạm thời, một nhận định s ơ bộ chưa được xác nhận bằng các luận cứ và luận chứng. Giả thuyết khoa học bao giờ cũng đ ược hình thành trên c ơ sở nhìn lại quá khứ, phân tích dĩ vãng qua những sự kiện m à các học thuyết đ ương thời không giải thích được. Từ đó ng ười nghiên cứu phát hiện ra những xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu, ngoại suy ra triển vọng phát triển tương lai. Gi ả thuyết không chỉ phản ánh cái đ ã biết m à còn chứa đựng cái ch ưa biết tạo th ành mâu thu ận với tri thức hiện có hoặc phản ánh những đối tượng chưa được nghiên cứu. Trong quá trình nghiên c ứu có thể công nhận, điều chỉnh, bổ sung hoặc bác bỏ giả thuyết. Để có đ ược giả thuyết khoa học, người nghiên cứu phải vận dụng vốn kinh nghiệm, văn hoá, trí thông minh và tinh th ần sáng tạo của mình nh ằm cụ thể hoá quan điểm, cách tiếp cận để nghiên cứu những con đ ường, cách thức dẫn đến những giải pháp gi ả định để trả lời cho những câu hỏi – bài toán của đề t ài nghiên cứu. 2.2. Những thuộc tính cơ bản của giả thuyết – Tính gi ả định: giả thuyết là một nhận định sơ bộ ch ưa được xác nhận bằng các luận cứ. Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết có thể đ ược điều chỉnh, bổ sung hoặc bác bỏ. – Tính đa phương án: Trước một vấn đề nghiên cứu không bao giờ chỉ tồn tại 14
  16. một câu trả lời duy nhất. Chẳng hạn với một câu hỏi  Chất lượng học tập của sinh viên gi ảm sút là do đâu ?, người nghiên cứu có thể đ ưa ra hàng loạt giả thuyết: do trường,  do gia đình.  do xã hội,  do chính sinh viên  … – Tính dị kiến ( tính dễ biến đổi ). Một giả thuyết có thể nhanh chóng bị xem xét lại ngay sau khi vừa được đặt ra do sự phát triển năng động của nhận thức, nhận thức đã được tiến thêm những nấc thang mới cao hơn. 2.3. Tiêu chí xem xét giả thuyết Mặc d ù gi ả thuyết là một kết luận giả định, một nhận định s ơ bộ do nguời nghiên cứu đặt ra. Song một giả thuyết không thể đựợc đặt ra một cách ngẫu hứng mà nó phải đư ợc xây dựng trên những tiêu chí khoa học: – Giả thuyết phải đư ợc xây dựng trên cơ sở quan sát. – Giả thuyết khoa học không đ ược trái với lý thuyết đ ã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học. Cần lưu ý ba trường hợp : + Cần phân biệt lý thuyết đ ã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học với những lập luận bị ngộ nhận l à lý thuyết đ ã được xác nhận. Trường hợp này, giả thuyết mới sẽ có giá trị thay thế lý thuyết đang tồn tại. + Có nh ững lý thuyết đ ã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học, nhưng với sự phát triển của nhận thức, những lý thuyết n ày thể hiện tính ch ưa hoàn thiện trong nhận thức. Trường hợp n ày, gi ả thuyết mới sẽ bổ sung vào chỗ trống trong lý thuyết đang tồn tại. + Giả thuyết mới mang một ý nghĩa khái quát, c òn lý thuyết đang tồn tại sẽ trở nên một trường hợp riêng của lý thuyết tổng quát đ ược xây dựng từ giả thuyết mới. Giả thuyết khoa học có thể kiểm chứng bằng lý thuyết hoặc thực nghiệm.Tuy nhiên, không phải giả thuyết n ào cũng có thể chứng minh hoặc bị bác bỏ ngay trong thời đại của nó. 2.4. Vai trò c ủa giả thuyết trong nghiên cứu khoa học – Giả thuyết khoa học l à công c ụ phương pháp luận quan trọng, chủ yếu để tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học. – Đặt giả thuyết cần phải xem là công việc quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học. Thiếu thao tác lôgic n ày thì không có nghiên c ứu khoa học. Claude Bernard – nhà sinh lý học nổi tiếng người Pháp cho rằng :  Giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, không có khoa học nào mà lại không có giả thuyết  . – Một giả thuyết đ ược đ ặt ra với đúng bản chất sự vật hoặc hiện tượng, phù hợp với quy luật vận động của chúng. Song giả thuyết đ ược đặt ra có thể sai, không 15
  17. phù h ợp và bị bác bỏ ho àn toàn sau khi kiểm chứng. D.I .Mendeleev đ ã viết: Có một giả thuyết sai, vẫn còn hơn không có gi ả thuyết nào cả  . 2.5. Phân loại giả thuyết khoa học P hân loại giả thuyết là sự phân chia giả thuyết th ành những giả thuyết có nội hàm hẹp hơn. 2.5.1. Phân loại theo chức năng của nghiên cứu khoa học. Theo ch ức năng của nghiên cứu khoa học, giả thuyết được phân chia th ành: giả thuyết mô tả, giả thuyết giải thích, giả thuyết dự báo, giả thuyết giải pháp. – Giả thuyết mô tả: áp dụng trong nghiên cứu mô tả, l à gi ả thuyết về trạng thái c ủa sử vật, hiện tư ợng Ví d ụ: giả thuyết của Archimède được chứng min h và đ ã trở thành đ ịnh luật nổi tiếng về sức nâng của nư ớc:  Một vật nhúng vào ch ất lỏng hoặc khí sẽ bị chất lỏng (ho ặc khí ) đẩy từ dưới lên trên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng khối chất lỏng(hoặc khí) bị vật chiếm chỗ  . – Giả thuyết giải thích: áp dụng trong nghiên cứu, giải thích, là giả thuyết về nguyên nhân d ẫn đến trạng thái sự vật hiện tượng m à người nghiên cứu quan tâm đến. Ví dụ: Giả thuyết của Newton về  nguyên nhân qu ả táo rơi từ trên cây xuống đất là do áp lực hấp dẫn ( lực hút ) giữa trái đất và quả táo. Vì khối lượng trái đất lớn gấp nhiều lần khối lượng quả táo, nên l ực hút cuả trái đất thắng lực hút của quả táo làm cho quả táo rơi về phía tâm của trái đất  đ ã được chứng minh và định luật luật vạn vật hấp dẫn trong vũ trụ của Newton đã ra đời. – Giả thuyết dự báo: áp dụng trong các nghiên cứu dự báo là giả thuyết về trạng thái của sự vật, hiện tượng tại một thời điểm hoặc một quãng thời gian nào đó trong tương lai. – Giả thuyết giải pháp, áp dụng trong các nghiên cứu sáng tạo là gi ả thuyết về giải pháp hoặc giả thuyết về hình m ẫu tuỳ theo mức độ và hình thức sáng tạo. 2.5.2. Phân loại theo loại hình nghiên cứu khoa học Tuỳ theo loại hình nghiên cứu: cơ bản, ứng dụng, triển khai … m à người ta phân loại giả thuyết tương ứ ng : – N ghiên cứu cơ b ản – gi ả thuyết quy luật. – N ghiên cứu ứng dụng – giả thuyết giải pháp. – N ghiên cứu triển khai – gi ả thuyết hình m ẫu. + Giả thuyết quy luật: Giả thuyết quy luật được đặt ra trong loại hình nghiên cứu cơ bản. Gi ả thuyết quy luật là phán đoán về quy luật vận động của sự vật, hiện t ượng gắn liền với các chức năng: mô tả, giải thích, dự báo .. 16
  18. Ví dụ : Nhờ quan sát sao Mộc bằng kính thiên văn do mình chế tạo, Galileo đ ã đi đến giả thuyết rằng: không phải mặt trời và các vì sao quay xung quanh trái đất m à trái đất và các hành tinh quay xung quanh m ặt trời. + Giả thuyết giải pháp: Giả thuyết giải pháp là gi ả thuyết hình thành trong các nghiên cứu ứng dụng; đ ược đặt ra trong những nghiên cứu liên quan ch ức năng sáng tạo nguyên lý các gi ải pháp. Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là một giải pháp mới về tổ chức, quản lý công nghệ, vật liệu, sản phẩm … Ví dụ: sau khi đ ã nhận ra rằng: những động vật bị nhiễm khuẩn yếu có khả năng miễn dịch đối với căn bệnh do c hính lo ại khuẩn đó gây ra, Louis Pasteur đ ã đi đ ến giả thuyết về một giải pháp tạo ra sự miễn dịch cho động vật bằng cách đ ưa vào cơ thể chúng một loại vi khuẩn yếu. + Giả thuyết h ình mẫu: Giả thuyết hình m ẫu l à giả thuyết đ ược đặt ra trong hoạt động nghiên cứu triển khai. Chẳng hạn: trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, ng ười nghiên cứu có thể đặt giả thuyết chế tạo một mẫu công nghệ mới, mẫu vật liệu mới hoặc mẫu sản phẩm mới; thử nghiệm một mô hình quản lý mới. 2.6. Mối quan hệ giữ gỉa thuyết và vấn đề khoa học P hát hiện được vấn đề trong khoa học tức là đặt ra đ ư ợc câu hỏi cần phải trả lời trong nghiên cứu. Câu trả lời trong nghiên cứu chính là điều mà người nghiên cứu cần chứng minh. Sau khi đ ã phát hiện đ ược vấn đề nghiên cứu, công việc nghiên cứu có thể diễn ra theo một trật tự nh ư sau: K hi phát hiện đ ược vấn đề, thì ng ười nghiên cứu có đ ược các ý định về các phương án trả lời câu hỏi. Đó chính l à ý tưởng khoa học. Ý tưởng khoa học là một loại phán đoán mang tính trực cảm, chưa có đầy đủ luận cứ. Nhờ ý tưởng khoa học, người nghiên cứu có thể tiếp tục qúa trình quan sát hoặc thực nghiệm để đ ưa ra nh ững nhận định có luận cứ khoa học hơn. Giả thuyết là sự trả lời sơ bộ vào câu hỏi đ ã đặt ra và cần tiếp tục chứng minh. Sơ đ ồ mối liên hệ giữa vấn đề khoa học với quá trình xuất hiện những ý tưởng khoa học và giả thuyết khoa học đ ược trình bày trên hình 2. Vấn đề                                              Giả thuyết Ý tưởng khoa học khoa học                                             khoa học Hình 2. Liên hệ từ vấn đề khoa học qua ý tưởng khoa học đến giả thuyết khoa học 2.7. Các thao tác logic để đưa ra một giả thuyết Giả thuyết được đưa ra phải tuân theo các yêu cầu : 17
  19. – Giả thuyết phải có tính thông tin về sự kiện, nghĩa là có kh ả năng giải thích được sự kiện cần nghiên cứu. – Giả thuyết có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm. Để đặt được một giả thuyết nghiên cứu, người nghiên c ứu cần phải : – Nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu của đề tài. – Quan sát, phát hiện đư ợc vấn đề. – Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, vấn đề đã đặt ra. Xét về mặt lôgic học, quá trình liên kết, chắp nối các sự kiện, các số liệu thu thập được từ quan sát, thực nghiệm để để đ ưa ra một giả thuyết chính là quá trình suy luận từ một hay một số phán đoán mà tính chân xác đã đư ợc công nhận(tiền đề ) đưa ra một phán đoán mới ( kết luận ), phán đoán mới chính l à giả thuyết. Tuỳ theo đề tài nghiên cứu m à người nghiên cứu có thể xây dựng giả thuyế theo ba hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy. 2.7.1. Suy luận diễn dịch : Là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng. Có hai loại: – S uy luận diễn dịch trực tiếp gồm một tiền đề và một kết luận. Ngư ời nghiên cứu dựa vào một tiền đề đưa ra một kết luận – giả thuyết. Ví dụ: Tiền đề: sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên đại học chịu ảnh hưởng lớn của môi trường giáo dục. có thể đi đến kết luận: khi tạo môi trường giáo dục tốt ở trường đại học thì việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên được thuận lợi. – Suy lu ận diễn dịch gián tiếp gồm một số tiền đề và một kết luận. Luận ba giai đoạn ( tam đoạn luận ) là trường hợp đặc biệt nh ưng phổ biến nhất của suy luận diễn dịch gián tiếp gồm ba phán đoán: hai tiền đề và một kết luận. Ví dụ : Tiền đề 1 : mọi kim loại để ra ngo ài không khí đều bị ôxy hoá. Tiền đề 2 : sắt là kim loại Kết luận : sắt cũng bị ôxy hoá. Luận nhiều đo ạn l à suy lu ận có nhiều tiền đề, có thể đ ược chuyển hoá th ành luận ba đoạn để dễ d àng thực hiện. 2.7.2. Suy luận quy nạp Là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, khái quát. Có hai loại : – Suy lu ận quy nạp hoàn toàn đi từ tất cả cái riêng đ ến cái chung. Là phép suy luận quy nạp m à kết luận đ ược khẳng định khi đ ã nghiên cứu tất cả các trường 18
  20. hợp của lớp đối tượng. Tuy nhiên, suy lu ận quy nạp ho àn toàn chỉ có thể thực hiện được khi đối tượng nghiên cứu là một tập hợp nhỏ. – Suy luận quy nạp không ho àn toàn đi từ một số cái riêng đến cái chung. Là phép suy lu ận quy nạp m à kết luận đ ư ợc đ ưa ra chỉ mới dựa vào đa số các trường hợp của một lớp đối tượng nghiên c ứu. Ví dụ: Chỉ với thí nghiệm cho 25 con cừu đ ược nhiễm khuẩn yếu (quy nạp không hoàn toàn ), Louis Pasteur đ ã chứng minh giả thuyết của mình  nếu cho con vật nhiễm khuẩn yếu, thì nó có khả năng miễn dịch đối với loại bệnh do chính loại vi khuẩn đó gây ra, dẫn đến những thành tựu nổi tiếng trong nghiên cứu Vacxin. 2.7.3. Loại suy Là hình th ức suy luận đi từ riêng đ ến riêng, là hình th ức suy luận phổ biến được sử dụng trong những nghiên cứu cần thí nghiệm trên các mô hình tương tự. Chẳng hạn: Trong y học, cần những thí nghiệm không thể thực hiện trên cơ thể con người mà phải dùng các con vật thay thế ( độc tố A gây hại cho chuột thì độc tố này hoàn toàn có thể gây hại cho con ng ười ) Nghiên cứu những đối tượng, những công trình có quy mô lớn hoặc môi trường nghiên cứu có nhiều nguy hiểm, độc hại thì cần thiết phải nghiên cứu, thí nghiệm trên các mô hình tương tự … 2.8. Kiểm chứng giả thuyết Nội dung của việc kiểm chứng giả thuyết chính là chứng minh (để khẳng định ) hoặc bác bỏ ( để phủ định ) giả thuyết. Để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết cần phải có các luận cứ và luận chứng. 2.8.1. Chứng minh giả thuyết Chứng minh là một hình th ức suy luận, trong đó người nghiên cứu dựa vào những phán đoán m à tính chân xác đ ã được công nhận (luận cứ) để khẳng định tính chân xác c ủa một phán đoán đang cần phải chứng minh ( luận đề ). Một phép chứng minh gồm ba bộ phận hợp th ành : Luận đề, luận cứ và luận chứng. + Có hai loại luận cứ :- Luận cứ lí thuyết: đó là cơ sở lý thuyết khoa học, các luận điểm khoa học, các tiền đề định lý, định luật, quy luật đ ã được xác nh ận là đúng. – Luận cứ thực tiễn: đó là các phán đoán đ ã được xác nhận, đ ược hình thành bởi các số liệu, sự kiện thu thập đ ược từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học. + Có hai lo ại luận chứng :- Luận chứng lôgic bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép su y luận được liên kết theo trật tự xác định (diễn dịch, quy nạp, loại suy). 19