ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 372.7 KB, 91 trang )

luận (cử nhân), luận văn (thạc sĩ), luận án (tiến sĩ); Phân bậc theo cấp quản

lý có đề tài cấp cơ sở, đề tài cấp bộ, đề tài cấp nhà nước.

Cần phân biệt đề tài nghiên cứu với hệ thống đề tài, chương trình

nghiên cứu.

Hệ thống đề tài là tập hợp của hai hay nhiều đề tài nghiên cứu mà giữa

chúng có mối lien hệ gắn bó, là điều kiện, tiền đề cho nhau. Việc thực hiện

đề tài này sẽ là điểm xuất phát, tiền đề cho nghiên cứu đề tài tiếp theo. Mục

tiêu của hệ thống đề tài được thực hiện khi các mục tiêu từng đề tài bộ phận

lần lượt được giải quyết.

Chương trình nghiên cứu khoa học là tập hợp của nhiều đề tài hay hệ

thống đề tài độc lập có mối lien hệ với nhau để cùng giải quyết một số mục

tiêu, nhiệm vụ khoa học có tính chiến lược. Thông thường, việc giải quyết

nhiệm vụ khoa học của chương trình nghiên cứu đòi hỏi có sự tham gia của

nhiều nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn, ngành khoa học khác nhau và tính

độc lập của quá trình thực hiện các đề tài thuộc chương trình nghiên cứu rất

cao.

Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác có sự phân biệt với đề tài

nghiên cứu là dự án và đề án nghiên cứu.

Nếu đề tài nghiên cứu thực hiện trước hết để trả lời cho những câu hỏi

mang tính học thuật, có thể chưa xác định những ứng dụng cụ thể trong hoạt

động thực tiễn thì dự án được thực hiện trước hết nhằm mục đích ứng dụng,

có sự xác định rõ ràng hiệu quả kinh tế – xã hội của nó. Đề án là loại văn bản

xây dựng để trình các cấp quản lý hoặc cơ quan tài trợ xin thực hiện một

công việc nào đó như tổ chức một hoạt động xã hội, thành lập một tổ chức…

2. Căn cứ lựa chọn đề tài nghiên cứu

Việc lựa chọn đề tài khoa học có ý nghĩa quan trọng. Đề tài được lựa

chọn sẽ là kéo theo sự đầu tư trí tuệ, thời gian, kinh phí… của người làm

khoa học. Đối với nhà nghiên cứu trẻ, lựa chọn đề tài đôi khi còn là điểm

khởi đầu cho một phương hướng nghiên cứu chuyên môn của họ.

Thông thường, để đi đến quyết định chọn một đề tài nghiên cứu cần

thỏa mãn cả điều kiện khách quan và chủ quan.

Về điều kiện khách quan, đề tài được nhà nghiên cứu lựa chọn phải

chưa có ai nghiên cứu hoặc đã có người nghiên cứu nhưng kết quả không

thoả đáng so với nhu cầu nhận thức của nhà nghiên cứu hoặc đòi hỏi của

thực tiễn.

Đề tài nghiên cứu đã được nhiều nhà khoa học luận giải nhưng kết

quả khác nhau, trái ngược nhau.

Kết quả nghiên cứu đề tài ấy đã có nhưng không áp dụng được vào

tình huống, lĩnh vực hay địa phương cụ thể do những khác biệt về yếu tố

kinh tế, văn hóa, chính trị…

Vấn đề nghiên cứu được lựa chọn phải được giới chuyên môn quan

tâm. Việc thực hiện đề tài góp phần phát triển hệ thống lý thuyết của một

khoa học. Đồng thời, nhà nghiên cứu có điều kiện nghiên cứu về thông tin,

địa bàn khảo sát…

Về điều kiện chủ quan, người nghiên cứu phải thực sự quan tâm đến

vấn đề nghiên cứu dù đề tài có thể được áp đặt từ cơ quan quản lý, từ đơn vị

đặt hang nghiên cứu…

Người nghiên cứu có tri thức, vốn sống, kinh nghiệm ở mức độ nhất

định liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

Bên cạnh đó, người nghiên cứu phải có đủ khả năng, thời gian, tài

chính để triển khai thực hiện đề tài.

3. Xác định tên đề tài nghiên cứu

Vấn đề khoa học sau khi được chủ thể thẩm định và lựa chọn được

phát biểu thành tên gọi của đề tài nghiên cứu.

Tên đề tài nghiên cứu diễn đạt một hình thức tư duy, nói lên ý thức

sâu sắc của nhà nghiên cứu về vấn đề khoa học mà họ lựa chọn. Tên đề tài

cần đảm bảo yêu cầu:

Về hình thức, tên đề tài phải được diễn đạt bằng một hình thức ngôn

ngữ trọn vẹn, rõ ràng, súc tích, dễ hiểu và đơn trị về ngữ nghĩa.

Về nội dung, tên đề tài phản ánh vấn đề nghiên cứu, giới hạn phạm vi

chứa đựng vấn đề nghiên cứu được phát hiện và giải quyết.

II. Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, nhà nghiên cứu cần xây dựng cơ sở lý

thuyết cho đề tài ấy.

1. Khách thể nghiên cứu của đề tài

Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật hiện tượng tồn tại khách quan

trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần tìm hiểu, khám phá. Khách

thể nghiên cứu là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu là

nơi chứa đựng những câu hỏi, những mâu thuẫn mà người nghiên cứu cần

tìm câu trả lời và cách thức giải quyết phù hợp.

2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những mặt, những thuộc tính,

những mối lien hệ tồn tại trong sự vật, hiện tượng hay quá trình mà nhà

nghiên cứu cần làm rõ. Với một môn khoa học, đối tượng nghiên cứu cũng

được hiểu tương tự như vậy.

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài khoa học được giới hạn trong một

phạm vi nghiên cứu nhất định: quy mô xem xét đối tượng, phạm vi không

gian tồn tại và phát triển, phạm vi thời gian của tiến trình vận động của đối

tượng.

3. Đối tượng khảo sát, giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Trong thực tế nghiên cứu khoa học, hầu như người nghiên cứu có đủ

Đối tượng khảo sát là bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu

được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu là một phần giới hạn của nghiên cứu

liên quan đến đối tượng khảo sát và nội dung nghiên cứu. Giới hạn nghiên

cứu được xác định bởi góc tiếp cận nội dung, thể hiện quy mô nội dung được

giải quyết trong khuôn khổ đề tài. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới

hạn về không gian của đối tượng khảo sát, giới hạn quỹ thời gian trong tiến

trình khảo sát của đề tài.

Cơ sở xác định phạm vi và giới hạn nghiên cứu thường là:

– Một bộ phận mang tính đại diện của khách thể, bao chứa đối tượng

nghiên cứu.

– Quỹ thời gian để có thể hoàn tất công trình nghiên cứu.

– Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, thiết bị thực nghiệm

đảm bảo thực hiện nội dung nghiên cứu.

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu là kết quả dự kiến về mặt nội dung mà nhà

nghiên cứu vạch ra và thực hiện. Đề tài nghiên cứu thường xác định mục

tiêu dưới dạng sơ đồ cây mục tiêu. Cây mục tiêu bao gồm một mục tiêu gốc

và các mục tiêu nhánh, mỗi mục tiêu nhánh lại có thể chia thành các mục

tiêu phân nhánh. Quan hệ giữa được các mục tiêu là quan hệ hệ thống. Các

mục tiêu bộ phận có quan hệ tương tác trong việc thực hiện mục tiêu chính

cúa đề tài. Cây mục tiêu cũng là cơ sở để triển khai nội dung và tổ chức

nghiên cứu.

Sơ đồ cây mục tiêu:

Nhiệm vụ nghiên cứu được xác định căn cứ vào cây mục tiêu. Đó là

những nội dung cụ thể cần triển khai để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã

xác định. Các loại hình nghiên cứu, quy mô nghiên cứu có thể là cơ sở để

nhà nghiên cứu xác định các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Chẳng hạn,

một đề tài khóa luận tốt nghiệp, luân văn cao học thuộc loại hình nghiên cứu

ứng dụng thường có các nhiệm vụ:

– Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài

– Khảo sát và phân tích thực trạng của đối tượng nghiên cứu.

– Đề xuất những giải pháp nhằm cải tạo hiện thực.

5. Xác định khái niệm công cụ của đề tài

Khái niệm là phạm trù của khoa học logic – một hình thức tư duy phản

ánh những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của sự vật, hiện tượng hay

quá trình mà dựa vào đó có thể nhận dạng, phân biệt, so sánh sự vật hiện

tượng này với sự vật hiện tượng khác.

Xác định khái niệm trung tâm hay khái niệm công cụ của đề tài là

nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Khái niệm trung tâm là khái

niệm bao chứa đối tượng nghiên cứu được nhà nghiên cứu sử dụng như một

công cụ nhận thức trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Xác định khái

niệm trung tâm của đề tài nghiên cứu tức là xác định bản chất của sự vật,

hiện tượng hay quá trình. Lớp sự vật hiện tượng hay quá trình nổi lên khác

biệt với các lớp sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.

Việc xác định khái niệm trung tâm của đề tài được xem là bộ phận

quan trọng bậc nhất trong xây dựng cơ sở lý thuyết. Khái niệm là tên gọi

một sự kiện, hiện tượng, là công cụ để tư duy và trao đổi thông tin. Khái

niệm là ngôn ngữ đối thoại trong khoa học. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn có

thể sai lệch nếu không được tiến hành dựa trên những khái niệm chính xác.

Người nghiên cứu có thể dựa vào những nghiên cứu đã có, tra cứu khái

niệm trong các tài liệu khoa học, mượn khái niệm của các khoa học khác…

Tuy nhiên, nhà khoa học cần luôn xác định những khái niệm đã được xác

định không phải lúc nào cũng thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu. Trong phần lớn

trường hợp, người nghiên cứu cần tự mình lựa chọn khái niệm và làm rõ

chúng.

Khái niệm biểu đạt trong nghiên cứu bằng định nghĩa. Thường có các

kiểu định nghĩa được sử dụng phổ biến: định nghĩa xác định nguồn gốc, định

nghĩa chỉ rõ đặc trưng, định nghĩa xác định mối quan hệ của đối tượng với

mặt đối lập của đối tượng ấy… Cách thức định nghĩa nào cũng phải đảm bảo

tính khoa học, rõ ràng trong quá trình thể hiện nội dung khái niệm.

Quá trình khái niệm hóa và thao tác hóa khái niệm là hai hoạt động

ngược chiều nhưng liên quan mật thiết trong một quá trình nghiên cứu. Bên

cạnh việc xác định khái niệm hay khái niệm hóa đối tượng, nhà nghiên cứu

cần thực hiện các thao tác logic đối với khái niệm để có thể chuyển từ khái

niệm này sang khái niệm khác, từ khái niệm rộng sang khái niệm hẹp và

ngược lại. Trong đó, hai thao tác thường sử dụng là:

– Mở rộng khái niệm được sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu

muốn tìm mối liên hệ giữa một khái niệm được xem xét với các khái niệm

liên quan. Mở rộng khái niệm là chuyển từ một khái niệm có ngoại diên hẹp

sang một khái niệm rộng bằng cách loại bỏ bớt những thuộc tính trong nội

hàm của khái niệm xuất phát.

– Thu hẹp khái niệm là thao tác chuyển khái niệm ban đầu sang một

khái niệm hẹp hơn khi xác định những thuộc tính mới bổ sung vào khái niệm

đã có.

Bên cạnh đó, để hiểu và sử dụng khái niệm trong nghiên cứu người ta

còn chú ý đến thao tác phân chia khái niệm – thao tác logic dựa vào nội hàm

của khái niệm để vạch rõ các khái niệm hẹp hơn hàm chứa trong khái niệm

đó. Hai hình thức phân chia khái niệm thường sử dụng:

– Phân loại khái niệm là thao tác logic nhằm vào nội hàm của khái niệm

để vạch rõ các khái niệm hẹp hơn hàm chứa trong khái niệm ấy. Kết quả

phân loại khái niệm cho biết những nhóm sự vật được đặc trưng bởi một,

một số thuộc tính nào đó, từ đó cho biết cấu trúc, mối quan hệ và quy luật

của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn: từ khái niệm nhận thức có hai khái niệm

được phân chia: khái niệm nhận thức cảm tính và khái niệm nhận thức lý

tính. Từ khái niệm khoa học được phân loại thành khoa học tự nhiên, khoa

học kỹ thuật – công nghệ và khoa học xã hội…

– Phân đôi khái niệm là thao tác phân chia khái niệm ban đầu thành

những khái niệm đối lập về nội hàm. Muốn phân đôi khái niệm, nhà nghiên

cứu cần tìm một dấu hiệu bản chất của khái niệm ban đầu rồi tìm bản chất

ngược lại với nó sẽ cho khái niệm đối lập. Ví dụ để hiểu khái niệm “học tập

của sinh viên” cần phân định khái niệm “học” và “tự học”; khái niệm “khoa

học” được phân đôi thành “nghiên cứu lý thuyết” và “nghiên cứu thực

nghiệm”; khái niệm “lao động” gồm “lao động chân tay” và “lao động trí

óc”…

6. Xác định các nhân tố, điều kiện ảnh hưởng và quy định đối

tượng nghiên cứu

Tính khách quan, phổ biến và đa dạng của các mối liên hệ giữa các

mặt, thuộc tính, bộ phận của một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật hiện

tượng và quá trình cho thấy trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển

của đối tượng nghiên cứu chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhiều nhân tố

theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Điều kiện khách quan được xem xét bao gồm các quy luật khách

quan; những mặt, những hiện tượng vốn có, hiện có đang tồn tại hiện thực

như những điều kiện, tiền đề chi phối đối tượng.

Nhân tố chủ quan bao gồm trình độ nhận thức, thái độ, nguyện vọng,

ý chí… của chủ thể của hoạt động trong đối tượng nghiên cứu được xem xét.

Xác định điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan tác động đến đối

tượng nghiên cứu là cơ sở để nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá và trình

bày những phương hướng và giải pháp tác động đến đối tượng khảo sát một

cách khoa học.

VẤN ĐỀ ÔN TẬP

1. Đề tài khoa học và căn cứ lựa chọn một đề tài khoa học

2. Phân biệt đề tài, hệ thống đề tài và chương trình nghiên cứu khoa

học

3. Cơ sở lý thuyết cho một đề tài khoa học.

4. Thực hành: Xây dựng cơ sở lý thuyết cho một đề tài khoa học phù

hợp với chuyên ngành đào tạo của sinh viên

XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

I. Lựa chọn đề tài

Lựa chọn đề tài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với nhà khoa

học, có thể quyết định khuynh hướng chuyên môn của nhà nghiên cứu ấy

mặc dù trong một số trường hợp, nhà khoa học có thể nhận đề tài nghiên cứu

do cơ quan quản lý chỉ định theo yêu cầu của đơn vị. Khi tự lựa chọn đề tài

cần dựa trên một số căn cứ:

Một là, đề tài có ý nghĩa khoa học. Đề tài khi được thực hiện có thể

làm rõ những trường hợp đặc thù, bổ sung nội dung một lý thuyết khoa học

đã có hay xây dựng một lý thuyết khoa học mới.

Hai là, đề tài có ý nghĩa thực tiễn, Việc thực hiện đề tài góp phần xây

dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế – xã hội; giải đáp những

đòi hỏi về tổ chức, quản lý xã hội hoặc giải quyết nhu cầu phát triển nội tại

của một lĩnh vực, chuyên ngành nghiên cứu.

Đề tài khoa học đáp ứng yêu cầu cấp thiết phát triển khoa học và thực

tiễn khi luận giải được một cách thuyết phục hai mặt nêu trên.

Ba là, đề tài có đủ điều kiện, phương tiện nghiên cứu. Điều kiện đảm

bảo cho việc nghiên cứu thành công bao gồm: cơ sở thông tin tư liệu, thiết bị

thí nghiệm, đo lường, quỹ thời gian cần thiết, lượng kinh phí đảm bảo…

Những yếu tố thuộc về chủ thể của quá trình nghiên cứu như lĩnh vực

chuyên môn của các nhà khoa học, đội ngũ cộng tác viên có thể huy động…

Bên cạnh đó, nhu cầu và nguyện vọng nghiên cứu của nhà khoa học cũng là

yếu tố cần lưu tâm khi lựa chọn đề tài nghiên cứu.

II. Xây dựng đề cương nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến kế hoạch và nội dung nghiên

cứu một đề tài khoa học để trình cơ quan quản lý phê duyệt.

1. Tên đề tài nghiên cứu

Vấn đề khoa học sau khi được lựa chọn cần được phát biểu thành tên

gọi. Tên của đề tài là hình thức diễn đạt của tư duy về vấn đề nghiên cứu.

Về hình thức, tên đề tài nghiên cứu cần được thể hiện dưới dạng ngôn

ngữ một cách trọn vẹn, xác định, chặt chẽ, súc tích. Các thuật ngữ đảm bảo

tính khoa học, biểu đạt rõ ràng, chính xác tư tưởng của nhà nghiên cứu.

Về nội dung, tên đề tài nghiên cứu là tên gọi của vấn đề nghiên cứu đã

được xác định rõ ràng về đối tượng, mục tiêu và giới hạn nghiên cứu. Về

mặt cấu trúc, tên đề tài bao gồm vấn đề nghiên cứu, không gian nghiên cứu

và thời gian khảo sát.

2. Lý do lựa chọn đề tài

Việc lựa chọn đề tài thường xuất phát từ mâu thuẫn đặt ra trong quá

trình phát triển lý luận hay vận dụng lý luận đã có để giải quyết một vấn đề

thực tiễn nảy sinh. Đồng thời, những phát hiện về vướng mắc trong hoạt

động thực tiễn lien quan đến chuyên môn hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nhà

khoa học cũng có thể là căn cứ lựa chọn đề tài. Thuyết minh lý do lựa chọn

đề tài nghiên cứu thực chất là trả lời câu hỏi tại sao cần nghiên cứu đề này

ấy, làm rõ tính cấp thiết của việc nghiên cứu trên các phương diện lý thuyết,

thực tiễn và nhu cầu của nhà nghiên cứu.

3. Tình hình nghiên cứu

Phân tích lịch sử nghiên cứu vấn đề khoa học. Trong đó, nhà khoa học

cần làm rõ mức độ nghiên cứu của các công trình khoa học đã hoàn thành,

chỉ ra những thành tựu nghiên cứu trong các tài liệu đã có mà đề tài có thể