Làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn luyện từ và câu – Tài liệu text

Làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 23 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
– Trong các môn học ở cấp Tiểu học hiện nay, cùng với môn Toán, Tiếng
Việt là một môn học có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần đặc biệt vào nhiệm vụ
hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong đó, phân môn Luyện từ
và câu của Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi nó cung cấp cho học
sinh Tiểu học một vốn từ nhất định, không có vốn từ đầy đủ thì học sinh không
thể nắm ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp. Việc học từ, hiểu nghĩa từ,
có vốn từ phong phú ở giai đoạn đầu sẽ giúp các em nắm được tiếng “mẹ đẻ”,
tạo điều kiện để các em học tốt tất cả các môn học của cấp học, của các cấp tiếp
theo và giúp các em phát triển toàn diện.
– Dạy Luyện từ và câu ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát
triển cho học sinh một vốn từ phong phú, chính xác theo hướng tích cực hoá.
Làm thế nào để hình thành ở học sinh một sự chú ý thường xuyên đến nghĩa của
từ, hiểu nghĩa những từ mới, chính xác hoá nghĩa của những từ đã biết, hiểu
những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong từng văn cảnh. Từ đó xây dựng
được một kho từ ngữ phong phú, luôn thường trực và có hệ thống trong trí nhớ
của các em để tạo điều kiện đi vào hoạt động ngôn ngữ được thuận lợi. Bên cạnh
đó, môn học còn rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng từ trong học tập và trong
giao tiếp, kỹ năng đưa từ vào trong vốn từ các em dùng thường xuyên đồng thời
biết loại ra khỏi vốn từ tích cực đó những từ ngữ không văn hoá. Đây chính là
nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. Tóm lại, nhiệm vụ
của việc rèn Luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung là thông qua các hoạt động
thực hành giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức về từ và câu mà các em đã
tích luỹ trong vốn sống của mình, dần dần hình thành quy tắc dùng từ, đặt câu và
tạo lập văn bản trong giao tiếp. Từ đó giúp học sinh nói và viết theo đúng chuẩn
mực, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp, đồng thời góp phần rèn
luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
– Mặc dù nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu quan trọng như vậy
song việc dạy học hiện nay còn nhiều hạn chế, học sinh chưa có những kiến
thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu đặt ra; vốn từ của các em còn hạn chế, hiểu nghĩa

từ và việc sử dụng từ ngữ còn gặp nhiều khó khăn, kĩ năng dùng từ đặt câu để
diễn đạt thành câu, trọn ý, thành đoạn, thành bài chưa được mạch lạc, rõ ràng;
đoạn văn, bài văn viết còn rời rạc, thiếu cảm xúc. Tình trạng bí từ, đặt câu, xây
dựng đoạn văn, bài văn chưa đạt yêu cầu ở học sinh còn nhiều.
– Ngoài ra, việc nắm bắt, thông hiểu và vận dụng các vấn đề liên quan đến
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của một số
giáo viên cũng chưa thật sâu sắc. Từ các vấn đề nêu trên đã dẫn đến thực trạng là
trong những năm học vừa qua, hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu
chưa đạt được theo yêu cầu đặt ra.
– Chính vì vậy, đầu năm học 2017 – 2018, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số
biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4” để làm đề tài nghiên cứu của
mình. Đến năm học 2018 – 2019, tôi tiến hành áp dụng những biện pháp đã tìm
tòi nghiên cứu vào quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể là áp dụng vào việc
giảng dạy lớp 4B – Trường Tiểu học Thị Trấn Ngọc Lặc với mong muốn giúp
1

1

học sinh yêu thích môn học hơn, có vốn từ phong phú hơn để học tập và giao
tiếp tốt, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ
và câu nói riêng, các môn học khác nói chung ở trường Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Giúp học sinh có những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn luyện kĩ
năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh. Trang bị kiến thức
tiếng Việt cho học sinh.
– Giúp học sinh có kĩ năng phát hiện ra dạng bài khi làm bài. Học sinh có
kĩ năng tích hợp được nội dung các phân môn như : Luyện từ và câu, tập đọc,
chính tả, kĩ năng sống trong khi làm bài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

– Các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4.
– Học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Thị Trấn Ngọc Lặc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
– Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy
môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
– Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan.
– Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
– Để giúp học sinh “giàu vốn từ”, sử dụng linh hoạt vốn từ đó để nói và
viết chính xác, giàu cảm xúc là cả một quá trình (từ lớp 3 đến lớp 4, lớp 5) rèn
luyện kiên trì, bền bỉ. Vốn từ không thể giàu được nếu học sinh chưa có hứng
thú học, chưa có ý thức trau dồi ngôn ngữ nói, viết và chưa có phương pháp học
tập tốt. Theo đó, việc rèn kĩ năng làm giàu vốn từ vừa nhằm mục đích nâng cao
năng lực giao tiếp vừa nâng cao ý thức tự rèn luyện ở mỗi học sinh.
– Mặt khác, để nói năng lưu loát, diễn đạt rõ ý trọn lời, viết được bài văn
hay học sinh cần phải giàu vốn từ, có kĩ năng sử dụng vốn từ sẵn có một cách
thành thạo. Sau đó cần có sự chọn lựa từ ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt; kết
hợp với kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, các biện pháp tu từ để sản sinh ra những văn
bản nói và văn bản viết chính xác, đúng nội dung, giàu cảm xúc và thấm đượm
tâm hồn tuổi thơ của các em. Nhờ có kĩ năng sử dụng, chọn lựa từ trong vốn từ
có sẵn một cách linh hoạt, sáng tạo mà trong văn học, chúng ta gặp một số đoạn
văn của các nhà văn khiến cho tâm hồn ta rung động mãi. Chẳng hạn: Tác giả
Vũ Tú Nam đã viết:
“Mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
– Trong tác phẩm trên, ta bắt gặp cách dùng từ một cách rất riêng, rất
“thần kì” như vậy. Bởi với riêng từ sáng trong, tác giả Vũ Tú Nam đã gợi lên
trước mắt người đọc một mặt biển trong suốt, sáng như gương, tuyệt đẹp!

– Do vậy, làm giàu vốn từ cho các em học sinh là chúng ta đã làm giàu sự
nhận thức, mở rộng tầm mắt cho các em, giúp các em thấy vẻ đẹp của Tiếng
Việt, vẻ đẹp của quê hương đất nước, của con người Việt Nam. Từ đó giúp tâm
hồn của các em thêm phong phú và phát triển toàn diện.
2

2

– Nhưng đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học vẫn còn thích chơi hơn
thích học, các em học nhanh nhớ song cũng chóng quên. Đặc biệt, khi áp đặt
hoặc bắt buộc các em phải hiểu nghĩa từ, giải nghĩa từ một cách khô khan, cứng
nhắc thì các em dễ nhàm chán, dẫn đến không thích học, chán ghét môn học. Vì
vậy, giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để có phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học thích hợp giúp các em học tập một cách tích cực, sáng tạo và chủ động
nhằm đạt kết quả tốt nhất trong mỗi giờ dạy. Từ đó, các em yêu thích môn học,
có hứng thú khi học và có ý thức tự làm giàu vốn từ của mình trong môi trường
học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng giáo viên và học sinh của nhà trường về làm giàu vốn từ
trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
– Qua việc tìm hiểu chương trình, nội dung phân môn Luyện từ và câu
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, thông qua học hỏi và kiểm nghiệm khi dự
giờ đồng nghiệp, qua các tài liệu tham khảo có liên quan đồng thời thông qua
thực trạng học tập, tiếp thu môn học ở học sinh khối lớp 4, tôi rút ra một số nhận
xét chung như sau:
a. Về giáo viên:
– Các đồng chí giáo viên đều xác định được mục tiêu chính của từng bài
Luyện từ và câu, đó là phát triển vốn từ cho học sinh. Tuy nhiên trong các giờ
dạy Luyện từ và câu vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể :

– Việc dạy nghĩa từ chỉ thực hiện cho đủ bước, hình thức giúp học sinh
hiểu nghĩa từ chưa phong phú, chủ yếu là giải nghĩa bằng cách định nghĩa từ,
chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng trực quan.
– Bên cạnh đó, việc giải nghĩa từ của một số giáo viên còn lúng túng, chưa
rõ nghĩa từ dẫn đến học sinh hiểu nghĩa từ còn mơ hồ, thiếu sự chính xác.
– Một số giáo viên coi việc làm giàu vốn từ cho học sinh là nhiệm vụ của
phân môn Luyện từ và câu nên chưa thực sự chú ý đến việc kết hợp giải nghĩa từ
và làm giàu vốn từ cho các em ở môn học khác. Vì vậy dẫn đến thực trạng ở học
sinh như mục sau đây.
b. Về học sinh:
– Học sinh chỉ biết vận dụng các từ ngữ được học để làm các bài tập trong
sách giáo khoa. Việc hiểu nghĩa từ chưa cặn kẽ dẫn đến tình trạng học sinh vận
dụng không chính xác vốn từ đã có trong khi nói và viết, nhiều em đưa cả những
từ không thích hợp, thiếu chính xác, thậm chí các em đưa cả những từ ngữ
không văn hoá vào bài viết trong phân môn tập làm văn của mình, vào cả lời nói
khi phát biểu trên lớp.
– Việc huy động vốn từ thiếu linh hoạt dẫn đến bài viết của các em quá sơ
sài, câu văn ngắn, thiếu hình ảnh, lời giải bài toán thiếu chính xác, phát biểu ý
kiến chưa diễn đạt hết nội dung mà các em muốn nói. Do đó tình trạng bí từ vẫn
còn khá phổ biến ở phần nhiều học sinh.
c. Nguyên nhân của thực trạng trên:
– GV chưa thực sự chú ý đến tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và
câu. Coi việc làm giàu vốn từ cho học sinh là nhiệm vụ của các cấp học cao hơn.

3

3

– Một số giáo viên còn chưa chịu khó trau dồi ngôn ngữ, sử dụng vốn từ

chưa thật linh hoạt khi giảng dạy, đặc biệt là khi dạy nghĩa từ cho học sinh.
– Hình thức dạy nghĩa từ còn đơn điệu, nặng về giảng giải khô khan mà
quên đi rằng có nhiều hình thức để các em hiểu nghĩa từ mà không nhất thiết
phải định nghĩa từ đó.
– Việc đổi mới phương pháp trong dạy học nói chung và dạy Luyện từ và
câu nói riêng đã được các giáo viên ở trường Tiểu học thực hiện tương đối tốt.
Song đổi mới như thế nào cho có hiệu quả, hình thức tổ chức như thế nào để đạt
mục tiêu bài học thì vẫn chưa thể hiện rõ nét và đồng bộ. Một số ít giáo viên còn
sa vào giảng nhiều mà dạy – hướng dẫn các em tự chiếm lĩnh tri thức thì còn hạn
chế.
– Tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần thiết cho việc dạy Luyện từ
và câu còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
– Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều (có học sinh tiếp thu
nhanh, có học sinh tiếp thu chậm). Mặt khác các em còn nhỏ tuổi, vốn sống còn
ít.
– Vốn từ của các em nghèo nàn, do môi trường giao tiếp hạn hẹp, chủ yếu
giao tiếp với bạn bè và thầy cô ở trên lớp; về nhà, người lớn trong gia đình bận
bịu công việc, ít có thời gian giao tiếp, tâm sự với con cái. Bố mẹ chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập nói gì đến việc uốn nắn các em cách dùng từ trong
giao tiếp hằng ngày.
2.2.2. Đặc điểm tình hình lớp 4B năm học 2018 – 2019:
– Năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4B,
trường Tiểu học Thị Trấn. Lớp gồm 35 học sinh, trong đó: 18 nữ và 17 nam.
dân tộc: 11, nữ dân tộc: 5, học sinh hộ nghèo: 3, cận nghèo: 01.
2.2. 3. Những thuận lợi và khó khăn lớp 4B năm học 2018 – 2019:
– Trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung và phân môn Luyện từ
và câu nói riêng, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
a) Thuận lợi:
– Đời sống của nhân dân trên địa bàn Thị Trấn ngày một nâng cao, phong
trào xã hội hoá giáo dục được thực hiện có hiệu quả rõ rệt. Vì vậy, các gia đình

đã quan tâm, chú trọng đến việc học hành của con em mình.
– Nhà trường đã bố trí đủ phòng học (mượn thêm phòng học của trường
Trung học Cơ sở Thị Trấn) để học sinh học 2 buổi / ngày với bàn ghế đủ số
lượng và đạt chuẩn theo qui định. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho
giáo viên sử dụng giáo án điện tử, nâng cao chất lượng giờ dạy. Nề nếp dạy và
học được thực hiện nghiêm túc, trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao.
Ban giám hiệu thực sự quan tâm, tạo mọi điều kiện cho các giáo viên đem hết
khả năng của mình để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt, các giáo viên
trong khối tổ thường xuyên học hỏi, trao đổi phương pháp dạy học theo hướng
đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy.
– Lớp 4B tôi được phân công giảng dạy có 100% học sinh có phẩm chất tốt.
Đa số các em chăm học, có ý thức vươn lên trong học tập. Do vậy, giáo viên có
điều kiện tốt để củng cố kiến thức cơ bản và từng bước nâng cao kiến thức cho các
em.
4

4

b. Khó khăn
– Lớp 4B do tôi chủ nhiệm có 15 em = 42,8 % học sinh là con gia đình
nông thôn, buôn bán, làm nghề tự do, trong đó có 3 em thuộc hộ nghèo; 01 em
thuộc hộ cận nghèo. 8 em học sinh ngoài địa bàn, 3 em ở xã Minh Sơn, huyện
Ngọc Lặc. Đa số bố mẹ các em đi làm từ sáng đến tối mới về. Thậm chí một số
em có bố mẹ đi làm ăn xa, việc chăm sóc, nuôi nấng các em đều nhờ vào ông bà
đã già yếu. Do vậy, các em thiếu sự quan tâm, kèm cặp của bố mẹ; việc học tập
chủ yếu nhờ vào thầy cô ở trên lớp.
– Qua thời gian 2 tuần trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy tình trạng bí từ có
ở nhiều học sinh và phổ biến gần như ở tất cả các môn học. Cụ thể như sau:
+ Việc diễn đạt của các em khi phát biểu ý kiến trong các tiết học chưa

lưu loát, chưa rõ ý. Các em cứ ấp úng mãi mà chưa nói được ý mình muốn nói.
+ Các từ địa phương còn xuất hiện nhiều trong bài viết, trong lời nói của
các em, chẳng hạn: kết luận (kết luộn), sóng nước (sống nước), thắng lợi (t rắng
lợi); thanh hỏi, thanh ngã còn lẫn lộn: dĩ nhiên (dỉ nhiên), đảm bảo (đãm bão),…
+ Trong phân môn Luyện từ và câu, khi tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa
với từ cho trước, nhiều từ giáo viên ví dụ, các em nói chưa nghe từ đó bao giờ.
+ Thậm chí, đặt lời giải các bài toán có lời văn còn chứa cả từ dùng để
hỏi. Hoặc lời giải quá dài mà thiếu ý, lời giải cụt ý,…
+ Đặc biệt trong bài Tập làm văn khảo sát chất lượng đầu năm, bài viết
quá ngắn, cách dùng từ chưa chính xác do vốn từ còn nghèo nàn làm cho các câu
văn cụt ngủn, chỉ mang tính chất liệt kê. Bài văn thiếu cảm xúc riêng, chủ yếu là
vật phải tả có đặc điểm gì các em kể hết theo kiểu tả sinh vật, rất ít hình ảnh sinh
động, gợi cảm.
Bài làm học sinh lớp 4B

5

5

Bài làm học sinh lớp 4A

6

6

Kết quả khảo sát môn Tiếng Việt đầu năm học 2018 – 2019 đạt như sau:
* Lớp 4B
Sĩ số

Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
35 em
03 em = 8,6 %
28 em = 80 %
04 em = 11,4 %
* Lớp đối chứng (lớp 4A)
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
35 em
03 em = 8,6 %
27 em = 77,1 %
05 em = 14,3 %
– Qua thực tế bài kiểm tra của các em, chứng tỏ các em vốn từ còn nghèo
nàn, kĩ năng dùng từ, diến đạt câu chưa rõ ý, chưa biết sử dụng từ ngữ phù hợp…
– Từ thực tế trên, tôi trăn trở là làm thế nào để các em có một vốn từ
phong phú, giúp các em tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, có hành trang
mà bước tiếp các cấp học khác để rồi bước vào đời một cách vững chắc. Mà
môn học có vai trò chính trong việc hình thành và phát triển vốn từ cho học sinh
là phân môn Luyện từ và câu. Vì vậy, tôi đã tìm tòi và đã có một số biện pháp
làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4 chủ yếu qua phân môn Luyện từ và câu như
sau:
2.3. Các biện pháp thực hiện:
2.3.1. Một số giải pháp.
1. Tạo hứng thú và tâm thế học tập tốt cho học sinh
2. Nghiên cứu, nắm vững cấu trúc, nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
Từ đó, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng nội dung,

từng dạng bài.
3. Xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với các đối tượng học sinh.
4. Tổ chức dạy thực nghiệm để đối chứng kết quả thực hiện.
5. Kiểm tra đánh giá.
2.3.2. Biện pháp thực hiện.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của vốn từ trong học tập, trong
giao tiếp cho học sinh
– Mặc dù, mỗi môn học đều có một vai trò nhất định trong việc hình thành
và phát triển vốn từ của trẻ, nhưng theo tôi, môn học có vai trò then chốt để làm
giàu vốn từ và rèn kỹ năng sử dụng vốn từ đã có cho các em chính là môn Tiếng
Việt. Phân môn gánh trọng trách này lại chủ yếu là phân môn Luyện từ và câu.
Do vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã nêu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc
làm giàu vốn từ, việc học Luyện từ và câu cho học sinh, để từ đó giúp các em có
định hướng và động lực học tốt phân môn này.
Ví dụ: Trong giờ kể chuyện, tôi luôn cho một học sinh có khả năng diễn
đạt tốt kể mẫu trước lớp và hỏi: Các em cảm thấy thế nào khi nghe bạn kể
chuyện? Học sinh nêu ý kiến nhận xét về cách kể của bạn. Cuối cùng, tôi kết
luận: Bạn kể hay và hấp dẫn người nghe như vậy là vì bạn có vốn từ phong phú,
cách dừng từ giàu cảm xúc và hình ảnh nên ai cũng muốn nghe bạn kể.
– Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp với phụ huynh học sinh để phụ huynh giúp
các em vận dụng vốn từ trong giao tiếp hằng ngày. Việc này tôi tiến hành ngay
trong buổi họp phụ huynh đầu năm bằng cách: nhận xét ưu điểm, nhược điểm
của từng em (nhấn mạnh việc phát biểu trên lớp và tình trạng bí từ của học sinh)
7

7

và đề nghị phụ huynh cho các em đi mua rau, quả, … ở ngoài quán, ngoài chợ
hoặc đi mượn, trả đồ trong hàng xóm nhằm rèn tính mạnh rạn, tự tin trong giao

tiếp và thông qua đó rèn kỹ năng sử dụng vốn từ cho các em.
– Mặt khác, tôi cũng đề nghị phụ huynh cần mua đầy đủ sách vở và đồ
dùng học tập cho các em, bố trí cho học sinh một góc học tập riêng và nên
thưởng cho sự tiến bộ trong học tập của các em bằng món quà bổ ích, đó là
những cuốn truyện thiếu nhi (Lá cờ thêu sau chữ vàng, Dế Mèn phiêu lưu kí,
Chú Đất Nung, …) nhằm cung cấp thêm vốn từ cho các em.
Biện pháp 2: Nghiên cứu, nắm vững cấu trúc, nội dung của phân môn
Luyện từ và câu Lớp 4 để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học cụ thể
phù hợp cho từng bài.
1. Nội dung kiến thức phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
a. Mở rộng vốn từ:
– Dạy gắn với 8 chủ điểm chung của môn Tiếng Việt: Thương người như
thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng
sáo diều, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm, Khám phá thế giới. Thông
qua các bài tập: Tìm từ ngữ theo chủ điểm, hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ
trong chủ điểm đó. Đặt câu với các từ ngữ tìm được theo chủ điểm.
b. Cấu tạo từ:
– Từ đơn, từ phức (gồm từ láy và từ ghép), các kiểu từ láy (láy âm, láy
vần, láy cả âm và vần), các kiểu từ ghép (từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có
nghĩa phân loại).
c. Từ loại:
– Danh từ (khái niệm, danh từ chung, danh từ riêng và cách viết danh từ riêng)
– Động từ (khái niệm, từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ)
– Tính từ (khái niệm, cách thể hiện mức độ của tính từ, các cách tạo ra
tính từ).
d. Các kiểu câu chia theo mục đích nói với các dấu câu tương ứng:
– Câu hỏi và dấu chấm hỏi; Dùng câu hỏi vào mục đích khác; Lịch sự khi
đặt câu hỏi, cách đặt câu hỏi.
– Câu kể: Câu kể Ai làm gì? Câu kể Ai thế nào? Câu kể Ai là gì? kết hợp
với dạy đặc diểm của chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi kiểu câu.

– Câu khiến, cách đặt câu khiến, Lịch sự khi đặt câu khiến.
– Câu cảm và dấu chấm cảm.
e. Thêm trạng ngữ cho câu:
– Thêm các trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nguyên
nhân, chỉ mục đích, chỉ phương tiện cho câu.
g. Học thêm một số dấu câu:
– Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, tác dụng của từng dấu câu.
2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:
– Để dạy học về Luyện từ và câu ở Tiểu học các phương pháp thường
được sử dụng là :
– Phương pháp phân tích ngôn ngữ: phương pháp này thường được sử
dụng khi hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ hoặc mở rộng vốn từ theo cấu tạo,
chủ điểm.
8

8

– Phương pháp luyện tập: là phương pháp được sử dụng nhiều nhất khi
dạy Luyện từ và câu lớp 4. Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm mẫu một
phần của bài tập, GV giúp các em nhận biết cách làm để tự hoàn thành bài tập.
– Phương pháp giao tiếp: Thông qua việc dạy từ dựa vào lời nói, vào
những hình ảnh sinh động, vào ngôn ngữ giao tiếp, giáo viên hướng dẫn học
sinh ở những tình huống cụ thể để tạo ra những sản phẩm giao tiếp (là việc hiểu
nghĩa từ – dùng từ chính xác và hay của học sinh)
– Phương pháp vấn đáp: thông qua hệ thống câu hỏi (câu hỏi dựa vào thao
tác tư duy, dựa vào mức độ nhận thức, dựa vào mục đích dạy học của từng bài)
để điều khiển hoạt động tư duy cho học sinh, giúp các em từng bước khám phá,
phát hiện ra kiến thức nội dung bài học.
– Phương pháp trò chơi: thường sử dụng để củng cố kiến thức, kĩ năng bài

học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ được nội dung
quan trọng của bài học.
3. Tổ chức dạy các dạng bài :
a. Mở rộng vốn từ:
– Từ tồn tại trong trí não chúng ta được sắp xếp theo một trường nghĩa
nhất định (trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa liên
tưởng, …). Ở Tiểu học, chủ yếu học sinh được cung cấp vốn từ theo trường
nghĩa biểu vật và trường nghĩa liên tưởng. Nhờ cách này, từ được tích luỹ nhanh
chóng hơn, phong phú hơn. Cũng nhờ nó, từ được sử dụng trong lời nói, trong
bài viết một cách linh hoạt; vì khi sử dụng từ, nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh
sẽ nhanh chóng huy động, lựa chọn được từ ngữ phù hợp với nội dung và yêu
cầu giao tiếp.
Ví dụ: Từ nói về lòng nhân hậu (tính từ), học sinh sẽ xác lập được một
loạt từ theo trường liên tưởng: nhân hậu, hiền hậu, hiền từ, hiền thảo, nhân từ,
nhân đức, nhân nghĩa, ..
– Loại bài tập mở rộng vốn từ đều yêu cầu học sinh tìm những từ theo một
dấu hiệu chung nào đó. Ở Tiểu học biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để hệ
thống hoá vốn từ là mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Nhóm từ theo chủ điểm bao
gồm các từ thuộc nhiều từ loại khác nhau. Cần chú ý là đề tài nên theo phạm vi
liên tưởng rộng, tuỳ thuộc vào cá nhân mỗi học sinh. Cũng có thể liên tưởng
theo một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó. Để giải loại bài tập này, giáo viên cần gợi ý
cho học sinh tìm trong vốn từ của mình những từ mang nét nghĩa với chủ điểm
đó. Bên cạnh đó, GV giúp học sinh liên tưởng theo lớp từ vựng: từ cùng nghĩa,
từ trái nghĩa.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết”. Để HS làm
được bài tập 2: Tìm các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ nhân hậu, đoàn kết rồi
xếp vào bảng.
Bước 1:
+ Giáo viên cần cho HS tìm từ cùng nghĩa với từ nhân hậu: Nhân ái,
nhân từ, hiền hậu, phúc hậu, trung hậu…..

+ Giáo viên cần cho HS tìm từ cùng nghĩa với từ đoàn kết: Cưu mang,
che chở, đùm bọc, che chở…
Bước 2:
9

9

+ Giáo viên cần cho HS tìm từ trái nghĩa với từ nhân hậu: Độc ác, tàn
ác,hung ác, tàn bạo…..
+ Giáo viên cần cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ đoàn kết:Chia rẽ,
bất hòa, lục đục…..
Bước 3:
Sau khi học sinh tìm được các từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ nhân
hậu, đoàn kết rồi thì các em sắp xếp vào bảng một cách rễ ràng và chính xác.
Như thế học sinh sẽ tìm được nhiều từ và theo một hệ thống nhất định,
giúp các em xếp từ trong trí não theo một hệ thống, khi cần có thể huy động một
cách nhanh chóng.
– Tuy nhiên, có những tình huống học sinh tìm từ không đồng nghĩa với
các từ trong chủ điểm, giáo viên cần giải nghĩa từ hoặc yêu cầu học sinh đặt câu
với từ đó để học sinh phát hiện ra.
Ví dụ: ước đoán, ước lệ, ước hẹn, … không cùng nghĩa với từ ước mơ
thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
b. Tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập giải nghĩa từ
– Việc dạy nghĩa từ có nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ. Việc này được tiến hành trong tất cả các tiết học, dù ở giờ học, môn học
nào có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ. Để dạy
nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với
mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh và phải đặt từ trong văn cảnh
để giúp các em hiểu nghĩa từ chính xác. Điều quan trọng là hình thức giúp các

em hiểu nghĩa từ. Không phải lúc nào giáo viên cũng giải nghĩa theo kiểu định
nghĩa từ (Như: ước đoán là đoán trước một điều gì đó). Vì nếu cứ lạm dụng cách
định nghĩa từ khô khan như vậy, học sinh sẽ chẳng nhớ từ được lâu mà còn chán
ghét môn học. giáo viên có thể giải nghĩa bằng cách cho học sinh đặt câu với từ
đó, nêu nghĩa trước để học sinh tìm từ. Đặc biệt là dùng đồ dùng trực quan cách này có hiệu quả rõ rệt nhất.
Ví dụ: Dạy bài “Mẹ ốm” khi cần giúp học sinh hiểu nghĩa từ cơi trầu,
Truyện Kiều mà giáo viên có cái cơi trầu, quyển Truyện Kiều cho học sinh quan
sát thì học sinh nhớ nghĩa từ nhanh và tiết học trở nên hấp dẫn trẻ hơn nhiều.

Tranh cơi trầu

10

10

– Bên cạnh đó, dùng đèn chiếu đa năng để chiếu hình ảnh đồ vật cụ thể sẽ
giúp các em hiểu nghĩa từ chính xác và nhớ từ một cách tốt nhất.
c. Bài tập về cấu tạo từ.
– Khi dạy loại bài này, ngoài việc cung cấp khái niệm từ (Thế nào là từ
đơn? Từ phức? ..) giáo viên còn phải giúp học sinh biết vạch phân từ chính xác
trong từng câu.
Ví dụ: Trong bài tập 1 SGK trang 28 như sau: Chép vào vở đoạn thơ và
dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại
các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ:
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Bước 1:

+ Giáo viên cho học sinh vạch phân từ.
Bước 2:
+ Sau khi học sinh biết vạch phân từ chính xác thì học sinh sẽ xác định từ
đơn, từ ghép.
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /
Rất / công bằng /, rất / thông minh /
Vừa / độ lượng / lại / đa tình /, đa mang /.
– Vì nếu không vạch phân từ chính xác, HS phân loại từ theo cấu tạo sẽ
sai. Do vậy, ngay bước đầu giáo viên không thể nóng vội yêu cầu học sinh phân
từ chính xác mà phải tiến hành dần dần qua từng tiết học.
– Việc phân biệt từ ghép và từ láy là một bài tập khó với học sinh lớp 4,
bởi vì HS dễ nhầm từ ghép và từ láy khi các tiếng trong từ ghép có quan hệ về
âm (chẳng hạn đi đứng, tươi tốt, châm chọc, phương hướng, …).
Ở đây, GV cho HS phân biệt theo hai bước:
+ Nếu 2 tiếng trong từ không có dấu hiệu giống nhau về ngữ âm thì xếp từ
đó vào từ ghép.
+ Nêu giống nhau về vỏ ngữ âm thì cần xét về nghĩa của từng tiếng trong
từ rồi mới xếp vào từ láy hay từ ghép theo đặc điểm sau: Từ ghép bao giờ các
tiếng cũng đều có nghĩa, từ láy thì một tiếng không có nghĩa hoặc cả hai tiếng
đều không có nghĩa.
d. Các kiểu câu chia theo mục đích nói.
– Điều quan trọng là học sinh biết dùng từ để đặt câu cho đúng với mục
đích giao tiếp: biết diễn đạt rõ ý, trọn câu khi nói và khi viết. Trong từng tiết học
về nội dung này, các bài tập đều có yêu cầu đặt câu. GV cần cho học sinh chọn
lựa từ ngữ để đặt câu vừa đạt yêu cầu bài vừa thể hiện được tính lịch sự nhằm
đạt được mục đích giao tiếp.
Ví dụ: Khi đặt câu hỏi hoặc nêu đề nghị (câu khiến) với người lớn tuổi
cần phải dùng từ thưa, bẩm, ạ ở cuối câu hỏi; từ xin, mong.. ở đầu câu khiến.
* Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp về nghiên cứu, nắm vững cấu trúc, nội

dung của phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 để lựa chọn phương pháp, hình thức
11

11

dạy học cụ thể phù hợp cho từng bài. Tôi thấy các em đã nắm vững kiến thức
của từng bài, biết vận dụng vốn từ để đặt câu cho đúng mục đích giao tiếp, xác
định chính xác về từ đơn, từ ghép, từ láy.
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với các đối tượng học
sinh nhằm giúp các em có hứng thú học tập.
– Bất cứ ở lớp học nào cũng đều có cả các đối tượng. Mức độ tiếp thu bài
và hoàn thành bài tập của mỗi đối tượng học sinh là khác nhau. Nếu kế hoạch
bài học của giáo viên chỉ xây dựng trên một đối tượng thì tiết dạy sẽ không đạt
được mục đích yêu cầu. Học sinh tiếp thu nhanh (có năng khiếu tiếng Việt) hoàn
thành xong sẽ chơi, làm ảnh hưởng đến các em khác. Học sinh chưa hoàn thành
gặp bài khó sẽ chán nản, không thích học môn học này dẫn đến chất lượng giờ
dạy sẽ không cao. Vì vậy, khi xây dựng bài học, tôi đã dự kiến nhiệm vụ cho
mỗi đối tượng học sinh: Bài khó cho học sinh tiếp thu nhanh (có năng khiếu
tiếng Việt), chia nhỏ yêu cầu cho học sinh hoàn thành chậm hoặc chưa hoàn
thành. Tổ chức trò chơi để tiết học sôi nổi, giúp học sinh có hứng thú học:
Ví dụ 1 : Khi dạy tiết 31 tuần 16 (Mở rộng vốn từ: Đồ chơi, trò chơi),
– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi ô chữ
– Yêu cầu: Dựa vào từ hàng dọc có sẵn trong ô chữ, em hãy tìm các từ
hàng ngang, biết mỗi từ hàng ngang là tên một trò chơi quen thuộc hoặc một trò
chơi dân gian nào đó.
T
R
Ò
C

H
Ơ
I
– Phương tiện: dùng đèn chiếu đa năng
– Cách tiến hành: Học sinh sẽ thi nhau đoán ô chữ, giáo viên cho học sinh
thi theo 4 đội chơi đại diện cho 4 tổ trong lớp.
– Đáp án: Học sinh có thể có nhiều từ hàng ngang phù hợp. Sau đây là
một đáp án: Các từ theo thứ tự là: thả diều, cắm trại, ném còn, nhảy cầu hè,
nhảy dây, cờ tướng, thả đĩa ba ba. …
Như vậy, nhờ cách tổ chức này HS tìm và nhớ từ nhanh hơn, chính xác hơn.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Câu kể Ai làm gì? Để củng cố bài giáo viên cho học
sinh làm bài vào phiếu học tập.
Đề bài: Em hãy xác định câu kể Ai làm gì? trong đoạn truyện vui sau và
ghi vào bảng bên dưới.
Hãy thương lấy cái dạ dày
(1) Một kẻ tham ăn đến chơi nhà Na – xrê – đin.(2) Đến khi dọn thức ăn,
hắn ta ăn lấy ăn để.(3) Na – xrê – đin bảo hắn:
(4) – Sao anh ăn nhiều? (5) Anh chắng có lòng thương gì cả.
(6) Gã kia ngạc nhiên:
(7) – Thương cái gì nhỉ? (8) Đồ ăn thức uống có phải do tôi mua đâu.

12

12

(9) – Đồ ăn thức uống của người khác.(10) Nhưng cái dạ dày là của anh.
(11) Hãy thương lấy cái dạ dày!
( Truyện cười dân gian các nước)
Câu kể Ai làm gì?

Chủ
Vị ngữ
ngữ
Bước 1:
+ Giáo viên cho học sinh xác định đoạn văn trên có mấy câu? Những câu
nào là câu kể Ai làm gì?
Bước 2:
+ Sau khi xác định được câu kể Ai làm gì?
Đáp án
Câu kể Ai làm gì?
Chủ ngữ
Vị ngữ
(1)Một kẻ tham ăn đến chơi nhà Na – Một kẻ tham đến chơi nhà Na
xrê – đin.
ăn
– xrê – đin.
(2) Đến khi dọn thức ăn, hắn ta ăn lấy hắn ta
ăn lấy ăn để.
ăn để.
(3) Na – xrê – đin bảo hắn:

Na – xrê – đin

bảo hắn:

Ví dụ 3: Khi cho HS làm bài tập 5 (Mở rộng vốn từ: Ước mơ)
– Với học sinh Hoàn thành tốt (T), GV cho các em trao đổi đề tìm nghĩa
của mỗi câu thành ngữ rồi nêu tình huống sử dụng: Cầu được ước thấy, Ước sao
được vậy, Ước của trái mùa, Đứng núi này trông núi nọ. Sau đó nêu trước lớp.
– Nhưng với học sinh Hoàn thành (H), giáo viên cho học sinh nối thành

ngữ với nghĩa của thành ngữ cho thích hợp (nội dung này được pô tô thành
phiếu cho HS làm)
Nối thành ngữ ở cột A với nghĩa ở cột B cho thích hợp
A
B
– Ước sao được vậy
– Muốn những điều trái với lẽ thường.
– Đứng núi này trông núi nọ
– Đạt được điều mình mơ ước.
– Không bằng lòng với cái mình có, lại
– Ưóc của trái mùa
mơ tới cái khác chưa phải của mình.
* Kết quả: Sau khi thực hiện niện pháp về xây dựng kế hoạch bài học phù hợp
với các đối tượng học sinh nhằm giúp các em có hứng thú học tập. Bản thân tôi
thấy các em học sinh lớp tôi làm tương đối tốt.
+ Đối với học sinh hoàn thành tốt: Các em hiểu được nghĩa các câu thành
ngữ tục ngữ. và nối một cách chính xác bài tập ở trên.
+ Đối với học sinh hoàn thành: Học sinh tìm và nối được nghĩa của câu
thành ngữ tục ngữ, sau đó giáo viên gợi ý để học sinh hiểu nghĩa cảu các thành
ngữ tục ngữ đã cho.
Biện pháp 4: Tổ chức dạy thực nghiệm để đối chứng kết quả thực hiện
– Sau khi tìm tòi được biện pháp dạy học nào thuộc nội dung mở rộng vốn
từ, tôi đều thiết kế bài học và vận dụng dạy ngay để bước đầu có cơ sở đánh giá

13

13

tính khả thi của những biện pháp này. Tôi chọn lớp 4B do tôi chủ nhiệm để dạy

thực nghiệm, lớp có 35 học sinh. Và lớp đối chứng là lớp 4A cũng có 35 học
sinh để thực hiện kiểm nghiệm biện pháp mình đã tìm được.
a) Thiết kế bài giảng cụ thể.
Bài: Mở rộng vốn từ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
(Tuần 6)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

– Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng.
– Hiểu được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm.
– Sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói, viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

– Thẻ ghi từ : tự tin, tự ti, tự kiêu, tự trọng, tự hào, tự ái. (làm BT1)
– 4 tờ giấy khổ to và bút dạ. (làm BT 3).
– Đèn chiếu đa năng (BT 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy
HĐ1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ
– Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu:
Viết 5 DT chung, 5 DT riêng
– GV nhận xét, ghi điểm từng HS.
HĐ2: (1 phút) GV giới thiệu bài.
– Em hãy kể tên các bài Tập đọc đã học
trong tuần! Các bài đó đều nói về chủ
điểm gì?
– Để giúp các em có thêm vốn từ về chủ
điểm này, hôm nay cô cùng các em sẽ
học bài Mở rộng vốn từ Trung thực – Tự
trọng.

HĐ3: (30 phút) Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT
– Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 làm BT
vào VBT
– Gọi HS làm nhanh lên bảng ghép thẻ
từ thích hợp vào chỗ trống.
– GV nhận xét và dùng đèn chiếu để
trình bày kết quả đúng
Thứ tự các từ cần điền là: tự trọng, tự
kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc thầm và nêu yêu
cầu, nội dung bài.
– GV cho HS làm theo nhóm bàn.
– Tổ chức thi giữa 2 nhóm dưới hình
thức: Nhóm 1 đưa ra từ, nhóm 2 tìm
nghĩa của từ. Sau đó đổi lại. Nếu nhóm
nào nói sai, lập tức cuộc chơi dừng lại
14

Hoạt động của trò
– 2HS lên bảng làm theo yêu cầu.
– HS khác theo dõi, nhận xét và
chữa bài cho bạn.
– HS nêu tên bài tập đọc, nêu tên
chủ điểm (Măng mọc thẳng)
– HS mở SGK trang 35, lắng nghe.

– 2 HS đọc thành tiếng.
– HĐ nhóm,viết bằng chì vào vở.
– HS khác nhận xét, bổ sung.

– Học sinh theo dõi, đối chiếu với
bài làm của mình.
– 2 HS đọc lại đoạn văn đã điền
hoàn chỉnh.
– 1 HS nêu trước lớp
– Hoạt động nhóm.
– 2 nhóm thi, các nhóm khác làm
trọng tài.

14

và gọi nhóm kế tiếp.
– 2 HS đọc lại lời giải đúng.
– Nhận xét, tuyên dương, cho điểm
nhóm hoạt động sôi nổi, làm đúng.
– 1 HS đọc thành tiếng.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc.
– Hoạt động trong nhóm.
– Chia lớp làm 4 nhóm, phát giấy và bút – Treo phiếu, nhận xét, bổ sung.
dạ cho mỗi nhóm. Yêu cầu HS trao đổi – HS chữa bài nếu sai
nhóm và làm bài.
– 2 HS đọc lại các từ đã xếp đúng.
– Các nhóm treo phiếu lên bảng
– GV kết luận về lời giải đúng: Trung có – 1 HS đọc yêu cầu
nghĩa là ở giữa: trung bình, trung thu, – HS đặt câu ra giấy nháp.
trung tâm. Trung có nghĩa là một lòng – HS nối tiếp nêu từ, HS được gọi
một dạ (các từ còn lại).
đặt câu, nếu đặt đúng, có quyền
Bài 4: Đặt câu với các từ ở BT3

nêu từ cho bạn khác đặt câu.
– Yêu cầu HS đặt câu theo cá nhân
– HS khác lắng nghe, bổ sung, chữa
– HS trình bày trước lớp với hình thức: 1 bài cho bạn.
HS nêu từ, gọi HS khác đặt câu.
– Ví dụ: Chúng ta phải trung thực
– GV giúp HS chữa lỗi sử dụng từ, đặt trong học tập.
câu cho từng HS.
+ Ngọc Lặc là trung tâm của các
– Nhận xét, tuyên dương tinh thần học huyện miền núi.
của HS, khen HS đặt câu hay,sinh động. – HS lắng nghe.
HĐ nối tiếp : (2 phút) Củng cố dặn dò.
– Nhận xét tiết học.
– Dặn dò HS về nhà ôn lại bài và chuẩn
bị bài sau.
b. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy thực nghiệm:
– Sau mỗi giờ dạy thực nghiệm, tôi đã rút kinh nghiệm để các biện pháp
làm giàu vốn từ cho học sinh ngày một có tính khả thi hơn.
– Ngoài ra, tôi còn dạy thực nghiệm nhằm làm giàu vốn từ cho các em ở
một số môn học: Tập đọc, Khoa học, Lịch sử, Địa lí và ở cả môn Toán …
Biện pháp 5 : Kiểm tra, đánh giá sau một thời gian áp dụng các biện pháp.
– Sau khi áp dụng các biện pháp, tôi đã tổ chức cho học sinh lớp 4B của
tôi và lớp đối chứng (4A) làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả thực hiện các
biện pháp làm giàu vốn từ.
Ví dụ: Đề kiểm tra sau khi áp dụng các biện pháp (20 phút)
Câu 1: Nối từ ở cột A tương ứng với nghĩa ở cột B
A
B
a) Tự hào
1- Tự cho mình là hơn người, tỏ ra coi thường người khác.

b) Tự kiêu
2- Tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin.
c) Tự trọng
3- Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
d) Tự ti
4- Tin vào bản thân mình.
e) Tự tin
5- Coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình.
Câu 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước từ có tiếng trung (nghĩa một lòng một dạ)
a, trung du
b, trung thành
c, trung dũng
d, trung hậu
e, trung tướng
g, trung học

15

15

Câu 3: Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để có từ thuộc chủ điểm Măng
mọc thẳng
:………. thực
tự………..
………… kiên
…………thật
…………nghĩa.
tôn …………..
Câu 4: Đặt câu với các từ đã được khoanh tròn chữ cái đặt trước ở bài 2.

Kết quả bài làn của 2 lớp dùng để đối chứng sau khi áp dụng.
Bài làm học sinh lớp 4A

16

16

Bài làm học sinh lớp 4B

17

17

18

18

– Học sinh làm bài xong, tôi đã chấm bài và so sánh kết quả. Tôi nhận
thấy, ở lớp 4B, chất lượng bài làm được nâng lên rõ rệt so với lớp đối chứng 4A.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
– Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào quá trình dạy học, tôi
nhận thấy rằng, chất lượng của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và
câu nói riêng của học sinh lớp 4B được nâng lên rõ rệt. Trong từng tiết dạy, học sinh
đã có hứng thú học, vốn từ của các em ngày một giàu có hơn. Bài Tập làm văn và
cách diễn đạt của học sinh đã có những chuyển biến đáng khích lệ. Đặc biệt tình
trạng bí từ ở các em đã và đang được xoá bỏ dần. Các em đã tự tin mạnh dạn hơn
trong phát biểu ý kiến và trong giao tiếp hằng ngày. Quan trọng hơn là ý thức làm

giàu vốn từ và sử dụng vốn từ ở các em ngày càng tiến triển.
– Cụ thể kết quả thi giữa học kì II năm học 2018 – 2019, chất lượng môn
Tiếng Việt của lớp 4B và lớp 4A (lớp đối chứng) như sau:
* Lớp 4B
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
35 em
22 em = 62,8 % 13 em = 37,2 %
0
* Lớp đối chứng (lớp 4A)
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
35 em
9 em = 25,7 %
25 em = 71,5 %
1 em = 2,8 %
– Từ kết quả đạt được như trên, tôi nhận thấy dù thời gian nghiên cứu và
áp dụng đề tài vào thực tế chưa nhiều nhưng kết quả môn Tiếng Việt của lớp tôi
dạy từng bước đã được nâng lên rõ rệt. Tình trạng bí từ ở học sinh đã được cải
thiện đáng kể. Điều đó đã giúp tôi có thể tự tin khẳng định rằng, nếu cứ áp dụng
đề tài này vào quá trình dạy học một cách kiên trì, thường xuyên thì chất lượng
phân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung của lớp 4B sẽ
đạt được mục tiêu, yêu cầu về kiến thức kỹ năng đã đề ra.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận:
– Để đạt được những kết quả như trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm

sau:
– GV cần xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của việc làm giàu vốn từ cho
học sinh Tiểu học.
– Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ khi nào, nhất là trong giảng dạy cần
phải chú ý cách phát ngôn của mình sao cho chính xác, chuẩn mực và nghe
người khác phát ngôn để học tập, đặc biệt cần suy ngẫm, chọn lựa cho lời nói
của mình trước học sinh, trước mọi người.
– Luôn luôn học hỏi đồng nghiệp, tham khảo thêm sách báo để thay đổi,
lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức trong dạy học sao cho phù
hợp, kết hợp các phương pháp đã chọn thật thành thạo để giờ dạy thành công.
– Ngoài ra GV còn phải thường xuyên quan tâm đến mọi đối tượng học
sinh trong lớp để có biện pháp giảng dạy phù hợp.
– Cần đặc biệt chú ý tìm hiểu, khai thác vốn sống, vốn từ ngữ có sẵn trong
mỗi học sinh để giúp các em vận dụng vào bài học và ngược lại, cần khuyến

19

19

khích học sinh vận dụng vốn từ đã học vào giao tiếp hằng ngày để vốn từ của
các em trở thành vốn từ sống.
3.2 Kiến nghị:
– Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Thị Trấn
nói chung và chất lượng phân môn Luyện từ và câu nói riêng, tôi kính mong các
cấp lãnh đạo tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt hơn nữa
phong trào Xã hội hoá giáo dục để tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà
trường: đủ phòng chức năng với đủ đồ dùng dạy học, đủ phòng học, có điều kiện
để tổ chức dạy học 2 buổi / ngày cho tất cả các khối lớp nhằm từng bước nâng
cao chất lượng giáo dục, tiến tới phấn đấu đủ tiêu chuẩn để trường Tiểu học Thị

Trấn Ngọc Lặc đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2.
– Trên đây là một vài kinh nghiệm về “Làm giàu vốn từ cho học sinh lớp
4 thông qua phân môn Luyện từ và câu” mà tôi đã rút ra được trong quá trình
dạy học, chắc chắn đây không phải là những kinh nghiệm khả quan nhất. Vì vậy,
rất mong các cấp lãnh đạo trong ngành và bạn bè đồng nghiệp đọc và cùng trao
đổi, để chúng ta đi đến một mục đích chung nhất đó là thực hiện tốt sự nghiệp
“ Trồng Người ” mà Đảng và nhân dân giao cho.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thị Trấn, ngày 10 tháng 4 năm 2019
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Tươi

Môc lôc

20

20

Nội dung

Trang

TT

1

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3.. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

3

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

1
2
2
2

3

3
8
17

18
18

*TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK và SGV môn Tiếng Việt lớp 4.

21

21

2. Từ điển Tiếng Việt trường Tiểu học.
3. Phương pháp dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học.
4, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học (Lớp 4).
5. Hưỡng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học.

22

22

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANMH HÓA

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tươi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt

NGỌC LẶC, NĂM 2019

23

23

từ và việc sử dụng từ ngữ còn gặp nhiều khó khăn vất vả, kĩ năng dùng từ đặt câu đểdiễn đạt thành câu, trọn ý, thành đoạn, thành bài chưa được mạch lạc, rõ ràng ; đoạn văn, bài văn viết còn rời rạc, thiếu cảm hứng. Tình trạng bí từ, đặt câu, xâydựng đoạn văn, bài văn chưa đạt nhu yếu ở học viên còn nhiều. – Ngoài ra, việc chớp lấy, thông hiểu và vận dụng những yếu tố tương quan đếnđổi mới nội dung và giải pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của một sốgiáo viên cũng chưa thật thâm thúy. Từ những yếu tố nêu trên đã dẫn đến tình hình làtrong những năm học vừa mới qua, hiệu suất cao giảng dạy phân môn Luyện từ và câuchưa đạt được theo nhu yếu đặt ra. – Chính thế cho nên, đầu năm học 2017 – 2018, tôi đã lựa chọn đề tài : “ Một sốbiện pháp làm giàu vốn từ cho học viên lớp 4 ” để làm đề tài điều tra và nghiên cứu củamình. Đến năm học 2018 – 2019, tôi triển khai vận dụng những giải pháp đã tìmtòi điều tra và nghiên cứu vào quy trình giảng dạy của mình. Cụ thể là vận dụng vào việcgiảng dạy lớp 4B – Trường Tiểu học Thị Trấn Ngọc Lặc với mong ước giúphọc sinh thương mến môn học hơn, có vốn từ đa dạng chủng loại hơn để học tập và giaotiếp tốt, góp thêm phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từvà câu nói riêng, những môn học khác nói chung ở trường Tiểu học. 1.2. Mục đích điều tra và nghiên cứu – Giúp học viên có những kỹ năng và kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn luyện kĩnăng dùng từ, đặt câu ( nói, viết ), kĩ năng đọc cho học viên. Trang bị kiến thứctiếng Việt cho học viên. – Giúp học viên có kĩ năng phát hiện ra dạng bài khi làm bài. Học sinh cókĩ năng tích hợp được nội dung những phân môn như : Luyện từ và câu, tập đọc, chính tả, kĩ năng sống trong khi làm bài. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và điều tra – Các giải pháp làm giàu vốn từ cho học viên lớp 4. – Học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Thị Trấn Ngọc Lặc. 1.4. Phương pháp điều tra và nghiên cứu. 1.4.1. Nhóm chiêu thức điều tra và nghiên cứu lí luận : – Nghiên cứu những văn kiện, những công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạymôn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tìm hiểu thêm. 1.4.2. Nhóm chiêu thức nghiên cứu và điều tra thực tiễn : – Tìm hiểu, khảo sát, tích lũy những tài liệu thực tiễn có tương quan. – Phân tích, tổng hợp, nhìn nhận tình hình yếu tố nghiên cứu và điều tra. 2. Nội dung sáng tạo độc đáo kinh nghiệm tay nghề. 2.1. Cơ sở lí luận của ý tưởng sáng tạo kinh nghiệm tay nghề : – Để giúp học viên ” giàu vốn từ “, sử dụng linh động vốn từ đó để nói vàviết đúng chuẩn, giàu cảm hứng là cả một quy trình ( từ lớp 3 đến lớp 4, lớp 5 ) rènluyện kiên trì, bền chắc. Vốn từ không hề giàu được nếu học viên chưa có hứngthú học, chưa có ý thức trau dồi ngôn từ nói, viết và chưa có giải pháp họctập tốt. Theo đó, việc rèn kĩ năng làm giàu vốn từ vừa nhằm mục đích mục tiêu nâng caonăng lực tiếp xúc vừa nâng cao ý thức tự rèn luyện ở mỗi học viên. – Mặt khác, để nói năng lưu loát, diễn đạt rõ ý trọn lời, viết được bài vănhay học viên cần phải giàu vốn từ, có kĩ năng sử dụng vốn từ sẵn có một cáchthành thạo. Sau đó cần có sự lựa chọn từ ngữ một cách phát minh sáng tạo, linh động ; kếthợp với kĩ năng sử dụng ngôn từ, những giải pháp tu từ để sản sinh ra những vănbản nói và văn bản viết đúng mực, đúng nội dung, giàu cảm hứng và thấm đượmtâm hồn tuổi thơ của những em. Nhờ có kĩ năng sử dụng, lựa chọn từ trong vốn từcó sẵn một cách linh động, phát minh sáng tạo mà trong văn học, tất cả chúng ta gặp một số ít đoạnvăn của những nhà văn khiến cho tâm hồn ta rung động mãi. Chẳng hạn : Tác giảVũ Tú Nam đã viết : ” Mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch ” – Trong tác phẩm trên, ta phát hiện cách dùng từ một cách rất riêng, rất ” thần kì ” như vậy. Bởi với riêng từ sáng trong, tác giả Vũ Tú Nam đã gợi lêntrước mắt người đọc một mặt biển trong suốt, sáng như gương, tuyệt đẹp ! – Do vậy, làm giàu vốn từ cho những em học viên là tất cả chúng ta đã làm giàu sựnhận thức, lan rộng ra tầm mắt cho những em, giúp những em thấy vẻ đẹp của TiếngViệt, vẻ đẹp của quê nhà quốc gia, của con người Nước Ta. Từ đó giúp tâmhồn của những em thêm nhiều mẫu mã và tăng trưởng tổng lực. – Nhưng đặc thù tâm ý của học viên tiểu học vẫn còn thích chơi hơnthích học, những em học nhanh nhớ tuy nhiên cũng chóng quên. Đặc biệt, khi áp đặthoặc bắt buộc những em phải hiểu nghĩa từ, giải nghĩa từ một cách khô khan, cứngnhắc thì những em dễ nhàm chán, dẫn đến không thích học, chán ghét môn học. Vìvậy, giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để có giải pháp và hình thức tổ chức triển khai dạyhọc thích hợp giúp những em học tập một cách tích cực, phát minh sáng tạo và chủ độngnhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong mỗi giờ dạy. Từ đó, những em yêu dấu môn học, có hứng thú khi học và có ý thức tự làm giàu vốn từ của mình trong môi trườnghọc tập cũng như trong đời sống hằng ngày. 2.2. Thực trạng yếu tố trước khi vận dụng ý tưởng sáng tạo kinh nghiệm tay nghề. 2.2.1. Thực trạng giáo viên và học viên của nhà trường về làm giàu vốn từtrong phân môn Luyện từ và câu lớp 4. – Qua việc khám phá chương trình, nội dung phân môn Luyện từ và câutrong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, trải qua học hỏi và kiểm nghiệm khi dựgiờ đồng nghiệp, qua những tài liệu tìm hiểu thêm có tương quan đồng thời thông quathực trạng học tập, tiếp thu môn học ở học viên khối lớp 4, tôi rút ra một số ít nhậnxét chung như sau : a. Về giáo viên : – Các chiến sỹ giáo viên đều xác lập được tiềm năng chính của từng bàiLuyện từ và câu, đó là tăng trưởng vốn từ cho học viên. Tuy nhiên trong những giờdạy Luyện từ và câu vẫn còn những hạn chế nhất định, đơn cử : – Việc dạy nghĩa từ chỉ triển khai cho đủ bước, hình thức giúp học sinhhiểu nghĩa từ chưa phong phú và đa dạng, đa phần là giải nghĩa bằng cách định nghĩa từ, chưa phát huy hết tính năng của vật dụng trực quan. – Bên cạnh đó, việc giải nghĩa từ của một số ít giáo viên còn lúng túng, chưarõ nghĩa từ dẫn đến học viên hiểu nghĩa từ còn mơ hồ, thiếu sự đúng mực. – Một số giáo viên coi việc làm giàu vốn từ cho học viên là trách nhiệm củaphân môn Luyện từ và câu nên chưa thực sự quan tâm đến việc tích hợp giải nghĩa từvà làm giàu vốn từ cho những em ở môn học khác. Vì vậy dẫn đến tình hình ở họcsinh như mục sau đây. b. Về học viên : – Học sinh chỉ biết vận dụng những từ ngữ được học để làm những bài tập trongsách giáo khoa. Việc hiểu nghĩa từ chưa cặn kẽ dẫn đến thực trạng học viên vậndụng không đúng mực vốn từ đã có trong khi nói và viết, nhiều em đưa cả nhữngtừ không thích hợp, thiếu đúng chuẩn, thậm chí còn những em đưa cả những từ ngữkhông văn hoá vào bài viết trong phân môn tập làm văn của mình, vào cả lời nóikhi phát biểu trên lớp. – Việc kêu gọi vốn từ thiếu linh động dẫn đến bài viết của những em quá sơsài, câu văn ngắn, thiếu hình ảnh, giải thuật bài toán thiếu đúng chuẩn, phát biểu ýkiến chưa diễn đạt hết nội dung mà những em muốn nói. Do đó thực trạng bí từ vẫncòn khá thông dụng ở đa số học viên. c. Nguyên nhân của tình hình trên : – GV chưa thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của phân môn Luyện từ vàcâu. Coi việc làm giàu vốn từ cho học viên là trách nhiệm của những cấp học cao hơn. – Một số giáo viên còn chưa chịu khó trau dồi ngôn từ, sử dụng vốn từchưa thật linh động khi giảng dạy, đặc biệt quan trọng là khi dạy nghĩa từ cho học viên. – Hình thức dạy nghĩa từ còn đơn điệu, nặng về giảng giải khô khan màquên đi rằng có nhiều hình thức để những em hiểu nghĩa từ mà không nhất thiếtphải định nghĩa từ đó. – Việc thay đổi giải pháp trong dạy học nói chung và dạy Luyện từ vàcâu nói riêng đã được những giáo viên ở trường Tiểu học triển khai tương đối tốt. Song thay đổi như thế nào cho có hiệu suất cao, hình thức tổ chức triển khai như thế nào để đạtmục tiêu bài học kinh nghiệm thì vẫn chưa bộc lộ rõ nét và đồng điệu. Một số ít giáo viên cònsa vào giảng nhiều mà dạy – hướng dẫn những em tự sở hữu tri thức thì còn hạnchế. – Tài liệu tìm hiểu thêm và vật dụng dạy học thiết yếu cho việc dạy Luyện từvà câu còn ít, chưa phân phối được nhu yếu trong thực tiễn. – Trình độ học viên trong một lớp không đồng đều ( có học viên tiếp thunhanh, có học viên tiếp thu chậm ). Mặt khác những em còn nhỏ tuổi, vốn sống cònít. – Vốn từ của những em nghèo nàn, do môi trường tự nhiên tiếp xúc hạn hẹp, chủ yếugiao tiếp với bạn hữu và thầy cô ở trên lớp ; về nhà, người lớn trong mái ấm gia đình bậnbịu việc làm, ít có thời hạn tiếp xúc, tâm sự với con cái. Bố mẹ chưa thực sựquan tâm đến việc học tập nói gì đến việc uốn nắn những em cách dùng từ tronggiao tiếp hằng ngày. 2.2.2. Đặc điểm tình hình lớp 4B năm học 2018 – 2019 : – Năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4B, trường Tiểu học Thị Trấn. Lớp gồm 35 học viên, trong đó : 18 nữ và 17 nam. dân tộc bản địa : 11, nữ dân tộc bản địa : 5, học viên hộ nghèo : 3, cận nghèo : 01.2.2. 3. Những thuận tiện và khó khăn vất vả lớp 4B năm học 2018 – 2019 : – Trong quy trình giảng dạy những môn học nói chung và phân môn Luyện từvà câu nói riêng, tôi đã gặp những thuận tiện và khó khăn vất vả như sau : a ) Thuận lợi : – Đời sống của nhân dân trên địa phận Thị Trấn ngày một nâng cao, phongtrào xã hội hoá giáo dục được thực thi có hiệu suất cao rõ ràng. Vì vậy, những gia đìnhđã chăm sóc, chú trọng đến việc học tập của con trẻ mình. – Nhà trường đã sắp xếp đủ phòng học ( mượn thêm phòng học của trườngTrung học Cơ sở Thị Trấn ) để học viên học 2 buổi / ngày với bàn và ghế đủ sốlượng và đạt chuẩn theo qui định. Nhà trường luôn tạo điều kiện kèm theo tốt nhất chogiáo viên sử dụng giáo án điện tử, nâng cao chất lượng giờ dạy. Nề nếp dạy vàhọc được triển khai trang nghiêm, trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao. Ban giám hiệu thực sự chăm sóc, tạo mọi điều kiện kèm theo cho những giáo viên đem hếtkhả năng của mình để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt, những giáo viêntrong khối tổ liên tục học hỏi, trao đổi giải pháp dạy học theo hướngđổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy. – Lớp 4B tôi được phân công giảng dạy có 100 % học viên có phẩm chất tốt. Đa số những em chăm học, có ý thức vươn lên trong học tập. Do vậy, giáo viên cóđiều kiện tốt để củng cố kỹ năng và kiến thức cơ bản và từng bước nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cácem. b. Khó khăn – Lớp 4B do tôi chủ nhiệm có 15 em = 42,8 % học viên là con gia đìnhnông thôn, kinh doanh, làm nghề tự do, trong đó có 3 em thuộc hộ nghèo ; 01 emthuộc hộ cận nghèo. 8 em học viên ngoài địa phận, 3 em ở xã Minh Sơn, huyệnNgọc Lặc. Đa số cha mẹ những em đi làm từ sáng đến tối mới về. Thậm chí một sốem có cha mẹ đi làm ăn xa, việc chăm nom, nuôi nấng những em đều nhờ vào ông bàđã già yếu. Do vậy, những em thiếu sự chăm sóc, kèm cặp của cha mẹ ; việc học tậpchủ yếu nhờ vào thầy cô ở trên lớp. – Qua thời hạn 2 tuần trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy thực trạng bí từ cóở nhiều học viên và thông dụng gần như ở toàn bộ những môn học. Cụ thể như sau : + Việc diễn đạt của những em khi phát biểu quan điểm trong những tiết học chưalưu loát, chưa rõ ý. Các em cứ ấp úng mãi mà chưa nói được ý mình muốn nói. + Các từ địa phương còn Open nhiều trong bài viết, trong lời nói củacác em, ví dụ điển hình : Tóm lại ( kết luộn ), sóng nước ( sống nước ), thắng lợi ( t rắnglợi ) ; thanh hỏi, thanh ngã còn lẫn lộn : đương nhiên ( dỉ nhiên ), bảo vệ ( đãm bão ), … + Trong phân môn Luyện từ và câu, khi tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩavới từ cho trước, nhiều từ giáo viên ví dụ, những em nói chưa nghe từ đó khi nào. + Thậm chí, đặt lời giải những bài toán có lời văn còn chứa cả từ dùng đểhỏi. Hoặc giải thuật quá dài mà thiếu ý, giải thuật cụt ý, … + Đặc biệt trong bài Tập làm văn khảo sát chất lượng đầu năm, bài viếtquá ngắn, cách dùng từ chưa đúng chuẩn do vốn từ còn nghèo nàn làm cho những câuvăn cụt ngủn, chỉ mang đặc thù liệt kê. Bài văn thiếu xúc cảm riêng, đa phần làvật phải tả có đặc thù gì những em kể hết theo kiểu tả sinh vật, rất ít hình ảnh sinhđộng, quyến rũ. Bài làm học viên lớp 4BB ài làm học viên lớp 4AK ết quả khảo sát môn Tiếng Việt đầu năm học 2018 – 2019 đạt như sau : * Lớp 4BS ĩ sốHoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành35 em03 em = 8,6 % 28 em = 80 % 04 em = 11,4 % * Lớp đối chứng ( lớp 4A ) Sĩ sốHoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành35 em03 em = 8,6 % 27 em = 77,1 % 05 em = 14,3 % – Qua trong thực tiễn bài kiểm tra của những em, chứng tỏ những em vốn từ còn nghèonàn, kĩ năng dùng từ, diến đạt câu chưa rõ ý, chưa biết sử dụng từ ngữ tương thích … – Từ trong thực tiễn trên, tôi trăn trở là làm thế nào để những em có một vốn từphong phú, giúp những em tiếp thu kiến thức và kỹ năng, nâng cao nhận thức, có hành trangmà bước tiếp những cấp học khác để rồi bước vào đời một cách vững chãi. Màmôn học có vai trò chính trong việc hình thành và tăng trưởng vốn từ cho học sinhlà phân môn Luyện từ và câu. Vì vậy, tôi đã tìm tòi và đã có 1 số ít biện pháplàm giàu vốn từ cho học viên lớp 4 đa phần qua phân môn Luyện từ và câu nhưsau : 2.3. Các giải pháp triển khai : 2.3.1. Một số giải pháp. 1. Tạo hứng thú và tâm thế học tập tốt cho học sinh2. Nghiên cứu, nắm vững cấu trúc, nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Từ đó, lựa chọn chiêu thức, hình thức dạy học tương thích với từng nội dung, từng dạng bài. 3. Xây dựng kế hoạch bài học kinh nghiệm tương thích với những đối tượng người dùng học viên. 4. Tổ chức dạy thực nghiệm để đối chứng tác dụng thực thi. 5. Kiểm tra nhìn nhận. 2.3.2. Biện pháp triển khai. Biện pháp 1 : Nâng cao nhận thức về vai trò của vốn từ trong học tập, tronggiao tiếp cho học viên – Mặc dù, mỗi môn học đều có một vai trò nhất định trong việc hình thànhvà tăng trưởng vốn từ của trẻ, nhưng theo tôi, môn học có vai trò then chốt để làmgiàu vốn từ và rèn kỹ năng và kiến thức sử dụng vốn từ đã có cho những em chính là môn TiếngViệt. Phân môn gánh trách nhiệm này lại đa phần là phân môn Luyện từ và câu. Do vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã nêu rõ vai trò và tầm quan trọng của việclàm giàu vốn từ, việc học Luyện từ và câu cho học viên, để từ đó giúp những em cóđịnh hướng và động lực học tốt phân môn này. Ví dụ : Trong giờ kể chuyện, tôi luôn cho một học viên có năng lực diễnđạt tốt kể mẫu trước lớp và hỏi : Các em cảm thấy thế nào khi nghe bạn kểchuyện ? Học sinh nêu quan điểm nhận xét về cách kể của bạn. Cuối cùng, tôi kếtluận : Bạn kể hay và mê hoặc người nghe như vậy là vì bạn có vốn từ phong phú và đa dạng, cách dừng từ giàu xúc cảm và hình ảnh nên ai cũng muốn nghe bạn kể. – Bên cạnh đó, tôi còn tích hợp với cha mẹ học viên để cha mẹ giúpcác em vận dụng vốn từ trong tiếp xúc hằng ngày. Việc này tôi thực thi ngaytrong buổi họp cha mẹ đầu năm bằng cách : nhận xét ưu điểm, nhược điểmcủa từng em ( nhấn mạnh vấn đề việc phát biểu trên lớp và thực trạng bí từ của học viên ) và đề xuất cha mẹ cho những em đi mua rau, quả, … ở ngoài quán, ngoài chợhoặc đi mượn, trả đồ trong hàng xóm nhằm mục đích rèn tính mạnh rạn, tự tin trong giaotiếp và trải qua đó rèn kiến thức và kỹ năng sử dụng vốn từ cho những em. – Mặt khác, tôi cũng đề xuất cha mẹ cần mua vừa đủ sách vở và đồdùng học tập cho những em, sắp xếp cho học viên một góc học tập riêng và nênthưởng cho sự tân tiến trong học tập của những em bằng món quà hữu dụng, đó lànhững cuốn truyện mần nin thiếu nhi ( Lá cờ thêu sau chữ vàng, Dế Mèn phiêu lưu kí, Chú Đất Nung, … ) nhằm mục đích phân phối thêm vốn từ cho những em. Biện pháp 2 : Nghiên cứu, nắm vững cấu trúc, nội dung của phân mônLuyện từ và câu Lớp 4 để lựa chọn giải pháp, hình thức dạy học cụ thểphù hợp cho từng bài. 1. Nội dung kỹ năng và kiến thức phân môn Luyện từ và câu lớp 4. a. Mở rộng vốn từ : – Dạy gắn với 8 chủ điểm chung của môn Tiếng Việt : Thương người nhưthể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh tham vọng, Có chí thì nên, Tiếngsáo diều, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm, Khám phá quốc tế. Thôngqua những bài tập : Tìm từ ngữ theo chủ điểm, hiểu nghĩa những thành ngữ, tục ngữtrong chủ điểm đó. Đặt câu với những từ ngữ tìm được theo chủ điểm. b. Cấu tạo từ : – Từ đơn, từ phức ( gồm từ láy và từ ghép ), những kiểu từ láy ( láy âm, láyvần, láy cả âm và vần ), những kiểu từ ghép ( từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép cónghĩa phân loại ). c. Từ loại : – Danh từ ( khái niệm, danh từ chung, danh từ riêng và cách viết danh từ riêng ) – Động từ ( khái niệm, từ bổ trợ ý nghĩa chỉ thời hạn cho động từ ) – Tính từ ( khái niệm, cách bộc lộ mức độ của tính từ, những cách tạo ratính từ ). d. Các kiểu câu chia theo mục tiêu nói với những dấu câu tương ứng : – Câu hỏi và dấu chấm hỏi ; Dùng câu hỏi vào mục tiêu khác ; Lịch sự khiđặt câu hỏi, cách đặt câu hỏi. – Câu kể : Câu kể Ai làm gì ? Câu kể Ai thế nào ? Câu kể Ai là gì ? kết hợpvới dạy đặc diểm của chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi kiểu câu. – Câu khiến, cách đặt câu khiến, Lịch sự khi đặt câu khiến. – Câu cảm và dấu chấm cảm. e. Thêm trạng ngữ cho câu : – Thêm những trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời hạn, chỉ nguyênnhân, chỉ mục tiêu, chỉ phương tiện đi lại cho câu. g. Học thêm 1 số ít dấu câu : – Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, công dụng của từng dấu câu. 2. Các chiêu thức dạy học đa phần : – Để dạy học về Luyện từ và câu ở Tiểu học những chiêu thức thườngđược sử dụng là : – Phương pháp nghiên cứu và phân tích ngôn từ : chiêu thức này thường được sửdụng khi hướng dẫn học viên giải nghĩa từ hoặc lan rộng ra vốn từ theo cấu trúc, chủ điểm. – Phương pháp rèn luyện : là chiêu thức được sử dụng nhiều nhất khidạy Luyện từ và câu lớp 4. Thông qua việc hướng dẫn học viên làm mẫu mộtphần của bài tập, GV giúp những em phân biệt cách làm để tự triển khai xong bài tập. – Phương pháp tiếp xúc : Thông qua việc dạy từ dựa vào lời nói, vàonhững hình ảnh sinh động, vào ngôn từ tiếp xúc, giáo viên hướng dẫn họcsinh ở những trường hợp đơn cử để tạo ra những mẫu sản phẩm tiếp xúc ( là việc hiểunghĩa từ – dùng từ đúng chuẩn và hay của học viên ) – Phương pháp phỏng vấn : trải qua mạng lưới hệ thống câu hỏi ( câu hỏi dựa vào thaotác tư duy, dựa vào mức độ nhận thức, dựa vào mục tiêu dạy học của từng bài ) để điều khiển và tinh chỉnh hoạt động giải trí tư duy cho học viên, giúp những em từng bước tò mò, phát hiện ra kiến thức và kỹ năng nội dung bài học kinh nghiệm. – Phương pháp game show : thường sử dụng để củng cố kỹ năng và kiến thức, kĩ năng bàihọc nhằm mục đích tạo hứng thú học tập cho học viên, giúp những em nhớ được nội dungquan trọng của bài học kinh nghiệm. 3. Tổ chức dạy những dạng bài : a. Mở rộng vốn từ : – Từ sống sót trong trí não tất cả chúng ta được sắp xếp theo một trường nghĩanhất định ( trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa liêntưởng, … ). Ở Tiểu học, hầu hết học viên được cung ứng vốn từ theo trườngnghĩa biểu vật và trường nghĩa liên tưởng. Nhờ cách này, từ được tích luỹ nhanhchóng hơn, đa dạng chủng loại hơn. Cũng nhờ nó, từ được sử dụng trong lời nói, trongbài viết một cách linh động ; vì khi sử dụng từ, nhờ mạng lưới hệ thống liên tưởng, học sinhsẽ nhanh gọn kêu gọi, lựa chọn được từ ngữ tương thích với nội dung và yêucầu tiếp xúc. Ví dụ : Từ nói về lòng nhân hậu ( tính từ ), học viên sẽ xác lập được mộtloạt từ theo trường liên tưởng : nhân hậu, hiền hậu, nhân hậu, hiền thảo, hiền hậu, nhân đức, nhân nghĩa, .. – Loại bài tập lan rộng ra vốn từ đều nhu yếu học viên tìm những từ theo mộtdấu hiệu chung nào đó. Ở Tiểu học giải pháp được sử dụng thông dụng nhất để hệthống hoá vốn từ là lan rộng ra vốn từ theo chủ điểm. Nhóm từ theo chủ điểm baogồm những từ thuộc nhiều từ loại khác nhau. Cần chú ý quan tâm là đề tài nên theo phạm viliên tưởng rộng, tuỳ thuộc vào cá thể mỗi học viên. Cũng hoàn toàn có thể liên tưởngtheo một tín hiệu ngữ nghĩa nào đó. Để giải loại bài tập này, giáo viên cần gợi ýcho học viên tìm trong vốn từ của mình những từ mang nét nghĩa với chủ điểmđó. Bên cạnh đó, GV giúp học viên liên tưởng theo lớp từ vựng : từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa. Ví dụ : Khi dạy bài “ Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết ”. Để HS làmđược bài tập 2 : Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ nhân hậu, đoàn kết rồixếp vào bảng. Bước 1 : + Giáo viên cần cho HS tìm từ cùng nghĩa với từ nhân hậu : Nhân ái, nhân từ, hiền hậu, phúc hậu, trung hậu ….. + Giáo viên cần cho HS tìm từ cùng nghĩa với từ đoàn kết : Cưu mang, che chở, đùm bọc, che chở … Bước 2 : + Giáo viên cần cho HS tìm từ trái nghĩa với từ nhân hậu : Độc ác, tànác, tàn tệ, tàn ác ….. + Giáo viên cần cho học viên tìm từ trái nghĩa với từ đoàn kết : Chia rẽ, bất hòa, lục đục ….. Bước 3 : Sau khi học viên tìm được những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ nhânhậu, đoàn kết rồi thì những em sắp xếp vào bảng một cách rễ ràng và đúng chuẩn. Như thế học viên sẽ tìm được nhiều từ và theo một mạng lưới hệ thống nhất định, giúp những em xếp từ trong trí não theo một mạng lưới hệ thống, khi cần hoàn toàn có thể kêu gọi mộtcách nhanh gọn. – Tuy nhiên, có những trường hợp học viên tìm từ không đồng nghĩa tương quan vớicác từ trong chủ điểm, giáo viên cần giải nghĩa từ hoặc nhu yếu học viên đặt câuvới từ đó để học viên phát hiện ra. Ví dụ : ước đoán, ước lệ, ước hẹn, … không cùng nghĩa với từ ước mơthuộc chủ điểm Trên đôi cánh tham vọng. b. Tổ chức cho học viên thực thi những bài tập giải nghĩa từ – Việc dạy nghĩa từ có trách nhiệm quan trọng trong sự tăng trưởng ngôn ngữcủa trẻ. Việc này được thực thi trong tổng thể những tiết học, dù ở giờ học, môn họcnào có cung ứng từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ. Để dạynghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa tương thích vớimục đích dạy học, tương thích với đối tượng người dùng học viên và phải đặt từ trong văn cảnhđể giúp những em hiểu nghĩa từ đúng chuẩn. Điều quan trọng là hình thức giúp cácem hiểu nghĩa từ. Không phải khi nào giáo viên cũng giải nghĩa theo kiểu địnhnghĩa từ ( Như : ước đoán là đoán trước một điều gì đó ). Vì nếu cứ lạm dụng cáchđịnh nghĩa từ khô khan như vậy, học viên sẽ chẳng nhớ từ được lâu mà còn chánghét môn học. giáo viên hoàn toàn có thể giải nghĩa bằng cách cho học viên đặt câu với từđó, nêu nghĩa trước để học viên tìm từ. Đặc biệt là dùng vật dụng trực quan cách này có hiệu suất cao rõ ràng nhất. Ví dụ : Dạy bài ” Mẹ ốm ” khi cần giúp học viên hiểu nghĩa từ cơi trầu, Truyện Kiều mà giáo viên có cái cơi trầu, quyển Truyện Kiều cho học viên quansát thì học viên nhớ nghĩa từ nhanh và tiết học trở nên mê hoặc trẻ hơn nhiều. Tranh cơi trầu1010 – Bên cạnh đó, dùng đèn chiếu đa năng để chiếu hình ảnh vật phẩm đơn cử sẽgiúp những em hiểu nghĩa từ đúng mực và nhớ từ một cách tốt nhất. c. Bài tập về cấu trúc từ. – Khi dạy loại bài này, ngoài việc cung ứng khái niệm từ ( Thế nào là từđơn ? Từ phức ? .. ) giáo viên còn phải giúp học viên biết vạch phân từ chính xáctrong từng câu. Ví dụ : Trong bài tập 1 SGK trang 28 như sau : Chép vào vở đoạn thơ vàdùng dấu gạch chéo để phân làn những từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lạicác từ đơn, từ phức trong đoạn thơ : Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha / Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình / Rất công minh, rất thông minhVừa độ lượng lại đa tình, đa mang. Bước 1 : + Giáo viên cho học viên vạch phân từ. Bước 2 : + Sau khi học viên biết vạch phân từ đúng chuẩn thì học viên sẽ xác lập từđơn, từ ghép. Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha / Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình / Rất / công minh /, rất / mưu trí / Vừa / độ lượng / lại / đa tình /, đa mang /. – Vì nếu không vạch phân từ đúng chuẩn, HS phân loại từ theo cấu trúc sẽsai. Do vậy, ngay trong bước đầu giáo viên không hề nóng vội nhu yếu học viên phântừ đúng chuẩn mà phải thực thi từ từ qua từng tiết học. – Việc phân biệt từ ghép và từ láy là một bài tập khó với học viên lớp 4, chính do HS dễ nhầm từ ghép và từ láy khi những tiếng trong từ ghép có quan hệ vềâm ( ví dụ điển hình đi đứng, xanh tươi, châm chọc, phương hướng, … ). Ở đây, GV cho HS phân biệt theo hai bước : + Nếu 2 tiếng trong từ không có tín hiệu giống nhau về ngữ âm thì xếp từđó vào từ ghép. + Nêu giống nhau về vỏ ngữ âm thì cần xét về nghĩa của từng tiếng trongtừ rồi mới xếp vào từ láy hay từ ghép theo đặc thù sau : Từ ghép khi nào cáctiếng cũng đều có nghĩa, từ láy thì một tiếng không có nghĩa hoặc cả hai tiếngđều không có nghĩa. d. Các kiểu câu chia theo mục tiêu nói. – Điều quan trọng là học viên biết dùng từ để đặt câu cho đúng với mụcđích tiếp xúc : biết diễn đạt rõ ý, trọn câu khi nói và khi viết. Trong từng tiết họcvề nội dung này, những bài tập đều có nhu yếu đặt câu. GV cần cho học viên chọnlựa từ ngữ để đặt câu vừa đạt nhu yếu bài vừa biểu lộ được tính lịch sự và trang nhã nhằmđạt được mục tiêu tiếp xúc. Ví dụ : Khi đặt câu hỏi hoặc nêu đề xuất ( câu khiến ) với người lớn tuổicần phải dùng từ thưa, bẩm, ạ ở cuối câu hỏi ; từ xin, mong .. ở đầu câu khiến. * Kết quả : Sau khi thực thi giải pháp về nghiên cứu và điều tra, nắm vững cấu trúc, nộidung của phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 để lựa chọn chiêu thức, hình thức1111dạy học cụ thể tương thích cho từng bài. Tôi thấy những em đã nắm vững kiến thứccủa từng bài, biết vận dụng vốn từ để đặt câu cho đúng mục tiêu tiếp xúc, xácđịnh đúng chuẩn về từ đơn, từ ghép, từ láy. Biện pháp 3 : Xây dựng kế hoạch bài học kinh nghiệm tương thích với những đối tượng người dùng họcsinh nhằm mục đích giúp những em có hứng thú học tập. – Bất cứ ở lớp học nào cũng đều có cả những đối tượng người tiêu dùng. Mức độ tiếp thu bàivà triển khai xong bài tập của mỗi đối tượng người tiêu dùng học viên là khác nhau. Nếu kế hoạchbài học của giáo viên chỉ kiến thiết xây dựng trên một đối tượng người tiêu dùng thì tiết dạy sẽ không đạtđược mục tiêu nhu yếu. Học sinh tiếp thu nhanh ( có năng khiếu sở trường tiếng Việt ) hoànthành xong sẽ chơi, làm ảnh hưởng tác động đến những em khác. Học sinh chưa hoàn thànhgặp bài khó sẽ chán nản, không thích học môn học này dẫn đến chất lượng giờdạy sẽ không cao. Vì vậy, khi thiết kế xây dựng bài học kinh nghiệm, tôi đã dự kiến trách nhiệm chomỗi đối tượng người dùng học viên : Bài khó cho học viên tiếp thu nhanh ( có năng khiếutiếng Việt ), chia nhỏ nhu yếu cho học viên triển khai xong chậm hoặc chưa hoànthành. Tổ chức game show để tiết học sôi sục, giúp học viên có hứng thú học : Ví dụ 1 : Khi dạy tiết 31 tuần 16 ( Mở rộng vốn từ : Đồ chơi, game show ), – GV tổ chức triển khai cho HS tham gia game show ô chữ – Yêu cầu : Dựa vào từ hàng dọc có sẵn trong ô chữ, em hãy tìm những từhàng ngang, biết mỗi từ hàng ngang là tên một game show quen thuộc hoặc một tròchơi dân gian nào đó. – Phương tiện : dùng đèn chiếu đa năng – Cách triển khai : Học sinh sẽ thi nhau đoán ô chữ, giáo viên cho học sinhthi theo 4 đội chơi đại diện thay mặt cho 4 tổ trong lớp. – Đáp án : Học sinh hoàn toàn có thể có nhiều từ hàng ngang tương thích. Sau đây làmột đáp án : Các từ theo thứ tự là : thả diều, cắm trại, ném còn, nhảy cầu hè, nhảy dây, cờ tướng, thả đĩa ba ba. … Như vậy, nhờ cách tổ chức triển khai này HS tìm và nhớ từ nhanh hơn, đúng mực hơn. Ví dụ 2 : Khi dạy bài : Câu kể Ai làm gì ? Để củng cố bài giáo viên cho họcsinh làm bài vào phiếu học tập. Đề bài : Em hãy xác lập câu kể Ai làm gì ? trong đoạn truyện vui sau vàghi vào bảng bên dưới. Hãy thương lấy cái dạ dày ( 1 ) Một kẻ tham ăn đến chơi nhà Na – xrê – đin. ( 2 ) Đến khi dọn thức ăn, hắn ta ăn lấy ăn để. ( 3 ) Na – xrê – đin bảo hắn : ( 4 ) – Sao anh ăn nhiều ? ( 5 ) Anh chắng có lòng thương gì cả. ( 6 ) Gã kia quá bất ngờ : ( 7 ) – Thương cái gì nhỉ ? ( 8 ) Đồ ăn thức uống có phải do tôi mua đâu. 1212 ( 9 ) – Đồ ăn thức uống của người khác. ( 10 ) Nhưng cái dạ dày là của anh. ( 11 ) Hãy thương lấy cái dạ dày ! ( Truyện cười dân gian những nước ) Câu kể Ai làm gì ? ChủVị ngữngữBước 1 : + Giáo viên cho học viên xác lập đoạn văn trên có mấy câu ? Những câunào là câu kể Ai làm gì ? Bước 2 : + Sau khi xác lập được câu kể Ai làm gì ? Đáp ánCâu kể Ai làm gì ? Chủ ngữVị ngữ ( 1 ) Một kẻ tham ăn đến chơi nhà Na – Một kẻ tham đến chơi nhà Naxrê – đin. ăn – xrê – đin. ( 2 ) Đến khi dọn thức ăn, hắn ta ăn lấy hắn taăn lấy ăn để. ăn để. ( 3 ) Na – xrê – đin bảo hắn : Na – xrê – đinbảo hắn : Ví dụ 3 : Khi cho HS làm bài tập 5 ( Mở rộng vốn từ : Ước mơ ) – Với học viên Hoàn thành tốt ( T ), GV cho những em trao đổi đề tìm nghĩacủa mỗi câu thành ngữ rồi nêu trường hợp sử dụng : Cầu được ước thấy, Ước saođược vậy, Ước của trái mùa, Đứng núi này trông núi nọ. Sau đó nêu trước lớp. – Nhưng với học viên Hoàn thành ( H ), giáo viên cho học viên nối thànhngữ với nghĩa của thành ngữ cho thích hợp ( nội dung này được pô tô thànhphiếu cho HS làm ) Nối thành ngữ ở cột A với nghĩa ở cột B cho thích hợp – Ước sao được vậy – Muốn những điều trái với lẽ thường. – Đứng núi này trông núi nọ – Đạt được điều mình mơ ước. – Không bằng lòng với cái mình có, lại – Ưóc của trái mùamơ tới cái khác chưa phải của mình. * Kết quả : Sau khi triển khai niện pháp về thiết kế xây dựng kế hoạch bài học kinh nghiệm phù hợpvới những đối tượng người dùng học viên nhằm mục đích giúp những em có hứng thú học tập. Bản thân tôithấy những em học viên lớp tôi làm tương đối tốt. + Đối với học viên hoàn thành xong tốt : Các em hiểu được nghĩa những câu thànhngữ tục ngữ. và nối một cách đúng mực bài tập ở trên. + Đối với học viên triển khai xong : Học sinh tìm và nối được nghĩa của câuthành ngữ tục ngữ, sau đó giáo viên gợi ý để học viên hiểu nghĩa cảu những thànhngữ tục ngữ đã cho. Biện pháp 4 : Tổ chức dạy thực nghiệm để đối chứng tác dụng triển khai – Sau khi tìm tòi được giải pháp dạy học nào thuộc nội dung lan rộng ra vốntừ, tôi đều phong cách thiết kế bài học kinh nghiệm và vận dụng dạy ngay để trong bước đầu có cơ sở đánh giá1313tính khả thi của những giải pháp này. Tôi chọn lớp 4B do tôi chủ nhiệm để dạythực nghiệm, lớp có 35 học viên. Và lớp đối chứng là lớp 4A cũng có 35 họcsinh để triển khai kiểm nghiệm giải pháp mình đã tìm được. a ) Thiết kế bài giảng đơn cử. Bài : Mở rộng vốn từ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG ( Tuần 6 ) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : – Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng. – Hiểu được nghĩa của những từ ngữ thuộc chủ điểm. – Sử dụng những từ thuộc chủ điểm để nói, viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : – Thẻ ghi từ : tự tin, tự ti, tự kiêu, tự trọng, tự hào, tự ái. ( làm BT1 ) – 4 tờ giấy khổ to và bút dạ. ( làm BT 3 ). – Đèn chiếu đa năng ( BT 1 ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của thầyHĐ1 : ( 5 phút ) Kiểm tra bài cũ – Gọi 2 HS lên bảng triển khai nhu yếu : Viết 5 DT chung, 5 DT riêng – GV nhận xét, ăn được điểm từng HS.HĐ 2 : ( 1 phút ) GV ra mắt bài. – Em hãy kể tên những bài Tập đọc đã họctrong tuần ! Các bài đó đều nói về chủđiểm gì ? – Để giúp những em có thêm vốn từ về chủđiểm này, thời điểm ngày hôm nay cô cùng những em sẽhọc bài Mở rộng vốn từ Trung thực – Tựtrọng. HĐ3 : ( 30 phút ) Hướng dẫn HS làm BTBài 1 : HS đọc nhu yếu BT – Yêu cầu HS tranh luận nhóm 3 làm BTvào VBT – Gọi HS làm nhanh lên bảng ghép thẻtừ thích hợp vào chỗ trống. – GV nhận xét và dùng đèn chiếu đểtrình bày hiệu quả đúngThứ tự những từ cần điền là : tự trọng, tựkiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. Bài 2 : Yêu cầu HS đọc thầm và nêu yêucầu, nội dung bài. – GV cho HS làm theo nhóm bàn. – Tổ chức thi giữa 2 nhóm dưới hìnhthức : Nhóm 1 đưa ra từ, nhóm 2 tìmnghĩa của từ. Sau đó đổi lại. Nếu nhómnào nói sai, lập tức game show dừng lại14Hoạt động của trò – 2HS lên bảng làm theo nhu yếu. – HS khác theo dõi, nhận xét vàchữa bài cho bạn. – HS nêu tên bài tập đọc, nêu tênchủ điểm ( Măng mọc thẳng ) – HS mở SGK trang 35, lắng nghe. – 2 HS đọc thành tiếng. – hợp đồng nhóm, viết bằng chì vào vở. – HS khác nhận xét, bổ trợ. – Học sinh theo dõi, so sánh vớibài làm của mình. – 2 HS đọc lại đoạn văn đã điềnhoàn chỉnh. – 1 HS nêu trước lớp – Hoạt động nhóm. – 2 nhóm thi, những nhóm khác làmtrọng tài. 14 và gọi nhóm sau đó. – 2 HS đọc lại giải thuật đúng. – Nhận xét, tuyên dương, cho điểmnhóm hoạt động giải trí sôi sục, làm đúng. – 1 HS đọc thành tiếng. Bài 3 : Yêu cầu HS đọc. – Hoạt động trong nhóm. – Chia lớp làm 4 nhóm, phát giấy và bút – Treo phiếu, nhận xét, bổ trợ. dạ cho mỗi nhóm. Yêu cầu HS trao đổi – HS chữa bài nếu sainhóm và làm bài. – 2 HS đọc lại những từ đã xếp đúng. – Các nhóm treo phiếu lên bảng – GV Tóm lại về lời giải đúng : Trung có – 1 HS đọc yêu cầunghĩa là ở giữa : trung bình, trung thu, – HS đặt câu ra giấy nháp. TT. Trung có nghĩa là một lòng – HS tiếp nối đuôi nhau nêu từ, HS được gọimột dạ ( những từ còn lại ). đặt câu, nếu đặt đúng, có quyềnBài 4 : Đặt câu với những từ ở BT3nêu từ cho bạn khác đặt câu. – Yêu cầu HS đặt câu theo cá thể – HS khác lắng nghe, bổ trợ, chữa – HS trình diễn trước lớp với hình thức : 1 bài cho bạn. HS nêu từ, gọi HS khác đặt câu. – Ví dụ : Chúng ta phải trung thực – GV giúp HS chữa lỗi sử dụng từ, đặt trong học tập. câu cho từng HS. + Ngọc Lặc là TT của những – Nhận xét, tuyên dương tinh thần học huyện miền núi. của HS, khen HS đặt câu hay, sinh động. – HS lắng nghe. HĐ tiếp nối đuôi nhau : ( 2 phút ) Củng cố dặn dò. – Nhận xét tiết học. – Dặn dò HS về nhà ôn lại bài và chuẩnbị bài sau. b. Rút kinh nghiệm tay nghề sau giờ dạy thực nghiệm : – Sau mỗi giờ dạy thực nghiệm, tôi đã rút kinh nghiệm tay nghề để những biện pháplàm giàu vốn từ cho học viên ngày một có tính khả thi hơn. – Ngoài ra, tôi còn dạy thực nghiệm nhằm mục đích làm giàu vốn từ cho những em ởmột số môn học : Tập đọc, Khoa học, Lịch sử, Địa lí và ở cả môn Toán … Biện pháp 5 : Kiểm tra, nhìn nhận sau một thời hạn vận dụng những giải pháp. – Sau khi vận dụng những giải pháp, tôi đã tổ chức triển khai cho học viên lớp 4B củatôi và lớp đối chứng ( 4A ) làm bài kiểm tra để nhìn nhận hiệu quả triển khai cácbiện pháp làm giàu vốn từ. Ví dụ : Đề kiểm tra sau khi vận dụng những giải pháp ( 20 phút ) Câu 1 : Nối từ ở cột A tương ứng với nghĩa ở cột Ba ) Tự hào1 – Tự cho mình là hơn người, tỏ ra coi thường người khác. b ) Tự kiêu2 – Tự nhìn nhận mình kém và thiếu tự tin. c ) Tự trọng3 – Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. d ) Tự ti4 – Tin vào bản thân mình. e ) Tự tin5 – Coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình. Câu 2 : Khoanh vào vần âm đặt trước từ có tiếng trung ( nghĩa một lòng một dạ ) a, trung dub, trung thànhc, trung dũngd, trung hậue, trung tướngg, trung học1515Câu 3 : Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để có từ thuộc chủ điểm Măngmọc thẳng : ………. thựctự ………………….. kiên ………… thật ………… nghĩa. tôn ………….. Câu 4 : Đặt câu với những từ đã được khoanh tròn vần âm đặt trước ở bài 2. Kết quả bài làn của 2 lớp dùng để đối chứng sau khi vận dụng. Bài làm học viên lớp 4A1616 Bài làm học viên lớp 4B17171818 – Học sinh làm bài xong, tôi đã chấm bài và so sánh tác dụng. Tôi nhậnthấy, ở lớp 4B, chất lượng bài làm được nâng lên rõ ràng so với lớp đối chứng 4A. 2.4. Hiệu quả của ý tưởng sáng tạo kinh nghiệm tay nghề. – Sau một thời hạn điều tra và nghiên cứu và vận dụng đề tài vào quy trình dạy học, tôinhận thấy rằng, chất lượng của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ vàcâu nói riêng của học viên lớp 4B được nâng lên rõ ràng. Trong từng tiết dạy, học sinhđã có hứng thú học, vốn từ của những em ngày một phong phú hơn. Bài Tập làm văn vàcách diễn đạt của học viên đã có những chuyển biến đáng khuyến khích. Đặc biệt tìnhtrạng bí từ ở những em đã và đang được xoá bỏ dần. Các em đã tự tin mạnh dạn hơntrong phát biểu quan điểm và trong tiếp xúc hằng ngày. Quan trọng hơn là ý thức làmgiàu vốn từ và sử dụng vốn từ ở những em ngày càng tiến triển. – Cụ thể tác dụng thi giữa học kì II năm học 2018 – 2019, chất lượng mônTiếng Việt của lớp 4B và lớp 4A ( lớp đối chứng ) như sau : * Lớp 4BS ĩ sốHoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành35 em22 em = 62,8 % 13 em = 37,2 % * Lớp đối chứng ( lớp 4A ) Sĩ sốHoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành35 em9 em = 25,7 % 25 em = 71,5 % 1 em = 2,8 % – Từ hiệu quả đạt được như trên, tôi nhận thấy dù thời hạn điều tra và nghiên cứu vàáp dụng đề tài vào trong thực tiễn chưa nhiều nhưng hiệu quả môn Tiếng Việt của lớp tôidạy từng bước đã được nâng lên rõ ràng. Tình trạng bí từ ở học viên đã được cảithiện đáng kể. Điều đó đã giúp tôi hoàn toàn có thể tự tin khẳng định chắc chắn rằng, nếu cứ áp dụngđề tài này vào quy trình dạy học một cách kiên trì, tiếp tục thì chất lượngphân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung của lớp 4B sẽđạt được tiềm năng, nhu yếu về kỹ năng và kiến thức kiến thức và kỹ năng đã đề ra. 3. Kết luận, đề xuất kiến nghị. 3.1. Kết luận : – Để đạt được những tác dụng như trên, tôi đã rút ra 1 số ít kinh nghiệmsau : – GV cần xác lập rõ vị trí, tầm quan trọng của việc làm giàu vốn từ chohọc sinh Tiểu học. – Trong đời sống hằng ngày, bất kỳ khi nào, nhất là trong giảng dạy cầnphải quan tâm cách phát ngôn của mình sao cho đúng chuẩn, chuẩn mực và nghengười khác phát ngôn để học tập, đặc biệt quan trọng cần suy ngẫm, lựa chọn cho lời nóicủa mình trước học viên, trước mọi người. – Luôn luôn học hỏi đồng nghiệp, tìm hiểu thêm thêm sách báo để biến hóa, lựa chọn giải pháp dạy học và hình thức tổ chức triển khai trong dạy học sao cho phùhợp, tích hợp những giải pháp đã chọn thật thành thạo để giờ dạy thành công xuất sắc. – Ngoài ra GV còn phải liên tục chăm sóc đến mọi đối tượng người tiêu dùng họcsinh trong lớp để có giải pháp giảng dạy tương thích. – Cần đặc biệt quan trọng quan tâm tìm hiểu và khám phá, khai thác vốn sống, vốn từ ngữ có sẵn trongmỗi học viên để giúp những em vận dụng vào bài học kinh nghiệm và ngược lại, cần khuyến1919khích học viên vận dụng vốn từ đã học vào tiếp xúc hằng ngày để vốn từ củacác em trở thành vốn từ sống. 3.2 Kiến nghị : – Để góp thêm phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Thị Trấnnói chung và chất lượng phân môn Luyện từ và câu nói riêng, tôi kính mong cáccấp chỉ huy tham mưu với chính quyền sở tại địa phương triển khai tốt hơn nữaphong trào Xã hội hoá giáo dục để tăng cường, bổ trợ cơ sở vật chất cho nhàtrường : đủ phòng tính năng với đủ vật dụng dạy học, đủ phòng học, có điều kiệnđể tổ chức triển khai dạy học 2 buổi / ngày cho toàn bộ những khối lớp nhằm mục đích từng bước nângcao chất lượng giáo dục, tiến tới phấn đấu đủ tiêu chuẩn để trường Tiểu học ThịTrấn Ngọc Lặc đạt chuẩn Quốc gia tiến trình 2. – Trên đây là một vài kinh nghiệm tay nghề về “ Làm giàu vốn từ cho học viên lớp4 trải qua phân môn Luyện từ và câu ” mà tôi đã rút ra được trong quá trìnhdạy học, chắc như đinh đây không phải là những kinh nghiệm tay nghề khả quan nhất. Vì vậy, rất mong những cấp chỉ huy trong ngành và bạn hữu đồng nghiệp đọc và cùng traođổi, để tất cả chúng ta đi đến một mục tiêu chung nhất đó là triển khai tốt sự nghiệp “ Trồng Người ” mà Đảng và nhân dân giao cho. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬNThị Trấn, ngày 10 tháng 4 năm 2019C ỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊTôi xin cam kết đây là SKKNcủa mình viết, không sao chép nội dungcủa người khácNgười viếtNguyễn Thị TươiMôc lôc2020Nội dungTrangTT1. Mở đầu1. 1. Lí do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu và điều tra. 1.3 .. Đối tượng nghiên cứu và điều tra. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và điều tra. 2. Nội dung sáng tạo độc đáo kinh nghiệm2. 1. Cơ sở lí luận2. 2. Thực trạng yếu tố trước khi vận dụng sáng tạo độc đáo kinhnghiệm. 2.3. Các giải pháp triển khai. 2.4. Hiệu quả của ý tưởng sáng tạo kinh nghiệm tay nghề. 3. Kết luận, kiến nghị3. 1. Kết luận3. 2. Kiến nghị171818 * TÀI LIỆU THAM KHẢO1. SGK và SGV môn Tiếng Việt lớp 4.21212. Từ điển Tiếng Việt trường Tiểu học. 3. Phương pháp dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. 4, Hướng dẫn chuẩn kiến thức và kỹ năng kĩ năng những môn học ở Tiểu học ( Lớp 4 ). 5. Hưỡng dẫn kiểm soát và điều chỉnh nội dung dạy học những môn học cấp tiểu học. 2222S Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANMH HÓATRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤNSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINHLỚP 4 THÔNG QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂUNgười triển khai : Nguyễn Thị TươiChức vụ : Giáo viênĐơn vị công tác làm việc : Trường Tiểu học Thị TrấnSKKN thuộc nghành nghề dịch vụ môn : Tiếng ViệtNGỌC LẶC, NĂM 20192323