Vốn điều lệ, vốn đầu tư và vốn pháp định. Khái niệm và phân biệt?

Phân biệt vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn pháp định?

Với các doanh nghiệp trong nước; mọi người thường biết đến khái niệm “vốn điều lệ, vốn pháp định”. Hai loại vốn này được ghi nhận và phải tìm hiểu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Khái niệm “vốn đầu tư” không được nhiều người hiểu rõ. Chính vì vậy, thông qua bài viết này; Luật Việt Phát sẽ giải thích rõ về các khái niệm.

Phân biệt vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn pháp định – Luật Việt Phát

1, Vốn pháp định là gì?

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ; khi đăng ký ngành kinh doanh có điều kiện để thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Mức vốn pháp định lớn hay nhỏ; phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đăng ký. Các ngành nghề  cụ thể yêu cầu mức vốn pháp định khác nhau.

– Để hiểu rõ hơn quy định về những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định công ty, Quý khách vui lòng tham khảo chi tiết tại bài bài: “Quy định về các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định“.

2. Vốn điều lệ, vốn đầu tư là gì?

Trước hết, về vốn điều lệ. Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. 

Pháp luật không quy định vốn điều lệ công ty tối thiểu và tối đa là bao nhiêu. Tuy nhiên; đối với một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định; cần phải đăng ký mức vốn tối điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó.

Để so sánh một cách chính xác về hai khái niệm này; Luật Việt Phát sẽ tư vấn trên cơ sở Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư. 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP thì :

“Vốn đầu tư của dự án là vốn góp của nhà đầu tư và vốn do nhà đầu tư huy động để thực hiện dự án đầu tư được ghi tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

Cũng theo Nghị định này tại Khoản 15 Điều 2 có quy định:

“Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong vốn đầu tư có cả phần vốn góp và vốn huy động hoặc vốn vay. Tuy nhiên; vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không? Có thể thấy rằng đối với những doanh nghiệp FDI; khi thành lập công ty ở Việt Nam với dự án đầu tiê; số vốn phải góp ít nhất bằng vốn Điều lệ trong thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đầu tư. Hay nói cách khác; thông thường vốn điều lệ của công ty FDI cũng đồng thời là vốn góp để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp; số vốn điều lệ đều bằng đúng số vốn đã góp trong tổng vốn đầu tư. Cần có sự phân biệt giữa khái niệm vốn góp vào vốn điều lệ doanh nghiệp và vốn góp để thực hiện dự án; đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều dự án.

Vốn điều lệ là phần vốn cam kết góp trong một thời hạn không quá 90 ngày và được ghi vào Điều lệ của Công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp được quy định đối với từng dự án đầu tư; trong đó có phần vốn góp của các nhà đầu tư cho dự án. Thời hạn góp vốn đầu tư vào dự án cũng khác thời hạn góp vốn điều lệ doanh nghiệp. Ví dụ: Có nhiều nhà đầu tư có thời hạn góp vốn đầu tư vào dự án là 5 năm.

Trường hợp công ty có một dự án; số vốn phải góp ít nhất bằng vốn Điều lệ trong thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đầu tư. Hay nói cách khác; vốn điều lệ của công ty cũng đồng thời là vốn góp trong tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án.

Trường hợp công ty có hai dự án trở lên; vốn điều lệ sẽ khác biệt so với vốn góp. Trong trường hợp này; vốn điều lệ không nhất thiết bằng vốn góp của doanh nghiệp; nếu thực hiện một dự án khác thì lúc này doanh nghiệp phải tăng vốn điều lệ khi thực hiện dự án đó.

Vì vậy, không nên hiểu; trong mọi trường hợp, vốn điều lệ đều bằng vốn đầu tư.

Nếu còn thắc mắc; Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Việt Phát để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng              Email: [email protected]