Nước ăn chân và cách chữa đơn giản tại nhà

Mùa mưa bão, lụt lội kéo dài hoặc thường xuyên sống và làm các công việc ở vùng đất trũng, nước ứ đọng, nhiều bùn lầy là căn nguyên dẫn đến tình trạng nước ăn chân hay còn gọi là bệnh nấm kẽ chân.

Tại sao lại bị nước ăn chân?

Nước ăn chân là một trong những bệnh lý về da vô cùng phổ biến ở nước ta, bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và dễ lan rộng nếu tiếp xúc với nước bẩn trong vùng mưa lũ, lụt lội hoặc sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh ẩm ướt…

Nước ăn chân là bệnh lý về da rất thường gặp mùa mưa, ẩm 

Nước ăn chân là bệnh lý về da rất thường gặp

Theo các chuyên gia y tế, nước ăn chân là do vi nấm Trichophyton Rubrum và Trichophyton Mentagrophytes gây ra với biểu hiện là da bàn chân tróc vảy khô, lớp vảy đóng màng cứng, bong tróc gây ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu không được chữa trị kịp thời vi nấm sẽ ăn sâu vào da, làm da bị phồng rộp, trầy xước, nổi mụn nước, lở loét, sưng nề, tấy đỏ. Đặc biệt, từ vết ngứa do nước ăn chân có thể làm người bệnh bị nhiễm khuẩn gây mưng mủ có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm khiến cơ thể mệt mỏi có thể có sốt, nổi hạch bẹn.

Có thể thấy, tuy là bệnh ngoài da nhưng không nên chủ quan với tình trạng nước ăn chân bởi nó có thể gây trở ngại trong việc đi lại, vận động và ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày.

 Không nên chủ quan với bệnh nước ăn chân

Không nên chủ quan với bệnh nước ăn chân

Xem thêm: Mụn nước ở kẽ ngón tay là bệnh gì?

Bị nước ăn chân phải làm sao cho mau khỏi?

Trị nước ăn chân vô cùng đơn giản và thậm chí là có rất nhiều cách dễ thực hiện mà các bạn có thể áp dụng. Đó có thể là các bài thuốc dân gian hoặc thuốc tây chuyên biệt trong điều trị nước ăn chân.

* Một số bài thuốc dân gian:

– Lá chè xanh, chè khô: Chè xanh có chứa nhiều chất oxi hóa cũng như vitamin C nên giúp sát khuẩn và làm dịu vết thương hiệu quả.

Lá chè xanh, chè khô trị nước ăn chân

Lá chè xanh, chè khô

+ Cách làm: Lấy khoảng chục lá chè xanh, giã nát hoặc một nhúm chè khô nhai nát. Rửa chân sạch sẽ, lau khô bằng vải mềm sau đó dùng chè tươi đã giã và chè khô đã nhai nát đắp lên kẽ chân, bàn chân bị nước ăn chân. Sau 2 ngày thực hiện, vùng da bị nước ăn chân sẽ khô lại, săn miệng, lành hơn và giảm cảm giác đau ngứa, kiên trì làm liên tục trong 5 ngày sẽ khỏi hẳn.

Ngâm chân với nước muối loãng chữa nước ăn chân 

Ngâm chân với nước muối loãng chữa nước ăn chân

– Nước muối pha loãng: Ngâm chân bị nước ăn vào nước pha muối loãng cùng dấm ăn hoặc rượu là một trong những cách làm đơn giản giúp hết ngứa, trầy xước da hiệu quả với người bị nước ăn chân.

+ Cách làm: Cho 1-2 cốc nước dấm ăn, hoặc một chén rượu, cùng một lượng muối hạt vào chậu nước, ngâm chân 2 lần/ngày trong khoảng 15 phút. Phương pháp này vừa giúp sát khuẩn lại làm giảm ngứa nhanh.

– Rau sam: Chọn 50-100g rau sau tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát cùng một chút muối ăn. Cho hỗn hợp này vào mảnh vải gạc sạch, chấm vào vùng da chân bị nước ăn. Thực hiện 1 lần/ngày vùng da sẽ se vết loét và hết ngứa.

Rau sam trị nước ăn chân

Rau sam

– ​​​​​​Búp ổi: Lấy một nắm búp ổi giã nát cùng một dúm muối, xát vào kẽ chân. Thực hiện 3-5 ngày/lần sẽ giúp cải thiện tình trạng nước ăn chân.

Búp ổi trị nước ăn chân

Búp ổi

Ngâm chân với lá lốt cũng là một cách chữa nước ăn chân 

Ngâm chân với lá lốt cũng là một cách chữa nước ăn chân

– Lá lốt: Hái một nắm lá lốt, rửa sạch, đun sôi với một lượng nước, đợi nước âm ấm thì cho chân vào ngâm.

– Nước kim ngân hoa: Chuẩn bị một nắm lá kim ngân, sắc đặc với nước, đợi âm ấm rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần sẽ cải thiện tình trạng nước ăn chân.

Cây kim ngân hoa chữa nước ăn chân

Cây kim ngân hoa

* Cách trị nước ăn chân bằng thuốc tây

Bên cạnh các bài thuốc dân gian dễ thực hiện, an toàn, chi phí rẻ, người bệnh có thể dùng các loại thuốc trị nước ăn chân như:

– Dung dịch sát khuẩn: Xanh Methylen, màu tím Gentian, màu đỏ Fuschin để sát khuẩn và khô mủ.

– Dung dịch cồn ASA: Bao gồm các thành phần acid acetylsalicylic, natri salicylat, ethanol 70 độ có tác dụng tốt với các bệnh hắc lào, lang ben, nấm móng, nước ăn chân, tay. Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần bôi trực tiếp thuốc lên vùng da bị nước ăn chân sẽ mang lại hiệu quả.

Dung dịch cồn ASA trị nước ăn chân

Dung dịch cồn ASA

– Dung dịch BSI 2%: Là thuốc bôi ngoài da có thành phần chủ yếu là acid salicylic. Để trị nước ăn chân, người bệnh chỉ cần bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị bệnh, xoa nhẹ. Cần lưu ý không nên bôi acid salicylic quá nhiều vì có thể ăn mòn da và làm hoại tử da. Bên cạnh đó, cần tránh để thuốc dính vào mắt, môi, niêm mạc, hậu môn và bộ phận sinh dục…

Thuốc Ketoconazole trị nước ăn chân hiệu quả 

Thuốc Ketoconazole trị nước ăn chân hiệu quả

Xem thêm: Nước ăn tay là bệnh gì?

– Kem chứa ketoconazole: Là thuốc có hoạt tính kháng nấm mạnh đối với các vi nấm ngoài da như chủng Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton floccosum cũng như các nấm men. Ketoconazole còn có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, không gây kích ứng nguyên phát hoặc dị ứng khi bôi ngoài da. Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên, cần lưu ý không để thuốc dính vào mắt.

– Khi vùng da nước ăn chân bị tổn thương nặng: Cần kết hợp thêm với các loại thuốc chống nấm như Nizoral, Griseofulvin và Sporal.

– Trường hợp khu vực nước ăn chân xuất hiện mủ, đau nhức: Cần kết hợp thuốc kháng nấm với thuốc kháng sinh đường uống theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh lý nước ăn chân

Bệnh nước ăn chân hoàn toàn có thể phòng ngừa để tránh tái phát bằng những cách sau đây:

– Hạn chế để chân tay tiếp xúc với khu vực nước bẩn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

Nên đi ủng khi phải tiếp xúc với nước phòng nước ăn chân

Nên đi ủng khi phải tiếp xúc với nước – Đeo gang tay, ủng bảo lãnh khi phải thao tác hoặc tiếp xúc với nước trong thời hạn dài. – Nếu chân bị ngâm trong nước bẩn, cần rửa kỹ những kẽ ngón chân bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó lau khô bằng khăn mền để tránh khí ẩm.

– Khi các kẽ ngón chân bị nước ăn chân hoặc chớm đỏ tuyệt đối không được gãi, chà xát lên vì có thể gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập hoặc lan rộng sang vùng chân xung quanh.

– Không dùng chung dép, dày với người đang bị nước ăn chân để tránh lây bệnh.

– Nếu sử dụng thuốc điều trị không cải thiện cần đến các cơ sở  y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?