Việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú (bắt buộc làm ngay)

Việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú là gì? Nếu không thực hiện thì có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phải tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về giấy phép an ninh trật tự, giấy phép phòng cháy chữa cháy, các điều kiện về giấy phép môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt khi đi vào hoạt động, mỗi ngày khách sạn, nhà nghỉ phải thông báo lưu trú với cơ quan chức năng theo quy định khi có người đến lưu trú để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hãy cùng ISOHA tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau đây nhé!

1. Các quy định pháp luật trong kinh doanh Khách sạn, nhà nghỉ

  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP: Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Thông tư 42/2017/TT-BCA: Q

    uy định chi tiết một số điều của nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Q

    uy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Khách sạn phải làm gì khi có khách đến lưu trú

Khách sạn phải làm gì khi có khách đến lưu trú?

2. Những việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú

Khách sạn phải ban hành nội quy và quy định về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy. Và luôn niêm yết các nội quy, quy định này tại nơi mà tất cả mọi người đều dễ thấy, dễ đọc.

Theo Điều 44 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP, những việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú được quy định như sau:

  • Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách đến lưu trú. (Gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy CMND; Thẻ CCCD; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); hoặc các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.

➱ Khi khách lưu trú không có một trong các giấy tờ tùy thân trên ==> Sau khi bố trí cho khách vào phòng nghỉ thì phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn được biết về trường hợp này.

  • Phải ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý. Hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính trước khi cho khách vào phòng nghỉ.

  • Phải thực hiện khai báo cho cơ quan chức năng. Khách n

    ghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ. Phải thực hiện khai báo trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau.

Đối với khách lưu trú là người Việt Nam:

+ Phải thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn.

+ Nếu khách sạn đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet. Và ngược lại, nếu khách sạn chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại.

➦ Đối với khách là người nước ngoài: 

+ Phải khai báo tạm trú đối với khách lưu trú.

+ Khai báo theo mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an.

  • Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ. Ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi khách sạn.

  • Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng.

  • Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp. Nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.

3. Mức phạt khi khách sạn vi phạm các quy định về lưu trú

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt cho khách sạn. Hay nhà nghỉ vi phạm các quy định về lưu trú cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đ – 1.000.000 đồng:

Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng:

Kinh doanh lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 – 03 người lưu trú.

  • Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng:

Kinh doanh lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 – 08 người lưu trú.

  • Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng:

+ Kinh doanh lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên.

+ Hành vi cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng:

Lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định của Bộ Công an.

  • Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng:

Không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, lưu trữ thông tin của khách đến lưu trú. Người đến thăm khách lưu trú theo quy định của pháp luật.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng: 

+ Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet. Hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.

+ Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú. Hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định. Người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú. Để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng:

Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý khách sạn để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý.

Trên đây là thông tin những việc khách sạn phải làm khi có khách đến lưu trú và mức phạt khi xảy ra vi phạm. ISOHA mong rằng bài viết trên sẽ giải đáp được những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải. Đồng thời sẽ thực hiện đúng quy định để tránh trường hợp bị phạt không đáng có!

ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép

Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

5/5