Thuyết minh về tục lì xì – Tài liệu text

Thuyết minh về tục lì xì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.17 KB, 2 trang )

Từ ngàn đời nay, Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống
Việt Nam. Tết là điểm giao thời giữa năm cũa và năm mới, luôn tiềm tàng những giá trị
nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con
người. Đó còn là dịp để mỗi người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc, tri ân tổ
tiên, tìm về tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm. Trong những ngày này, có biết bao phong
tục tập quán tốt đẹp của ông bà ta để lại đã được con cháu noi theo, chẳng hạn như tục “mừng
tuổi” đầu năm.
Nghe hai tiếng “lì xì” người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang
giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng “lì xì” có xuất xứ như thế nào?
Tục lì xì có khá nhiều nguồn gốc khác nhau. Ngày xưa, ở Đông Hải có một cây đào to, có rất
nhiều yêu quái sống trong bộng cây, như hồ ly tinh, chuột tinh… Chúng luôn muốn ra ngồi
bộng cây để gây hại bá tánh, song lúc nào cũng bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ.
Tuy nhiên, cứ vào lúc giao thừa thì tất cả các thần tiên đều phải về trời để nhận công việc mới
theo sự phân công của Thượng đế. Nhân cơ hội này, có một loài yêu quái có tên là con Tuy
xuất hiện để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến trẻ giật mình khóc thét rồi bị sốt hoặc trở nên
ngớ ngẩn. Vì vậy các gia đình có con nhỏ thường thức suốt cả đêm để canh không cho con
Tuy ám hại con mình.
Một lần có mấy vị tiên đi ngang nhà kia hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ.
Thấy vậy, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ. Khi con Tuy đến,
những đồng tiền trong tấm vải đỏ liền lóe sáng khiến con Tuy sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này
nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong
những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, gọi là tiền mừng tuổi nhưng thực tế là để tống khứ con
Tuy.
Một truyền thuyết khác cho rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ đời nhà Đường (Trung
Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi hạ sinh một hoàng tử. Được tin mừng, vua Đường Huyền
Tông đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong tấm giấy đỏ.
Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng vừa là chiếc bùa hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà.
Việc này đồn đại ra ngoài dân gian, người ta bắt chước tặng tiền mừng và coi đây như món
lộc trừ tai họa, mang lại nhiều may mắn cho trẻ con.
Tục “lì xì” là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ
nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới. Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ

học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: “Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền).
Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết”. “Lì xì” bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng
một Tết, mà “liền tù tì” suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày “mùng” cuối
cùng của Tết như mùng 9, mùng 10.
Tiếng ” lì xì” có gốc là ”lợi thì” trong tiếng Trung. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi
là “hồng bao”, trong tiếng Quảng Đông là “lợi thị” hoặc “lợi sự”. Dù được gọi với tên gọi nào,
lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt…
Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường
có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ
hội.

Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc – người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì
xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… Phong tục lì xì có ý nghĩa tốt đẹp như
vậy, nên nó được người Việt giữ gìn và duy trì đến tận ngày nay.
Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hằng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là con
cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, cha
mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ “lì xì” lại một phong bao màu đỏ, bên trong
đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Không chỉ
người lớn mừng tuổi con cháu, mà trứơc đây theo cổ truyền, con cháu phải mừng tuổi ông bà
trước.
Việc mừng tuổi ngày Tết là thể hiện tình cảm, tấm lòng đối với nhau trong các mối quan hệ.
Năm mới đến, ai ai cũng già thêm một tuổi, người già thêm thọ, trẻ con thêm lớn, người lớn
thêm trở thành. Vì vậy, cứ mỗi độ xuân về mọi người luôn hân hoan chúc mừng nhau. Học trò
“mừng tuổi” thầy giáo, con cái “mừng tuổi” cha mẹ, người lớn “mừng tuổi” trẻ con, người
hàm ơn “mừng tuổi” ân nhân…
Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Khách
tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em
đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc
các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền)

không phải là điều đáng để tâm lắm.

học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: “Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền).Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết”. “Lì xì” bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùngmột Tết, mà “liền tù tì” suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày “mùng” cuốicùng của Tết như mùng 9, mùng 10.Tiếng ” lì xì” có gốc là ”lợi thì” trong tiếng Trung. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọilà “hồng bao”, trong tiếng Quảng Đông là “lợi thị” hoặc “lợi sự”. Dù được gọi với tên gọi nào,lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt…Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thườngcó màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễhội.Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc – người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lìxì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… Phong tục lì xì có ý nghĩa tốt đẹp nhưvậy, nên nó được người Việt giữ gìn và duy trì đến tận ngày nay.Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hằng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là concháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, chamẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ “lì xì” lại một phong bao màu đỏ, bên trongđựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Không chỉngười lớn mừng tuổi con cháu, mà trứơc đây theo cổ truyền, con cháu phải mừng tuổi ông bàtrước.Việc mừng tuổi ngày Tết là thể hiện tình cảm, tấm lòng đối với nhau trong các mối quan hệ.Năm mới đến, ai ai cũng già thêm một tuổi, người già thêm thọ, trẻ con thêm lớn, người lớnthêm trở thành. Vì vậy, cứ mỗi độ xuân về mọi người luôn hân hoan chúc mừng nhau. Học trò“mừng tuổi” thầy giáo, con cái “mừng tuổi” cha mẹ, người lớn “mừng tuổi” trẻ con, ngườihàm ơn “mừng tuổi” ân nhân…Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Kháchtới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ emđi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúccác cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền)không phải là điều đáng để tâm lắm.