Vốn kinh doanh là gì và phân loại vốn kinh doanh như thế nào?

Vốn kinh doanh là lượng tiền tệ đầu tư để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Nó được hiểu là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình. Vốn kinh doanh có ý nghĩa quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp.

phân loại vốn kinh doanh như thế nào

Những đặc điểm nổi bật của vốn kinh doanh:

  • Phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh mang mục tiêu là quỹ tích lũy, sinh lời.
  • Vốn kinh doanh phải có trước hoạt động sản xuất – kinh doanh.
  • Sau một chu kỳ hoạt động, vốn kinh doanh phải được thu về để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp theo.
  • Mất vốn kinh doanh đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.

Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh được phân loại theo nhiều khái niệm khác nhau. Tùy vào từng mục đích, căn cứ kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại. Dưới đây là 3 cách phân loại phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng:

vốn kinh doanh là gì

1. Dựa vào đặc điểm luân chuyển của nguồn vốn

Vốn cố định là giá trị cố định của các loại tài sản có giá trị lớn. Chúng có thời gian sử dụng kéo dài qua nhiều chu kỳ hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn. Đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu chi phối bởi đặc điểm của tài sản ngắn hạn.

2. Căn cứ vào quan hệ sở hữu

Nguồn vốn sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp. Đây là loại vốn hình thành từ đầu và được bổ sung thêm trong quá trình phát triển.

Nguồn vốn nợ phải trả là nguồn vốn hình thành từ các nguồn vay khác nhau như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức tài chính tín dụng, tài sản chờ xử lý, các khoảng tạm sử dụng chưa thanh toán.

3. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Nguồn vốn thường xuyên là vốn sử dụng dài hạn vào ít nhất 1 năm hoạt động của doanh nghiệp.

Nguồn vốn tạm thời sử dụng trong thời gian ngắn hạn phục vụ những nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, phát sinh bất thường trong hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn kinh doanh phải được xác định cụ thể rõ ràng để doanh nghiệp nắm bắt chắc chắn về tình hình tài để định hướng kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Xem thêm: