Xu Hướng 1/2023 # Văn Hóa Bếp Biểu Diễn Teppanyaki Tại Nhật Bản # Top 3 View | Vinaconex.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Bếp Biểu Diễn Teppanyaki Tại Nhật Bản được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ở đất nước Nhật Bản, văn hóa bếp biểu diễn Teppan có nghĩa là một tấm sắt hoặc tấm thép, và Yaki là xào thức ăn hoặc nướng. Trải nghiệm việc thưởng thức Teppanyaki sẽ chứng tỏ từ này nhiều hơn và đầy đủ hơn so với cách gọi đơn thuần đó. Teppanyaki là xào nướng thịt và rau trên một bàn nướng lớn.

Nét văn hoa đặc sắc của Nhật Bản

Đây là dạng thưởng thức ẩm thực ngày càng được ưa thích và tiếp tục phổ biến cũng như cải biến để thích nghi được sở thích hương vị địa phương Bếp nướng Teppan được làm bằng thép không gỉ với muôn hình vạn dạng và kích thước khác nhau.

Một Teppan lớn, bao gồm một chiếc bàn lớn ngồi xung quanh mà có thể chứa đến 20 thực khách, cho phép thực khách ngồi thoải mái khi xem các đầu bếp chuẩn bị bữa ăn của họ trên bàn nướng trước mặt họ.    

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, không ai là không nghĩ ngay đến sushi, sashimi, nhưng ít ai biết bên cạnh những món ăn đặc trưng nhà nhà đều biết, người người đều biết ấy thì Nhật Bản còn có một phương thức nấu ăn khá lạ. Không ai rõ chính xác văn hóa bếp biểu diễn Teppanyaki xuất hiện từ khi nào.  

Một số tài liệu ghi nhận tiền bối của Teppanyaki sinh vào thế chiến thứ II, trong lúc tham chiến tại Nhật Bản, các lính thủy đánh bộ Mỹ không quen ăn các món của người dân bản địa (nhất là những món hải sản sống), nhưng họ vẫn muốn giữ nguyên vị ngọt tự nhiên trong hải sản.

Cái khó ló cái khôn, những người lính Mỹ đã nghĩ ra cách làm chín thức ăn nhưng không mất đi hương vị đặc trưng của thực phẩm là lấy một miếng thép phẳng, ở dưới miếng thép đặt một cái bếp lửa để làm nóng. Có dụng cụ “hành nghề” rồi, chắc chắn không thể thiếu nguyên liệu.

Thành phần chính được sử dụng cho món ăn là thịt bò, cá, gà, tôm được tẩm ướp gia vị, đặt lên trên miếng thép đó, rồi nướng chin Để trở thành cao thủ Teppanyaki, người đầu bếp phải trải qua một thời kì khổ luyện để đạt đến hai kỹ năng tiết chế và điều khiển, hai kỹ năng cơ bản nhất của nghệ thuật Teppanyaki.

Để trở thành cao thủ Teppanyaki, người đầu bếp phải trải qua một thời kì khổ luyện để đạt đến hai kỹ năng Tiết chế và điều khiển là hai kỹ năng cơ bản nhất của nghệ thuật Teppanyaki. Trong rất ít những nhà hàng Teppanyaki ở Việt Nam.

Nét quyến rũ của Teppanyaki chính là việc các thực khách được tận mắt chiêm ngưỡng quá trình nấu ăn, cách đầu bếp tung hứng dao, thêm gia vị và làm bùng cháy ngọn lửa, họ cũng dễ dàng yêu cầu người đầu bếp thêm hoặc bớt nguyên liệu, gia vị cho món ăn để hợp khẩu vị của mình.

Thật tuyệt phải không nào Nguyên liệu phổ biến nhất của Teppanyaki là thịt đỏ, hải sản, rau củ và các loại mì. Trong văn hóa Teppanyaki có những món ăn nức tiếng gần xa vì hương vị thơm ngon cùng độ nóng giòn đặc trưng của thực phẩm phục vụ ngay tại bếp. 

Thông số sản phẩm

– Bếp nướng teppanyaki dùng điện – gas 

– Chất liệu thân : Thép không gỉ 201 

– Trọng lượng : 150kg 

– Kích thước : 1000,1200,1500,1800… 

– Nhiên liệu : LGP 0.29m3/h – Điện 380V/8000W

– Độ dày bản nướng : 20mm 

– Chất liệu bản nướng : Hợp kim thép Van

– Bếp có cảm biến an toàn gas

– Đánh lửa tự động 

– Bảo hành : 12 tháng 

Trần Gia Phát tự hào là đơn vị nhập khẩu và phân phối Bếp Rán – NướngTeppanyaki . Các sản phẩm chúng tôi cung cấp không chỉ đa dạng về chủng loại và mục đích sử dụng, mà còn rất tiện lợi và dễ sử dụng. Với dịch vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, hướng dẫn sử dụng và bảo hành bảo trì dài hạn, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Đôi nét về ẩm thực Nhật Bản

Trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản, trước khi ăn người Nhật Bản thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự trong bữa ăn, có nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama desh*ta” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.

Tại Nhật Bản nhiều món ăn có ý nghĩa như những lời chúc tốt lanh. Và trong ẩm thực giữ được tính thiên nhiên: Món ăn tươi sống (Món cá sống lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên); Món ăn theo mùa (Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người Nhật ăn món cá shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh sakura mochi và gạo anh đào…); Món ăn ngày lễ (Bữa ăn ngày Tết Nguyên đán của Nhật được gọi là osechi, với món không thể thiếu là bánh giầy ozoni)

Khóa học bếp Nhật. Dạy nấu ăn món Nhật Bản

Thời lượng khóa học: 10 buổi

Học phí: 5.000.000 VNĐ (học phí đã bao gồm nguyên vật liệu)

Thời gian học: Nhà trường có các lớp vào Thứ 2-4-6; Thứ 3-5-7 hoặc Thứ 7 + Chủ nhật hàng tuầnCa học: Buổi sáng: 08h00-11h00; Buổi chiều: 14h00 – 17h00; Buổi tối: 18h – 21h00)

Nội dung học

– Các món Maki: Cơm cuộn cầu vồng ( Rainbow Maki ); Cuốn Rồng đặc biệt (Dragon Maki); Cuốn cá Ngừ xốt cay chiên giòn ( Spicy Tuna Tempura Maki); Các loại cuốn nhỏ ( Hosho Maki); Các loại cuốn phễu ( Temaki)

– Các món Sushi: Sushi Cá Hồi (Sake); Tôm (Ebi); Trứng cá (Tobikko, Masago, Ebikko); Mực (Ika); Trứng cuộn (Tamago); Sushi trái cây; Cuốn các lọai Sushi đẹp mắt

Các món khai vị: Trứng cuộn lươn nhật (Unagi Dashimaki); Đậu hủ lạnh (Hiyayakko); Cá ngừ nướng tái (Tuna Carpaccio); Hải sản ngâm chua với dưa leo, rong biển (Sunomono Moriawase); Tảo biển chua ngọt ( Chuka Wakame); Gà om kiểu Chikuzen.

– Các món xà lách:Xà lách cá hồi xông khói ( Smoku Sake Salada); Xà lách tảo biển ( Kaiso Salada); Xà lách cá Ngừ nướng ( Tuna Tataki Salada).

Các món mì nóng và lạnh: Mì Udon thập cẩm (Nabeyaki Udon); Mì xào Hải Sản ( Yaki Soba); Mì Somen lạnh ( Zaru Somen); Mì Udon ăn kèm Tempura ( Tempura Udon).

Các món chiên nướng :Tôm chiên Tempura (Ebi Tempura); Thịt ba chỉ nướng tương miso (Butamiso yaki); Thịt gà chiên giòn (Tori Karaage); Gan gà nướng xốt Teri ( Reba Teriyaki); Đầu cá Hồi nướng Muối ( Sake Kama Yaki); Mực nướng xốt Teri (Ika Teriyaki); Thịt gà và hành nướng xiên (Negima).

Các món lẩu Nhật :Lẩu Hải Sản ( Yose Nabe); Lẩu Hàu và đầu cá Hồi ( Ishikari Nabe); Lẩu kim chi; Lẩu gà.

Các loại set lunch- Bento :Thực đơn cơm trưa ( Set lunch); Cơm nấm, cơm nướng; Set tổng hợp.

– Văn Hóa ẩm thực Nhật Bản

– Quy trình nấu ăn, bảo quản thực phẩm

– Cách nhận biết gia vị, thực phẩm đặc trưng Nhật Bản

– Kỹ năng sử dụng dao cho các loại Sashimi – Sushi

– Các kỹ năng nấu nướng trong bếp Nhật : chiên, hấp, mì, nướng, xào…

– Cách chế biến các món ăn Nhật Bản điển hình

– Phương pháp trình bày, trang trí món ăn kiểu Nhật

– Cách sử dụng, cách ăn đúng chuẩn các món ăn Nhật Bản

– Nắm bắt phương pháp xây dựng 1 thực đơn kiểu Nhật Bản, tự lên được thực đơn Nhật Bản

– Biết cách tính định lượng cho từng món ăn trong thực đơn đã học.

– Kỹ năng sắp xếp công việc trong bếp, cách sử dụng nguyên vật liệu để tránh dư thừa, lãng phí

– Được dạy những kĩ năng để trở thành một đầu bếp thực thụ.

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Số 12, Trần Thiện Chánh, P12, Q 10

Số 195, Nguyễn Gia Trí (D2), P25, Bình Thạnh

Tại Hà Nội

CN1: Lô 7- 14-15 BT1 Khu đô Thị Tân Tây Đô, Đan Phượng

CN2: 451 – 457 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy

CN7: Ngõ 61 Phạm Tuấn Tài, Cầu Giấy

CN8: Ngõ 213 Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân

CN9: Ngõ 21 đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm

Tại Đà Nẵng

Tiểu La, Bắc Hòa Cường, Hải Châu

Điện Biên Phủ – Thanh Khê

Tại Khánh Hòa – Nha Trang

Đường B1, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung.

Tại Hải Phòng

Số 156/109 Trường Chinh, KCN Đồng Hoà, Kiến An, Hải Phòng

Hotline: 09.02.86.86.40 – 0975 942 153

Mail: [email protected]

1. Bimbimbap – Cơm trộn

Cơm trộn được chú ý trước hết bởi nghệ thuật pha trộn màu sắc. Thông thường một tô cơm bibimbap phải có ít nhất từ 6 đến 7 món trở lên: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt… Các loại rau thường là dưa chuột được thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá đã được thái chỉ, cũng có thể thêm một chút rau diếp, trứng thì được tráng qua hoặc rán chín cùng với thịt (thường là thịt bò) được ướp gia vị đã xắt nhỏ, tất cả những thức ăn này sẽ được trộn thật đều cùng với nước xốt làm từ ớt trước khi ăn. Sự pha trộn này đã tạo ra cái tên ‘cơm trộn’.

2. Gimbap – Cơm cuốn lá rong biển

Tên gọi của món ăn rất đơn giản, cơm gói trong lá rong biển. Về hình dạng, Gimbap “có vẻ” giống món Sushi – cũng là món cơm cuốn trong lá rong biển, của Nhật. Nhưng để ý thêm thì sẽ thấy, Gimbap thường to hơn vì bên trong, “nhân” gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Gimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng hơn so với Sushi. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, Sushi được cắt đều làm 6 khoanh, thì Gimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.

3. Hobakjuk4. Naengmyeon – Mỳ lạnh

Mì lạnh thường được dùng trong bát lớn, có mùi nồng, vị thanh thanh ngọt mát như làm tan biến bầu không khí oi bức của mùa hè. Tuy nhiên, không phải là không dùng được mì lạnh vào mùa lạnh, bạn vẫn có thể thay nước dùng thịt bằng nước kim chi và để món mì ngon hơn bạn nên cân bằng giữa nước kim chi với nước dùng.

5. Samgyetang – Gà tần sâm

Hằng năm, trong lịch của người Hàn có ba ngày nóng nhất trong mùa hè, được gọi là Chobok, Jungbok, Malbok. Trong những ngày này, món ăn có thể khiến cho người dân xếp hàng dài trước cửa hàng mặc cho trời nóng như đổ lửa chính là món giải nhiệt, thanh mát cơ thể – gà tần sâm (samgyetang).

Gà non làm sạch, được nhồi sâm cùng gạo nếp, hoàng kỳ, táo tàu rồi khâu lại bằng chỉ, cho vào nồi đá hầm trong nhiều giờ. Gà hầm sâm truyền thống trở thành món ăn bổ dưỡng, tiếp thêm sinh lực vào mùa hè ở xứ sở kim chi. Ở những nhà hàng samgyetang địa phương nổi tiếng, tô gà tần sâm còn được dọn kèm với rượu sâm để thực khách nhâm nhi giải khát.

6. Soondubu jjigae – Đậu phụ hầm cay

Sindubu-jjigae là món đậu phụ hầm với sò trong nước dùng cay. Đậu phụ mềm được làm bằng đậu nành ngâm nước, được mệnh danh là “thịt bò trong vườn rau”. Nó rất mềm và có vị đặc trưng.

7. Japchae – Miến trộn Hàn Quốc

Nguyên liệu chính để làm món ăn này là miến và các loại rau theo mùa (thường là cà rốt thái lát mỏng, hành tây, rau bina, và nấm) và thịt (thường là thịt bò). Người Hàn dùng dầu mè (dầu vừng) để xào. Gia vị chính là xì dầu và ớt cùng hạt vừng. Japchae có thể ăn nóng hoặc nguội.

8. Galbi – sườn nướng

Galbi là tên gọi chung của các món sườn nướng trong ẩm thực của người Hàn Quốc. Galbi thường là thịt sườn bò hoặc lợn hoặc gà tẩm xì dầu (kanch’ang) rồi nướng. Khi dùng sườn bò, nó còn được gọi là “sokalbi” hoặc “soekalbi”. Còn nếu dùng sườn lợn hoặc sườn gà thì được gọi là “twaechi galbi” hoặc “t’ak galbi”. Tuy nhiên, vì sườn bò hay được dùng hơn cả, nên nhiều khi chỉ Galbi không thôi cũng hàm ý món sườn bò nướng.

9. Bulgogi – thịt bò nướng

Bulgogi được ướp với nước tương (xì dầu) và đường, chính yếu tố đó làm cho món ăn mềm và thơm – một hương vị mà ai cũng có thể cảm nhận được. Không chỉ phần lớn các du khách, mà còn đại đa số người dân Hàn Quốc ưa thích món Bulgogi. Nó có vị ngọt và có nhiều nước và chỉ cần một thời gian ngắn cũng có thể chế biến được món ăn ngon này. Đó là lý do tại sao món Bulgogi được coi là món ăn số một trong các món ăn Hàn Quốc.

Khi ăn Bulgogi, người thường gói nó vào rau diếp, lá vừng hay các lá khác và cách ăn này mang lại vị giác chân thực hơn và nhiều dinh dưỡng hơn là chỉ ăn Bulgogi không. Vì những lý do này, món Bulgogi mang đầy đủ chất dinh dưỡng và rất ngon miệng.10. Seafood pajeon – Hành trộn hải sản tẩm bột rán

Sau khi trộn bột mỳ hoặc bột gạo với nước, rắc hành lá hoặc hẹ lên, thêm sò, hến, tôm, ..v..v rồi rán. Seafood pajeon thích hợp làm món nhậu.

10. Bánh hải sản Hàn Quốc

Món ăn yêu thích của cả người lớn và trẻ em, Người Hàn Quốc tự hào rằng đây chính là món Pizza phiên bản Hàn Quốc

11. Kimchi Hàn Quốc

Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau, hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay hấp dẫn. Baechu Gimchi Là món kim chi tiêu biểu trong số các loại kimchi. Sau khi ướp muối, rửa sạch, trộn hành, tỏi, ớt, gừng, tẩm ướp gia vị rồi đem muối. Đây được coi là loại thực phẩm lên men tốt nhất.

12. Hobak tteok – Bánh bí đỏ

Hobak Ttseok là tên gọi chung cho loại bánh được làm từ bột ngũ cốc hấp hoặc luộc. Bánh bí đỏ làm chủ yếu bằng bí đỏ và được coi là món ăn tốt cho sức khỏe.

Văn hóa trong bữa ăn gia đình Việt

Ăn uống không chỉ đơn thuần duy trì sự sống mà còn là nét văn hóa gọi là văn hóa ẩm thực. Từ cách ăn uống, có thể phần nào thấy được trình độ văn hóa, trình độ nhận thức thẩm mỹ của một cá nhân, một gia đình, một vùng miền và một dân tộc.

Bữa cơm của gia đình Việt Nam mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông. Ảnh Internet

Bữa cơm của gia đình Việt Nam mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông qua một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, mâm cơm. Bữa ăn gia đình Việt xưa thường là biểu tượng cả gia đình quây quần bên mâm cơm. Nhà giàu thì mâm đồng, nhà nghèo thì mâm gỗ và thậm chí là cái mẹt tre đan. Việc quây quần bên mâm cơm thể hiện sự đùm bọc trên dưới một lòng, đoàn kết.

Trong bữa cơm, cả nhà sum họp, nói chuyện về đời sống, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn trong ngày làm việc. Mâm cơm xưa trừ nhà có kinh tế khá giả còn thì được bày biện đơn giản.

Việc bố trí các món ăn có tính thẩm mỹ thường ít được chú ý mà cơ bản vẫn chú ý đến chất lượng, số lượng món ăn. Người ta thường khen “mâm cơm đầy tú ụ, thịt cá ê hề” chứ ít khi khen mâm cơm đẹp.

Tính thẩm mỹ chỉ được đầu tư khi gia đình làm mâm cỗ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình không còn dùng mâm mà dùng bàn ăn. Tính thẩm mỹ cũng từng bước được chú trọng. Một điều đặc biệt nữa là mâm cơm gia đình người Việt tất cả các món đều được dọn ra cùng một lần, khác với một số nơi, dọn dần từng món.

Sự sắp xếp món ăn trên mâm cơm cũng biểu thị văn hoá của một gia đình, một vùng miền. Ảnh Intrernet

Thứ hai, vị trí ngồi. Trong bữa ăn, vị trí ngồi là một nét ứng xử văn hóa rất quan trọng. Mâm cơm trong bữa ăn gia đình có hình tròn, tượng trưng tinh thần bình đẳng vì mỗi vị trí trên vòng tròn đều ngang nhau, không có chỗ trên, chỗ dưới, chỗ trước, chỗ sau.

Tuy nhiên, bên mâm cơm ấy vẫn có những vị trí trang trọng, thuận lợi khi ăn. Vì thế, khi ăn, những vị trí này thường được nhường cho ông, bà, cha mẹ… con cháu phải ngồi ở vị trí khác để xới cơm, phục vụ thức ăn. Vì vậy, tục ngữ Việt Nam có câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

Trong bữa ăn gia đình Việt Nam, người già và trẻ em thường được đặc biệt quan tâm. Khi xới bát cơm mời bố mẹ già, người con dâu trong nhà thường chọn phần cơm mềm, dẻo, không bao giờ đơm miếng cháy vào bát các cụ. Thậm chí ngày xưa, ông, bà và bố có khi còn được bố trí ngồi một mâm ở nhà trên, mẹ và các con, cháu ngồi mâm ở dưới nhà bếp.

Trong mâm cơm gia đình Việt, vị trí ngồi của các thành viên cũng là một nét văn hoá. Ảnh Internet

Thứ ba, lời mời. Trước và sau khi ăn, người Việt thường có “thủ tục” mời ăn, điều này thể hiện lễ giáo và sự kính trọng với người trên. Theo tục lệ xưa, khi ngồi vào mâm cơm, trước khi bưng bát, cầm đũa thì phải “mời cơm”, người ít tuổi mời những người nhiều tuổi hơn.

Sau khi mời xong rồi, người lớn tuổi nhất cầm chén lên thì những người khác mới cầm chén đũa của mình lên ăn. Và khi ăn xong lại mời, thường đại ý là: “Mời mọi người ăn ngon miệng, con (cháu) xin phép”. Gần như giống nhau về thủ tục mời nhưng mỗi vùng, miền lại có lời mời khác nhau, rất đa dạng. Vì thế, nhiều cô dâu mới về nhà chồng phải quan sát tập cho quen để “nhập gia tùy tục”.

Lời mời trong bữa cơm là một nét văn hóa đáng quý nhưng ngày nay, nét văn hóa này đang dần bị mai một, rất cần được duy trì, phát triển.

Thứ tư, nói năng trong bữa ăn. Bữa ăn của người Việt là dịp quan trọng để các thành viên trong gia đình tụ họp, trao đổi, thể hiện tình cảm. Vì vậy, rất nhiều kiến thức về đời sống, họ tộc, lễ nghĩa được ông, bà, cha, mẹ truyền dạy cho con cháu qua bữa cơm.

Nhiều tâm tình giữa các thành viên cũng được thể hiện tại bữa cơm. Chính vì vậy, nhiều người đến gần cuối cuộc đời vẫn nhớ lời dạy bảo, tâm sự của các thành viên trong gia đình qua các bữa cơm. Đây là một nét văn hóa rất đặc sắc. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ thì trong bữa ăn nên hạn chế nói để đảm bảo vệ sinh và việc hấp thu tốt thức ăn.

Mặt khác, trong bữa ăn gia đình phải tránh quở trách, nhắc nhở những khuyết điểm, không cãi nhau, không nên nói những chuyện gây sốc, nặng nề… mà chỉ nói về những chuyện vui vẻ, những dự định tương lai và thể hiện tình cảm quan tâm, chia sẻ, động viên với những thành viên khác trong gia đình.

Trong bữa ăn, dù gia đình giàu hay nghèo, người Việt cũng luôn coi trọng sự vui vẻ và sự kính trên nhường dưới. Ảnh Internet

Thứ năm, tốc độ ăn, uống. Trong bữa cơm, người Việt không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, không ngồi quá lâu và ăn quá nhiều hoặc quá ít, không ăn hết nhẵn hoặc bỏ dở. Khác với người phương Tây, người Việt thường không ăn hết món ăn mà thường để lại miếng “lịch sự”. Vì vậy, trong dân gian Việt Nam có câu: “Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ”.

Thứ sáu, văn hóa dùng đũa. Tập quán dùng đũa đã khiến cho ở người Việt Nam hình thành cả một triết lý: triết lý đôi đũa. Đó là triết lý về tính cặp đôi và triết lý về tính số đông. Dân gian nói về triết lý cặp đôi rất hay như: “Vợ chồng như đũa có đôi; Bây giờ chồng thấp vợ cao/ Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”… và ở thời Lê, bẻ gãy đôi đũa là dấu hiệu ly hôn.

Thứ đến là triết lý về tính số đông. Bó đũa là biểu tượng của sự đoàn kết, của tính cộng đồng. “Vơ đũa cả nắm” là nói đến thói cào bằng xô bồ, tốt xấu không phân biệt… “Bó đũa chọn cột cờ” nói về việc chọn người nổi trội nhất trong đám đông…

Văn hóa dùng đũa của người Việt rất kỵ đũa lệch. Khi gắp thức ăn cho người khác phải trở đầu đũa hoặc có một đôi đũa dùng chung. Việc tập dùng đũa làm sao cho đẹp, cho khéo, gắp thức ăn, và cơm làm sao tránh rơi rớt, tạo tiếng kêu cũng là một chỉ dấu của giáo dục văn hóa gia đình.

Việc dùng đũa khi ăn của người Việt là triết lý về tính cặp đôi và triết lý về tính số đông. Ảnh Internet

Thứ bảy, đồ uống trong và sau bữa ăn. Không phong phú các đồ uống trong và sau bữa ăn như một số dân tộc khác, người Việt thường chỉ uống rượu trong bữa ăn và uống chè xanh, trà sau bữa ăn.

Đối với rượu, các gia đình thường có rượu ngâm thuốc để phục vụ người già và trung niên và mỗi bữa ăn, mỗi người chỉ uống một vài chén theo phong cách uống thuốc bổ. Khi có món nhắm ngon, có thể uống hơn nhưng không quá đà. Còn uống sau bữa ăn có chè xanh, nước vối hoặc trà, tùy theo tập quán vùng miền. Con cháu thường phải mời ông, bà, cha mẹ uống sau khi ăn rồi mới đến lượt mình.

Thứ tám, tăm xỉa răng. Sau bữa cơm, người Việt bao giờ cũng dùng tăm xỉa răng. Đây là tập quán được giải thích từ nhiều cách khác nhau như: về mặt biểu tượng là thể hiện sự no đủ, hay chỉ dấu cho người đối diện thấy mình mới dùng bữa xong; hoặc cho rằng, xỉa răng là hậu quả của việc bỏ tục ăn trầu nhuộm răng của phụ nữ xưa…

Tuy nhiên, cách giải thích chính xác nhất có lẽ là do cách chế biến thức ăn. Người phương Tây không dùng tăm do thức ăn họ thường nấu rất nhuyễn. Người Việt mình thường dùng thức ăn nhiều chất chất xơ, thói quen thích nhai nghiền thịt xương nên hay bị giắt răng và tất yếu phải dùng tăm xỉa răng. Ứng xử có văn hóa sau bữa ăn là con cháu thường lấy tăm và đồ uống để phục vụ ông bà, cha mẹ.

Mới thử tìm hiểu sơ qua một số nét chính về văn hóa trong bữa cơm gia đình của người Việt như trên, chúng ta đã thấy thật là ý nghĩa. Bởi vì, chuyện ăn uống với người Việt đã trở thành đạo sống, đạo cư xử, hay nói rõ hơn, đạo làm người. Điểm qua những cách nói trong dân gian của người Việt sau đây ta sẽ thấy rõ điều này.

“Có thực mới vực được đạo”, phản ánh lối suy tư rất thực tiễn của người Việt là: “Dĩ thực vi tiên”. Người Việt lại lấy “Miếng trầu là đầu câu chuyện” và nhận ra ăn uống có tính chất linh thiêng “Trời đánh tránh bữa ăn”.

Người Việt diễn tả cái đạo làm người, lòng tôn kính tổ tiên qua “đạo ăn”: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,” và qua “đạo uống”: “Uống nước nhớ nguồn” và do vậy rất ghét và khinh bỉ những kẻ: “Ăn cháo đái bát”, “Vắt chanh bỏ vỏ”, “Ăn quỵt,” “Ăn bẩn”, “Ăn bám”, “Ăn bớt, ăn xén”, “Ăn bậy, ăn bạ”, “Ăn trên ngồi trốc”, “Ăn không ngồi rồi”, “Ăn gian nói dối”…

Thái Văn Sinh

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Bếp Biểu Diễn Teppanyaki Tại Nhật Bản trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!