[Discount 20%] Báo cáo ngành Dược phẩm Việt Nam quý 3/2022
Báo cáo ngành dược phẩm Việt Nam Q3/2022
Nguồn cung – thành phẩm
-
Chỉ số sản xuất công nghiệp của nhóm ngành dược phẩm tăng trưởng x% trong Quý 3/2022, gần đạt được mức tăng trưởng so với thời điểm năm 2020 khi đại dịch chưa bùng phát tại Việt Nam.
-
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 2.4 tỷ USD dược phẩm các loại, giảm x% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó thị trường EU & Mỹ vẫn là đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu dược phẩm trong Quý 3/2022 quay trở lại mức bình thường…
Nhu cầu
-
Trong mảng phân phối – bán buôn, các công ty dược phẩm tầm trung và nhỏ trong giai đoạn gần đây trở nên có giá và được nhiều doanh nghiệp lớn hoặc mới nổi săn đón.
-
Trong thị trường bán lẻ dược phẩm, đang tồn tại cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa những tên tuổi lớn như Pharmacity, Long Châu, An Khang và Phano.
-
Ngoài ra, nhiều công ty mới cũng bước chân vào thị trường, bao gồm Wincommerce đơn vị sở hữu chuỗi cửa hàng bách hóa Winmart, với khoảng 3,000 siêu thị nhỏ và Viettel đơn vị sở hữu mạng lưới bán lẻ với khoảng 370 cửa hàng viễn thông.
-
Thị trường thuốc OTC dự kiến sẽ ngày càng giảm tỷ trọng trong thị trường dược phẩm, trong khi thị trường thuốc ETC có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới
Triển vọng ngành dược phẩm
-
Nguồn cung: Nguồn cung nguyên phụ liệu dược phẩm có thể chịu ảnh hưởng trong dài hạn bởi chính sách “Zero-Covid” của Chính phủ Trung Quốc, trong bối cảnh các biến thể Covid-19 mới liên tục xuất hiện. Ngoài ra, tồn tại nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp dược phẩm khi quy trình phê duyệt thuốc có thể tiếp tục bị kéo dài. Việc chậm trễ trong quy trình phê duyệt thuốc có thể gây nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc trong ngành.
-
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 của người dân sẽ tiếp tục gia tăng đến từ nhu cầu các sản phẩm phòng dịch, cải thiện miễn dịch như vitamin C, nhóm vitamin B tổng hợp, thuốc từ dược liệu, thực phẩm chức năng, và các sản phẩm như thuốc chống dị ứng, chống viêm, ức chế miễn dịch. Trong khi đó, cuộc đua mở mới chuỗi nhà thuốc trong ngành bán lẻ sẽ kích thích doanh thu ngành dược tăng cao trong vài năm tới.
-
Diễn biến giá: Với việc quy trình phê duyệt thuốc tiếp tục diễn ra với tốc độ chậm như hiện nay, một số loại thuốc dự kiến sẽ có thể khan hiếm tạm thời, các công ty dược phẩm tiếp tục duy trì lợi thế tăng giá cho khách hàng. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh như cúm mùa, cúm A, sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh có thể đẩy giá các loại thuốc đặc trị gia tăng do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu tăng cao.
Đọc thêm báo cáo ngành dược phẩm Việt Nam quý 2/2022: tại đây
VIRAC cung cấp đa dạng các hình thức báo cáo nghiên cứu về nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam; bao gồm phân tích từ tổng quan đến chi tiết về thị trường, sản phẩm – dịch vụ theo nhu cầu của Quý khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam TỰ TIN là người bạn đồng hành đáng tin cậy của Quý doanh nghiệp trên con đường chinh phục thị trường Việt Nam.