Hướng dẫn cách cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung

Cúng đầy tháng miền Trung như thế nào chắc hẳn là băn khoăn của không ít cặp cha mẹ có con nhỏ lần đầu. Cúng đầy tháng hay còn được gọi là lễ cúng Mụ không chỉ là nghi thức truyền thống quan trọng trong các gia đình có con nhỏ mà còn được xem là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng, tâm linh được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Tùy theo mỗi vùng miền mà nghi thức cúng Mụ đầy tháng sẽ có 1 vài khác biệt. Vậy nếu sắp đến ngày đầy tháng bé trai hay bé gái miền Trung, bố mẹ cần phải chuẩn bị những gì để nghi thức cúng lễ được thực hiện chu đáo và trọn vẹn nhất?

Lễ cúng đầy tháng miền Trung có gì đặc biệt ?

Người xưa thường có câu “Cầu cho mẹ sinh, mẹ độ”. Đó là bởi theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ từ khi bắt đầu được thụ thai, thành hình cho đến lúc bình an ra đời đều nhận được sự che chở, bảo vệ bởi các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 Bà Mụ). Ngoài Đại Tiên và các bà Mụ có công nhào nặn, còn có Đức Ông được xem là vị thần đã chở che, mang đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông và ban cho bé những điều may mắn, tốt lành, khỏe mạnh.

Cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung

Vì vậy, lễ cúng đầy tháng tại miền Trung hay bất cứ lễ cúng đầy tháng ở vùng miền nào đều là một nghi lễ quan trọng đối với những đứa trẻ mới sinh ra. Đây được xem là thời điểm để cha mẹ, người thân cúng cáo và cảm tạ tổ tiên, thiên địa về sự có mặt của đứa bé, đồng thời bảy tỏ lòng thành đối với các vị ơn trên và cầu mong cho Mẹ Sanh và Thập Nhị Tiên Nương sẽ ban phước lành, may mắn, giúp con có được 1 sự khởi đầu thuận lợi trong đời.

Với ý nghĩa đó, lễ cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái tiếp tục được lưu truyền và nhiều gia đình Việt vẫn thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống này.

Cách tính ngày, chọn giờ cúng mụ cho bé

Cũng giống như ở các vùng miền khác, ngày cúng đầy tháng miền Trung được tổ chức theo lịch âm, đúng như tín ngưỡng thờ cúng trong phong tục của người Việt. Tuy nhiên, theo tục lệ của người xưa, “Gái lùi 2 trai lùi 1” nên khác với cách tính thông thường, lễ cúng Mụ sẽ không được làm vào ngày em bé tròn 1 tháng tuổi mà được chọn tùy vào giới tính của đứa trẻ. Hiểu 1 cách đơn giản, lễ cúng đầy tháng cho bé trai được làm sớm hơn 1 ngày và đầy tháng bé gái thì làm trước 2 ngày.

Mâm lễ cúng đầy tháng của người miền Trung

Cũng theo quan niệm tâm linh “Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt lại không bằng ngày tốt, ngày tốt thì không bằng giờ tốt” nên nhiều gia đình cũng rất chú trọng giờ cúng đầy tháng cho con trẻ. Nếu không quá cầu kì, giờ cúng tốt nhất có thể lựa chọn vào buổi sáng (7-11h) hoặc chiều mát (15 – 19h). Muốn kĩ càng hơn nữa, bố mẹ có thể lựa chọn giờ cúng đầy tháng theo tuổi của con để tránh xung khắc với cung mệnh.

Xem thêm:

 

Mâm cúng đầy tháng trọn gói tại Quận 2

Tuổi Týgiờ NgọTuổi Sửugiờ TýTuổi Dầngiờ Sửu hoặc giờ MùiTuổi Mãogiờ Thìn hoặc giờ TuấtTuổi Thìngiờ HợiTuổi Tỵgiờ DậuTuổi Ngọgiờ ThânTuổi Mùigiờ TýTuổi Thângiờ MãoTuổi Dậugiờ DầnTuổi Tuấtgiờ HợiTuổi Hợigiờ Tỵ

Lễ vật cúng đầy tháng miền trung gồm những gì ?

Vì lễ cúng Mụ dựa theo những quan niệm của thế hệ trước nên 1 mâm cúng đầy tháng bé trai miền Trung cần được chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ đúng theo phong tục Việt.

✅ Gà trống luộc1 con✅ Trái cây ngũ quả1 đĩa✅ Hoa tươi1 bình✅ Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh13 phần✅ Chè đậu trắng hoặc chè trôi nước13 phần✅ Trầu cau têm15 phần✅ Đèn cầy12 nhỏ + 2 lớn✅ Giấy cúng đầy tháng miền Trung1 bộ✅ Trà pha sẵn3 ly✅ Rượu nếp3 ly✅ Gạo hũ muối hũ1 bộ✅ Bộ áo hài mụ bà1 bộ✅ Heo quaykhông bắt buộc

Khác với 2 miền Bắc, Nam, xôi, chè cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung hay bé gái đều nấu bằng chè và xôi đậu xanh hoặc dùng xôi gấc.

Ở miền Trung thường sẽ cúng gà luộc nhưng không yêu cầu gà trống hay mái. Ở miền Bắc thì bắt buộc là gà trống tơ.

Áo hài mụ bà trong mâm cúng đầy tháng miền trung

Bộ giấy thế tiền vàng cúng mụ đầy tháng

Cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng miền Trung

Trước đây mâm cúng đầy tháng miền Trung thì các món lễ sẽ được gia đình bày trên 2 bàn, 1 bàn nhỏ và 1 bàn lớn. Tuy nhiên trong thời hiện đại cách bày trí mâm cúng có phần làm gọn nhẹ để phù hợp hơn với kiến trúc hiện đại.

Mâm cúng đầy tháng miền Trung được bày trên một mâm một cách trang trọng. Bàn này sẽ cúng Bà chúa thai sanh và Thập Nhị Tiên Nương. Bạn có thể tham khảo thêm hình bên dưới.

Bày biện mâm cúng đầy tháng miền Trung

Ngoài mâm lễ chính để cúng các Mụ Bà thì các gia đình có thể cúng thêm các bàn thờ khác trong nhà nếu có. Ví dụ như bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, bàn thờ thần tài. Các bàn thờ này tùy theo gia đình có cúng hay không nên cũng không giống nhau.

Nghi lễ cúng đầy tháng miền Trung

Theo phong tục, người miền Trung thường rất chú trọng tới các nghi thức nhỏ trong lễ cúng đầy tháng. Ngoài nghi thức cúng cáo, tạ ơn, mỗi gia đình sẽ phải thực hiện 2 nghi thức bắt buộc khác là nghi thức khai hoa và nghi thức xin keo.

Tuy nhiên ngày nay có nhiều phần nghi lễ đã bị lược bỏ bớt. Đặc biệt khi người Miền Trung đi làm ăn xa xứ thì việc cúng lễ đầy tháng chỉ dừng lại ở tạ ơn các mụ Bà.

Cách khấn cúng đầy tháng

Sau khi các lễ vật đã được sắp xếp cẩn thận, chỉn chu, ông bà hoặc bố mẹ sẽ là người làm lễ cho bé. Chủ lễ nên là những người lớn tuổi nhất trong gia đình, ăn vận chỉnh tề, đứng trước bàn thờ hoặc mâm cúng thắp 3 nén nhang rồi bế bé ra đứng phía trước mâm lễ và bắt đầu khấn vái theo bài cúng đầy tháng, cầu cho các vị ơn trên nhận được tấm lòng thành và sự đáp lễ này.

Tuỳ mỗi địa phương, bài khấn cúng bà Mụ có thể khác nhau đôi chút miễn sao dễ dàng cho việc ghi nhớ. Chủ lễ thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, Thần Phật, ngày tháng cúng, tên của cả 2 vợ chồng và tên đứa con. Ngoài ra còn có nơi ở của gia đình, lý do tổ chức lễ cúng…

Trong suốt quá trình làm lễ, không chỉ chủ lễ mà cả gia đình có con nhỏ đầy tháng phải thực sự thành kính, thiện tâm, trong sáng, không có các chấp niệm xấu xa. Cha mẹ và người thân trong gia đình cần bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các bà Mụ mang trẻ tới nhà. Đồng thời, thông qua lễ cúng đầy tháng, mọi người trong gia đình có thể tập trung cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với trẻ.

Nghi thức khai hoa

Sau nghi thức cúng đầy tháng là nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay ở giữa bàn, chủ lễ rót trà, thắp hương và xin phép khai hoa. Sau đó, người cúng bế bé trên tay và cầm một nhánh hoa (thường là hoa điệp) vừa quơ qua, quơ lại quanh miệng bé vừa đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Nghi thức xin keo

Sau lễ khai hoa, chủ lễ sẽ làm đến nghi thức xin keo – đặt tên cho bé. Người cúng sẽ khấn với tổ tiên 1 tên họ đầy đủ của bé mà cha mẹ và gia đình đã chọn sẵn. Sau đó gieo 2 đồng tiền cổ bằng bạc vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên định đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa thì phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận. Sau ba lần gieo quẻ mà không được thì chọn tên khác cho con.

Cuối cùng gần hết một cây hương, gia chủ rót trà, khấn vái cảm tạ ơn trên, mang vàng mã đi đốt, vẩy rượu, vãi gạo muối xung quanh nhà. Sau khi kết thúc lễ cúng Mụ cho con, cả gia đình, nội ngoại, anh chị em và bạn bè cùng thụ lộc, trao quà mừng đầy tháng cũng như chúc cho bé mọi điều tốt lành.

Bài cúng đầy tháng miền Trung phổ biến

Cách cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung 6

Cách cúng đầy tháng miền Trung tuy không quá phức tạp nhưng có đôi chút khác biệt so với những vùng miền trong cả nước. Vì vậy các gia đình nên chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ, kỹ càng và theo đúng phong tục. Việc tiếp nối và duy trì những nghi lễ này không chỉ thể hiện những hi vọng, ước mong tốt đẹp của thế hệ đi trước dành cho con cháu mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam. Chúc các bé ra tháng ăn giỏi, ngủ ngoan, vui cười và bình an, khỏe mạnh!

Hình ảnh mâm cúng đầy tháng người miền Trung

Dưới đây là các hình ảnh mâm cúng đầy tháng của người miền Trung đang sinh sống và làm việc tại khu vực miền Nam.

Hình ảnh mâm cúng đầy tháng người miền TrungHình ảnh mâm cúng đầy tháng người miền TrungHình ảnh mâm cúng đầy tháng người miền TrungHình ảnh mâm cúng đầy tháng người miền Trung

 

Nếu bạn đang sinh sống ở Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thì hoàn toàn có thể đặt mâm cúng đầy tháng trọn gói giao tận nhà của dịch vụ chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá mâm cúng đầy tháng bên dưới đây.

Bảng giá đồ cúng đầy tháng thôi nôi

Quà tặng

Mọi thắc mắc cần tư vấn và đặt hàng mâm cúng mụ xin liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại dưới đây.

Cách cúng đầy tháng theo phong tục miền Trung 14

Đánh giá bài viết.

Bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 23423

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.