Văn hóa công ty của APPLE – LUẬT IM LẶNG

Bí mật tuyệt đối – đó là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc quan trọng số 1 đối với tất cả những ai đang làm việc tại Apple bất kể đó là một nhân viên bình thường hay là một quản lý cấp cao. Với bất kỳ ai vi phạm nguyên tắc đó, dù là vô tình hay chỉ là sự vi phạm “chút xíu” đều phải nhận án phạt thường là sa thải ngay lập tức. Apple còn là một trong những hãng công nghệ hiếm hoi nổi tiếng với truyền thống luôn luôn cung cấp những tin giả cho nhân viên của chính mình về những sản phẩm sắp ra mắt của hãng.

“Họ luôn luôn khiến những người khác hoang tưởng về họ và đó là kiểu cách mà tôi chưa từng gặp ở bất cứ một doanh nghiệp nào”, Mark Hamblin, một chuyên gia đã từng làm cho bộ phận công nghệ màn hình cảm ứng của Apple tiết lộ.

Việc hãng này tiết lộ về tình trạng sức khỏe của vị Tổng giám đốc kiêm đồng sáng lập hãng Steven P. Jobs, người đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy và vừa phải trải qua một ca cấy ghép gan được cho là một sự ngoại lệ phi thường.

“Luật im lặng” của Apple khắc nghiệt đến nỗi ngay cả những quản lý cấp cao cũng cảm thấy rất sợ khi phải đối diện hoặc chỉ “đi ngang” qua Steve Jobs. Một nhân viên cao cấp hiện đang làm việc cho Apple, người vốn rất cởi mở và hay chuyện cũng “tái mặt” và chối đây đẩy khi được hỏi về tình trạng sức khỏe của ông Jobs ngay cả khi những thông tin đó đã được công bố trên báo chí trong tuần qua. “Đừng nói về chuyện đó, vấn đề này quá nhạy cảm”, vị quản lý nói.

Bí mật không chỉ là “chiến lược” quan hệ với giới truyền thông mà đã trở thành thứ văn hóa đặc trưng của Apple. Những nhân viên làm việc trong các dự án bí mật phải đi qua một loạt những cánh cửa an ninh, túi xách của họ bị kiểm tra và lục soát, và rồi phải nhập một mật mã riêng biệt cho từng người mới có thể bước chân vào văn phòng của họ. Tất cả các khu vực trong trụ sở của hãng đều được theo dõi bằng camera an ninh.

Hầu hết các nhân viên của Apple đều rất ngỡ ngàng và háo hức với các sản phẩm mới của hãng vì họ không hề được biết trước thông tin gì.​

Với sản phẩm, cấp độ bảo mật của Apple xứng đáng được cả các cơ quan tình báo phải “học tập”. Chỉ một số nhân viên rất hạn chế được phép làm việc trong bộ phận kiểm thử của hãng có cơ hội chạm tay vào sản phẩm trước khi chúng chính thức được tung ra thị trường. Trong phòng kiểm thử, mỗi nhân viên chỉ có thể biết được bộ phận hay chi tiết mà họ đang làm việc chứ không bao giờ được biết tất cả. Mỗi chi tiết đều phải được bọc trong một chiếc túi màu đen trong quá trình làm việc. Nếu có lúc nào đó, sản phẩm cần phải được bỏ ra ngoài túi, nhân viên làm việc với sản phẩm đó phải bấm một chiếc đèn đỏ để cảnh báo mọi người không được để ý.

Đó cũng chính là lý do vì sao hầu hết tất cả nhân viên của Apple cũng đều ngạc nhiên và háo hức với sản phẩm mới của họ không kém gì những người đang xếp hàng chờ mua sản phẩm của hãng.

Với sản phẩm, cấp độ bảo mật của Apple xứng đáng được cả các cơ quan tình báo phải “học tập”. Chỉ một số nhân viên rất hạn chế được phép làm việc trong bộ phận kiểm thử của hãng có cơ hội chạm tay vào sản phẩm trước khi chúng chính thức được tung ra thị trường. Trong phòng kiểm thử, mỗi nhân viên chỉ có thể biết được bộ phận hay chi tiết mà họ đang làm việc chứ không bao giờ được biết tất cả. Mỗi chi tiết đều phải được bọc trong một chiếc túi màu đen trong quá trình làm việc. Nếu có lúc nào đó, sản phẩm cần phải được bỏ ra ngoài túi, nhân viên làm việc với sản phẩm đó phải bấm một chiếc đèn đỏ để cảnh báo mọi người không được để ý.Đó cũng chính là lý do vì sao hầu hết tất cả nhân viên của Apple cũng đều ngạc nhiên và háo hức với sản phẩm mới của họ không kém gì những người đang xếp hàng chờ mua sản phẩm của hãng.

Bí mật tuyệt đối – đó là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc quan trọng số 1 đối với tất cả những ai đang làm việc tại Apple bất kể đó là một nhân viên bình thường hay là một quản lý cấp cao. Với bất kỳ ai vi phạm nguyên tắc đó, dù là vô tình hay chỉ là sự vi phạm “chút xíu” đều phải nhận án phạt thường là sa thải ngay lập tức. Apple còn là một trong những hãng công nghệ hiếm hoi nổi tiếng với truyền thống luôn luôn cung cấp những tin giả cho nhân viên của chính mình về những sản phẩm sắp ra mắt của hãng.“Họ luôn luôn khiến những người khác hoang tưởng về họ và đó là kiểu cách mà tôi chưa từng gặp ở bất cứ một doanh nghiệp nào”, Mark Hamblin, một chuyên gia đã từng làm cho bộ phận công nghệ màn hình cảm ứng của Apple tiết lộ.Việc hãng này tiết lộ về tình trạng sức khỏe của vị Tổng giám đốc kiêm đồng sáng lập hãng Steven P. Jobs, người đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy và vừa phải trải qua một ca cấy ghép gan được cho là một sự ngoại lệ phi thường.“Luật im lặng” của Apple khắc nghiệt đến nỗi ngay cả những quản lý cấp cao cũng cảm thấy rất sợ khi phải đối diện hoặc chỉ “đi ngang” qua Steve Jobs. Một nhân viên cao cấp hiện đang làm việc cho Apple, người vốn rất cởi mở và hay chuyện cũng “tái mặt” và chối đây đẩy khi được hỏi về tình trạng sức khỏe của ông Jobs ngay cả khi những thông tin đó đã được công bố trên báo chí trong tuần qua. “Đừng nói về chuyện đó, vấn đề này quá nhạy cảm”, vị quản lý nói.Bí mật không chỉ là “chiến lược” quan hệ với giới truyền thông mà đã trở thành thứ văn hóa đặc trưng của Apple. Những nhân viên làm việc trong các dự án bí mật phải đi qua một loạt những cánh cửa an ninh, túi xách của họ bị kiểm tra và lục soát, và rồi phải nhập một mật mã riêng biệt cho từng người mới có thể bước chân vào văn phòng của họ. Tất cả các khu vực trong trụ sở của hãng đều được theo dõi bằng camera an ninh.