Cơ cấu vốn của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng nào

Có trong tay nền cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ vững chắc là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của chiến lược kinh doanh của các chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp lớn chưa thật sự dành nhiều sự đầu tư cho cơ cấu vốn của họ.

Do đó, trong bài viết này tác giả sẽ lí giải cụ thể tầm quan trọng, các yếu tố nội và ngoại gây ảnh hưởng trực tiếp, cách xây dựng cũng như những điều cần lưu ý cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ mỗi khi đi vay vốn.

1) Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân chia theo loại nào và có thể vay qua hình thức nào?

Việc vay vốn để sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những ưu tiên hàng đầu để duy trì sự phát triển bền vững cho công ty.

Chính vì thế, việc vay mượn qua loại hình thức nào sẽ tạo tiền đề cho phía doanh nghiệp có những quyết định chiến lược kinh doanh đúng đắn với chiến dịch của mình.

Vốn công ty có khả năng đến từ việc cho vay từ ngân hàng nhà nước (NHNN), phát hành trái phiếu, hoặc phía nhà đầu tư góp vốn vào.

Từ đó, có thể kết luận vốn của doanh nghiệp có hai loại và nó phụ thuộc vào bản chất doanh nghiệp đó:

  • Sở hữu cá nhân nếu số vốn đó nằm trong doanh nghiệp tư nhân.
  • Sở hữu tập thể nếu số vốn đó nằm trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.

Tuy nhiên, trong quá trình đi vào hoạt động thì cơ cấu vốn lại được chia thành nhiều loại khác nhau:

  • Vốn điều lệ: là vốn bắt nguồn từ ý định đầu tư vào công ty của các nhà đầu tư được ghi lại vào mục điều lệ của công ty. Loại vốn này là bắt buộc phải có đối với các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp, tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp lại không thực sự bị gò bó về mặt quy định pháp lí ở việc mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa là bao nhiêu.
  • Vốn pháp định: là mức vốn được quy định bởi pháp luật nhằm mục đích đưa ra mức tối thiểu cần có để thỏa mãn điều kiện thành lập công ty. Ngành kinh doanh mà công ty đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ quyết định vốn pháp định:
    • Đối với kinh doanh bất động sản thì cần vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng
    • Đối với kinh doanh dịch vụ hàng không thì cần vốn pháp định tối thiểu là 30 tỷ đồng
    • Đối với kinh doanh bảo hiểm sức khỏe thì cần vốn pháp định tối thiểu là 300 tỷ đồng
  • Vốn ký quỹ: là số vốn trong vốn bắt buộc nhằm mục đích là để đảm bảo sự hoạt động và trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn ký quỹ còn có thể giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kinh doanh đã được đăng ký trong giấy phép. Loại vốn này cũng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Vốn cố định: bao gồm tài sản cố định và vốn đầu tư cơ bản. Thông thường những tài sản cố định có giá trị rất lớn và có giá trị khấu hao cao như vật dụng văn phòng, thiết bị, phương tiện vận chuyển, … Giá trị của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vốn cố định nên cần phải quản lý các tài sản cố định một cách hiệu quả.
  • Vốn lưu động: là số tiền được ứng trước nhằm duy trì tính ổn định trong cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tài sản ngắn hạn, luôn luân chuyển liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh thường tồn tại dưới dạng: dự trữ sản xuất, trong quá trình sản xuất, thành phẩm, chi phí tiêu thụ, tiền mặt, … tất cả đều trong trạng thái lưu thông. Khả năng sản xuất và năng suất hoạt động kinh doanh được đánh giá qua chu kì chuyển đổi của vốn lưu động.

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệpCơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

2) Yếu tố nào gây ảnh hưởng lên cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ?

a) Yếu tố nội bộ tác động lên cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Quy mô kinh doanh: công ty càng có kích cỡ lớn càng dễ thâm nhập vào thị trường vốn dẫn đến việc xếp hạng tín dụng cao hơn và chi phí phá sản thấp hơn.

Tăng trưởng doanh số: công ty nên triển khai phân tích lợi ích chi phí tương đối với nợ và vốn chủ sở hữu để thiết lập một cấu trúc vốn phù hợp dựa trên những sự dự đoán về tăng trưởng doanh số.

Rủi ro doanh nghiệp: chính vì việc doanh thu yếu kém và bất ổn định dẫn tới khả năng phá sản tăng kèm theo các vấn đề liên quan đến chi phí trở nên nghiêm trọng hơn.

Khả năng trả nợ: chính vì tỷ lệ nợ được đo bằng công thức tỷ lệ doanh thu hoạt động trên tổng chi phí lãi cho thấy được khả năng đáp ứng thanh toán lãi của công ty trong số doanh thu hoạt động hàng năm. Do đó, mối quan hệ này được đánh giá là tích cực dựa trên tiêu chí tỷ lệ nợ tới hạn cao hơn dẫn tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp cao hơn.

Đòn bẩy hoạt động: việc lạm dụng quá nhiều chi phí cố định trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ trên tổng chi phí dẫn tới rủi ro trong kinh doanh càng lớn.

Bản chất ngành nghề của công ty: dựa trên ngành nghề mà chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ quyết định bản chất của cơ cấu vốn. Nếu trở ngại đầu vào của doanh nghiệp khi bước vào thị trường dẫn tới tỷ suất lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Cấu trúc tài sản: nguồn tài chính mà công ty dùng để phân phối cho các hoạt động kinh doanh của mình cũng sẽ tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nếu công ty có tài sản dài hạn tương đối với nhu cầu hiện tại về vốn cần của họ thì công ty sẽ hạn chế vay nợ hơn hoặc ưu ái nợ dài hạn hơn.

b) Yếu tố ngoại bộ tác động lên cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Thái độ người cho vay: vì nếu công ty sử dụng đòn bẩy vượt quá mức cho phép theo quy định của ngành, sẽ dẫn tới giảm xếp hạng tín dụng của công ty. Do đó, bên cho vay của bất kỳ công ty nào cũng chỉ cho phép sử dụng tài trợ nợ trong một phạm vị hạn chế.

Tính ổn định của dòng tiền: nếu công ty có nguồn dòng tiền ổn định thì việc chi trả cho các chi phí cố định là không thành vấn đề và ngược lại. Từ đó, dòng tiền cũng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của nó.

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi những yếu tố nào? 1Cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi những yếu tố nào? 1

3) Tầm quan trọng của cơ cấu vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Chính vì vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò như là một trong những tư liệu lao động cần thiết để phối hợp với quá trình dùng sức lao động để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Thế nên, các chủ công ty vừa và nhỏ cần phải chú trọng đầu tư vào việc thành lập một chiến lược nguồn vốn hiệu quả để họ có thể:

  • Đề ra những quyết định đúng đắn cho việc thành lập, hoạt động và phát triển doanh nghiệp.
  • Tiến hành liên tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không bị mất đi chất lượng.
  • Nâng cao quy mô của công ty dựa trên tiêu chí quy mô vốn trên thị trường.
  • Có hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho mình một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
  • Thấy được quá trình năng xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4) Cần lưu ý điều gì khi các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vay vốn?

Doanh nghiệp trước tiên cần phải xác định được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thông qua những câu hỏi:

  • Người đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự chưa?
  • Mục đích sử dụng có đủ chính đáng, minh bạch, rõ ràng chưa?
  • Doanh nghiệp mình có đủ khả năng chi trả nợ gốc và lãi trong dài hạn hay không?
  • Tính khả thi và thực tế trong dự án đầu tư kinh doanh có đủ mạnh chưa?
  • Tài sản của mình có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

Sau đó các chủ doanh nghiệp cần phải xem xét thêm các giấy tờ thủ tục pháp lí đó gồm:

  • Hồ sơ pháp lý:
    • Giấy phép thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
    • Điều lệ công ty.
    • Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).
    • CMND hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (bản photo).
    • Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
    • Thông tin người đại diện theo pháp luật.
    • Thông tin cổ đông công ty.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ít nhất 2 năm gần nhất):
    • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
    • Hợp đồng mua bán, bán hàng.
    • Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có).
  • Phương án vay vốn:
    • Số tiền muốn vay.
    • Phương thức giải ngân khoản vay.
    • Mục đích sử dụng vốn vay nếu được duyệt.
    • Thời hạn vay.
    • Kế hoạch rút vốn.
    • Nguồn tài chính để trả nợ vay.
    • Khả năng lợi nhuận.
  • Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định:
    • Bất động sản: giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.
    • Phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng, máy móc, hàng hóa, hóa đơn, hợp đồng mua bán.
    • Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu, …
    • Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp vẫn phải lưu ý một vài yếu tố trước khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp:
  • Xác định rõ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp: như doanh số, doanh thu hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp để xác định số tiền cho vay hợp lý, vốn vay
  • Lãi suất cho vay: mức lãi suất thấp mà ngân hàng đang triển khai và duy trì trong thời gian bao lâu kèm với cả biên độ thả nổi của gói vay (trong khoảng 3 – 3.5%), hình thức dư nợ ban đầu hay dư nợ giảm dần.
  • Khoản phí phải trả sau khi vay vốn: phí thẩm định tài sản, thanh toán chậm, phạt trả trước, công chứng và chứng thực, giao dịch đảm bảo, bảo hiểm cháy nổ, phát sinh trong quá trình vay.
  • Chọn ngân hàng và dịch vụ: nên chọn các ngân hàng thường xuyên có những đợt khuyến mãi, thái độ phục vụ nhân viên tận tình, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi những yếu tố nào? 2Cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi những yếu tố nào? 2

5) Cách xây dựng cơ cấu vốn vững chắc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Thực tế cho thấy 49% sự thất bại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các thị trường là do nguồn vốn mỏng và sự thiển cận của các CEO trong việc xây dựng chiến lược nguồn vốn rõ ràng đã dẫn tới sự thiên vị về ý tưởng độc đáo.

Do đó, họ cần phải chú trọng đến việc lập ra một chiến lược nguồn vốn rõ ràng từ đó tạo ra sự tin tưởng cho vay từ các ngân hàng bởi vì bên cho vay thấy được rằng chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ khả năng chi trả vốn vay từ ngân hàng.

Và để lập cho mình một chiến lược nguồn vốn rõ ràng thì có nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Tư duy nguồn vốn: bao gồm đánh giá doanh nghiệp, chiến lược tài chính ngắn – trung và dài hạn, lợi nhuận; …
  • Xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp theo từng giai đoạn: cần phải có được một chiến lược sử dụng nguồn vốn tối ưu cho mỗi giai đoạn để chủ công ty vừa và nhỏ có thể xác định thị trường, hoạt động kinh doanh tiếp theo, cách phân bổ nguồn vốn sao cho đều.
  • Xác định cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp: nhằm đưa ra quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuận cho cả cổ đông và hạn chế rủi ro dựa trên sự kết hợp của nguồn vốn vay (nợ dài và ngắn hạn, cổ phần ưu đãi) và vốn cổ phần.
  • Xác định xem có thể vay vốn từ những ai ngoài ngân hàng: bạn bè, gia đình, đối tác đầu tư mới, vốn của đối tác, và công ty tài chính.
  • Giải pháp huy động nguồn vốn phù hợp cần xem xét: dựa trên tổng nguồn cung tiền.
  • Kiểm soát và định hướng chiến lược sử dụng tài chính doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.
  • Thực hiện chiến lược liên quan đến công nghệ 4.0 (đặc biệt cho những doanh nghiệp liên quan đến công nghệ): các chủ công ty vừa và nhỏ nên xem xét thêm những biện pháp vay vốn mới gồm:
    • Huy động vốn cộng đồng
    • Vay ngang hàng từ công ty Verig
    • Chia sẻ nguồn lực
    • Chia sẻ lãi từ Coin hoặc Token

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi những yếu tố nào? 3Cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi những yếu tố nào? 3

6) Cách nhận biết được cơ cấu vốn của một doanh nghiệp vừa và nhỏ là có vững chắc hay không?

Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải trả lời những câu hỏi:

Cấu trúc vốn như thế nào là bền vững? Cần dùng vốn như thế nào cho từng giai đoạn phát triển? Làm sao để sử dụng hiệu quả vốn cố định lẫn lưu động để đảm bảo sự ổn định của dòng tiền?

Và họ cần phải tìm câu trả lời của mình phải liên quan đến các tiêu chí mang tính quyết định sự vững chắc của cơ cấu vốn trong một doanh nghiệp bao gồm:

  • Xây dựng được cấu trúc vốn doanh nghiệp bài bản.
  • Chiến lược huy động đa dạng.
  • Cách thức đầu tư tài sản.
  • Chi phí sử dụng vốn.

Qua bài viết này, độc giả muốn giải quyết được những vấn đề của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc làm thế nào để có thể vay được vốn, những tiêu chí cần đáp ứng khi đi vay cũng như phương pháp xây dựng được một chiến lược nguồn vốn hiệu quả đối với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế xã hội hiện nay.