Bài tập phương pháp nghiên cứu khoa học

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 542.05 KB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
==========
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:  
Lớp chuyên ngành:.
Lớp học phần:
Giảng viên giảng dạy:
Chữ ký của giảng viên:
Quảng Ninh, 07/2014
22
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC VÀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. Khoa học
1.1.1. Khái niệm về khoa học
Khoa học là một hệ thống tri thức về các qui luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Có 2 loại tri thức:
Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên
trong đời sống hàng ngày.
Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ
hoạt động nghiên cứu khoa học, nó được khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các
liên hệ bản chất.
1.1.2. Sự phát triển của khoa học
– Thời cổ đại: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành khoa học, lúc này chưa có sự
phân định rõ ràng các ngành, lĩnh vực khoa học. Mọi lĩnh vực tri thức đều
tập trung vào Triết học. Người đặt nền móng cho khoa học thời kỳ cổ đại là Aristot

(384-322 trước Công nguyên). Sau đó khoa học dân phát triển và phân chia thành các
ngành Thiên văn học, Hình học, Cơ học,
– Thời Trung cổ: Thời kỳ này kéo dài hàng nghìn năm, chủ nghĩa duy tâm
thống trị xã hội. Điều này làm cho khoa học bị kiềm chế, phát triển chậm chạp. Tuy
nhiên do nhu cầu xã hội, tri thức khoa học vẫn được phát triển cho dù chậm
– Thế kỷ XV – XVIII- Thời kỳ phục hưng: Đây là thời kỳ phong kiến và sau đó
xã hội bắt đầu đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển thương nghiệp, hàng hải, đã
dần mở ra cho khoa học cơ hội phát triển. Thời kỳ này đã nổi lên các nhà khoa học có
ảnh hưởng lớn đến phát triển xã hội như N. Copecnich, Galile, Newton. Khoa học đã
bắt đầu được phân chia theo lĩnh vực như Hoá học, Thực vật học, Sinh lý học, Đại
chất học, Tuy nhiên thời kỳ này khoa học xã hội lại chưa được phát triển hoàn
chỉnh, chủ nghĩa duy tâm và các phương pháp siêu hình là cơ sở để giải thích các hiện
tượng xã hội.
33
– Thế kỷ XVIII – XIX: Đây là thời kỳ phát triển đô thị hoá, công nghiệp hoá
trên quy mô lớn. Do đó các ngành khoa học như Nông học, Thực vật học (sản xuất
lương thực, thực phẩm), Hoá học (phân bón, thuốc trừ sâu, nhuộm, tổng hợp hữu
cơ ), Vật lý (máy hơi nước, điện báo, điện thắp sáng, ), Trong thời kỳ này có ba
phát minh lớn là: i) Định luật bảo toàn năng lượng, ii) Thuyết tế bào, iii) Thuyết tiến
hoá. Cũng trong thời kỳ này khoa học xã hội bắt đầu phát triển trên cơ sở quan điểm
lịch sử và phép duy vật biện chứng.
– Cuối thế kỷ XIX đầu XX: Đây là một thời kỳ bắt đầu cho việc hưng thịnh của
nghiên cứu khoa học. Khoa học tự nhiên được nghiên cứu bằng các phương pháp thực
nghiệm với kỹ thuật tinh vi và phân hoá mạnh thành các ngành, các lĩnh vực để
nghiên cứu chuyên sâu và đa dạng. Bên cạnh đó các ngành khoa học lại xâm nhập lẫn
nhau tạo nên khoa học trung gian, liên ngành như: Lý Sinh, Hoá Sinh, Kỹ thuật  Xã
hội, Khoa học lúc này ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển xã hội, đặc biệt là tiến
trình công nghiệp hoá trên quy mô toàn cầu
– Thế kỷ XX – XXI: Đây là thời kỳ phát triển nhanh của khoa học và tác động
vào nhiều mặt của xã hội, bao gồm công nghệ thông tin, tự động hoá; công nghệ sinh

học, y học, nông học, hoá học, vật lý học, toán học, thống kê, quản lý môi trường.
trong đó tin học đã nổi lên như là cơ sở để phát triển các ngành khoa học khác dựa vào
tốc độ phân tích, xử lý thông tin dữ liệu
1.1.3. Phân biệt khoa học, kỹ thuật, công nghệ
a. Kỹ thuật
Kỹ thuật (technique) là những phương tiện hoạt động của con người, bao
gồm những kiến thức, kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc thực
tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào quá trình sản
xuất, quản lý hoặc thương mại, công nghiệp hoặc cả trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội.
b. Công nghệ
Công nghệ (technology) là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc
một lớp vấn đề kỹ thuật, được sử dụng theo một quy trình hợp lý tác động vào môi
trường lao động tạo ra sản phẩm để phục vụ con người. Công nghệ là tổng thể các tri
44
thức, phương pháp, cách thức, kĩ xảo thu nhận, gia công, chế tạo làm thay đổi trạng
thái, tính chất, hình dáng của nguyên vật liệu và bán thành phẩm được sử dụng trong
quá trình sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh.
“Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các
kết quả nghiên cứu và xử lí nó một cách có hệ thống và có phương pháp” (Tổ chức
phát triển công nghiệp của LHQ : UNIDO).
“Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu
và thông tin” (ESCAP : Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương).
Công nghệ bao gồm những nội dung sau :
– Một hoặc một số giải pháp để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật.
– Con đường để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật.
– Toàn bộ kiến thức được sử dụng để làm luận cứ.
Khái niệm công nghệ hiện đang được sử dụng không chỉ trong công nghiệp
mà còn thâm nhập vào hàng loạt bộ môn khoa học và lĩnh vực hoạt động xã hội
khác nhau như công nghệ dạy học, công nghệ kiểm tra, công nghệ quản lý, công

nghệ ngân hàng
Cũng có thể tiếp cận khái niệm công nghệ dựa theo sự phận biệt các yếu tố vật
chất, khả năng sáng tạo, chứa đựng và sử dụng tập hợp các tri thức như là những
nguồn lực to lớn cần khai thác. Theo ý nghĩa đó, công nghệ bao hàm 4 thành phần :
phần kỹ thuật, phần thông tin, phần con người và phần tổ chức.
c. Phân biệt khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Công nghệ có một ý nghĩa tổng hợp và thường bao hàm một trong những hiện
tượng mang đặc trưng xã hội như tri thức, tổ chức, phân công lao động, quản lý; là
tổng thể nói chung các phương pháp gia công, chế tạo làm thay đổi trạng thái, tính
chất, hình dáng của nguyên vật liệu hay bán thành phẩm, sử dụng trong quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
– Kỹ thuật có ý nghĩa hẹp, chỉ những yếu tố vật chất và vật thể (máy móc, thiết
bị, sự vận hành ).
55
– Giữa khoa học và công nghệ có sự khác nhau như sau :
KHOA HỌC
– Hoạt động khoa học luôn đổi mới,
không lặp lại.
– Sản phẩm khó định hình trước.
– Sản phẩm mang đặc trưng thông tin.
– Lao động linh hoạt, nhiều sáng tạo.
– Phát minh khoa học tồn tại mãi với
thời gian.
– Có thể mang mục đích tự thân
– NCKH mang tính xác suất
CÔNG NGHỆ
– Lặp lại theo chu kỳ
– Sản phẩm định hình theo thiết kế.
– Sản phẩm có đặc trưng tùy thuộc đầu
vào.

– Lao động định khuôn theo quy định.
– Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và
bị tiêu vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật.
– Không mang mục đích tự thân
– Điều hành công nghệ mang tính xác
định
1.1.4. Phân loại khoa học
a) Nguyên tắc phân loại
– Nguyên tắc khách quan : dựa theo hình thức vận động của vật chất mà nó
phản ánh. Các môn KH có liên hệ với nhau được sắp xếp theo một trật tự khách quan
theo nguồn gốc lịch sử của nó.
– Nguyên tắc phối thuộc : sắp xếp theo trình độ phức tạp của nó, từ hiện tượng
đến bản chất, từ thực nghiệm đến lí thuyết.
b) Một số quan điểm phân loại khoa học
Có nhiều quan điểm phân loại các ngành khoa học
– Theo Aristote (384-322 BC- Hi Lạp cổ đại), chia ra: khoa học lí thuyết, khoa
học sáng tạo, khoa học thực hành.
– Theo Roger Bacon (thế kỉ XIII), chia ra: khoa học của suy luận, khoa học của
tưởng tượng, khoa học của trí nhớ.
– Phân loại theo nguồn gốc hình thành khoa học: khoa học lí thuyết, khoa học
thuần túy, khoa học thực nghiệm, khoa học thực chứng, khoa học quy nạp, khoa học.
– Phân loại theo mục đích ứng dụng của khoa học: khoa học mô tả, khoa
66
học phân tích, khoa học tổng hợp, khoa học ứng dụng, khoa học hành động, khoa
học sáng tạo.
– Phân loại theo mức độ khái quát của khoa học: khoa học cụ thể, khoa học
trừu tượng, khoa học tổng quát, khoa học đặc thù.
– Phân loại theo tính tương liên giữa các khoa học: khoa học liên bộ môn, khoa
học đa bộ môn.
– Phân loại theo kết quả hoạt động chủ quan của con người: khoa học kí ức,

khoa học tư duy, khoa học suy luận, khoa học tưởng tượng.
– Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc chương trình đào tạo: khoa
học cơ bản, khoa học cơ sở, khoa học chuyên môn.
– Phân loại theo đối tượng nghiên cứu: khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật,
khoa học công nghệ, khoa học nông nghiệp, khoa học sức khỏe, khoa học xã hội,
khoa học nhân văn
1.2. Nghiên cứu khoa học
1.2.1.Khái niệm
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều
tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt được từ các
thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự
nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn,
giá trị hơn.
Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu
và phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp đúng.
77
Sản phẩm nghiên cứu khoa học: phát hiện, phát minh, sáng chế
Phát hiện Phát minh Sáng chế
Bản chất
Nhận ra vật thể
hoặc quy luật xã
hội vốn tồn tại.
Nhận ra quy luật tự
nhiên vốn tồn tại.
Tạo ra phương tiện
mới về nguyên lý
kỹ thuật, chưa từng
tồn tại.
Khả năng áp dụng
để giải thích thế

giới
Có Không
Khả năng áp dụng
vào sản xuất, đời
sống
Không trực tiếp,
mà phải qua các
giải pháp vận dụng.
Không trực tiếp,
mà phải qua sáng
chế
Có (có thể trực tiếp
hoặc phải trải qua
thử nghiệm)
Giá trị thương
mại
Không
Mua bán patent và
licence.
Bảo hộ pháp lý
Bảo hộ tác phẩm viết về các phát hiện và
phát minh (theo luật Quyền tác giả) chứ
không bảo hộ bản thân các phát hiện,
phát minh)
Bảo hộ Quyền sở
hữu công nghiệp.
Thời gian tồn tại Tồn tại cùng lịch sử
Tiêu vong theo sự
tiến bộ công nghệ.
Ví dụ

– Kock phát hiện vi
trùng lao ;
– Marie Curie phát
hiện nguyên tố
phóng xạ radium ;
– Colomb phát hiện
châu Mỹ ;
– Marx phát hiện
quy luật giá trị
thặng dư.
– Acsimet phát
minh định luật sức
nâng của nước. ;
– Lebedev phát
minh tính chất áp
suất của ánh sáng ;
– Nguyễn Văn Hiệu
phát minh quy luật
bất biến tiết diện
của các quá trình
sinh hạt
– James Watt sáng
chế máy hơi nước.
– Nobel sáng chế
thuốc nổ TNT.
Phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách
có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nhưmột phương tiện để khám phá
88
chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học
đạt tới mục đích sáng tạo.

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những
nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây
dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định
hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp.
Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm
hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng
phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên
thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học
( như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.
Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn  lý luận về phương
pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các
khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học
là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận
thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.
Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa
học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v). Do vậy những phương pháp
riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.
1.2.2. Chức năng của NCKH
a) Mô tả
Mô tả là sự trình bày bằng ngôn ngữ, đưa ra hình ảnh chung nhất của sự vật,
cấu trúc, trạng thái cũng như sự vận động của sự vật đó.
Mục đích của mô tả là đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật, giúp cho con
người có một công cụ nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác nhau về bản chất
giữa một sự vật này với một sự vật khác, bao gồm: mô tả định tính (chỉ rõ các đặc
99
trưng về chất) và mô tả định lượng (chỉ rõ các đặc trưng về lượng).
b) Giải thích
Giải thích là sự làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối

quá trình vận động của sự vật.
Mục đích của giải thích là đưa ra những thông tin thuộc về thuộc tính bản
chất của sự vật để có thể nhận dạng không chỉ những biểu hiện bên ngoài mà còn
cả những thuộc tính bên trong của sự vật, bao gồm: giải thích nguồn gốc, giải thích
tác nhân, giải thích quan hệ, giải thích mối liên hệ, giải thích hậu quả, giải thích
quy luật chung.
c) Dự báo (Tiên đoán)
Tiên đoán là sự nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và
những biểu hiện của sự vật trong tương lai.
d) Sáng tạo (Giải pháp)
Sáng tạo là sự làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại.
1.2.3. Mục tiêu của NCKH
Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được
mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết
để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
* Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên
cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó
có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay
điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi nhằm vào việc
gì?, hoặc để phục vụ cho điều gì? và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm
đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
* Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà
người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có
thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của
đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết
1010
quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi làm cái gì?.
Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.
Đề tài: Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa
ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

– Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
– Mục tiêu của đề tài:
1. Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.
2. Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.
1.2.4. Đặc điểm của NCKH
a) Tính mới
Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học. NCKH là quá
trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật mà con người chưa biết, vì vậy quá
trình NCKH luôn là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới.
b) Tính tin cậy
Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có độ tin
cậy cao, nghĩa là phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần, do nhiều người khác
nhau thực hiện trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau
với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau.
c) Tính thông tin
Sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin thông qua sản phẩm kết quả
NCKH, được thể hiện qua báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới,
mô hình thí điểm
d) Tính khách quan
Tính khách quan vừa là một đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chí về phẩm
chất của người lao động khoa học.
e) Tính rủi ro
Một NCKH có thể thành công và cũng có thể thất bại.
Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên nhân với các mức độ khác nhau:
– Do thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được
1111
đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
– Do trình độ kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm không đủ đáp ứng nhu cầu kiểm
chứng giải thuyết.
– Do khả năng thực hiện của người nghiên cứu chưa đủ tầm xử lý vấn đề.

– Do giải thuyết nghiên cứu đặt sai.
– Do những tác nhân bất khả kháng.
g) Tính kế thừa
Mỗi đề tài NCKH luôn mang tính kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có thuộc
chính lĩnh vực nghiên cứu hoặc cả trong các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.
Tính kế thừa rất quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu.
h) Tính cá nhân
Vai trò cá nhân trong sáng tạo khoa học mang tính quyết định.
i) Tính phi kinh tế
– Lao động NCKH rất khó xác định giá trị kinh tế như trong lĩnh vực sản xuất
vật chất.
– Các thiết bị chuyên dụng trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học hầu như
không thể khấu hao về mặt kinh tế như các thiết bị thông thường khác được.
– Hiệu quả kinh tế của NCKH hầu như không thể xác định.
1.2.5. Bản chất logic của NCKH
a. Khái niệm
Khái niệm là một hình thức tư duy trừu tượng, phản ánh những dấu hiệu cơ
bản, những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của sự vật và hiện tượng.
Khái niệm gồm hai bộ phận hợp thành:
– Nội hàm của khái niệm: là những hiểu biết của toàn thể thuộc tính bản chất
được phản ánh trong khái niệm.
– Ngoại diên của khái niệm: là toàn thể những cá thể có chứa các thuộc tính bản
chất được phản ánh trong khái niệm
b. Phán đoán
Phán đoán là một hình thức của tư duy, nối liền các khái niệm lại với nhau và
1212
khẳng định rằng khái niệm này là khái niệm kia hoặc phủ định rằng khái niệm này
không phải là khái niệm kia, nhằm xác nhận hay phủ nhận mối quan hệ bản chất của
các sự vật và hiện tượng được phản ánh.
Đặc trưng cơ bản của phán đoán là mỗi phán đoán có tính quy định về chất,

lượng và giá trị. Phán đoán có thể phản ánh sự có mặt hay không có một thuộc tính
nào đấy của sự vật trong sự liên hệ với các sự vật khác. Như vậy, có phán đoán khẳng
định và có phán đoán phủ định. Có bao nhiêu loại hình phán đoán trong logic hình
thức thì có bấy nhiêu loại giả thuyết khoa học được sử dụng trong NCKH.
– Phán đoán đơn: chỉ do một phán đoán tạo thành, bao gồm:
+ Phán đoán khẳng định: “S là P” (“Trường điện từ là một dạng của
vật chất”)
+ Phán đoán phủ định: S không là P” (“Cá voi không phải là loài cá”)
+ Phán đoán hoặc nhiên: “S có thể là”
+ Phán đoán minh nhiên: “Trong trường hợp này S là P”
+ Phán đoán riêng: “Có một số S là (không là) P”
+ Phán đoán đơn nhất: “Chỉ duy nhất có S là (không là) P”
– Phán đoán phức hợp: do nhiều phán đoán tạo thành, bao gồm:
+ Phán đoán liên kết: tạo thành do một số phán đoán đơn được nối với
nhau bởi các từ liên kết “và”, “nhưng”, “mà, “song”, “cũng”, “đồng thời”
+ Phán đoán lựa chọn: tạo thành do một số phán đoán đơn được nối với
nhau bởi từ “hoặc”
+ Phán đoán giả định: tạo thành do một số phán đoán đơn được nối với
nhau theo kết cấu “nếu thì”
Không phải phán đoán nào cũng có giá trị bất biến. Qua hoạt động thực tiễn,
nhận thức của con người luôn được bổ sung bằng những phán đoán mới hoặc thay thế
những phán đoán cũ bằng những phán đoán mới chính xác hơn.
c. Suy luận
Suy luận là một hình thức của tư duy, từ một hay nhiều phán đoán đã có (tiên
đề) rút ra một phán đoán mới (kết đề). Điều này cần phải tuân thủ những quy luật của
1313
tư duy lôgic và cần phải xuất phát từ những tiên đề đúng thì mới suy luận đúng.
Thí dụ : Từ 2 phán đoán tiên đề: “Mọi kim loại đều dẫn điện”, “Đồng là kim
loại” đi đến một phán đoán mới, phán đoán kết luận: “Đồng dẫn điện”.
Suy luận là một phương tiện hữu hiệu của tư duy trừu tượng, thể hiện quá trình

vận động tích cực của tư duy. Có thể nói toàn bộ các khoa học được xây dựng trên hệ
thống suy luận và nhờ có suy luận mà con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn,
đầy đủ hơn hiện thực khách quan.
Enghen : “Nếu những tiền đề của chúng ta là đúng và nếu chúng ta áp dụng
đúng những quy luật của tư duy cho những tiền đề ấy, thì kết quả phải phù hợp với
hiện thực” (CN dvbc)
Mỗi suy luận được cấu thành từ 3 bộ phận: tiên đề, kết đề và lập luận. Có 3
hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và suy luận loại suy.
– Suy luận diễn dịch: là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, bao gồm:
+ Diễn dịch trực tiếp: rút ra phán đoán mới trực tiếp từ một phán đoán
đã biết, gồm 1 tiên đề và 1 kết đề (tiên đề => kết đề). Ví dụ : Pasteur quan sát con vật
nhiễm khuẩn yếu phát hiện ra khả năng miễn dịch.
+ Diễn dịch gián tiếp: rút ra phán đoán mới trực tiếp từ một số phán
đoán đã biết, gồm 1 số tiên đề và 1 kết luận. Ví dụ : quy luật sinh lão bệnh tử.
Trong suy luận diễn dịch gián tiếp có một trường hợp đặc biệt được gọi là tam
đoạn luận là loại suy luận diễn dịch gồm 2 tiên đề và 1 kết đề. Ví dụ: Mọi người đều
chết (tiên đề 1). Ông Socrat là người (tiên đề 2). Ông Socrat rồi cũng phải chết thôi
(kết đề).
Đối với hình thức suy luận này cần phải cẩn thận để khỏi mắc những sai phạm logic:
* Thiếu tiên đề: Nhà ông A vừa mất cái xe đạp
Thằng B hàng xóm là đưa chuyên ăn cắp xe đạp
Vậy thằng B chính là đứa ăn cắp xe đạp của ông A
* Đánh tráo tiên đề thành kết đề: Mọi người đều chết
Con chó cún vừa chết
1414
Con chó cún là người (???)
* Đưa ra tiên đề không chuẩn xác: Vật chất tồn tại vĩnh viễn.
Trái đất là vật chất
Vì vậy Trái Đất tồn tại vĩnh viễn
– Suy luận quy nạp: là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ

những trường hợp riêng lẻ đến kết luận chung, khái quát các thuộc tính của sự vật và
rút ra mối liên hệ giữa các thuộc tính đó từ những cái riêng lẻ bằng kinh nghiệm. Tri
thức khoa học thường được hình thành thông qua phương pháp quy nạp khoa học.
Có 2 loại suy luận quy nạp:
+ Quy nạp hoàn toàn: đi từ tất cả những cái riêng đến cái chung. Ví dụ: Pierre
Marie Curie phát hiện ra hiện tượng phóng xạ (1898) qua việc nghiên cứu tất cả các
nguyên tố phóng xạ, về sau bác bỏ giả thuyết, chuyển sang quặng Uranium thấy phát
ra tia lạ, phát hiện ra nguyên tố phóng xạ mới là Radium)
+ Quy nạp không hoàn toàn: đi từ một số cái riêng đến cái chung.Ví dụ: Pasteur
nghiên cứu trên 25 thí nghiệm đối chứng và 25 thí nghiệm thực nghiệm ở cừu.
– Suy luận loại suy: là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng khác. Ví dụ
: thí nghiệm trên chuột bạch -> thí nghiệm trên người.
Quy nạp không hoàn toàn và loại suy là những hình thức suy luận phổ biến được
sử dụng trong nghiên cứu và là sự lựa chọn thông minh trong NCKH.
1.2.6. Cấu trúc logic của một chuyên khảo khoa học
Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: bao gồm chọn phương pháp thích
hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận
cứ với luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phương
pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề.
1515
a. Luận đề
Luận đề trả lời câu hỏi cần chứng minh điều gì? trong nghiên cứu. Luận đề là
một phán đoán hay một giả thuyết cần được chứng minh. Thí dụ: Lúa được bón
quá nhiều phân N sẽ bị đổ ngã.
b. Luận cứ
Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay
luận cứ khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan
sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi Chứng minh bằng cái gì?. Các nhà khoa
học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được
sử dụng trong nghiên cứu khoa học:

* Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định
luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết
cũng được xem là cơ sở lý luận.
* Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm
thí nghiệm.
c. Luận chứng
Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương
pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận
chứng trả lời câu hỏi Chứng minh bằng cách nào?. Trong nghiên cứu khoa học, để
chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì nhà nghiên cứu sử dụng
luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui
nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu
thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay
trong các loại nghiên cứu điều tra.
1.2.7. Trình tự logic của NCKH
B
ư
ớc

1:

P

t

h
iệ
n

v

ấn

đ

ngh

n

c
ứu.

B
ư
ớc

2:

X
â
y

dựng

g
i

t
hu

yết

k
hoa

họ
c
B
ư
ớc

3:

Lập

phư
ơ
ng

án

t
hu

t
hập

t
hông

ti
n
B
ư
ớc

4:

X
â
y

dựng

s

l
uận
1616
B
ư
ớc

5:

Thu

t
hập

dữ
liệu
B
ư
ớc

6:

P
hân

tíc
h

v
à

bàn
luận kết quả
B
ư
ớc

7:

Tổng

h

p

kết

quả

(
kết

l
uận)

v
à

k
hu
yế
n

ngh

1.3. Vấn đề khoa học và giả thuyết khoa học
1.3.1. Vấn đề khoa học
a. Khái niệm.
Vấn đề khoa học cũng chính là vấn đề nghiên cứu là những vấn đề chưa biết

hoặc chưa biết thấu đáo về bản chất hoặc hiện tượng, cần được làm rõ trong quá trình
nghiên cứu. Vì vậy vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi cần được giải đáp trong quá
trình nghiên cứu.
b. Các tình huống của vấn đề khoa học.
T
ì
nh

huống

t
hứ

nhấ
t
:

C
ó

v

n

đ

ngh

n

cứ
u.

Nh
ư

v

y

s

c
ó

nhu

cầ
u

t
r

lời
v
à
o

v

n

đ

ngh

n

cứ
u,

ngh
ĩ

a

l

à

s

t
ồn

t

ại

ho
ạt

động

ngh

n

cứ
u.
T
ì
nh

huống

t
hứ

ha
i
:

Không

c
ó

v

n

đ

ho
ặc

khô

ng

c
òn

v

n

đ

.

T

r
ườ
ng

h

p
n
à
y

không

xu
ất

h
iệ
n

nhu

cầ
u

t
r

lời

,

ngh
ĩ

a

l

à

khô

ng

c
ó

ngh

n

cứ
u.
T
ì
nh

huống

t
hứ

ba:

Tưở
ng

c
ó

v

n

đ

,

nh
ư
ng

s
a
u

kh
i

x
em

x
ét

t
h
ì

lại

không
c
ó

v

n

đ

ho
ặc

c

ó

v

n

đ

kh
ác
.

Gọ
i

đó

“g
i

v

n

đ

“.

Ph
át

h
iệ

n

“g
iả

v

n

đ

v
ừa
d

n

đ

ế
n

tiết

k
iệm

c
h
i

ph
í
,

v
ừa

t
r
á
nh

đ
ược

nh

ng

h

u

qu

b
ất

ư
ng
c
ho

ho
ạt

động
t
h
ực

tiễ
n.

Một điều cần chú ý để phân biệt ra “vấn đề” và “giả vấn đề”. Khi nhận một
nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu trước hết phải xem xét có những vấn đề
nghiên cứu nào cần được đặt ra. Có thể có một số tình huống:

– Sau khi xem xét sơ bộ nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu phát hiện thấy
“có vấn đề” để nghiên cứu. Đây là tình huống tốt, mở đầu cho quá trình nghiên cứu
được thực hiện.
– Cũng có trường hợp ngộ nhận, người nghiên cứu tưởng rằng đã tìm được vấn
đề nghiên cứu trong một nhiệm vụ nghiên cứu nào đó, nhưng sau khi phân tích kỹ lại
nhận ra rằng không có vấn đề nào phải xử lý. Trường hợp này gọi là giả vấn đề; cần
1717
sớm phát hiện để tiết kiệm được chi phí, thời gian và trong một số trường hợp còn
tránh được những hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn, nhất là trong các nghiên
cứu về lĩnh vực khoa học xã hội.
c. Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học
Có nhiều phương pháp để phát hiện vấn đề nghiên cứu, xin giới thiệu một số
phương pháp sau:
1. Phân tích theo cấu trúc logic của các tài liệu thu thập được.
2. Nhận dạng những bất động trong tranh luận tại các hội nghị thảo luận về
pháp luật, chính sách.
3. Nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường.
4. Nhân dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế.
5. Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu.
6. Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào.
1.3.2. Giả thuyết khoa học
a. Khái niệm
Việc giải quyết một vấn đề khoa học bao giờ cũng bao gồm việc đề ra một
số phỏng đoán, giả thuyết ít nhiều có căn cứ; nhờ đó nhà khoa học cố gắng giải
thích các sự kiện mới được khám phá hoặc các sự kiện không không còn phù hợp
với lý thuyết cũ.
Giả thuyết khoa học là sự cắt nghĩa tạm thời một sự kiện khoa học, là một kết
luận giả định về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, do người nghiên cứu đặt ra để
dựa theo đó xem xét, phân tích, kiểm chứng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
* Việc tiên đoán sự tồn tại của những hành tinh trong hệ Mặt Trời do mâu thuẫn

của sự nhiễu loạn trong chuyển động của sao Thiên Vương => giả thuyết của Adams
và Le Verrier => Galle phát hiện ra sao Hải Vương, sau đó là sao Diêm Vương.
* Enghen: “Giả thuyết là một giai đoạn cần thiết, có tính chất quy luật trong sự
phát triển tri thức khoa học, có mục đích giải thích sơ bộ các hiện tượng không nằm
trong khuôn khổ các khái niệm lý thuyết cũ”.
Giả thuyết được hình thành qua các giai đoạn sau :
1818
– Mỗi giả thuyết được phát biểu dưới dạng một phỏng đoán.
– Các giả thuyết phù hợp với thực nghiệm được xác định bằng các sự kiện,
kết quả khảo sát hay thực nghiệm. Các giả thuyết phù hợp với lý thuyết dựa trên cơ sở
những nguyên lý lý thuyết, ý tưởng, định luật nhất định hoặc trên những giả thuyết
khác đã được kiểm chứng.
b. Tiêu chí để xem xét giả thuyết
+ Giả thuyết muốn có giá trị cần phải dựa trên cơ sở những sự kiện quan sát
được, không được vu vơ, thiếu căn cứ.
+ Giả thuyết không được trái với những lý thuyết đã được xác định tính đúng
đắn về mặt khoa học, không được áp đặt.
+ Giả thuyết phải có thể kiểm chứng bằng lý thuyết hoặc bằng thực nghiệm, có
khi trong một thời gian khá dài (hợp lý, không phải là một phán đoán vội vàng, không
mâu thuẫn về mặt hình thức, phải mở rộng tri thức đã có, hiện có).
c. Cách kiểm chứng giả thiết nghiên cứu
Một giả thuyết cần phải được kiểm chứng dựa trên những luận cứ khoa học để
khẳng định hoặc phủ định, nhờ các thao tác lôgic: chứng minh hoặc bác bỏ.
– Chứng minh: là một hình thức suy luận, dựa vào những kết luận khoa học đã
được công nhận để lý giải tính chân thực, đúng đắn, chuẩn xác của một giả thuyết
nghiên cứu.
Leibniz : Chứng minh là làm rõ một chân lý bằng những chân lý khác đã biết”
Phép chứng minh gồm có 3 bộ phận hợp thành:
+ Luận đề: là phán đoán mà tính chân xác của nó đang cần được chứng minh
(chính là giả thuyết nghiên cứu).

+ Luận cứ: là những kết luận khoa học mà tính chân xác đã được công nhận và
được sử dụng làm tiền đề để chứng minh giả thuyết mà người nghiên cứu đã đặt ra.
+ Luận chứng: là cách thức nối kết các tiên đề (luận cứ đã được thực tiễn kiểm
nghiệm) và liên hệ chúng với các luận đề cần chứng minh nhằm khẳng định hoặc phủ
định luận đề cần chứng minh.
Khi chứng minh một giả thuyết khoa học, phải tuân thủ các quy tắc sau:
1919
– Luận đề phải rõ ràng
– Luận cứ phải chân xác và có liên hệ trực tiếp với luận đề
– Luận chứng không được vi phạm các nguyên tắc suy luận
(nếu không tuân thủ sẽ trở thành ngụy biện (Chia 17 con trâu ra 1/2,1/3,1/9 –
Thỏ và rùa chạy thi).
– Bác bỏ: là phủ nhận tính chân thực của phép chứng minh, là một hình thức
chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác của một phán đoán. Bác bỏ có thể thông
qua các chứng cứ vô lý, tính giả dối, chứng minh bằng một phản đề hoặc dẫn ra các lý
luận không chuẩn xác.
Mặc dù bác bỏ là một cách chứng minh, nhưng trong quy tắc của bác bỏ không
đòi hỏi đủ 3 bộ phận hợp thành như trong chứng minh mà chỉ cần bác bỏ một trong 3
yếu tố là đủ.
– Bác bỏ luận đề: phải chứng minh được rằng luận đề không hội đủ các điều
kiện của một giả thuyết.
– Bác bỏ luận cứ: phải chứng minh được rằng luận cứ được đưa ra để chứng
minh luận đề là sai.
– Bác bỏ luận chứng: vạch rõ tính phi logic, sự vi phạm các quy tắc trong
chứng minh.
* Khi giả thuyết nghiên cứu được chứng minh thì quá trình nghiên cứu kết
thúc. Ngược lại khi một giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ (không chứng minh được) thì
người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập và xử lý thông tin để chứng minh giả thuyết
hoặc phải xem lại giả thuyết và thậm chí phải đặt lại một giả thuyết khác.
1.3.3. Các loại hình NCKH

a) Nghiên cứu cơ bản
Là nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và quy luật của sự vật hoặc hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội, con người.
Nghiên cứu cơ bản bao gồm các hình thức: nghiên cứu thuần túy lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm.
2020
Nghiên cứu cơ bản được chia thành 2 loại:
+ Nghiên cứu cơ bản thuần túy: là những nghiên cứu chỉ mới nhằm mục đích
duy nhất là tìm ra bản chất và quy luật của các hiện tượng tự nhiên và xã hội để nâng
cao nhận thức, chưa có sự vận dụng nào vào một hoạt động cụ thể của con người.
+ Nghiên cứu cơ bản định hướng: là những nghiên cứu đã dự kiến trước mục
đích ứng dụng, được chia làm 2 loại:
* Nghiên cứu nền tảng: là những nghiên cứu dựa trên các quan sát, đo
đạc để thu thập số liệu và dữ kiện nhằm mục đích tìm hiểu và khám phá quy luật của
tự nhiên (điều tra cơ bản).
* Nghiên cứu chuyên đề: là những nghiên cứu có hệ thống một hiện
tượng đặc biệt của tự nhiên (gen di truyền).
Sản phẩm khoa học của nghiên cứu cơ bản có thể là các phát hiện, phát kiến,
công thức, phát minh và thường dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có
ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Phát minh là sự phát hiện ra những quy luật, những tính chất hoặc những
hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai
biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người. Phát minh chỉ mới là
những phát hiện về quy luật, không thể áp dụng ngay vào sản xuất hoặc đời sống
và vì vậy phát minh không có giá trị thương mại, không có quốc gia nào bảo hộ
pháp lý đối với phát minh.
b) Nghiên cứu ứng dụng
Là sự vận dụng các quy luật từ nghiên cứu cơ bản (thường là nghiên cứu cơ
bản định hướng) để đưa ra nguyên lý về các giải pháp, có thể bao gồm công nghệ, sản
phẩm, vật liệu thiết bị, nghiên cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào trong

một môi trường mới của sự vật và hiện tượng.
Sản phẩm khoa học của nghiên cứu ứng dụng có thể là một giải pháp mới về tổ
chức, quản lý, xã hội hoặc công nghệ, vật liệu, sản phẩm,
Một điều cần lưu ý là mặc dù gọi là nghiên cứu ứng dụng nhưng kết quả của nó
thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả của nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng
2121
trong thực tế thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác gọi là nghiên cứu
triển khai.
Triển khai là sự vận dụng các quy luật thu được từ trong nghiên cứu cơ bản và
các nguyên lý thu được từ trong nghiên cứu ứng dụng để đưa ra các hình mẫu với
những tham số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật.
Kết quả của nghiên cứu triển khai vẫn chưa triển khai được vì sản phẩm của
hoạt động triển khai chỉ mới là những vật mẫu, h́nh mẫu có tính khả thi về kỹ thuật
nghĩa là chỉ mới được khẳng định không còn xác suất rủi ro về mặt kỹ thuật trong áp
dụng. Điều này chưa hoàn toàn có nghĩa là đã có thể áp dụng vào một địa chỉ cụ thể
nào đó; bởi vì để áp dụng được vào một điều kiện kinh tế hoặc xã hội nào đó, người
áp dụng còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác như khả thi về tài
chính, khả thi về kinh tế, khả thi về môi trường, khả thi về xã hội và chính trị
Hoạt động triển khai được phân chia thành các loại hình sau:
– Triển khai trong phòng thí nghiệm
– Triển khai bán đại trà (pilot)
– Triển khai đại trà
2222
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi
1. Khoa học là gì? Phân biệt khoa học, kỹ thuật và công nghệ?
.

2. Nghiên cứu khoa học là gì? Mục tiêu, đặc điểm của nghiên cứu khoa học?
.

.

2323

4. Vấn đề khoa học là gì? Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học và lấy ví
dụ cho từng phương pháp ?
.

.

4. Giả thuyết khoa học là gì ? Lấy ví dụ về giả thuyết khoa học cho một vấn đề khoa
học cụ thể ?
.

2424

Bài tập:
1.
Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản khác nhau như thế nào? Lấy một
số ví dụ về các thành tựu khoa học mà con người đã đạt được thuộc hai lĩnh vực
nghiên cứu trên?

.

.

2. Cho đề
2525